Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

KỸ NĂNG mà CÔNG CHỨNG VIÊN cần có trong việc SOẠN THẢO hợp đồng giao dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.65 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
----------------------

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
KỸ NĂNG CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG

Chuyên đề: Những kỹ năng mà công chứng viên cần có trong việc soạn
thảo hợp đồng giao dịch

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2020


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................ 2
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................................2
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu........................................................ 2
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN
CÔNG CHỨNG..................................................................................................... 2
1. Khái niệm............................................................................................................2
2. Quy định pháp luật về việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch................................ 3
3. Nguyên tắc sạo thảo hoặc kiểm tra nội dung của văn bản công chứng..............4
3.1. Hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chất pháp lý, nội dung của giao
dịch hay hình thức pháp lý đơn phương..................................................................4
3.2. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên................................................. 5
3.3. Nội dung văn bản công chứng phải thể hiện chính xác, đầy đủ, trọn vẹn ý chí
của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật.................................................. 6
4. Kỹ năng soạn thảo văn bản công chứng..............................................................9
4.1. Phần chủ thể......................................................................................................9
4.2. Phần nội dung (các điều khoản)..................................................................... 16
4.3. Lời chứng của công chứng viên..................................................................... 18


III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG SOẠN
THẢO HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN..................18
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 21

1


I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Việc công chứng, chứng thực đang dần trở nên phổ biến khi mà trong
nhiều văn bản pháp luật hiện hành quy định rằng việc công chứng, chứng thực
là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hay của các giao dịch khác. Như vậy,
xét về bản chất pháp lý, văn bản công chứng không chỉ là sản phẩm nghề
nghiệp của công chứng viên mà còn là công cụ, phương tiện ghi nhận ý chí
chủ quan của mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch.
Trong những năm qua, hoạt động công chứng ở nước ta có những đóng
góp thiết thực vào việc cải cách thủ tục hành chính, góp phần lập lại trật tự
trong lĩnh vực giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại….Do văn bản công
chứng, nhất là những văn bản công chứng theo yêu cầu tự nguyện của người
yêu cầu công chứng vô cùng đa dạng về thể thức với các điều khoản, điều
kiện hoàn toàn khác nhau nên khi soạn thảo hay hay kiểm tra văn bản công
chứng, công chứng viên cần phải trang bị cho mình những kỹ năng và tuân
thủ những quy tắc nhất định. Do vậy, việc nghiên cứu kỹ năng mà công chứng
viên cần phải có trong việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch nhằm giúp mỗi
công chứng viên tuân thủ theo pháp luật và đạo đức hành nghề công chứng.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về hoạt động soạn thảo văn bản công chứng. Những văn bản
pháp luật quy định về hoạt động công chứng, kỹ năng soạn thảo văn bản hợp
đồng, giao dịch của công chứng viên trong quá trình công chứng
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN

CÔNG CHỨNG
1. Khái niệm
Khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 (dưới đây gọi là Luật Công
chứng) quy định : “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã
được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này”.
Như vậy, văn bản công chứng được cấu thành bởi những bộ phận cơ
bản là hợp đồng, giao dịch và phần lời chứng của công chứng viên. Trong
đó phần nội dung hợp đồng, giao dịch nhằm ghi nhận ý chí chủ quan cũng
2


như sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết, trong khi lời chứng chính là
bộ phận thể hiện vai trò, trách nhiệm của công chứng viên đối với bản hợp
đồng, giao dịch đó.
2. Quy định của pháp luật về việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch
Theo nội dung Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng, có hai văn bản
công chứng. Loại thứ nhất là văn bản công chứng do công chứng viên soạn
thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng (Điều 40), loại thứ hai là
văn bản công chứng được soạn thảo sẵn (Điều 41).
Văn bản công chứng được soạn thảo sẵn có thể được soạn thảo bởi nhiều
đối tượng khác nhau có hiểu biết về pháp luật như: luật sư, chuyên gia tư
vấn,… hoặc chính bản thân người yêu cầu công chứng.
Dù văn bản công chứng do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng hay do người yêu cầu công chứng được soạn thảo
sẵn thì về nguyên tắc công chứng viên vẫn phải là cá nhân chịu trách nhiệm
chính đối với tính “xác thực, hợp pháp” của nội dung văn bản công chứng.
Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng khẳng định: “Công chứng là việc công
chứng viên của một tổ chứng hành nghề công chứng chứng nhận tính xác
thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây
gọi là hợp đồng giao dịch), tính chính xác, hợp pháp không trái đạo đức xã

hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ
tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định
của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công
chứng”. Thậm chí công chứng viên còn có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung
văn bản công chứng cho phù hợp với quy định của pháp luật hay được từ chối
công chứng nếu người yêu cầu công chứng không đáp ứng đề nghị nêu trên
của công chứng viên “công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch;
nếu trong hợp đồng, giao dịch cơ điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của
pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để
sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công
chứng viên có quyền từ chối công chứng” (Khoản 6 Điều 40 Luật Công
3


chứng). Vì vậy, công chứng viên khi trực tiếp soạn thảo hay kiểm tra, sửa
chữa nội dung văn bản công chứng, phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
3. Nguyên tắc soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung của văn bản công chứng
3.1. Hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chất pháp lý, nội
dung của giao dịch hay hình thức pháp lý đơn phương
- Công chứng viên cần kiểm tra các quy định của pháp luật có liên quan
để sử dụng hình thức hợp đồng phù hợp nhằm chuyển tải đúng nội dung các
thỏa thuận của các bên.
- Nội dung của giao dịch (hay còn gọi là các điều khoản và điều kiện)
của hợp đồng phải phù hợp với hình thức, tên gọi chính thức của hợp đồng
công chứng đó.
- Khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung văn bản công chứng trong trường
hợp công chứng theo sự tự nguyện yêu cầu của đương sự, công chứng viên
không được phép sử dụng mẫu của hợp đồng (thậm chí là cả tên gọi của hợp
đồng đó) đã được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan nhằm

tránh gây ra những nhầm lẫn không đáng có.
3.2. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên
Liên quan đến giao dịch công chứng thông thường sẽ có 3 bên hiện diện
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trên văn bản công chứng, đó là: người yêu
cầu công chứng, người thực hiện việc công chứng (bao gồm cả nhân viên
phòng công chứng) và cá nhân tổ chức hành nghề tư vấn, người làm
chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nên khi soạn thảo văn
bản hay kiểm tra dự thảo văn bản công chứng, công chứng viên cần phân biệt
rõ phạm vi trách nhiệm từng bên, thậm chí là từng cá nhân có mặt trực tiếp
tham gia giao kết hợp đồng đó. Ví dụ: Người yêu cầu công chứng phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật nếu không trung thực khi xuất trình giấy tờ, tài
liệu tạo lập cơ sở pháp lý cho việc giao kết hợp đồng, giao dịch công chứng
(khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng): “i) Người yêu cầu là cá nhân phải có
năng lực hành vi dân sự. ii) Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức
thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo
pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.iii) Người yêu
4


cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công
chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ
đó”. Công chứng viên Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu
cầu công chứng về văn bản công chứng của mình (điểm g, khoản 1, Điều 17,
Luật Công chứng) hay người yêu cầu công chứng giả mạo, không có năng lực
hành vi dân sự hay tại Điều 46 Luật Công chứng quy định về lời chứng của
công chứng viên: 1) Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao
dịch phải ghi rõ địa điểm, thời điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên
tổ chức hàng nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng giao
dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự; mục đích, nội dung
của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội,

chữ ký và dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đứng là chữ ký và dấu điểm
chỉ của người tham gia hợp đồng giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên
đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức
hành nghề công chứng. 2) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời
chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch.” Người phiên dịch
chịu trách nhiệm về bản dịch cũng như nội dung trao đổi giữa các bên, người
làm chứng chịu trách nhiệm về sự trung thực, khách quan trong phạm vi làm
chứng của mình (khoản 2, khoản 3 Điều 47 Luật Công chứng).
3.3. Nôi dung văn bản công chứng phải thể hiện chính xác, đầy đủ,
trọn vẹn ý chí của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật
Văn bản công chứng chính là hợp đồng đã được công chứng. Văn bản
công chứng sẽ được cấu thành bởi hai bộ phận là nội dung hợp đồng và lời
chứng của công chứng viên. Bộ phận nội dung hợp đồng chuyển tải ý chí chủ
quan, nội dung thỏa thuận mà các bên chủ thể tham gia giao kết văn bản công
chứng hướng tới. Bộ phận lời chứng của công chứng viên chính là phần thể
hiện trách nhiệm của công chứng viên đối với nội dung văn bản công chứng.
Sau khi Luật Công chứng 2014 có hiệu lực, thì lời chứng của công chứng viên
bắt buộc phải tuân theo mẫu lời chứng được quy định tại Điều 46 Luật Công
chứng và đặc biệt mẫu lời chứng được ban hành kèm theo Thông tư
06/2015/TT-BTP ngày 15/06/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng
5


dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Như vậy, bộ phận lời chứng
nhằm đảm bảo nội dung văn bản công chứng không vi phạm điều cấm của
pháp luật cũng như không trái đạo đức xã hội. Cụ thể như sau:
a). Nội dung hợp đồng giao dịch, công chứng phải chuyển tải đầy đủ,
trung thực ý chí chủ quan của các bên tham gia giao kết
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng mà công chứng viên cần
phải tuân thủ khi tiến hành soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung của hợp đồng

công chứng. Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 đã có khái niệm về hợp đồng dân
sự như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Trong khi đó Điều 274: “Nghĩa vụ là
việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa
vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá trị,
thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của
một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”
Như vậy, về bản chất pháp lý, văn bản công chứng chính là hợp đồng
hay là hành vi pháp lý đơn phương được công chứng nên văn bản công chứng
chính là một trong những “Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự” (Điều 275 Bộ
Luật Dân sự 2015). Dưới góc độ dân sự, Bộ Luật Dân sự năm 2015 chia hợp
đồng dân sự làm hai loại cơ bản là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
Khoản 1: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với
nhau”. Khoản 2 “ Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng đơn vụ mà chỉ một bên có
nghĩa vụ.” Như vậy, một hợp đồng song vụ quyền dân sự của bên này chính
là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại (như hợp đồng mua bán nhà ở), còn trong
hợp đồng đơn vụ, chỉ có một bên có quyền trong khi bên còn lại chỉ có nghĩa
vụ (Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện). Khi tiến hành giao
kết hợp đồng công chứng, các bên yêu cầu công chứng đã tự do, tự nguyện
làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình.
Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản
của luật dân sự: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận. Mọi
cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
6


hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn
trọng”. Sau khi hoàn tất thủ tục công chứng, hợp đồng giao dịch được công
chứng sẽ có giá trị bắt buộc không chỉ đối với bên trực tiếp tham gia giao kết

hợp đồng mà còn đối với các bên có liên quan (Điều 5 Luật Công chứng).
Chính vì vậy, chỉ khi nào nội dung bản hợp đồng công chứng chuyển tải chính
xác, đầy đủ và trọn vẹn ý chí chủ quan của mỗi bên tham gia thì người yêu
cầu công chứng mới gánh chịu toàn bộ quyền cũng như nghĩa vụ phát sinh,
thay đổi, chấm dứt theo bản hợp đồng đó. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A yêu cầu
công chứng viên nhận một hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, tuy nhiên
do một sơ suất nào đó, nội dung văn bản đã không thể hiện, ghi nhận điều
kiện tặng cho. Như vậy hợp đồng tặng cho tài sản được công chứng đã không
chuyển tải đầy đủ ý chí của bên tặng cho. Do vậy, bên tặng cho không bắt
buộc phải thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
dựa trên bản hợp đồng đó. Chính vì hợp đồng dân sự nói chung hay hợp đồng
công chứng nói riêng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự nên khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung văn bản công chứng, công
chứng viên cần khẳng định được các điều khoản, điều kiện của văn bản công
chứng đó đã phản ánh trung thực trung thực, đầy đủ, trọn vẹn ý chủ chủ quan
của các bên tham gia giao kết hợp đồng công chứng. Chỉ khi nào hợp đồng
công chứng thỏa mãn điều kiện trên thì mới trở thành cơ sở pháp lý để làm
phát sinh thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ dân sự của những bên tham gia giao
kết bản hợp đồng đó.
Mặt khác, các nội dung điều khoản, điều kiện trong hợp đồng công
chứng phải rõ ràng, rành mạch để người có quyền và nghĩa vụ liên quan hiểu
theo một nghĩa duy nhất, tránh gây phiền toái làm cho mỗi bên hiểu theo
hướng có lợi cho bản thân. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A có di chúc lại cho con trai
là ông B và con dâu là bà C toàn bộ tài sản của bản thân sau khi chết. Sau khi
bà A qua đời, bản di chúc nêu trên được mang tới tổ chức hành nghề công
chứng có thẩm quyền để tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên lúc này ông B và bà C đã ly hôn. Lúc này, theo ý kiến
của ông B, chỉ khi nào bà C là “con dâu” của Bà A thì bà C mới có quyền
7



