Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài tại việt nam trường hợp nghiên cứu công ty dragon sourcing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



DƯƠNG THỊ THÙY NGÂN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
TRONG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA
CÔNG TY DỊCH VỤ THUÊ NGOÀI TẠI VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU:
CÔNG TY DRAGON SOURCING

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 

DƯƠNG THỊ THÙY NGÂN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
TRONG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THUÊ NGOÀI TẠI VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU:
CÔNG TY DRAGON SOURCING
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại


Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Thị Ngọc Huyền

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn
nhà cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam, trường hợp nghiên
cứu: công ty Dragon Sourcing” là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc
kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông
tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 1 năm 2014
Người cam đoan

Dương Thị Thùy Ngân


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục hình vẽ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5. Tính mới của đề tài ......................................................................................... 4
1.5.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................... 4
1.5.2. Tính mới của đề tài ....................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ................................................................... 7
2. 1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 7
2.1.1 Tổng quan về thuê ngoài (Outsourcing) .................................................... 7
2.1.1.1 Khái niệm thuê ngoài.............................................................................. 7
2.1.1.2 Chức năng, vai trò của thuê ngoài ........................................................... 8
2.1.1.3 Các loại hình thuê ngoài ....................................................................... 10
2.1.2 Tìm nguồn cung ứng ................................................................................. 11
2.1.2.1 Khái niệm ............................................................................................. 11
2.1.2.2 Quy trình thuê ngoài tìm nguồn cung ứng ............................................. 12


2.1.3 Hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng ..................................... 15
2.1.3.1 Khái niệm hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng ................... 15
2.1.3.2 Nguyên nhân và sự cần thiết phải hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà
cung ứng ............................................................................................... 16
2.1.3.3 Vai trò của hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng .................. 19

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà
cung ứng và mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................... 19
2.1.4.1 Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác (Trust) ............................................ 19
2.1.4.2 Quyền lực giữa các đối tác (Power) ...................................................... 20
2.1.4.3 Mức độ thuần thục trong quan hệ giữa các đối tác (Maturity) ............... 21
2.1.4.4 Tần suất giao dịch giữa các đối tác (Frequency) ................................... 21
2.1.4.5 Khoảng cách giữa các đối tác (Distance) .............................................. 21
2.1.4.6 Văn hoá hợp tác (Culture)..................................................................... 22
2. 2 Thực trạng hợp tác của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn
nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing ................................................ 24
2.2. 1 Tổng quan về thị trường cung ứng tại Việt Nam .................................... 24
2.2. 2 Khuynh hướng của thị trường nguồn cung ứng Việt Nam ..................... 30
2.2. 3 Giới thiệu công ty Dragon sourcing- trường hợp nghiên cứu ................. 35
2.2.3.1 Giới thiệu chung ................................................................................... 35
2.2.3.2 Tiêu chí và quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty...................... 36
2.2. 4 Thực trạng hợp tác của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình tìm
nguồn cung ứng tại công ty Dragon Sourcing thời gian qua ....................... 38
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 42
3. 1 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 42
3.1.1 Qui trình nghiên cứu ................................................................................... 42
3.1.2 Nghiên cứu định tính ................................................................................ 43
3.1.3 Nghiên cứu định lượng ............................................................................... 43


3. 2 Xây dựng mô hình nghiên cứu.................................................................... 44
3. 3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ .......................................................................... 48
3. 4 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu áp dụng cho nghiên cứu chính thức ..... 57
3. 5 Thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................................... 60
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 62

4. 1 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 62
4. 2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................... 64
4.2.1 Phân tích hệ số Cronbach Alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp
tác ............................................................................................................... 64
4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo hợp tác ..................................... 66
4. 3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .......... 66
4. 4 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ................................................................. 70
4. 5 Phân tích tương quan.................................................................................. 70
4. 6 Phân tích hồi qui tuyến tính bội ................................................................. 71
4. 7 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................... 77
5. 1 Những hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu ................................................. 77
5. 2 Một số giải pháp nâng cao sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu
trong quy trình lựa chọn nhà nguồn cung ứng của công ty dịch vụ thuê
ngoài tại Việt Nam ........................................................................................ 79
5.2.1 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu.................................................................. 79
5.2.2 Đối với công ty dịch vụ thuê ngoài ............................................................. 80
5. 3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 81
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Nội dung quy trình và chiến lược thuê ngoài ............................................. 14
Bảng 2.2: Tiêu chí phân tích giữa các thị trường cung ứng ....................................... 26
Bảng 2.3: Phân tích thị trường nguồn cung ứng về mức lương tối thiểu ................... 28
Bảng 2.4: Cơ cấu GDP và mặt hàng xuất khẩu Việt Nam năm 2012 ........................ 30
Bảng 2.5: Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 2012 .................. 31
Bảng 2.6: Khảo sát kinh nghiệm tìm nguồn cung ứng tại thị trường các nước ......... 32

