1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận văn
Ngày nay, giải quyết sự nghèo đói đang là một trong tám mục tiêu của thiên
nhiên kỷ là mối quan tâm toàn cầu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng và
kéo dài nghèo đói chính là nhân tố gây nên những tệ nạn xã hội phức tạp và hậu quả
khó lường. Trong khi đó, những chính sách của nhà quản lý đóng vai trò hết sức
quan trọng góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo. Điều quan trọng
hiện nay là làm thế nào để biết được những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự ngèo đói
và các phương thức quản lý để làm cơ sở trong công tác xóa đói giảm nghèo. Đây
chính là vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức
tại Bangkok (Thái Lan) tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói, Việt
Nam thừa nhận định nghĩa này như sau:
“Nghèo là thực trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các
nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ
theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của địa phương”
Thực trạng nghèo đói trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo
động. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank), nguy cơ đối với
người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh
tế tiếp tục suy giảm trong năm 2009 sẽ đẩy thêm 53 triệu người rơi vào tình trạng
nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và
thực phẩm tăng cao. Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa mạng sống của
thêm 200.000-400.000 trẻ em trong giai đoạn năm 2009-2015, theo đó sẽ có 1,4-2,8
triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn.
Bên cạnh đó, số lượng, hình thức, mức độ ngèo đói và những biện pháp áp dụng
của các quốc gia khác nhau nhằm hạn chế sự nghèo đói cũng khác nhau và không
đồng nhất. Đây cũng chính là một hạn chế của công tác xóa đói giảm nghèo trên
phạm vi toàn cầu.
2
Mặt khác, trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc nghiên cứu về sự
nghèo đói mới chỉ dừng lại ở phạm vi tổng thể, chưa đi sâu vào những lĩnh vực cụ
thể như lĩnh vực Thủy sản. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự nghèo đói và nhân tố
ảnh hưởng tới nghèo đói của ngư dân trong lĩnh vực thủy sản là hướng nghiên cứu
cần quan tâm. Kết quả nghiên cứu mang tính định lượng này sẽ là cơ sở để đưa ra
những chính sách quản lý và giải pháp hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Nếu điều này được thực thi thì sẽ là một động lực rất lớn đối với cộng đồng ngư dân
nghèo ven biển.
Ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là 6 xã bãi ngang, cồn bãi gồm xã:
Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phúc, có
diện tích là 10.277,8 ha với số dân của vùng này là 46.463 người, tỷ lệ các hộ nghèo năm
2010 theo chuẩn của Quốc gia (giai đoạn 2006-2010) là 15,97%, theo chuẩn mới áp dụng
cho giai đoạn 2011-2015 là 18,64%, tỷ lệ hộ nghèo của khu vực này quá cao so với bình
quân toàn tỉnh Quảng Bình là 11,56% .
2 câu hỏi nghiên cứu đặt ra đó là:
- Thực trạng tình hình nghèo đói của ngư dân ven biển vùng này?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng nghèo đói của ngư dân tại huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình?
Để giải quyết vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình”
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng nghèo đói từ đó gợi ý những chính sách
nhằm giảm nghèo bền vững cho cộng đồng ngư dân nghèo ven biển huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tình hình nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân tại huyện
Quảng Trạch trong những năm gần đây.
- Đề xuất và gợi ý một số chính sách quản lý đối với những cơ quan hữu quan
trong thời gian tới giúp ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch sớm thoát nghèo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ ngư dân nghèo ven biển vùng bãi
ngang huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ ngư dân ven biển huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình gồm các xã: Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng
Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phúc
- Thời gian: Từ tháng 9/2009 đến tháng 4/2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp), phương pháp phân tích-tổng
hợp, phương pháp chuyên khảo, phương pháp định lượng với sử dụng các phần
mềm thống kê chuyên dụng: Excel, SPSS…
Phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp): thực hiện tổng hợp các báo
cáo, số liệu thống kế và phỏng vấn các hộ dân thuộc các xã ven biển huyện Quảng
Trạch trong phạm vi nghiên cứu với các tiêu chí chủ yếu như: tuổi, giới tinh, tôn
giáo, thu nhập từ ngành nghề, chi tiêu, việc làm, trình độ văn hóa, sở hữu tài sản đất
đai, vốn sản xuất. Phương pháp này tạo ra cơ sở dữ liệu sơ cấp để xây dựng mô hình
kinh tế lượng nhằm phân tích tình trạng nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo và đề
xuất hướng giải quyết.
Phương pháp chuyên khảo: để nghiên cứu các tài liệu có tính chất lý luận về
nghèo đói, các mô hình đã được các tác giả đi trước nghiên cứu về nghèo đói.
4
Phương pháp thống kê mô tả: để mô tả về tình hình nghèo đói, các đặc điểm về
kinh tế, xã hội.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: dùng để phân tích và tổng hợp về tình
hình nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của vùng nghiên cứu.
Phương pháp định lượng: lập mô hình hồi quy để tìm ra mối quan hệ giữa chi
tiêu đầu người với các yếu tố khác như: việc làm, vốn sản xuất, số con, sống lệ
thuộc, trình độ văn hóa, sở hữu tài sản đất đai, dân tộc, điều kiện sống, từ đó đề xuất
một số chính sách giảm nghèo trên địa bàn ven biển huyện Quảng Trạch.
5. Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý thuyết, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghèo
đói, đồng thời làm rõ bản chất của nghèo đói.
Về mặt thực tiễn, luận văn làm phong phú thêm thực tế và kinh nghiệm
nghiên cứu vấn đề nghèo đói, đặc biệt là vấn đề nghèo đói của các hộ ngư dân làm
nghề thủy sản vùng bãi ngang ven biển. Ngoài ra, luận văn còn dùng làm tài liệu để
nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục và tài liệu tham khảo, luận văn dự
kiến được cấu trúc thành 5 chương như sau: Chương 1 nêu về tổng quan lý thuyết về
nghèo đói bao gồm khái niệm về nghèo đói, các phương pháp tiếp cận đo lường
nghèo đói, tổng hợp tình hình nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam. Chương 2 nêu
lên cơ sở xác định đâu là nghèo, đo lường và đánh giá mức độ nghèo đói, tổng quan
các nghiên cứu liên quan đến nghèo đói và đề xuất mô hình nghiên cứu về tình hình
nghèo của các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3 sẽ
trình bày thiết kế nghiên cứu bao gồm các phương pháp nghiên cứu, nguồn số liệu
sử dụng, mẫu nghiên cứu, cách thức và phương pháp chọn mẫu. Chương 4 trình bày
về kết quả nghiên cứu, sẽ phân tích về tình hình nghèo đói của các hộ dân ven biển
huyện Quảng Trạch và kết quả mô hình kinh tế lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới
nghèo đói của các hộ dân này. Chương sẽ nêu những gợi ý chính sách nhằm giảm
nghèo cho các xã ven biển từ việc nghiên cứu thực trạng của khu vực này đồng thời
trình bày những hạn chế của mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu.
5
Chương 1- TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1. Khái niệm về nghèo đói
Báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về phát triển
con người có ba quan điểm khác nhau về nghèo đói:
- Quan điểm thu nhập (tiêu dùng).