hưởng di sản thừa kế. Trong khi đó, bà C lại khẳng định mình có toàn quyền
hưởng di sản thừa kế của bà A cho dù còn duy trì hôn nhân với ông B hay
không. Theo cách lập luận của bà C, việc bà A để lại thừa kế cho mình hoàn
toàn xuất phát từ quan hệ tình cảm cá nhân rất tốt đẹp giữa hai người và
không liên quan tới mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu do tên của C đã được
khẳng định chính thức trong di chúc của bà A. Như vậy, mỗi người lại có một
cách hiểu, cách giải thích hoàn toàn khác nhau về nội dung của văn bản di
chúc. Trong tình huống giả định ở trên, tranh chấp không đáng có xuất phát từ
cách hành văn thiếu chặt chẽ của công chứng viên khi soạn thảo di chúc cho
bà Nguyễn Thị A.
b). Nội dung văn bản công chứng không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật Dân sự 2015: “Giao dịch dân sự có
mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô
hiệu”. Trong khi tính pháp luật được quy định và chuẩn hóa trong các văn bản
quy phạm pháp luật thì phạm trù đạo đức lại không có được thuộc tính kể trên.
Việc đánh giá một yêu cầu công chứng có phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã
hội hay không đôi lúc vô cùng phức tạp. Tùy theo quan niệm, tập quán từng
vùng miền mà khái niệm đạo đức lại có những thay đổi nhất định.
4. Kỹ năng soạn thảo văn bản công chứng:
Dựa trên quy định của pháp luật và quá trình hành nghề công chứng,
người ta chia văn bản công chứng thành 3 bộ phận: chủ thể tham gia xác lập,
giao kết văn bản, những nội dung cần phải có của văn bản và lời chứng của
công chứng viên.
4.1. Phần chủ thể:
Theo Bộ Luật Dân sự 2015, cách thức chia chủ thể tham gia giao kết hợp
đồng, giao dịch dân sự thành 4 nhóm chính: (1)Nhóm cá nhân (Chương III
Phần thứ nhất), (2) Pháp nhân (Chương IV Phần thứ nhất), Nhà nước
CHXHCNVN, (3) Cơ quan nhà nước ở Trung Ương (Chương V Phần thứ

nhất) (4) Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chứng khác không có tư cách pháp
nhân trong quan hệ dân sự (Chương VI Phần thứ nhất).
8


4.1.1. Cá nhân:
Cá nhân là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất khi tham gia giao kết các
hợp đồng, giao dịch nói chung hay hợp đồng được công chứng nói riêng.
HIện nay chưa có bất kỳ quy định nào hướng dẫn cách thức mô tả một cá
nhân khi người này tham gia giao kết hợp đồng công chứng, ngoại trừ nội
dung mẫu lời chứng số 01 (Mẫu lời chứng chung đối với hợp đồng, giao dịch
được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của
Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Công chứng). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, do lời chứng luôn là bộ
phận đứng cuối cùng trong nội dung văn bản công chứng nên quy định kể trên
chỉ áp dụng được cho phần lời chứng chứ không thể làm căn cứ cho việc mô
tả người yêu cầu công chứng, bởi lẽ bộ phận này luôn được đề cập đầu tiên tại
phần lớn các hợp đồng, giao dịch nói chung hay hợp đồng công chứng nói
riêng.
Trên thực tế hành nghề, công chứng viên thường đưa ra những thông tin
xoay quanh các khía cạnh sau đây: họ và tên, năm sinh, số giấy tờ tùy thân,
ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm
trú. Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng công chứng liên quan đến người yêu cầu
công chứng là cá nhân, thì công chứng viên phải ghi nhận cụ thể những nội
dung sau:
- Họ và tên: Đây là thông tin gắn liền với mỗi cá nhân con người kể từ
khi sinh ra cho đến khi chết đi, họ và tên cũng là nội dung bắt buộc phải có
trong giấy khai sinh theo mẫu thống nhất. Như vậy, họ và tên là nội dung
không thể thiếu khi công chứn viên cần mô tả nhằm cá biệt hóa một cá nhân
nào đó.

