Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.19 KB, 27 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
2.1.Tổng quan về Đài Truyền hình Việt Nam (ĐTHVN)
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Đài THVN là đài truyền hình quốc gia; có tên viết tắt bằng tiếng Việt là
THVN; tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Television, viết tắt :
VTV. Từ khi ra đời cho đến nay , Đài đã trải qua bốn giai đoạn :
Giai đoạn 1: Chuẩn bị tiền đề cho buổi phát hình đầu tiên(trước năm 1970)
Giai đoạn 2 : Thời kỳ phát sóng thử nghiệm (1970-1976).
Giai đoạn 3 : Thời kỳ phát sóng chính thức (1976-1991).
Giai đoạn 4 : Thời kỳ phát sóng nhiều kênh qua vệ tinh (1991 đến nay).
2.1.1.1.Chuẩn bị tiền đề cho buổi phát hình đầu tiên(trước năm 1970)
Xưởng phim vô tuyến truyền hình trực thuộc Tổng cục Thông tin được thành
lập theo quyết định 01/TTG-VP của Chỉnh phủ do Phó Thủ tướng Lê Thanh
Nghị ký ngày 04/01/1968 , nhằm mục đích chuẩn bị tiền đề cho buổi phát hình
đầu tiên.
2.1.1.2.Thời kỳ phát sóng thử nghiệm (1970-1976)
19 giờ 30 phút ngày 07/09/1970 buổi phát sóng chương trình vô tuyến
truyền hình Việt Nam đầu tiên của Đài THVN được phát sóng thử nghiệm thành
công tại 58 Quán Sứ, Hà Nội và trở thành “Ngày truyền thống của Đài THVN”
2.1.1.3.Thời kỳ phát sóng chính thức (1976-1991)
Ngày 05/07/1976, Vô tuyến truyền hình Việt Nam thông báo chấm dứt
thời kỳ phát thử nghiệm chuyển sang phát chính thức hàng ngày từ 19 giờ 30
đến 21 giờ 30. Riêng thứ bảy và chủ nhật từ 19 giờ đến 21 giờ 30. Các chuyên
mục phát sóng thường xuyên như: Những bông hoa nhỏ, Đẹp vô cùng Tổ Quốc
ta ơi, Thời sự, Thông tin khoa học kỹ thuật, Vấn để hôm nay, Văn hóa xã hội,
Câu lạc bộ Thể dục Thể thao, Kinh tế…
Ngày 30/04/1987, sau khi giải thể Ủy ban phát thanh truyền hình, Hội
đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 72/HĐBT quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức Đài THVN. Từ đây Đài THVN chính thức là Đài Truyền
hình quốc gia, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của


Đảng, Nhà nước.
2.1.1.4.Thời kỳ phát sóng nhiều kênh qua vệ tinh (1991 đến nay).
Ngày 01/01/1991, Đài THVN chính thức chuyển sang phát sóng hệ truyền
hình màu PAL/D/K. Tháng 02/1991, bắt đầu phát sóng thông qua vệ tinh kênh
VTV1 để các đài địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc.
Ngày 10/01/2002, Đài THVN chính thức phát các kênh độc lập
VTV1,VTV2,VTV3,VTV4 nâng tổng thời lượng từ 40,5h lên 60,5h/ngày.
Ngày 10/2/2002, chương trình Truyền hình phuc vụ đồng bào thiểu số bằng
tiếng dân tộc (VTV5) của Đài THVN phát sóng thử nghiệm qua vệ tinh.
Năm 2003, Đài THVN tổ chức phục vụ thành công SEA Games 22 (từ
ngày 05 đến ngày 13/12/2003). Qua đợt tuyên truyền phục vụ SEA Games 22,
dư luận trong nước và quốc tế đánh giá rất cao vai trò và sự trưởng thành vượt
bậc của Truyền hình Việt Nam.
Ngày 01/01/2004, kênh VTV2 tăng thời lượng phát sóng từ 14giờ lên 18
giờ/ngày. Kênh VTV5 tăng thời lượng từ 4 giờ lên 8 giờ/ngày. Như vậy, tổng
thời lượng phát sóng của Đài THVN trên 5 kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4,
VTV5 là 70,5 giờ/ngày.
Ngày 08/03/2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
Đài Truyền hình Việt Nam, đến năm 2010 chương trình truyền hình quốc gia sẽ
phát trên 8 kênh (VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV7, VTV8)
với tổng thời lượng phát sóng 168,5 giờ/ngày.
Ngày 29/4/2007, ngày phát sóng đầu tiên của kênh truyền hình mới dành
cho giới trẻ VTV6 trên kênh 10, truyền hình cáp Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ĐTHVN
Theo Nghị định 18/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính Phủ , đài THVN
được chia thành các khối như sau:
- Các đơn vị tham mưu , quản lý : bao gồm :ban Thư ký biên tập, ban Tổ
chức cán bộ, ban Kế hoạch - Tài chính, ban Hợp tác quốc tế, ban Kiểm tra và
văn phòng.
- Các đơn vị sản xuất chương trình : bao gồm :ban Khoa giáo, ban Thời