- Quan điểm nhu cầu cơ bản.
- Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người.
a. Báo cáo phát triển liên hợp quốc (UNDP) 1997 cho rằng có 3 quan điểm
khác nhau:
Quan điểm về thu nhập là một cách hiểu hẹp nhất, một người được cho là vô
sản nếu như mức thu nhập của anh ta dưới một ngưỡng xác định.
Quan điểm nhu cầu cơ bản: Quan điểm này không xuất phát từ mức thu nhập
mà xuất phát từ khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho người dân để họ ngăn ngừa
nghèo đói. Nghĩa là thu nhập của họ không nhiều, họ có thể tự mình sản xuất một
phần sản phẩm nào đấy, còn các nhu cầu khác sẽ được thỏa mãn nhờ các dịch vụ
miễn phí của Nhà nước như y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc…
Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người: Người dân không thể có
được khả năng thỏa mãn một cách đầy đủ mọi nhu cầu căn bản của mình như: ăn,
mặc, ở…Ngoài ra, họ còn bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
giáo dục, tham gia vào các hoạt động đoàn thể và không được thỏa mãn cả nhu cầu
về văn hóa xã hội…Tóm lại là sự lựa chọn của họ bị hạn chế. Áp dụng quan điểm
tiếp cận này cho phép định nghĩa nghèo đói như là một sự thiếu vắng hàng loạt nhu
cầu cơ bản và hạn chế sự lựa chọn của con người. Quan điểm này nó bao trùm 2
quan điểm trên. Nghĩa là cả mức thu nhập và hạn chế khả năng con người thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của mình. Cách nhìn vấn đề từ quan điểm phát triển con
người cho phép khảo sát nghèo đói như là một hiện tượng đa chiều, có nguồn gốc
sâu xa.
6
b. Ủy ban kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Thái Lan 1993) đưa ra
khái niệm về nghèo đói và cũng thường sử dụng ở Việt Nam là:
"Nghèo là thực trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn
các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào sự phát triển
kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được
xã hội thừa nhận"
c. Hội nghị thượng đỉnh thế giới Copenhagen - Đan Mạch(1995): “Người
nghèo là tất cả những ai thu nhập thấp hơn 1USD/ngày/người số tiền được coi như
đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
d. Ngân hàng thế giới (WB 1990)
Ngèo là tình trạng không có khả năng có mức sống tối thiểu (bao gồm thiếu
thốn những sản phẩm dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục, vật chất, vv…
Tóm lại, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía
cạnh chủ yếu của người nghèo:
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người.
- Thiếu cơ hội được lựa chọn tham gia vào các dịch vụ cơ bản trong quá trình
phát triển của cộng đồng.
Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới về nghèo đó là
tình trạng mà cá nhân hoặc hộ gia đình “không có khả năng có mức sống tối thiểu”.
QUAN ĐIỂM THU
NHẬP
QUAN ĐI
ỂM KHẢ NĂNG
PHÁT TRI
ỂN TIỀM NĂNG
QUAN
ĐI
ỂM
NHU C
ẦU C
Ơ
Hình 1.1. Các quan điểm về nghèo đói
7
1.2. Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói
1.2.1. Phương pháp dựa vào chi tiêu
Theo Sarah Bales (2001) thì tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói đó là
mức chi tiêu (hay thu nhập) để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người.
Ngân hàng thế giới (WB 2007), Cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay trong
đo lường phúc lợi kinh tế đó là dựa vào chi tiêu hay thu nhập của hộ gia đình nếu
chúng ta chia đều cho các thành viên của hộ thì được chỉ tiêu chi tiêu hay thu nhập
bình quân đầu người.(WB 2005) thì các nước phát triển sử dụng thu nhập để xác
định nghèo đói vì nó mang tính ổn định cao hơn, đối với các nước đang phát triển thì
dùng chỉ tiêu chi tiêu vì dễ thấy và dễ dàng hơn.
Nội dung của phương pháp này dựa vào các cuộc điều tra về thông tin chi tiết
chi tiêu của hộ, từ đó là cơ sở để tính toán chuẩn nghèo và được đo bằng mức chi
tiêu cần thiết để đảm bảo đủ 2100 Kcalo trong một ngày, dựa vào cách mà hộ phân
bổ chi tiêu giữa những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống như lương thực và phi
lương thực. Trên cơ sở đó những hộ có mức chi tiêu bình quân đầu người dưới
chuẩn nghèo là những hộ nghèo và tỷ lệ nghèo là tỷ lệ dân số có mức chi tiêu dưới
chuẩn nghèo. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm như là chi phí
lớn, điều tra chi tiêu đầu người mẫu thường nhỏ và sai số trong quá trình ước tính
nghèo đói có thể xảy ra rất cao. Phương pháp này thường cho kết quả khả quan và
đáng tin cậy với cấp độ tính toán trên phạm vi rộng từ cấp vùng hoặc tỉnh trở lên.
1.2.2. Phương pháp dựa vào thu nhập
Việc áp dụng phương pháp tính toán và xác định nghèo đói theo phương pháp
dựa vào thu nhập được Bộ LĐTB&XH nước ta áp dụng và triển khai trong điều tra
đánh giá mức sống dân cư năm 1998 và 2002. Nội dung chủ yếu của phương pháp
này đó là điều tra những thông tin liên quan đến thu nhập của một hộ gia đình trong
một năm và lấy bình quân theo đầu người của hộ đó, trên cơ sở số liệu đó đối chiếu
với chuẩn nghèo được ban hành đối với khu vực hộ đó đang cư trú. Ở Việt Nam, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội dựa trên điều tra gồm những câu hổi về tài sản và
về thu nhập từ các nguồn khác nhau. Thu nhập từ tất cả các nguồn này được cộng
8
lại, chia cho số người trong hộ và so sánh với một trong hai chuẩn nghèo tùy theo xã
đó thuộc vùng nào.
Năm 2005 (QĐ số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005, chuẩn nghèo áp dụng
cho Việt Nam giai đoạn 2006-2010).
Chuẩn nghèo ở thành thị: 260.000 đ/người/tháng
Nông thôn: 200.000 đ/người/tháng.
Năm 2008:
Chuẩn nghèo ở thành thị: 390.000 đ/người/tháng
Nông thôn: 300.000 đ/người/tháng.
Năm 2011 (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011, chuẩn nghèo
giai đoạn 2011-2015)
Chuẩn nghèo ở thành thị: 500.000 đ/người/tháng
Nông thôn: 400.000 đ/người/tháng.
Tuy nhiên phương pháp này cũng mắc phải một số nhược điểm như tâm lý
của người dân không muốn khai thật về mức thu nhập của mình. Theo Alderman
(1994) & Paxson (1993), ở các nước kém phát triển thu nhập của hộ thường biến
động theo mùa vụ trong khi chi tiêu dùng tương đối ổn định theo các năm vì thế chi
tiêu của hộ là con số phản ánh mức sống của hộ tốt hơn so với thu nhập.
Hình
1.
2.
Đường
thu
nhập
và
chi
tiêu
trong
năm
c
ủa
hộ
gia
đình.