- Ngày tháng năm sinh: Đây là cơ sở pháp lý để công chứng viên có
thể xác định chính xác năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi tham gia giao
kết một bản hợp đồng cụ thể. Và trong một số trường hợp xác định công
chứng viên cần phải ghi rõ ngày tháng năm sinh của người yêu cầu công
chứng để xác định chuẩn xác năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó.

9


- Số giấy tờ tùy thân: Theo điểm c khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng
quy định về thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn thì
người yêu cầu công chứng cần phải nộp một bộ hồ sơ bao gồm “Bản sao giấy
tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng”. Như vậy, sử dụng giấy tờ tùy
thân để xác định người yêu cầu công chứng là quy định mang tính chính
thống trong văn bản quy phạm pháp luật về công chứng nhằm kiểm tra nhận
dạng cá nhân sẽ trực tiếp ký hoặc điểm chỉ vào văn bản công chứng.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Căn cứ vào Điều 12 Luật Cư trú
ngỳ 29/11/2006, đã được sửa đổi bổ sung ngày 20/6/2013, thì:
1). Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường
xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử
dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc
được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định
của pháp luật.
Nơi cư trú là nôi công dân cư trú thường xuyên, ổn định, không có thời
hạn tại một chỗ nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đang ký thường trú và
đã đăng ký tạm trú.
2). Trường hợp không xác định được nơi đăng ký của công dân theo
khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó sinh sống.

Như vậy, quá trình hành nghề công chứng, việc ghi địa chỉ thường trú
hoặc tạm trú sẽ giúp công chứng viên cũng như các bên liên quan chủ động
trong việc liên hệ với cá nhân người yêu cầu công chứng khi cần thiết.
4.1.2. Tổ chức:
Để mô tả một doanh nghiệp, công chứng viên thường tập trung vào các
thông tin sau: tên, trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, số giấy đăng ký doanh
nghiệp, ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp. Cơ sở pháp lý để công chứng
viên xác định là các Điều: Điều 4 (về giải thích từ ngữ), Điều 29 (về nội dung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Điều 30 (mã số doanh nghiệp)
Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể như sau:
10


- Khoản 7 Điều 4: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích kinh doanh”
- Khoản 12 Điều 4: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản
hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi
lại thông tin về đăng ký doanh nghiệp”
Điều 29 quy định về “Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp” như sau:
“1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy
chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của
người đại diện theo theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên công ty hợp danh đối
vơi công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;
họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng
minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của thành viên

là cá nhân; tên mã số doanh nghiệp và trụ sở chính của thành viên là tổ
chứng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Vốn điều lệ”
- Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về “Mã số doanh nghiệp”
như sau: “1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập
và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp
có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp
khác.
2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ
tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.”
Như vậy, dù tổ chức có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp
nhân, khi tham gia giao kết bất kỳ một bản hợp đồng, giao dịch nào (bao gồm
cả hợp đồng được công chứng) đều được thực hiện thông qua một cá nhân
11


làm người đại diện. Công chứng viên sẽ đưa ra đầy đủ thông tin như khi mô tả
người yêu cầu công chứng là cá nhân, ngoại trừ địa chỉ thường trú hay tạm trú
hoặc nơi sinh sống của cá nhân đó, do cá nhân chỉ là người đại diện cho doanh
nghiệp đứng ra giao kết hợp đồng nên việc trong trường hợp cần thiết, các bên
trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng công chứng hay bên thứ 3 có liên quan sẽ
liên lạc với nhau thông qua địa chỉ đã đăng ký của doanh nghiệp đã xác lập,
giao kết văn bản công chứng đó chứ không phải thông qua địa chỉ của cá nhân
là người đại diện.
Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp ủy quyền sẽ là người trực tiếp đứng ra giao kết
hợp đồng nhân danh doanh nghiệp. Do vậy, căn cứ vào Điều 13 Luật này,
trong quá trình hành nghề công chứng viên sẽ ghi chú thêm văn bản hay giấy
tờ, tài liệu mà người đại diện sử dụng để xác định phạm vi, thẩm quyền đại