Bảng 2.7: Mặt hàng được tìm nguồn cung ứng chủ yếu ............................................ 33
Bảng 2.8: Động lực từ thị trường cung ứng Việt Nam .............................................. 33
Bảng 2.9: Rào cản từ thị trường cung ứng Việt Nam................................................. 34
Bảng 2.10: Quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing ............ 37
Bảng 2.11 Tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà
cung ứng của công ty Dragon Sourcing..................................................................... 39
Bảng 2.12 Nguyên nhân từ chối tham gia của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy
trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing ....................................... 39
Bảng 3.1: Thang đo nhân tố tín nhiệm....................................................................... 50
Bảng 3.2: Thang đo nhân tố quyền lực ...................................................................... 52
Bảng 3.3: Thang đo nhân tố thuần thục ..................................................................... 52
Bảng 3.4: Thang đo nhân tố tần suất ......................................................................... 53
Bảng 3.5: Thang đo nhân tố văn hóa ......................................................................... 54
Bảng 3.6: Thang đo nhân tố hợp tác .......................................................................... 55
Bảng 3.7: Thang đo đề xuất được điều chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ ......................... 58
Bảng 3.8: Thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức ............................................... 59
Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu về sản phẩm sản xuất và địa bàn ..................... 62
Bảng 4.2: Thông tin mẫu nghiên cứu về yếu tố vốn và nhận dạng đặc điểm ban đầu
về công ty sourcing ................................................................................................... 63
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định T-test mẫu nghiên cứu................................................. 64
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach Alpha các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác .................. 65


Bảng 4.5: Hệ số Cronbach Alpha nhân tố hợp tác ..................................................... 66
Bảng 4.6: Ma trận xoay nhân tố các thang đo tác động đến sự hợp tác...................... 67
Bảng 4.7: Ma trận xoay nhân tố thang đo hợp tác ..................................................... 68
Bảng 4.8: Diễn giải các thành phần sau khi xoay nhân tố.......................................... 69
Bảng 4.9: Hệ số tương quan giữa các nhân tố ........................................................... 71
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy bội ................................................................. 72
Bảng 4.11: Model Summary ..................................................................................... 74

Bảng 4.12: Anova ..................................................................................................... 74
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................ 75


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Khung quy trình thuê ngoài ................................................................... 12
Hình 2.2: Khái quát quy trình thuê ngoài ............................................................... 13
Hình 2.3: Trình tự & chiến lược thuê ngoài ........................................................... 13
Hình 2.4: Mối liên kết trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng .............................. 16
Hình 2.5: So sánh mô hình nghiên cứu ................................................................. 25
Hình 2.5: Phân tích các thị trường nguồn cung ứng ............................................... 25
Hình 2.6: Phân tích thị trường nguồn cung ứng theo ma trận PEST ....................... 27
Hình 2.7: Phân tích thị trường cung ứng về tình hình kinh tế chính trị ................... 27
Hình 2.8: Phân tích thị trường cung ứng về chỉ tiêu xã hội và cơ sở hạ tầng .......... 29
Hình 2.9: Khái quát quy trình tìm nguồn cung ứng cửa công ty Dragon Sourcing.. 37
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài ............................................................. 42
Hình 3.2: So sánh mô hình nghiên cứu .................................................................. 46
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu theo giả thuyết ....................................................... 48


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. 1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, sự đổi mới và phát triển của công nghệ đang đẩy nhanh tốc độ toàn
cầu hóa, làm thay đổi dần nền tảng của sự cạnh tranh. Các công ty không còn tập
trung tự chủ mọi hoạt động kinh doanh mà chuyển sang nhiều hình thức khác nhau,
trong đó thuê ngoài (outsourcing) là một trong những hình thức được áp dụng phổ
biến để tối ưu hóa dịch vụ, đồng thời tiết giảm chi phí cho đơn vị. Thuê ngoài ngày

càng được xem là xu hướng hiện đại của thế giới với mức độ ngày càng tinh vi từ
những chức năng đơn giản đến những chức năng cốt lõi như kỹ thuật, nghiên cứu
và phát triển R&D, sản xuất và marketing,v.v
Trong những thập niên gần đây, Việt Nam nằm trong danh sách những nước
có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới, trung bình 7% hàng năm với các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, hải sản, cao su, gạo, hồ tiêu, dầu thô và
vươn lên khẳng định danh tiếng trên trường quốc tế như một nhà sản xuất hàng đầu
về các sản phẩm giày dép, đồ dùng, thủ công mỹ nghệ, may mặc, ngành công
nghiệp lắp ráp các loại phương tiện, thiết bị.
Nhiều công ty trên thế giới đang nhìn nhận Việt Nam như một thị trường
cung ứng tiềm năng. Đó là tiền đề thúc đẩy nhiều công ty dịch vụ thuê ngoài tìm
nguồn cung ứng hoạt động tại Việt Nam, tăng dần cả về số lượng và quy mô khi
các yếu tố thuận lợi như cơ sở hạ tầng, mạng lưới nhà cung cấp nội địa, sự hội nhập
sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng được chú trọng đầu tư
và hoàn thiện.
Trong khi các công ty dịch vụ thuê ngoài tìm kiếm nguồn cung ứng đóng vai
trò như cầu nối, một mắc xích quan trọng liên kết giữa nhà cung ứng xuất khẩu với
khách hàng thì chính những rào cản khách quan như khoảng cách về văn hoá, địa
lý, ngôn ngữ và chủ quan từ sự nhận thức hạn chế của nhà cung ứng đối với công
ty dịch vụ thuê ngoài làm cho chuỗi liên kết không chặt chẽ, thiếu sự phối hợp, hợp
tác đồng bộ. Do đó, nhà cung ứng mất đi cơ hội tiếp cận với nguồn nhu cầu đầu ra
và tăng năng lực cạnh tranh nhờ bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí sản xuất theo tiêu