Nguồn: WB (2007)
9
1.2.3. Phân loại của địa phương
Điểm căn bản trong việc xác định đối tượng nghèo và phân bổ các khoản trợ
giúp trên thực tế ở các địa phương là có sự chi phối theo một tập tục truyền thống,
đó là thôn. Mỗi thôn sẽ lên danh sách những hộ nghèo và đói. Danh sách này sẽ
được cập nhật một hoặc hai lần trong một năm, khi mà những lợi ích như miễn học
phí và thẻ khám chữa bệnh được phát. Trên thực tế thì chúng ta dễ dàng hiểu được
rằng những hộ không nghèo thường không tham gia hội đồng này vì họ ít có khả
năng nhận được những lợi ích kèm theo. Nhiều khi những khoản lợi ích được cấp
không cung ứng đầy đủ cho tất cả những hộ thuộc diện nghèo, do đó vấn đề đặt ra là
xem ai xứng đáng nhận được những khoản trợ giúp đó, cộng thêm sự đánh giá chủ
quan của những hộ khác, ngoài những yếu tố về mặt thu nhập. Và đến đây thì chúng
ta có thể thấy được ưu điểm của phương pháp mà Bộ LĐTB&XH áp dụng để xác
định những hộ nghèo.
Nhược điểm của phương pháp này đó là thiếu một quy tắc chặt chẽ để xác
định hộ nghèo và liệu việc thảo luận cấp thôn có thật sự thành công trong việc xác
định ai là người cần giúp đỡ nhất hay không vẫn là một câu hỏi cần bỏ nghỏ, một
mặt nữa là những hộ bị coi là không chăm chỉ lao động hoặc không có trách nhiệm
xã hội hiếm khi nhận được sự giúp đỡ, trên thực tế thì con cái của những hộ này chịu
sự thiệt thòi rất lớn từ các phân loại này.
Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài sử dụng chỉ tiêu "chi tiêu bình quân
để đánh giá sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch và đồng
thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự nghèo đói này.
1.3. Tổng quan về nghèo đói trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới
Trong số hơn 6 tỷ người trên Trái đất thì có 2,8 tỷ người sống dưới mức 2
USD một ngày và 1,2 tỷ người sống dưới mức 1 USD, 44% số này sống ở khu vực
Nam Á. Trong khi ở các nước giàu, trung bình trong 100 đứa trẻ sinh ra chỉ có chưa
đến một trẻ không sống được đến tuổi thứ 5 thì ở những nước nghèo tỷ lệ này là gần
10
20 trẻ. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở các nước phát đang phát triển lên tới 50%
còn ở những nước giàu có chưa đến 5%.
Bảng 1.1. Nghèo đói theo thu nhập, phân theo vùng trong một số năm,
giai đoạn 1990-2005
Số người sống dưới 1USD một ngày (triệu người)
Vùng
1990 1996 1998 2005
Đông Á và Thái Bình Dương
trừ Trung Quốc
45245
265,1
287,3
Châu Âu và Trung Á 7,1
23,8
24
Mỹ Latinh và Trung Á 73,8
76
78,2
Trung Đông và Bắc Phi 5,7
5,0
5,5
Nam Á 495,1
531,7
522
Nam Sahara châu Phi 242,3
289
290
WB đã đưa ra
chuẩn nghèo
mới thu nhập
dưới 1,25
USD/ngày
Số người sống dưới 1USD một ngày (%)
Vùng
1990 1996 1998 2005
Đông Á và Thái Bình Dương 27,6
14,9
15,3
Châu Âu và Trung Á 1,6
5,1
5,1
Mỹ Latinh và Trung Á 16,8
15,6
15,6
Trung Đông và Bắc Phi 2,4
1,8
1,9
Nam Á 44
42,3
40,0
Nam Sahara châu Phi 47,7
48,6
46,3
WB đã đưa ra
chuẩn nghèo
mới thu nhập
dưới 1,25
USD/ngày
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng của thế giới năm 2005
Vùng
Số người sống dưới 1,25
USD một ngày (%)
Số người sống dưới 2 USD một
ngày (%)
Đông Á và Thái Bình Dương 16,8 38,7
Châu Âu và Trung Á 3,7 8,9
Mỹ Latinh và Trung Á 8,2 17,1
Trung Đông và Bắc Phi 3,6 16,9
Nam Á 40,3 73,9
Nam Sahara châu Phi 50,9 72,9
Nguồn: Ngân hàng thế giới
11
Qua bảng 1.2 ta thấy khu vực nghèo nhất thế giới đó là vùng Nam Sahara
châu Phi và Nam Á có số người sống dưới 2 USD/ngày lên trên 70%. Khu vực có tỷ
lệ nghèo ít nhất đó là Châu Âu và Trung Á có số người sống dưới 2 USD/ngày là
8,9%.
Nghèo đói ở những khu vực khác nhau cũng có những mức độ khác nhau
(Hình 1.3). Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB) thì với tỷ lệ 1,25
USD/ngày, châu Phi – vùng Sahara là khu vực rộng lớn duy nhất, nơi tình trạng
nghèo đói vẫn suy giảm không đáng kể về tỷ lệ (50.9% vào năm 2005, thấp hơn so
với 57.6% vào năm 1990, 58% vào năm 1996) và tăng về số lượng (384 triệu người
vào năm 2005 cao hơn so với 202 triệu vào năm 1981).
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, châu Phi là châu lục có tỉ lệ thanh niên
thất nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi). Thất
nghiệp là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra nạn nghèo đói của ”lục địa
Đen” và ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình và các kế hoạch phát triển, với tỉ
lệ tăng 10% mỗi năm. 32 trong số 38 nước nghèo nhất thế giới là thuộc châu Phi. Số
tiền nợ của châu Phi lên tới 425 tỉ USD. Tuổi thọ trung bình ở châu Phi thấp nhất thế
giới, 45 tuổi. Chỉ có 58% số người dân châu Phi được dùng nước sạch.
Từ vài thập kỷ nay, tỉ lệ mù chữ tại châu Phi gia tăng, chiếm khoảng 40% số
dân châu Phi ở độ tuổi 15 và chiếm hơn 50% số phụ nữ ở độ tuổi 25. Từ nhiều năm
nay, châu Phi đã phải gánh chịu một vấn đề kinh niên là vấn đề người tị nạn. Theo
các con số chính thức, tại châu Phi có hơn 7 triệu người tị nạn và hơn 20 triệu người
không có nhà cửa do hàng loạt các cuộc xung đột và nội chiến gây ra và đã để lại
một hậu quả nặng nề về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng và kinh tế bị đình trệ.
Châu Phi đang phải đối mặt với nạn hạn hán kinh niên và bị thiếu nước sạch
thường xuyên, điều này đã và đang cản trở sự phát triển của châu lục này. Tình trạng
không được sử dụng nước sạch và mất vệ sinh đã gây ra những hậu quả tai hại và là
nguồn gây ra các bệnh dịch trên toàn châu Phi. Mặc dù trong những năm qua, các
nước châu Phi đã đạt được những tiến bộ về việc cung cấp nước sạch và điều kiện
vệ sinh, song những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vẫn chưa đạt được.