diện của người đại diện cho doanh nghiệp như: điều lệ công ty, văn bản ủy
quyền, biên bản họp hội đồng thành viên hay hội đồng quản trị,…
4.1.3. Tổ hợp tác và gia đình:
Được quy định trong chương VI, từ Điều 101, Điều 102, Điều 103, Điều
104 của Bộ Luật Dân sự năm 2015
Đây là nhóm chủ thể mà công chứng viên ít gặp nhất trong quá trình
công chứng, nhất là với chủ thể là tổ hợp tác. Tuy nhiên, trong quá trình soạn
thảo hay kiểm tra nội dung văn bản công chứng, công chứng viên cần chú ý
về hai chủ thể trên như sau:
a) Hộ gia đình:
Hộ gia đình thường gặp trong các hợp đồng có đối tượng là quyền sử
dụng đất. Theo khái niệm hộ gia đình được ghi nhận tại Điều 106 Bộ Luật
Dân sự 2005 thì hộ gia đình có những đặc điểm sau:
- Phải có từ 2 thành viên trở lên;
- Thường xuất hiện trên các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp và nông
thôn;
- Phải có tài sản chung và thông thường tài sản chung này là tài sản có
giá trị lớn và là tư liệu sản xuất của hộ gia đình.
12


Việc định đoạt tài sản chung (quyền sử dụng đất) của hộ gia đình được
quy định tại Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 về “Sở hữu chung của các thành
viên hộ gia đình”
1.Tài sản chung của các thành viên gia đình cùng chung sống gồm tài
sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác
được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ Luật này và luật khác có liên
quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên
gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt

tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ
yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là
người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có
quy định khác.
Trường hợp không có sự thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu
chung theo phần quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ
trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này” (Điều 213 sở hữu chung
của vợ chồng).
Đồng thời tại Luật đất đai năm 2013 (Khoản 9 Điều 3) quy định rõ hơn
về hộ gia đình như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang
sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng
đất”.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, khi làm thủ tục định đoạt tài sản chung
(cụ thể là công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) của hộ gia
đình tại cơ quan công chứng thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên
trong hộ gia đình đó. Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên,
hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có người đại diện theo quy định của
Bộ Luật Dân sự. Yêu cầu này được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho văn bản

13


công chứng cũng như đảm bảo quyền lợi cho tất các các thành viên của hộ gia
đình.
Do vậy các tổ chức hành nghề công chứng, các công chứng viên phải căn
cứ vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất để xác định những thành viên có quyền chuyển nhượng quyền sử

dụng đất đó (Điều 12 Luật Cư trú)
b) Tổ hợp tác:
Được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Nghị định
151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.Tổ hợp tác là chủ thể
mà công chứng viên rất ít khi gặp trong quá trình hành nghề.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 110 Bộ Luật Dân sự năm 2005: “Tổ
hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài
sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và
cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các mối quan hệ dân sự”.
Điều 1 Nghị định 151/2007 quy định: “Nghị định này quy định về tổ
chức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp
tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là UBND cấp xã) của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công
sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu
trách nhiệm”.
Điều 504 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về “Hợp đồng hợp tác”:
“1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về
việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng
hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm dân sự.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản”.
Như vậy, theo khái niệm Luật Dân sự 2015, ta thấy tổ hợp tác có những
nét đặc trưng cơ bản sau:
- Chủ thể giao kết hợp đồng hợp tác có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
và cũng không giới hạn số lượng chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác ở mức

14


tối thiểu cũng như mức tối đa. Tức là số lượng chủ thể tham gia hợp đồng hợp

tác có thể từ hai trở lên
- Về hình thức: được hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Hợp
đồng hợp tác bắt buộc phải lập thành văn bản, nhưng không bắt buộc phải có
chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như Bộ Luật Dân sự
năm 2005.
- Tổ viên tổ hợp tác có thể đóng góp tài sản, công sức để thực hiện
những công việc nhất định, có vị trí ngang nhau cùng hợp tác cùng hưởng lợi
và cùng chịu trách nhiệm.
Do vậy, vai trò của hợp đồng này nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác, tận
dụng nguồn lực của nhiều chủ thể trong đời sống kinh tế - xã hội nên sự ảnh
hưởng của quá trình thực hiện hợp đồng tới sự ổn định của các chủ thể tương
đối lớn. Chính vì vậy, các nhà làm luật đã ghi nhận những nội dung cơ bản
của hợp đồng để định hướng cho các chủ thể trong quá trình đàm phán, giao
kết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 505 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì:
“Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên nơi cư trú của cá nhân; tên trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, hoa tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của các thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu
có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác”.
Như vậy, trong mọi tình huống, để xác định thành viên của tổ hợp tác,
công chứng viên cần phải tham khảo nội dung của bản hợp đồng hợp tác tạo
lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập cũng như hoạt động của tổ hợp tác. Khi
mô tả tổ hợp tác với tư cách là người yêu cầu công chứng, công chứng viên
phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của tổ hợp tác, số và ngày tháng năm giao kết bản