2

chuẩn quốc tế. Cần nhấn mạnh rằng, có nhiều cách để các doanh nghiệp sản xuất
cải thiện khả năng cạnh tranh và gia tăng doanh thu, nhưng việc hợp tác chặt chẽ
trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của các công ty dịch vụ thuê ngoài sẽ là một
kênh tiếp cận hiệu quả và mang tính dài hạn.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả tập trung nghiên cứu sự hợp tác
trong mối liên kết giữa nhà cung ứng và công ty dịch vụ thuê ngoài, đặc biệt
nghiên cứu chuyên sâu để khám phá một số nhân tố tác động đến sự hợp tác của
nhà cung ứng. Đó lí do tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà
cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam, trường hợp nghiên cứu:
công ty Dragon Sourcing” làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn tiếp tục đóng
góp thêm về phương diện lý luận vai trò của sự hợp tác trong quy trình lựa chọn
nhà cung ứng và là cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc
liệt trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
1. 2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể như sau:
1/ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của doanh nghiệp xuất khẩu
trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt
nam.
2/ Đề xuất một số kiến nghị nâng cao sự hợp tác của công ty cung ứng xuất khẩu
trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt
Nam.
1. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của các công ty
xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài



Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang tham gia vào quy
trình lựa chọn nhà cung ứng tại công ty dịch vụ thuê ngoài tìm nguồn cung ứng,



3

trường hợp nghiên cứu: công ty Dragon Sourcing
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: Khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu tại một số tỉnh thành gồm:
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bình định. Đây là địa bàn
tập trung phần lớn số lượng doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tham gia hợp tác,
giao dịch với trường hợp nghiên cứu-công ty Dragon Sourcing.

- Về thời gian:
 Dữ liệu thứ cấp dùng để thực hiện đề tài được thu thập trong khoảng thời gian
chủ yếu từ năm 2006–2013, trong đó gồm dữ liệu đã có sẵn từ các báo cáo
của Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê, Trung tâm thương mại quốc tế,
Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Đông Nam Á (ADB), các trang
thông tin điện tử kinh tế, thương mại, khảo sát điều tra của công ty nghiên
cứu thị trường, công ty dịch vụ thuê ngoài tìm nguồn cung ứng.
 Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua các bảng khảo sát các doanh nghiệp xuất
khẩu trong năm 2013, được thiết kế phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu.
1. 4 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận: phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập
dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so
sánh và đánh giá nội dung nghiên cứu và thông qua việc thảo luận với các
chuyên gia để đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định
lượng.
 Phương pháp thu thập thông tin: áp dụng phương pháp điều tra thực tế và

phỏng vấn chuyên gia để thu thập thông tin sơ cấp; kết hợp áp dụng phương
pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin thứ cấp và tư liệu để nghiên cứu
lý thuyết qua các nguồn sách, tài liệu chuyên khảo, truy cập internet và dữ
liệu khảo sát, điều tra của công ty Dragon Sourcing
 Công cụ xử lý thông tin: sử dụng phần mềm SPSS 16.00


4

1. 5 Tính mới của đề tài
1.5. 1 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công trình nghiên cứu của Handfield và Bechtel
Handfield và Bechtel [51, tr.367-380] khi nghiên cứu về “Vai trò của sự tín
nhiệm và mức độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng” đã đưa
ra mô hình nhằm xây dựng các mối quan hệ chủ yếu giữa nhà cung cấp và người
mua dựa vào sự tín nhiệm, nhà cung cấp phải đầu tư vào tài lực và nguồn nhân lực,
người mua phải vận dụng hợp đồng thận trọng để kiểm soát mức độ phụ thuộc
trong mối quan hệ ràng buộc. Kết quả cho thấy rằng thậm chí trong những trường
hợp khi lượng cầu vượt quá khả năng cung ứng của nhà cung cấp (lượng cung), sự
khan hiếm xảy ra và khi đó hợp tác để xây dựng lòng tin – sự tín nhiệm (trust)
trong mối quan hệ chuỗi có thể cải tiến được trách nhiệm nhà cung cấp và nâng cao
sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.
Công trình nghiên cứu của Backtrand
Backtrand [28, tr.39-60] nghiên cứu về “Các mức độ tương tác trong các quan
hệ chuỗi cung ứng”. Trong công trình nghiên cứu của mình, Backtrand đã đi vào
nghiên cứu 2 nội dung lớn: (i) Các nền tảng của chuỗi cung ứng, bao gồm: các vấn
đề về chuỗi cung ứng; sự tương tác trong chuỗi cung ứng; mức độ tương tác của
chuỗi cung ứng. (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác trong chuỗi cung
ứng. Sau khi đưa ra rất nhiều lập luận, so sánh và tổng kết các lý thuyết đã được
công bố của Handfield, Lambert, Harland, Mentzer, tác giả công trình nghiên cứu Backtrand - đã kết luận có 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ các quan hệ chuỗi

cung ứng, gồm: tín nhiệm, quyền lực, khung thời gian, độ thuần thục và tần suất
giao dịch.
Công trình nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thu Sương
Huỳnh Thu Sương (2012) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam
Bộ, kết quả đã đưa ra được một mô hình hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ


5

Việt Nam bị chi phối bởi 6 nhân tố, gồm: nhân tố văn hóa và nhân tố chiến lược
bên cạnh các nhân tố như tín nhiệm, quyền lực, tần suất, thuần thục.
1.5. 2 Tính mới của đề tài
Có thể thấy các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới tập trung
vào nội dung hợp tác và lợi ích của sự hợp tác mang lại trong toàn bộ chuỗi cung
ứng. Tuy nhiên, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của
các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty
dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam, trường hợp nghiên cứu: công ty Dragon
Sourcing” có những điểm mới như sau:
 Tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào một mắc xích trong chuỗi cung ứng là
giữa doanh nghiệp xuất khẩu cung ứng với các công ty dịch vụ thuê ngoài tìm
nguồn cung ứng.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của doanh nghiệp xuất khẩu trong
quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing không vượt ra ngoài
phạm vi nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đây nhưng được hiệu
chỉnh, rút gọn nhân tố khoảng cách, chiến lược, chính sách và bổ sung nhân tố văn
hóa hợp tác. Từ đó, mô hình bao gồm 5 nhân tố: sự tín nhiệm, quyền lực, tần suất,
thuần thục, văn hóa tác động đến sự hợp tác giữa các bên.
 Về mặt học thuật, đề tài trình bày cơ sở lý thuyết về vấn đề thuê ngoài tìm
nguồn cung ứng và quy trình lựa chọn nhà cung ứng của các công ty dịch vụ thuê

ngoài đang hoạt động tại Việt Nam vốn chưa phổ biến nhiều trong các nghiên cứu
tại Việt Nam.
 Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp các nhà quản trị của doanh
nghiệp xuất khẩu và công ty dịch vụ thuê ngoài có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm
quan trọng của sự hợp tác giữa các bên, nâng cao nhận thức để mang lại lợi ích cho
nhau mà không cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí. Có như vậy, thị trường Việt
Nam ngày càng phát triển trở thành thị trường cung ứng tiềm năng và hứa hẹn
trong tương lai.


6

Kết cấu của đề tài: Đề tài bao gồm 5 chương kết cấu như sau:
Chương 1:

Tổng quan

Chương 2:

Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu

Chương 3:

Phương pháp nghiên cứu

Chương 4:

Phân tích kết quả nghiên cứu

Chương 5:


Kết luận và hàm ý rút ra cho nhà quản trị
Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày tổng quát sự cần thiết và lí do chọn đề tài, nội dung mục
tiêu, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả trình bày
những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và rút ra những điểm mới trong
nghiên cứu riêng biệt về sự hợp tác của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa
chọn nhà cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài với trường hợp nghiên cứu, công
ty Dragon Sourcing.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
2. 1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về Thuê Ngoài - Outsourcing
2.1.1.1

Khái niệm
Thuê ngoài - Outsourcing hình thành từ thập niên 1962, bắt đầu từ ý tưởng

của Ross Perot trong thời gian công tác tại IBM và phụ trách công việc bán phụ
tùng cho nhiều khách hàng. Ross Perot bắt đầu hệ thống dữ liệu điện tử vào 1962,
cung cấp dịch vụ văn phòng cài đặt chương trình phần mềm. Từ đó, thuê ngoài đã
trở thành một trong những vấn đề nóng hổi, thời sự nhất trong lĩnh vực Công nghệ
thông tin. Tuy nhiên, sự quan tâm về tính hiệu quả thuê ngoài mang lại cho hoạt
động kinh doanh không được chú trọng bằng việc xác định những nhân tố, chức
năng nào cần được thuê ngoài để mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhất.
Suốt nhiều năm, thuê ngoài đã phát triển đáng kể trong các công ty lớn và bắt

đầu thu hút sự quan tâm của phần lớn công ty. Dich vụ điển hình thường trong các
lĩnh vực ứng dụng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thông tin. Khi thị trường bắt đầu định
hình, hình thức thuê ngoài theo đó cũng dần thay đổi với khuynh hướng:
 Sử dụng những nhà cung cấp đa dịch vụ
 Gia tăng sử dụng nguồn ngoại biên
 Nhu cầu quản lý mối quan hệ và mối liên kết hiệu quả
 Hướng đến những thoả thuận mang tính ngắn hạn và phạm vi nhỏ hơn
Thuê ngoài đã được nghiên cứu trong nhiều học thuyết. Vài học thuyết thì bổ
sung, số khác thì mâu thuẫn. Tính đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều công trình,
bài nghiên cứu về thuê ngoài theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Do đó, có nhiều
định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “outsourcing”. Trong đề tài nghiên cứu, tác giả
trích lược một số định nghĩa thuê ngoài nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề
nghiên cứu của đề tài, bao gồm:
Outsourcing (thuê ngoài/ thuê nguồn ngoài) là hợp đồng sản xuất linh kiện,
cụm lắp ráp, sản phẩm thành phẩm, quy trình và dịch vụ cho công ty khác dựa theo


8

các thông số kỹ thuật công ty ký kết hợp đồng yêu cầu (Hiemstra & van Tilburg,
1991). Thuê nguồn ngoài quốc tế còn được gọi là tìm nguồn cung ứng toàn cầu.
Trent và Monczka (2003) đã nghiên cứu ý nghĩa của tìm nguồn cung ứng toàn cầu
và định nghĩa nó như là sự tích hợp trên toàn thế giới về kỹ thuật, hoạt động,
logistics, mua sắm, và thậm chí tiếp thị trong phần thượng nguồn của chuỗi cung
ứng của công ty.
Arnold (2000) đã mô tả thuê ngoài như một từ viết tắt cho "việc sử dụng
nguồn tài nguyên bên ngoài". Những hoạt động truyền thống được thực hiện trong
nội bộ trước đây được chuyển sang một nhà cung cấp bên ngoài và các nhân viên
của tổ chức ban đầu thường được chuyển sang cho các nhà cung cấp dịch vụ.
Quelin và Duhamel (2003) định nghĩa thuê ngoài như hoạt động chuyển giao