12
Số lượng những người nghèo giảm nhiều nhất tại khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, nơi số lượng người phải sống nghèo khổ ở mức 337 triệu người vào
năm 2005, thấp hơn so với 1,088 tỷ người vào năm 1981 và giảm nhiều về tỷ lệ %
(18% vào năm 2005 thấp hơn rất nhiều so với 80% vào năm 1981). Tại Trung Quốc,
tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 84% (1981) xuống 16% (2005) và số lượng cũng giảm
từ 835 triệu (1981) xuống 208 triệu người (2005).
Khu vực có số lượng người nghèo cao nhất là Nam Á với 596 triệu người
được thống kê vào năm 2005, cao hơn so với 548 triệu người vào năm 1981 và với
tỷ lệ 40% dân số (2005) phải sống dưới ngưỡng nghèo đói (thấp hơn so với 59% vào
năm 1981).
Tại châu Mỹ Latinh và các nước Ả rập, tình trạng nghèo đói đã giảm về %
(8% vào năm 2005 so với 12% vào năm 1981) và giảm về số lượng (45 triệu vào
năm 2005 so với 59 triệu vào năm 1999).
Trong một số khu vực nhỏ như Tây Âu và Trung Á, tình trạng nghèo đói đã
tăng lên về % cũng như về số lượng (5% vào năm 2005 cao hơn so với 2% vào năm
1981, 24 triệu người - 2005 cao hơn so với 7 triệu - 1981) ngay cả khi xu hướng này
đã bắt đầu giảm kể từ năm 2002.
Tại Bắc Phi và Trung Đông, nghèo đói đã giảm (5% vào năm 2005 so với 9%
vào năm 1981, 14 triệu người vào năm 2005 so với 15 triệu - 1981).
Hình 1.3. Tỷ lệ những người sống thấp hơn $1.25/ngày theo khu vực trên thế giới
Nguồn: Báo cáo phát triển của Worldbank 2007
13
Báo cáo của "Sodexho Foundation", một tổ chức từ thiện chuyên theo dõi về
nạn nghèo đói ở Mỹ, cho biết, nạn nghèo đói ở nước này trong nhiều năm qua không
giảm mà còn có chiều hướng tăng. Theo thống kê, trong năm 2005, toàn nước Mỹ có
khoảng 35 triệu người thường xuyên không đủ ăn, phải sống dựa vào các nguồn từ
thiện. Trong 90 tỉ USD chi cho người nghèo hàng năm, tới 66,7 tỉ USD dành cho y
tế và chữa bệnh; 14,5 tỉ USD chi dưới các dạng tem phiếu hoặc các suất ăn từ thiện
hàng ngày; 9,2 tỉ USD bị thiệt hại do năng suất lao động giảm.
Tổ chức từ thiện Finn Care của Anh công bố một nghiên cứu cho thấy
khoảng 12,5 triệu người Anh, tức 20% dân số nước này, đang sống dưới mức nghèo
đói (theo chuẩn của Anh). Đây là thực tế đáng ngạc nhiên bởi Anh là một trong 8
nước có nền công nghiệp phát triển nhất của thế giới. Hơn 140 triệu người ở châu Á
bị đẩy vào tình trạng cực kỳ nghèo đói trong năm 2009 khi nạn thất nghiệp gia tăng
do suy thoái kinh tế toàn cầu. Đó là cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
trong bản báo cáo mang tên The Fallout in Asia được công bố ngày 18/2/2010.
Theo nhận định của ông Kuroda (Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), khoảng 620 triệu người ở châu Á sống dưới mức 1USD/ngày. Ít nhất một
nửa và trong số này lần lượt sống ở Ấn Độ và Trung Quốc - 2 nước có nền kinh tế
đang phát triển mạnh.
Nghèo đói đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định và
phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy bởi vì thế giới là một chỉnh thể
thống nhất, và mỗi quốc gia là một chủ thể trong chính thể thống nhất ấy. Toàn cầu
hóa đã trở thành cầu nối liên kết các quốc gia lại với nhau, các quốc gia có mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự ổn định và phát triển của một quốc gia có ảnh hưởng
trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác.
Nghèo đói đe dọa đến sự sống của loài người bởi "nghèo đói đã trở thành một
vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả năng
gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo
động và chiến tranh không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới. Bởi,
những bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt trong
14
quan hệ quốc tế; và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một cách thỏa
đáng bằng con đường hòa bình thì tất yếu sẽ nổ ra chiến tranh.
Mặt khác, nghèo đói còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại.
Thay vì con người có thể tập trung toàn bộ nguồn lực cho phát triển, thì một phần
lớn nguồn lực đó phải dành ra để giải quyết vấn đề nghèo đói và các vấn đề toàn cầu
khác do nghèo đói mang lại. Nghèo đói, bất công là nguyên nhân của tội phạm quốc
tế (khủng bố, nạn buôn bán ma túy và rửa tiền); nghèo đói cộng với thiếu hiểu biết
kéo theo đó là gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm nguồn năng lượng
(do sự gia tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người); lương thực,
thực phẩm ngày càng thiếu hụt; bệnh tật (nhất là đại dịch HIV/AIDS) ngày càng lan
tràn, khó kiếm soát; môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di dân tự
do đang ngày càng trở nên phức tạp.
Như vậy, đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa
đến sự tồn vong và phát triển của loài người. Tác động của nó trong quan hệ quốc tế
là rất lớn và vì vậy vấn đề này không phải của một quốc gia riêng lẻ nào mà là của
toàn nhân loại, đòi hỏi thế giới phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và toàn
diện. Ngăn chặn tình trạng nghèo đói sẽ không chỉ giúp nâng cao cuộc sống tại các
nước đang phát triển mà còn mang lại sự bảo đảm về an ninh cho các nước giàu.
1.3.2. Kinh nghiệm các tổ chức quốc tế và các nước về xóa đói giảm nghèo
1.3.2.1 Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế
Đấu tranh chống nghèo đói hiện đang là vấn đề rất cấp bách không chỉ của
riêng một vùng hay một quốc gia nào mà còn là của toàn thế giới. Điều này xảy ra vì
hai nhu cầu bức thiết chính: Một là, nghèo đói ở từng vùng, từng quốc gia ngày ngày
đe dọa đến sự ổn định và an toàn xã hội. Muốn tránh được xung đột xã hội có thể
xảy ra, mỗi vùng hay mỗi quốc gia phải quan tâm đến việc giảm nghèo, quá sức chịu
đựng của xã hội. Hai là, xu thế toàn cầu hóa đang buộc các quốc gia phải mở rộng
tính dân chủ. Khẩu hiệu chung về một xã hội công bằng có trật tự kinh tế và phân
phối tiến bộ khiến cho các quốc gia phải có những chính sách, những hành động cụ
thể để hội nhập.
15
Vì vậy, một mặt việc xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của chính phủ từng
nước; mặt khác, các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF), Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), Chương trình phát triển của Liên Hợp
Quốc (UNDP) Giữ vai trò quan trong giúp các quốc gia giảm bớt gánh nặng nghèo
đói.