15


hợp đồng hợp tác. Sau khi xác định chính xác số lượng thành viên của tổ hợp
tác, công chứng viên sẽ mô tả từng cá nhân có tham gia quyết định việc giao
kết hợp đồng, giao dịch công chứng theo cách thức cá nhân tham gia giao kết
hợp đồng.
4.1.4. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà
nước ở trung ương, ở địa phương trong giao dịch dân sự.
Đây là nhóm chủ thể mới được bổ sung từ khi Bộ Luật Dân sự 2015 ra
đời. Điều 97 Bộ Luật Dân sự 2015 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương khi tham
gia quan hệ giao dịch dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này”.
Do vậy, khi tham gia quan hệ dân sự, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương cũng sẽ phải
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện.
Điều 98 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về:”Đại diện tham gia quan hệ
dân sự” như sau: “Việc đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương tham gia quan hệ
dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụm,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước. Việc đại diện thông qua
cá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theo
các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.
Như vậy, trong tình huống cụ thể, công chứng viên cần căn cứ vào nội
dung văn bản pháp lý làm cơ sở thành lập, hoạt động để chuyển tải chính xác
một số thông tin có liên quan đến Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương như tên gọi, địa chỉ,…Họ
và tên, số giấy tờ tùy thân của cá nhân đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương,ở địa phương xác lập,

thực hiện giao dịch dân sự.
4.2. Phần nội dung (các điều khoản)
Đây là phần các điều khoản, điều kiện do các bên thỏa thuận, thống nhất
được ghi lại trong nội dung hợp đồng, là bộ phận có tầm quan trọng bậc nhất,
16


xác định chính xác quyền và nghĩa vụ dân sự của mỗi bên phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt khi tham gia giao kết hợp đồng đó. Theo Khoản 2 Điều 3 Bộ
Luật Dân sự 2015 thì nội dung các bản hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận.
Do vậy, từ thực tế hành nghề công chứng, cơ bản một bản hợp đồng sẽ được
soạn thảo theo một kết cấu sau đây:
Thứ nhất, phải xác định chính xác cơ sở pháp lý mà các bên dựa vào đó
để tiến hành giao kết hợp đồng (ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong hợp đồng mua bán nhà
ở,…)
Thứ hai, sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng: Đây là
phần nội dung quan trọng trong bản hợp đồng công chứng. Tùy từng loại hợp
đồng, giao dịch có đối tượng khác nhau (hợp đồng, giao dịch có đối tượng là
“vật” hay “việc”), nội dung này sẽ chuyển tải những thỏa thuận không giống
nhau ( ví dụ: công việc được phép thực hiện hay không được phép thực hiện
trong hợp đồng ủy quyền,..).
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng: Khi
soạn thảo hay kiểm tra nội dung hợp đồng công chứng, công chứng viên và
người yêu cầu công chứng cần dựa trên những quy định của pháp luật về
quyền lợi và nghĩa vụ các các bên khi tham gia giao kết hợp để xác định chính
xác, chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
Thứ tư, cam kết của các bên: Đây là phần nội dung nhằm ràng buộc trách
nhiệm của người yêu cầu công chứng đối với một số nội dung được ghi nhận
trong văn bản công chứng, thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của người yêu cầu

công chứng.
Thứ năm, các trường hợp bất khả kháng cũng như cơ chế giải quyết tranh
chấp: Đây là một nội dung mang tính dự phòng cho những tình huống không
hay có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng hay các tình huống
thực tế diễn ra không nằm trong dự liệu của các bên tại thời điểm giao kết.
Thứ sáu, giao kết hợp đồng: nội dung này nhằm đảm bảo cho người yêu
cầu công chứng (các bên tham gia giao kết hợp đồng) khẳng định chắc chắn,