một giao dịch thực hiện trong nội bộ cho một nhà cung cấp bên ngoài thông qua
một hợp đồng dài hạn, bao gồm việc chuyển giao nhân viên cho bên cung cấp.
Theo từ điển Oxford định nghĩa thuê ngoài-outsourcing "đạt được do ký kết
với một nguồn bên ngoài tổ chức hoặc khu vực; để gia công thực hiện". Với định
nghĩa này, bất cứ công việc, chức năng mà tổ chức không tự thực hiện ảnh hưởng
đến khả năng cung cấp sản phẩm "phù hợp" được xem là một hạng mục "được thuê
ngoài"
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát thuê ngoài - Outsourcing (từ tiếng
Anh: out - ngoài, source –nguồn) là hình thức chuyển một phần chức năng, nhiệm
vụ của công ty ra gia công bên ngoài, cho những nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài
thực hiện – những chức năng mà trước đây công ty vẫn đảm nhận, hay về cơ bản,
thuê ngoài chính là việc chuyển một phần các dịch vụ cho bên thứ ba. Nói một cách
khác, outsourcing về bản chất là một giao dịch, thông qua đó một công ty mua các
dịch vụ từ một công ty khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữu và chịu trách nhiệm cơ
bản đối với các hoạt động đó.
2.1.1.2

Chức năng, vai trò của thuê ngoài

Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, tập trung chuyên môn hóa thế mạnh của
công ty: các nhà quản trị tìm đến mô hình dịch vụ thuê ngoài khi họ phải đối diện


9

với yêu cầu đảm bảo năng lực cạnh tranh của công ty. Khi sử dụng nguồn lực bên
ngoài, công ty chỉ quan tâm đến yếu tố giá cả cạnh tranh và chất lượng dịch vụ
nhận được thỏa mãn mà không cần xem xét đến các yếu tố rủi ro khác do nhà cung
cấp mang lại.
Góp phần tăng năng suất lao động: công ty có thể tăng năng suất lao động

khi được tiếp cận và sử dụng lực lượng lao động có kĩ năng với chi phí thấp từ
nguồn ngoài. Với hoạt động thuê ngoài quy trình kinh doanh BPO, công ty có thể
sử dụng 80% thời gian xây dựng chiến lược của công ty, khám phá các khu vực lợi
nhuận mới, tăng số dự án và tập trung vào chăm sóc khách hàng, v.v thay vì tập
trung vào quản lý quy trình chi tiết.
Tiếp cận công nghệ hiện đại: Phần lớn các công ty khi tổ chức kế hoạch đầu
tư, đổi mới công nghệ đòi hỏi nguồn vốn lớn và đối mặt với nhiều rủi ro vì sự thay
đổi không ngừng của trình độ khoa học công nghệ. Thuê ngoài hoạt động công nghệ
thông tin - ITO là một giải pháp hiệu quả giúp tiếp cận với một đội ngũ nhân viên
giàu kinh nghiệm, có trình độ công nghệ cao mà không đối mặt với rủi ro tụt hậu
công nghệ.
Tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và lựa chọn đối tác có năng lực tốt nhất:
Hầu hết các hoạt động thuê ngoài đều được chuyển ra bên ngoài biên giới, mà chủ
yếu là tới các quốc gia đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi, cũng vì thế
nên doanh nghiệp đứng trước cơ hội tiếp cận với một thị trường nhân lực dồi dào,
đội ngũ lao động lành nghề và với chi phí hợp lý nhất; đồng thời có thể tiết kiệm chi
phí tuyển dụng, đào tạo và một số chi phí khác để duy trì đội ngũ lao động trong
công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp có khả năng tận dụng các kiến thức chuyên môn
mà vốn bản thân nó không có được.
Tiết kiệm và tái cơ cấu chi phí: Chi phí biến đổi đóng vai trò rất quan trọng.
Trong quá trình thuê ngoài, tổng chi phí phải trả được tính theo đơn giá với số
lượng dịch vụ, do đó, công ty có thể kiểm soát chi phí biến đổi vì số lượng dịch vụ
phần lớn được dự tính trước. Ngoài ra, nhiều nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài có thể
tạo ra những lợi ích tăng thêm nhờ khả năng quản lý và dự báo nhu cầu lúc cao


10

điểm và thấp điểm theo quy mô kinh tế của từng khách hàng. Như vậy, công ty có
thể tiết kiệm và tái cơ cấu một cách hiệu quả để tập trung vào các danh mục đầu tư

hiệu quả hơn.
2.1.1.3

Các loại hình thuê ngoài:

Có thể phân loại các loại hình thuê ngoài theo 3 tiêu chí: ranh giới địa lý, nội
dung hoạt động và hình thức hợp tác
Xét về ranh giới địa lý: bao gồm Thuê ngoài nội địa (Inshore outsourcing) và
Thuê ngoài ngoại biên (Offshore outsourcing)
Về nội dung:
 Thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO: Business Process Outsourcing) là
hình thức một công đoạn, quy trình nào đó được gia công thuê ngoài. BPO liên
quan đến việc thực hiện quy trình chuẩn hóa cho khách hàng. Quy trình lựa chọn
nhà cung ứng cũng là một hình thức trong BPO với các tiêu chuẩn đề ra theo quy
định.
 Thuê ngoài hoạt động nghiên cứu, thiết kế (KPO: Knowlegde Process
Outsourcing) thường áp dụng cho những công việc cần sự tham gia của người lao
động ở cấp độ cao hơn. Người lao động phải có trình độ nghiên cứu, kỹ năng phân
tích và kỹ thuật và đưa ra quyết định ở bậc cao hơn so với BPO. KPO thường tập
trung vào các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, bằng sáng chế / nghiên cứu sở hữu
trí tuệ, hoạt hình và mô phỏng.
 Thuê ngoài Công nghệ thông tin (ITO: Information Technology
Outsourcing) ITO thường được giám sát bởi các CIO của một tổ chức. Tuy nhiên,
các CIO thường được gọi là để quản lý và hoạt động BPO KPO nơi không có kỹ
năng CNTT quan trọng có liên quan. Điều này là do chuyên môn các CIO sẽ phát
triển trong đàm phán gia công phần mềm, Call centers – Customer Service (Dịch vụ
tổng đài và chăm sóc khách hàng)


11


 Ngoài ra, còn có thuê ngoài Phát triển ứng dụng và bảo trì (Application
Development and Maintenance); Khôi phục dữ liệu (Disaster Recovery); Tài chính
và kế toán (Finance and Accounting); Nhân sự (Human Resources), v.v
Về hình thức hợp tác
 Thuê ngoài giao dịch (Transactional Outsourcing )
 Đồng thuê ngoài (Co-outsourcing alliances )
 Hợp tác chiến lược (Strategic partnership)
2.1.2 Tìm nguồn cung ứng
2.1.2.1 Khái niệm
Tìm nguồn cung ứng có lẽ là một khía cạnh đặc trưng quan trọng nhằm
hướng đến quản trị nguồn cung ứng, giúp mang lại một số lợi ích gia tăng cho một
tổ chức. Tìm nguồn cung ứng, một trong những bước quan trọng trong quá trình
mua sắm, từ khâu xác định và lựa chọn các nhà cung cấp thỏa mãn tiêu chí về vấn
đề chi phí, chất lượng, công nghệ, thời gian giao hàng, tin cậy và dịch vụ tốt nhất
đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
Lựa chọn nhà cung ứng được xem như quyết định mang tính thống trị chủ
yếu trong chuỗi cung ứng. Việc lựa chọn nhà cung ứng tốt và đúng nhất là phần
thiết yếu, quyết định thành công hoặc thất baị trong hoạt động tìm nguồn cung ứng.
Theo Beil (2009) lựa chọn nhà cung ứng giúp công ty nhận dạng, đánh giá và ký
kết với nhà cung ứng như liên minh chiến lược. Weber và Ellram (1993) xem việc
lựa chọn nhà cung ứng như một quy trình dài hạn và tranh luận rằng những nhà
cung cấp cần được đánh giá dựa vào năng lực cốt lõi và nhu cầu chiến lược. Trong
khi một vài học thuyết về lựa chọn nhà cung ứng nhấn mạnh vai trò của nhà cung
ứng, số khác tập trung vào những tiêu chí công ty sử dụng để đánh giá nhà cung
cấp triển vọng.
Bhutta và Huq (2002) nghiên cứu tập trong vào việc đánh giá nhà cung ứng
triển vọng- như một cơ chế riêng trong quy trình lựa chọn. Bhutta và Huq cho rằng,
mặc dù những tiêu chí lựa chọn là quan trọng, nhưng những tiêu chí khác cũng cần



12

phải được xem xét đến.
Weber, Current và Benton (1991) nhận dạng ba cách để quản lý nhà cung ứng
(1) lựa chọn nhà cung ứng phải thành công (2) nhà cung ứng phải sáng tạo và có
chiến lược cải tiến và (3) đo lường nhà cung ứng phải có ý nghĩa và có phương
pháp. Van Weeele (2005) cho rằng không có sự khác biệt giữa cách nhà cung ứng
được lựa chọn và cách mua sản phẩm từ một người bán truyền thống. Tuy nhiên,
lựa chọn đúng nhà cung ứng là yếu tố then chốt của mọi công ty do sự phức tạp
trong việc đánh giá và tiêu chí sử dụng. Dickson (1966) cho rằng chi phí, chất
lượng và năng suất mang lại được xem như ba yếu tố quan trọng để lựa chọn nhà
cung ứng. Những tác giả khác đã thực nghiệm trong quy trình lựa chọn nhà cung
ứng cũng nhận thấy chi phí, chất lượng, chu kỳ, dịch vụ, mối quan hệ và giải pháp
tổ chức cần được xem là những tiêu chí quan trọng
2.1.2.2 Quy trình thuê ngoài tìm nguồn cung ứng
Quy trình thuê ngoài được thiết lập và quản lý mối quan hệ ký kết với một
nhà cung cấp bên ngoài cho những dịch vụ tự thực hiện từ trước đó (Momme,
2001). Một số nghiên cứu về khung quy trình thuê ngoài khái quát như hình 2.1
bên dưới sau:
Greaver
(1999)

Kế hoạch
ban đầu

Đánh giá và
phê duyệt

Loại bỏ

Chuẩn bị Đặt mục tiêu
huyền thoại chiến lược cho dịch vụ

Corbett
(2004)

Click&Duening
(2005)

Ý tưởng

Lựa chọn nhà
cung cấp

Phân tích
chi phí và
thực hiện

Phân
Phântích
tíchnăng
nănglực
lực

Momme
(2002)

Cullen &
Willcocks
(2003)