Biện pháp đầu tiên thường được sử dụng là chu cấp các khoản vay có gắn với
các điều kiện giải ngân theo các chương trình xóa đói giảm nghèo. Đây được đánh
giá là một biện pháp trực tiếp và có nhiều yếu tố tích cực nếu quá trình tổ chức thực
hiện hạn chế được lãng phí và tham nhũng của các quan chức trung gian.
Tiếp theo đó là những nỗ lực của các quốc gia công nghiệp phát triển, Hội
nghị thượng đỉnh Rio năm 1992 đã đề ra một công ước chung, theo đó viện trợ phát
triển cho các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ ba cần phải chiếm 0,7% tổng sản
phẩm xã hội của các quốc gia công nghiệp phát triển với mục tiêu đóng góp vào việc
giảm số người nghèo trên thế giới. Tính đến cuối thế kỷ XX, quốc gia dẫn đầu về
thực hiện Công ước này là Hà Lan và Thụy Điển, họ chi tới trên 0,8% GDP. Các
nước khác như Anh đã chi trong năm 1999 là 0,24%, sang năm 2000 tăng lên
0,31%. Sau đó là Thụy sỹ 0,34%, Pháp 0,33%, riêng Cộng Hòa Liên bang Đức năm
1998 đã chi 0,4% GDP cho viện trợ phát triển, nhưng đến đầu thế kỷ XXI Chính phủ
Đức lại giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay còn 0,27%.
Biện pháp tiếp theo là gián tiếp, thường tập trung vào các giải pháp dãn nợ,
giảm nợ đối với các quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói đến mức mất khả năng trả nợ.
Trong số các sự kiện liên quan đến sự việc này, trước hết phải kể đến các hội nghị
thường niên của WB va IMF về xử lý nợ cho các nước nghèo, các câu lạc bộ như
Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ Luân Đôn Chẳng hạn ở hội nghị ở Washington (thắng
10 năm 1996) đã quết định giảm ít nhất 5,6 tỉ USD nợ của khoảng 20 nước nghèo
nhất trên thế giới, và đến những năm gần đây con số giảm nợ đã tăng lên đến hàng
chục tỉ USD.
Các biện pháp thường tập trung vào giải quyết những vấn đề dễ phát sinh lớn,
như trong lĩnh vực bảo hiểm, thiết lập một hệ thống can thiệp của các công ty bảo
16
hiểm và nhà nước vào những thiệt hại lớn do thiên tai gây ra Ngoài ra, còn có các
hoạt động của những tổ chức nhân đạo, như Hội chữ thập đỏ quốc tế, UNICEF
cũng thường tổ chức các hỗ trợ nhân đạo, tiêm chủng mở rộng, cung cấp nước sạch,
tóm lại là hướng vào các hoạt động hỗ trợ người nghèo, lấy người nghèo đói làm
trung tâm, đối tượng để triển khai các dự án hỗ trợ và giúp đỡ.
Tuy vậy trên thực tế, hiệu quả đích thực của các biện pháp mà các nước giàu,
cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra để giúp đỡ các nước nghèo thường rất hạn chế
và rất không cơ bản. Chẳng hạn các biện pháp đầu tư phát triển và hỗ trợ thương mại
cho các nước nghèo rút cuộc thường làm cho các nước nghèo chịu nhiều thua thiệt
”các luật chơi” của thị trường thế giới. Theo BBC (Kênh truyền hình BBC có trụ sở
chính tại Anh) ngày 20/5/2001, một báo cáo do Oxfam đưa ra cho thấy, những biện
pháp hạn chế về thương mại mà các nước giàu áp dụng đã làm cho các nước nghèo
nhất thế giới thiệt hại một khoản thu ngoại tệ lớn là 2.5 tỷ USD/năm. Ví dụ, ở
Bangladesh, cứ 1 USD nhận được từ viện trợ của Mỹ thì trên thực tế lại bị thiệt hại 7
USD do những hạn chế thương mại mà Mỹ áp đặt và còn bị thiệt hại gấp 5 lần như
thế nếu so với 1 USD viện trợ nhận được từ Canada.
Có thể nói rằng, thời gian qua các nước công nghiệp phát triển nhất chỉ đưa ra
những lời hứa hão với các nước nghèo của thế giới thứ ba về viện trợ, giảm nợ và
thương mại. Lời nói còn cách quá xa so với việc làm cụ thể. Khoảng 11% hàng hóa
xuất khẩu của các nước nghèo (LDC) phải chịu mức thuế quan trên 15%, cao gấp 3
lần thuế quan đánh vào hàng hóa cùng loại nhập từ các nước khác. Các nước công
nghiệp thuộc tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) hứa tăng hỗ trợ phát triển cho
các nước LDC lên 0,2 %GDP của họ. Nhưng kể từ đó cho đến nay, OECD đã giảm
3,5 tỷ USD và mức viện trợ bình quân đầu người của họ đã giảm. Trong khi đó họ
lại trợ giá nông sản (thường là mặt hàng xuất khẩu chủ lực các nước nghèo) trong
nước lên tới 1 tỷ USD/ngày, tương đương với tổng GDP của tất cả các nước LDC.
17
1.3.2.2 Kinh nghiệm giảm nghèo một số nước
Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia rất thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, từ
những năm sau cuộc cải cách 1978, Trung Quốc đã giảm tỷ lệ nghèo một cách
ngoạn mục thông qua những chính sách cải cách đặc biệt và tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao. Theo chuẩn nghèo của quốc gia thì số người nghèo đã giảm từ 200 triệu vào
năm 1981 xuống còn 28 triệu vào năm 2002. Mặt khác, dùng chuẩn nghèo theo thu
nhập 1 USD/ngày của Ngân hàng thế giới, số người nghèo đã giảm từ khoảng 490
triệu người xuống còn 88 triệu người trong cùng giai đoạn. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ
49% năm 1981 xuống còn 6,9% năm 2002.
Trung Quốc đã đạt được thành quả giảm nghèo thần tốc như vậy chủ yếu là
nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. GDP thực tăng trung bình 9,4% trong giai
đoạn 1979-2003. Sự tăng trưởng nhanh này là kết quả của những cải cách liên tục và
sự thay đổi cơ cấu chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, từ
nông nghiệp sang dịch vụ, mở cửa thương mại quốc tế và trao đổi công nghệ. Nghèo
đói ở Trung Quốc là hiện tượng ở nông thôn, do sự di cư từ nông thôn ra thành thị bị
hạn chế nên việc phát triển nông thôn là yếu tố quan trọng nhất để giảm nghèo.
Trung Quốc đã tập trung cải cách về thể chế ở nông thôn như việc sở hữu đất, sản
xuất và giá thu mua vì thế tỷ lệ nghèo ở Trung Quốc giảm một nữa từ 49% xuống
còn 24% theo chuẩn 1 USD/ngày, số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250
triệu người giảm xuống còn 125 triệu người vào năm 1985.