17


dứt khoát ý chí cũng như khả năng nhận thức của bản thân trước khi chính
thức giao kết bản hợp đồng đó dưới sự chứng kiến của công chứng viên.
4.3. Lời chứng của công chứng viên
Lời chứng của công chứng viên là một bộ phận không thể tách rời của
hợp đồng, giao dịch được công chứng. Và đây cũng là đặc điểm pháp lý quan
trọng để người ta có thể phân biệt giữa một bản hợp đồng thông thường và
một bản hợp đồng được công chứng.
Điều 46 Luật Công chứng 2014 quy định về “Lời chứng của công chứng
viên
1. Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi
rõ thời điểm công chứng; họ, tên công chứng viên, tổ chức hành nghề công
chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện,
có năng lực hành vi dân sự; mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch
không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; chữ ký hoặc dấu điểm
chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người
tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời
chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công

chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch”.
Trên cơ sở quy định tại Điều 46 Luật Công chứng, Bộ Tư pháp đã ban
hành một số mẫu lời chứng áp dụng cho từng trường hợp cụ thể trong Thông
tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Công chứng. Trong đó, mẫu lời chứng số 01 là
mẫu lời chứng chung đối với hợp đồng, giao dịch mà công chứng viên cần
tham khảo.
III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG SOẠN
THẢO HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Trong thực tiễn của đời sống, các giao dịch trong các lĩnh vực dân sự,
kinh doanh thương mại hết sức đa dạng, phức tạp và ngày càng phát triển sôi
động. Song song với sự phát triển đó, những rủi ro pháp lý cũng xảy ra ngày
18


một nhiều hơn và không hề báo trước. Những rủi ro một khi đã xảy ra sẽ kéo
theo những hậu quả là những thiệt hại về tài sản, thu nhập, tinh thần…của
người yêu cầu công chứng, từ đó đẩy công chứng viên vào tình thế khó khăn:
vi phạm pháp luật, sử dụng tài sản của mình để khắc phục hậu qủa ảnh hưởng
đến người yêu cầu công chứng.
Như vậy, việc đề ra các biện pháp phòng, tránh và hạn chế các rủi ro
pháp lý khi công chứng hợp đồng, giao dịch là hết sức cần thiết. Qua nghiên
cứu và tìm hiểu kỹ năng soạn thảo hợp đồng giao dịch, tôi xin nêu một số giải
pháp sau:
Một là, công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc soạn thảo hoặc
kiểm tra nội dung văn bản công chứng.
Hai là, công chứng viên phải tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp
luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hợp đồng
công chứng. Việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ cho phép công chứng viên soạn
thảo nội dung hợp đồng, giao dịch luôn đúng pháp luật và hạn chế rủi ro cho

người yêu cầu công chứng cũng như của
Ba là, tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức của hợp đồng,
về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch.
Về hình thức hợp đồng, công chứng viên cần cân nhắc từng trường hợp
cụ thể để có thể áp dụng hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chất
pháp lý cũng như nội dung giao dịch hay hành vi pháp lý đơn phương cần
công chứng, chỉ khi nào nội dung bản hợp đồng công chứng chuyển tải chính
xác, đầy đủ và trọn vẹn ý chí chủ quan của mỗi bên tham gia thì người yêu
cầu công chứng mới gánh chịu toàn bộ quyền cũng như nghĩa vụ phát sinh,
thay đổi, chấm dứt theo bản hợp đồng đó. Trên thực tế, một số công chứng
viên sử dụng sai hình thức văn bản nhằm chuyển tải giao dịch. Ví dụ: sử dụng
văn bản thỏa thuận nhằm chuyển tải một giao dịch mua bán tài sản.
Về chủ thể, xác định rõ chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch
dân sự là cá nhân hay tổ chức theo quy định của Luật Dân sự 2015; có năng
lực hành vi dân sự hay không, tránh bị giả mạo người yêu cầu công chứng;

19


xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên, thậm chí là từng cá nhân hiện
diện hay trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng.
Bốn là, soạn thảo nội dung văn bản công chứng phải chính xác, đầy đủ,
trọn vẹn ý chí của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan..
Năm là, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm để cập
nhập, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật
khác có liên quan; đồng thời bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề công
chứng, cách thức giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình công
chứng./.

20



IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Công chứng năm 2006.
2. Luật Công chứng năm 2014.
3. Bộ Luật Dân sự 2015.
4. Luật Doanh nghiệp 2013
5. Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng.
6. Thông tư 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Công chứng 2014.

21



×