Khảo sát
hàm ý
chiến lược

Đặt mục tiêu
cho dịch vụ

Đánh giá

Phân tích
cơ hội

Đàm phán
hợp đồng

Đàm phán
hợp đồng

Lựa chọn nhà
cung cấp

Thực hiện

Lựa chọn nhà
cung cấp

Phát triền
hợp đồng


Chuyển giao
nguồn lực

Quản lý
quan hệ

Thực hiện và
chuyển giao

Quản lý
quan hệ

Chấm dứt
hợp đồng

Chuyển giao

Quản lý
thuê ngoài

Xem xét các
tuỳ chọn

Chuyển giao

Quản lý

Chuyển giao

Vận hành


Hình 2.1 Nghiên cứu khung quy trình thuê ngoài (Nguồn: Perunovic et al., 2006)


13

Các khung quy trình thuê ngoài nên trên nhìn chung được khái quát thành các
giai đoạn: chuẩn bị, lựa chọn nhà cung cấp, chuyển giao, quản lý mối quan hệ và
đánh giá. Mỗi giai đoạn phải đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi đối tượng khác
nhau như hình 2.2 bên dưới:
Được hay
không?

ĐÁNH GIÁ
Điều gì
tiếp theo?

CHUẨN BỊ
Cái gì?
Ở đâu?
Khi nào?

QUẢN LÝ
MỐI QUAN HỆ

Làm
thế

Như thế
Bằng

cách
nào?
nào?

Ai làm?
CHUYỂN GIAO
LỰA CHỌN NHÀ
CUNG ỨNG

Hình 2.2 Khái quát khung quy trình thuê ngoài (Nguồn: Perunovic et al., 2006)
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, “ Quy trình thuê ngoài” là quy trình
do một tổ chức bên ngoài cung cấp. Quy trình thuê ngoài có thể được mua từ một
nhà cung cấp độc lập; hoặc được cung cấp bởi một bộ phận, chi nhánh của tổ chức
quy mô lớn; hoặc được cung cấp tại nhà máy hoặc công trường độc lập; hoặc theo
nhiều cách khác nhau.

Hình 2.3 Trình tự và chiến lược
thuê ngoài
(Nguồn: Amera-Veritas)

I

• Tập hợp và chọn lọc dữ liệu có giá trị

II

• Thiết lập các chỉ số

III


• Chuẩn bị bảng chào

IV

• Lựa chọn nhà thầu

V

• Kế hoạch chuyển giao

VI

• Duy trì doanh thu

VII • Giám sát và tái đánh giá dữ liệu


14

Bảng 2.1 Nội dung quy trình và chiến lược thuê ngoài (Nguồn: Amera-Veritas)
1. Tập hợp và chọn lọc dữ

2. Thiết lập các chỉ số
liệu có giá trị
 Thiết lập chi phí kinh doanh  Xác định trọng điểm
thực tế

 Đặt trọng số

 Tập hợp dữ liệu của quy trình


hiện có

 Hiểu rõ chỉ số tài chính
 Xác định phương thức

 Xác định độ ổn định của quy

đánh giá

trình hiện có

3. Chuẩn bị bảng chào
 Xác định tiêu chí đánh giá

nhà thầu tiềm năng
 Phạm vi hợp đồng quy định

càng cụ thể, đề xuất càng
chính xác
 Xem xét thiết lập quy trình

 Bảo đảm tiêu chí rõ ràng để

chung đính kèm vào Yêu cầu

chấp nhận cho những sản

chào giá (RFQ: Request for


phẩm tại chỗ

Quotation)

 Nhận dạng chi phí cố định

 Trao đổi cụ thể những yêu

cầu, quy định liên quan

phát sinh mà không liên quan
đến hoạt động thuê ngoài

 Tìm kiếm ít nhất 3 nhà thầu

tiềm năng
4. Lựa chọn nhà thầu
5. Kế hoạch chuyển giao 6. Duy trì doanh thu
 Xây dựng đội ngũ đánh giá đa  Cử người theo sát hoạt  Giới hạn chu kỳ hợp đồng
chức năng

động nhà thầu để chuyển

 Yêu cầu nhà thầu chính đưa ra

giao từ từ

trong 3 năm
 Đánh giá lại hợp đồng


thức đề xuất, kế hoạch và  Đảm bảo kế hoạch bao  Tổ chức họp đánh giá toàn hệ
người thực hiện

gồm : nhân lực, cơ sở hạ

 Và chuyển giao

tầng, tiêu chí đánh giá

 Áp dụng hệ thống đánh giá

định trước

 Kế hoạch nên kéo dài đến

18 tháng

 Tiền thẩm định hoạt động nhà

 Tiếp tục thực hiện đến

thầu để đảm bảo năng lực nhà

khi xác nhận năng lực

thầu

nhà thầu

thống

 Đề xuất cách thức ứng phó

vấn đề
 Đưa nhà thầu vào lịch kiểm

tra, đánh giá nội bộ

7. Giám sát và tái đánh giá dữ liệu
 Thực hiện tái đánh giá quy trình hàng năm
 Cập nhật tình hình những thay đổi, cải tiến của nhà thầu cần phải thực hiện
 Đánh giá chi phí liên quan đến những quan hệ thuê ngoài
 Đánh giá mối quan hệ trong công việc
 Đánh giá rủi ro tiềm tàng từ phía nhà thầu


15

Nội dung quy trình thuê ngoài tìm nguồn cung ứng bao hàm trong nội dung
của quy trình thuê ngoài, nhưng tập trung vào việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung
cấp phù hợp với tiêu chí đề ra (Bảng 2.1)
2.1.3

Hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng

2.1.3.1

Khái niệm hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng

Hợp tác được định nghĩa chung như là "một tình huống trong đó hai hoặc
nhiều người tìm hiểu hoặc cố gắng tìm hiểu một cái gì đó với nhau ", và đặc biệt

hơn là cùng cố gắng giải quyết các vấn đề chung (Dillenbourg, 1999, tr. 1).
Roschelle và Teasley xác định hợp tác cụ thể hơn như "Cam kết lẫn nhau của người
tham gia trong một nỗ lực phối hợp để giải quyết một vấn đề với nhau" (như trích
dẫn trong Dillenbourg et al., 1996, tr. 2).
Roschelle (1992) định hình hợp tác như một quá trình hội tụ hoặc đúc kết hàm
ý đã chia sẻ và nêu những nghiên cứu phân tích về đàm thoại cho thấy các tính năng
của tương tác cho phép người tham gia đúc kết vấn đề thông qua việc xây dựng,
giám sát, và sửa chữa những kiến thức chia sẻ. Sự đúc kết hay hội tụ xảy ra dần dần,
thường có xu hướng bao gồm bốn yếu tố: a) xây dựng một sự hiểu biết trừu tượng
về bản chất sâu xa của vấn đề; b) sự tương tác của những hàm ý ẩn dụ c) chu kỳ
hiển thị, xác nhận, và sửa chữa những quan niệm; và d) áp dụng tiêu chuẩn cao hơn
cho những bằng chứng để đúc kết vấn đề.
Tương tự, Roschelle và Teasley (1995) xác định hợp tác là " hoạt động phối
hợp đồng bộ, là kết quả của sự nỗ lực không ngừng để xây dựng và duy trì một
quan niệm chung về một vấn đề ". Việc chia sẻ kiến thức nhằm hỗ trợ giải quyết
vấn đề bằng cách tích hợp các mục tiêu, nêu tình trạng hiện tại, và nhận thức về
chiến lược tiềm năng, cũng liên kết các vấn đề lại với nhau. Theo Roschelle và
Teasley, hợp tác diễn ra khi nảy sinh vùng vấn đề chung, tạo tiền đề cho cuộc đàm
thoại có ý nghĩa. Để xây dựng một vùng vấn đề chung, các bên phải tìm cách để
trình bày và chấp nhận quan điểm, lý luận của nhau, tích cực trao đổi và giải quyết
những bất đồng, mâu thuẫn lẫn nhau.


16

Như vậy, có thể hiểu khái quát hợp tác “Collaboration” theo tiếng Latin là
"Collaborate" có nghĩa là "lao động với nhau”, là một quá trình mà các thực thể
(con người, tổ chức, và các sinh vật) làm việc cùng nhau để thực hiện một mục tiêu
chung hay "sự cam kết lẫn nhau của người tham gia trong một nỗ lực phối hợp để
giải quyết một vấn đề với nhau ". Hợp tác hay giao tiếp trong kinh doanh thực chất

là sự trao đổi, hội tụ thông tin, hội nhập và tối ưu hóa nguồn lực và học cách quản
trị.
Hình thức hợp tác nhìn chung được xem như là làm việc với nhau hoặc hợp
tác với một ai đó mà đối tác đó không kết nối ngay lập tức được. Về cơ bản, sự hợp
tác có thể xảy ra bên trong hoặc bên ngoài, đôi khi rất khó phân định rạch ròi đặc
biệt đối với những công ty phát triển quy mô rộng lớn toàn cầu. Đặc biệt, chuỗi
cung ứng và thuê ngoài hiện nay thâm nhập sâu và rộng trong nhiều hoạt động kinh
doanh của nền kinh tế hiện nay, do đó tất cả mắc xích trong chuỗi và quy trình đều
cần đến sự hợp tác từ bên trong lẫn bên ngoài. Một số ví dụ về các kiểu mối quan hệ
hợp tác là hợp tác mang tính đối thủ hoặc hợp tác không mang tính đối thủ (Cox,
2001), đối tác (Webster, 1992; Mentzer và cộng sự, 2000), và hợp tác giữa nhà sản
xuất và nhà cung cấp (Cravens và cộng sự, 1996) [dẫn theo 83, tr.15-30].
2.1.3.2 Nguyên nhân và sự cần thiết phải hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà
cung ứng
Có thể nhận thấy quy trình lựa chọn nhà cung ứng như là một trong những
phân đoạn trong chuỗi cung ứng, trong đó công ty thuê ngoài đóng vai trò trung tâm
kết nối nguồn cung ứng với nhu cầu thị trường như thể hiện như hình 2.4 bên dưới:
Hình 2.4 Mối liên kết trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng

•Cung cấp thông tin
•Cung cấp hàng hóa
•Tham gia quy trình lựa
chọn nguồn cung ứng
•Đáp ứng tiêu chuẩn đề
ra
Nhà cung
ứng

Công ty
thuê ngoài


•Thiết lập quy trình lựa chọn
nhà cung ứng gắn liền với yêu
cầu riêng biết
•Thu thập thông tin và bảng
chào
•Đánh giá, chọn lọc nhà cung
ứng năng lực phù hợp

•Yêu cầu tiêu chuẩn
đánh giá riêng biệt
•Tiếp nhận thông tin
•Phân tích, đánh giá
•Lựa chọn nhà cung
ứng
Khách
hàng


×