Điểm đáng chú ý là vào năm 1994, Chính phủ Trung Quốc ban hành
”Chương trình 8-7” (Chương trình giảm nghèo quốc gia) với mục tiêu đem phần lớn
của 80 triệu người nghèo còn lại lên trên đường nghèo của Chính phủ trong 7 năm từ
1997-2000. Thực chất chương trình 8-7 nhằm vào các khu vực nghèo, nhấn mạnh
trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với hiệu quả giảm nghèo trong quyền hạn
của họ. Chương trình này có những mục tiêu chính: trợ giúp những hộ gia đình
nghèo tận dụng đất đai, cho vay để tăng vụ và sản xuất chăn nuôi và kiếm việc làm
phi nông nghiệp; cung cấp cơ sở hạ tầng như đường, điện cho các quận huyện và
18
nước sạch cho đa số các làng xã nghèo; hoàn thành giáo dục cơ sở và chăm sóc sức
khỏe. Từ năm 1997, quỹ dành cho xóa đói giảm nghèo tăng vọt đến 50%.
Chương trình 8-7 đã tác động lớn đến việc giảm nghèo ở Trung Quốc, đóng
góp cho sự phát triển cả về kinh tế và xã hội của các khu vực nghèo ở Trung Quốc.
Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp ở những vùng này là 7,5% so với tốc độ trung
bình cả nước là 7%, thu nhập ròng hộ gia định bình quân tăng 12,8% cao hơn so với
trung bình cả nước, tuy nhiên những người không nghèo lại được hưởng nhiều hơn
người nghèo từ chương trình này.
Từ kế hoạch 8-7, chính phủ Trung Quốc đã phát động một Chương trình giảm
nghèo nông thôn thế kỷ mới cho giai đoạn 2011-2010. Bên cạnh những khu vực
nghèo trước đây, sẽ có thêm 500.000 làng nghèo được đưa vào chương trình,
chương trình nghèo mới đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia của người dân vào các
chương trình giảm nghèo, hơn nữa bệnh tật cũng được xem như là một yếu tố gây
nghèo ở nông thôn vì vậy chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hơn nữa các chương
trình chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội ở nông thôn. Trung Quốc đạt được thành
tựu giảm nghèo như trên là do những cải cách đúng đắn và sự phát triển mạnh của
khu vực nông thôn, thực trạng những khu vực nghèo của Việt Nam cũng khá tương
đồng với những khu vực nghèo của Trung Quốc, việc trợ giúp những hộ gia đình
nghèo để tận dụng đất đai, cho vay để tăng vụ sản xuất chăn nuôi, kiếm việc là phi
nông nghiệp, cung cấp cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước sạch cho các xã nghèo
và hoàn thành giáo dục, chăm sóc sức khỏe là điều đáng để Việt Nam học tập.
Hàn Quốc
Hàn Quốc là nước tiêu biểu cho chính sách phát triển kinh tế bứt lên trước, xử
lý nghèo đói sau và đã có những thành công nhất định.
Trước những năm 60, Hàn Quốc có xuất phát điểm là rất nghèo nàn về tài
nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ khi thực hiện chính sách và chiến lược phát
triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Các chính sách phát triển ấy đã hứa hẹn rằng
nghèo đói sẽ được loại bỏ trong quá trình tăng trưởng GNP. Kết quả là Hàn Quốc đã
đạt được tăng trưởng cao kỷ lục khoảng 9%/năm trong suốt thời kỳ 1962-1988. Và
19
nếu căn cứ vào chuẩn nghèo tuyệt đối của năm 1988 được áp dụng cho các hộ nông
dân là 5525 USD/năm/hộ thì tỷ số hộ nghèo đói năm đó đã giảm xuống còn 6,5% so
với 33,7% năm 1967.
Thế nhưng do phát triển kinh tế quá nhanh nên bức tranh nghèo đói tương đối
lại hoàn toàn khác, chuẩn nghèo đói tương đối áp dụng cho các hộ nông dân năm
1988 ở Hàn Quốc là 7324 USD/năm/hộ. Tỷ lệ nghèo đói tương đối trong nông thôn
tính cho năm 1988 là 17,9% với 31,6% năm 1970. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng
kinh tế thực sự đã làm giảm tỷ lệ số hộ thuộc diện nghèo đói ở nông thôn. Tuy vậy,
chuẩn nghèo ở Hàn Quốc lại phân biệt khá rõ giữa các vùng thành phố lớn, thành
phố vừa và nhỏ và vùng nông thôn. Chuẩn nghèo ở vùng nông thôn chỉ bằng 80%
chuẩn nghèo ở thành phố lớn và bằng 90% chuẩn nghèo ở thành phố vừa và nhỏ.
Nhìn chung, tỷ lệ các hộ nghèo tương đối vùng nông thôn tuy có giảm những vẫn
còn chậm hơn so với tỷ lệ số hộ nghèo tuyệt đối, hố ngăn cách giàu nghèo có dãn ra
nhanh chóng nhưng nhìn chung cho năm 1993 thì hệ số Gini vẫn không quá lớn, chỉ
khoảng trên 0,31.
Trong những năm 90, Hàn Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong
công tác giảm nghèo, tỷ lệ nghèo đói ở thành thị đã giảm trung bình xuống còn 20%
một năm trong giai đoạn 1990-1997 và không có sự gia tăng bất bình đẳng. Nhưng
khi khủng hoảng nổ ra thì thất nghiệp và nghèo đói đã tăng lên nhanh chóng. Diện
nghèo đói ở khu vực thành thị đã tăng gấp đôi từ 9% năm 1997 lên đến 19,2% năm
1998. Thất nghiệp tăng từ 2,6% trong quý II năm 1997 lên tới đỉnh điểm là 8,7% vào
đầu năm 1999. Mức lương thực tế giảm 20,7%, chính sách tài khóa mở rộng năm
1998 và 1999 đóng vai trò thiết yếu để ngăn chặn suy thoái kinh tế. Chi tiêu cho bảo
trợ xã hội đã tăng ba lần từ 0,6% năm 1997 lên 2,0% năm 1999. Chính phủ đã sử
dụng ban công cụ bảo trợ xã hội chính để giúp đỡ người thất nghiệp, người nghèo và
người già đó là: mở rộng chương trình bảo hiểm thất nghiệp, tạo ra thêm việc làm
công cộng và ban hành chương trình bảo đảm nguồn sống. Tính đến cuối năm 2001,
tỷ lệ nghèo ở Hàn Quốc chỉ có 4% và GDP bình quân đầu người là 19.400 USD.
Việt Nam có thể học hỏi để vận dụng cho phù hợp với bối cảnh của kinh tế xã hội
của nước ta như giúp đỡ những người thất nghiệp, người già và những người nghèo.
20
Bangladesh
Là một nước nông nghiệp, dân số khoảng 120 triệu, trên 80% sinh sống tại
nông thôn và bằng nghề nông, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 120-150
USD năm 1999, trên 50% số hộ nông dân có ruộng, cuộc sống của phần lớn trong số
họ nằm dưới mức nghèo khổ. Nhưng từ khi xuất hiện hình thức cấp tín dụng cho
người nghèo của Grameen Bank (năm 1976), mà người đặt nền móng là giáo sư
Yunus trường Đại học Chittagong, người nghèo ở Bangladesh đã được hưởng một
sự giúp đỡ thật sự hiệu quả.
Thống kê đến tháng 10 năm 2003, hai mươi năm sau ngày chính thức thành
lập, Grameen Bank đã có 3,02 triệu người đến vay, trong đó 95% là phụ nữ. Tổng số
khoản nợ còn lưu hành là 262,71 triệu USD, tổng số cho vay tính từ ngày thành lập
là 4,12 tỷ USD trong đó có 3,73 tỷ USD đã được hoàn trả lại. Grameen Bank cho
vay theo nhóm mà không phải thế chấp và áp dụng nhiều lãi suất khác nhau tuy theo
mục đích vay và đối tượng. Làm như thế , ngân hàng này đã dựa trên hai nguyên tắc
cơ bản là tín nhiệm nhau và liên đới chịu trách nhiệm tập thể giữa các người nghèo.
Đồng thời, Grameen Bank cũng chứng minh được rằng người nghèo có khả năng chi
trả và vi tín dụng cùng có hiệu quả ở hai phía người đi vay và người cho vay.
Nhận xét chung của những người nghiên cứu ngân hàng này là nó rất kiên trì
mục tiêu phục vụ người nghèo và khai thác triệt để những đặc điểm của người
nghèo, khơi dậy mặt tích cức của họ. Nhờ đó số hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo
bằng các khoản vay nhỏ từ Grameen Bank đang tăng lên ngày một nhiều.
Điều này cho thấy một trong những nhân tố nhằm giảm nghèo của
Bangladesh mà Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng cần học hỏi đó là
việc cấp tín dụng cho người nghèo để có những vốn liếng nhất định phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường tại Việt Nam, những hộ nghèo không
có tài sản nên không thể thế chấp từ các tổ chức tín dụng, nên sử dụng chính sách tín
dụng này đối với người nghèo cũng là giải pháp hay cần học tập.
21
1.3.3. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam
Thời gian vừa qua, Việt Nam được biết đến là quốc gia có thu nhập thấp nhất
trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhưng thành tựu giảm nghèo của Việt Nam
lại là một trong những nước thành công nhất trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm
nghèo. Khoảng gần 2 thập kỷ trước (năm 1993), Việt Nam có hơn 58% dân số sống
dưới mức chi tiêu bình quân đáp ứng cho nhu cầu lương thực và phi lương thực cơ
bản nhất. Năm năm sau đó tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 37%, đến năm 2002 tỷ lệ này
tiếp tục giảm còn 28,9%, năm 2006 là 16% và đến năm 2008 tỷ lệ nghèo chỉ còn
14,5% (xem bảng 1.3). Tỷ lệ nghèo đói đo lường bằng chuẩn nghèo lương thực thực
phẩm, giảm từ 24,9% năm 1993 xuống còn 10,9% năm 2002 và 6,9% năm 2008.
Nếu dùng chuẩn USD $1 PPP, Việt Nam đã vượt xa Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ ”giảm 50% tỷ lệ người dân có thu nhập dưới mức USD $1 PPP/ngày trong giai
đoạn 1990-2015”. Tỷ lệ này đã giảm được trên 9 lần từ 39,9% xuống còn 4,1% năm
2008.
Bảng 1.3 cho thấy việc giảm nghèo diễn ra ở tất cả các nhóm dân cư, thành
thị, nông thôn, nhóm đa số, nhóm dân tộc thiểu số, và ở các vùng địa lý. Tỷ lệ nghèo
ở khu vực thành thị giảm từ 25,1% xuống 3,3% trong thời kỳ 1993-2008, còn tỷ lệ
nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 66,6% xuống còn 18,7% trong cùng kỳ.
Tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm cũng giảm đi theo thời gian cho cả khu
vực thành thị và nông thôn, cũng như nhóm người Kinh và Hoa và nhóm dân tộc
thiểu số. Năm 1993 có tới 29,1% người nông thôn và 7,9% người thành thị thuộc
nhóm nghèo lương thực thì đến năm 2008 chỉ có 9,2% người nông thôn và 0,9%
người dân thành thị thuộc nhóm nghèo này.
Bảng 1.3. Tỷ lệ và khoảng các nghèo ở Việt Nam
ĐVT: %
Tính theo phần trăm 1993 1998 2002 2004 2006 2008
Tỷ lệ nghèo
Thành thị
Nông thôn
58,1
25,1
66,4
37,4
9,2
45,5
28,9
6,6
35,6
19,5
3,6
25,0
16
3,9
20,4
14,5
3,3
18,7
22
Kinh và Hoa
Dân tộc thiểu số
53,9
86,4
31,1
75,2
23,1
69,3
13,5
60,7
10,3
52,3
8,9
50,3
Nghèo lương thực
Thành thị
Nông thôn
Kinh và Hoa
Dân tộc thiểu số
24,9
7,9
29,1
20,8
52
15
2,5
18,6
10,6
41,8
10,9
1,9
13,6
6,5
41,5
7,4
0,8
9,7
3,5
34,2
6,7
1,2
8,7
3,2
29,2
Khoảng cách nghèo
Thành thị
Nông thôn
Kinh và Hoa
Dân tộc thiểu số
18,5
6,4
21,5
16,0
34,7
9,5
1,7
11,8
7,1
24,2
6,9
1,3
8,7
4,7
22,8
4,7
0,7
6,1
2,6
19,2
3,8
0,7
4,9
2,0
15,4
3,5
0,5
4,6
1,7
15,1
Ghi chú: Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số. Khoảng cách nghèo đo mức chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của người
nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo.
Nguồn: Báo cáo các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2010
Bảng 1.4. Tỷ lệ nghèo giữa các vùng
Tính theo phần trăm 1993 1998 2002 2004 2006 2008
Vùng núi phía Bắc
Đông Bắc
Tây Bắc
81,5
64,2
43,9
38,4
68,0
35,4
29,4
58,6
30,2
25,0
49,0
24,3
45,7
Đông bằng sông Hồng
Duyên hải Bắc Trung Bộ
62,7
74,5
29,3
48,1
22,4
43,9
12,1
31,9
8,8
29,1
8,1
22,6
Duyên hải Nam Trung Bộ 47,2
34,5
25,2
19,0
12,6
13,7
Tây Nguyên 70,0
52,4
51,8
33,1
26,8
24,1
Đông Nam Bộ 37,0
12,2
10,6
5,4
5,8
3,5
Đồng bằng sông Cửu Long 47,1
36,9
23,4
15,9
10,3
12,3
Việt Nam 58,1
37,4
28,9
19,5
16,0
14,5
Nguồn: BCPTVN (2008)
23
Bảng 1.4 cho thấy xu hướng giảm nghèo ở một số vùng nhưng tốc độ giảm
nghèo và tỷ lệ nghèo thì khác nhau. Nhìn chung vùng núi phía Bắc là vùng nghèo
nhất nước tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian hơn
mười năm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo Vùng núi phía Bắc đã đạt được
những kết quả vượt bậc tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 81,5% xuống còn 30,2%. Tuy nhiên,
ở vùng này vẫn thể hiện sự hạn chế ở khả năng giảm nghèo trong những năm qua,
nghèo về lương thực ít thay đổi.
Bảng 1.5. Tỷ lệ chi tiêu của các nhóm ngũ vị phân trong dân số
ĐVT: %
1993 1998 2002 2004 2006
2008
Nghèo nhất
Gần nghèo nhất
Trung bình
Gần giàu nhất
Giàu nhất
8,4
12,3
16,0
21,5
41,8
8,2
11,9
15,5
21,2
43,3
7,8
11,2
14,6
20,6
45,9
7,1
11,2
15,2
21,8
44,7
7,2
11,5
15,8
22,3
43,3
Tổng
100
100
100
100
100
Giàu nhất/nghèo nhất
5
5,3
5,9
6,3
6
Hệ số Gini cho chi tiêu
0,34
0,35
0,37
0,37
0,36
Nguồn: BCPTVN ( 2008)
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn về tăng
trưởng và giảm nghèo được thế giới đánh giá cao trong khi sự bất bình đẳng chỉ tăng
lên rất ít. Số liệu về chi tiêu hộ gia đình cho phép chúng ta xây dựng được một số
chỉ số chuẩn về vấn đề này. Ví dụ ta có thể chia dân số thành 5 nhóm dựa vào mức
sống và ước tính tỷ lệ chi tiêu của mỗi ”nhóm ngủ vị phân” (bảng 1.5). Từ bảng này
cho thấy 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm có 7,2% tổng chi tiêu của cả nước, so với
43,3% của nhóm giàu nhất. Từ đó có thể thấy rằng một người trung bình ở nhóm
giàu nhất chi tiêu nhiều gấp 6 lần một người trung bình ở nhóm nghèo nhất. Qua
bảng một chỉ số cần quan tâm là hệ số Gini, được đo thang điểm từ 0 đến 1 hệ số
này càng gần tới 1 thì bất bình đẳng càng lớn. Vì tốc độ chuyển đổi kinh tế và tăng
trưởng đáng kể nên hệ số Gini của Việt Nam có thể dự đoán là sẽ tăng lên đáng kể.
24
Tuy nhiên chúng ta thấy từ năm 1993 đến 2004 có tăng đôi chút và còn giảm đôi
chút giai đoạn 2004-2006. Độ ổn định của hệ số Gini được tạo nên bởi sự cải thiện
mức sống tốt ba nhóm ngủ vị phân chia giữa của dân số và điều này đã làm nổi lên
một tầng lớp trung lưu ngày càng quan trọng.
So sánh một số chỉ tiêu giữa Việt Nam và các nước
Việt Nam là một quốc gia đặc biệt nổi bật trong công tác xóa đói giảm nghèo
so với các nước trong và ngoài khu vực. Khi sử dụng ngưỡng nghèo 1 đô-la/ngày thì
mức giảm nghèo ở Việt Nam thật là đáng khen. Theo ngưỡng này, tỷ lệ nghèo đã
giảm 2/3 trong giai đoạn 1993-2002, mặt khác nếu mức giảm nghèo lại khiêm tốn
hơn nếu dùng chuẩn nghèo 2 đô-la/ngày. Sự tương phải giữa hai xu hướng này là do
một bộ phận lớn người dân Việt Nam không còn nghèo cùng cực nhưng tỷ lệ cận
nghèo còn nhiều và chắc chắn là chưa giàu.
Một so sánh quốc tế có ý nghĩa cần tính đến sự khác biệt về trình độ phát
triển giữa các nước, xét trên giác độ này thì Việt Nam cũng làm rất tốt. Bảng 1.6 cho
thấy những ước tính mới nhất về ngưỡng nghèo 1 đô-la/ngày ở một loạt nước có thể
so sánh với Việt Nam vì những nước này thuộc cùng khu vực hoặc là những nên
kinh tế mới nổi lên. Qua bảng ta thấy GDP tính theo đầu người theo đô la PPP, tuy
Việt Nam có tỷ lệ nghèo cao hơn Ma-lai-xia, Thái Lan và In-đô-nê-xia nhưng Việt
Nam lại giảm nghèo tốt hơn các nước giàu hơn như Trung Quốc, Ấn Độ và Phi-lip-
pin.
Bảng 1.6. Tỷ lệ so sánh được Việt Nam với một số quốc gia
Tên quốc gia
GDP tính theo đầu người theo
đô la PPP
Phần trăm dân số sống với
dưới 1 đô la PPP/1 ngày
Ma-lai-xia 8922 2,0
Thái lan 6788 2,0
Nga 7926 6,1
Sri-lan-ka 3447 6,6
In-đô-nê-xia 3138 7,2
Mê-xi-cô 8707 8,0
Bra-xin 7516 9,9
Việt Nam 2240 13,4
25
Mông cổ 1651 13,9
Phi-líp-pin 4021 14,6
Trung Quốc 4475 16,1
Lào 1678 26,3
Ấn Độ 2571 34,7
Nguồn: BCPTVN (2004)
Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi không biết chữ rất thấp, khoảng 6,6%. Số năm đi
học và chi phí cho việc đi học ngày càng tăng mặc dù phần nhận được thêm trong
lương từ kết quả đầu tư cho giáo dục là không lớn, một đặc điểm của những nước
đang phát triển vào những năm 80 (Nguyệt Nga, 2002)
[2]
. Mặt khác, Việt Nam đã
đạt được những kết quả khả quan trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em với tốc
độ giảm tương đối cao. Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam đã đem lại sự thay đổi tích
cực trong ngành y tế. Cũng giống như giáo dục, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh
vực này nhìn chung cao hơn của các nước có cùng trình độ phát triển. Tuy nhiên,
Việt Nam lại chậm thay đổi trong tỷ lệ người dân được tiếp cận với các thiết bị vệ
sinh điều này đã phần nào cho thấy cuộc sống của người dân Việt Nam vẫn còn
trong khó khăn, chưa đạt chất lượng như mong muốn.
Trong thời gian tới, công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam sẽ không còn
được hưởng những điều kiện thuận lợi như đã từng có nữa, Chính phủ Việt Nam
cũng như chính quyền các địa phương các cấp phải đối mặt với những thách thức:
Kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo nhưng sự tăng trưởng này
sẽ ít có lợi cho người nghèo hơn. Những thành quả do việc phân phối lại đất nông
nghiệp cho các hộ gia định ở nông thôn sẽ không còn nữa vì đất đã được tận dụng
hết và số dân thì ngày một tăng lên. Cùng với thời kỳ hội nhập, giá cả leo thang,
nghèo đói ở nông thôn trong những năm tới sẽ chiếm đa số nhưng tập trung vào
vùng sâu, vùng xa, biên giới và ảnh hưởng nhiều hơn đến các dân tộc thiểu số. Tăng
trưởng kinh tế sẽ tiếp tục giảm nghèo ở nông thôn nhưng chưa đủ để giải quyết các
vấn đề liên quan đến nghèo đói ở các vùng này. Những vùng tăng trưởng chậm sẽ
không có đủ khả năng để chi trả cho các dịch vụ xã hội làm cho các hộ gia đình sẽ
dựa vào những người cung cấp dịch vụ tư nhân với giá đắt hơn. Đầu tư hạn chế của