sự, ban Truyền hình tiếng dân tộc, ban Truyền hình đối ngoại, ban Văn nghệ,
ban Thể thao - Giải trí và Thông tin kinh tế., ban Biên tập truyền hình cáp, ban
Thanh thiếu niên, trung tâm Phim tài liệu và phóng sự, trung tâm Sản xuất phim
truyền hình,trung tâm Tư liệu, trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế, trung tâm
Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, trung tâm Truyền hình Việt Nam
tại tỉnh Phú Yên, trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ, trung
tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình, trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng,
trung tâm Mỹ thuật, trung tâm Khai thác phim truyền hình và các cơ quan
thường trú đài THVN tại nước ngoài (CHDCND Lào, vương quốc Campuchia,
liên bang Nga)
- Các đơn vị kinh doanh dịch vụ : bao gồm : công ty liên doanh cáp Sài
Gòn Tourist, tạp chí Truyền hình, trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ
thuật truyền hình., trung tâm Kỹ thuật Truyền hình cáp Việt Nam, trung tâm
Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình, trung tâm Dịch vụ và Công nghệ Truyền
hình.
- Các đơn vị sự nghiệp khác : bao gồm : trung tâm Tin học và Đo lường,
ban Quản lý Dự án mạng phát hình quốc gia, ban Quản lý Dự án trung tâm
Truyền hình Việt Nam, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình,
trường Cao đẳng Truyền hình
Bộ máy quản lý của Đài được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến-chức năng
(Hình 2.1)
2.2.2. Chức năng và kết quả hoạt động của đài THVN
2.2.2.1.Chức năng của đài THVN
Đài THVN là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực
hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao
dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền
hình; thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần
vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc đài THVN theo quy

định của pháp luật.
2.2.2.2. Kết quả hoạt động của ĐTHVN
Do ĐTHVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện các chức năng thông tin,
tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao dân trí nên trong kết quả
hoạt động của Đài không chỉ xét tới việc thu chi tài chính tiền lương mà còn có
cả kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị :
Ngay từ những ngày đầu thành lập, cán bộ nhân viên Đài THVN luôn phấn
đấu đạt mục tiêu đưa truyền hình tới mọi người dân Việt Nam . Đến năm 2008,
chương trình truyền hình quốc gia đã phủ sóng cho gần 100 % dân số cả nước.
(bảng 2.2)
Chất lượng nội dung, kỹ thuật ngày càng được nâng lên rõ rệt .Các chương
trình mang tính chuyên nghiệp cao, cách thể hiện phong phú , đa dạng về thể
loại.Thời lượng cũng ngày càng tăng lên . Năm 2004, đài phát sóng trên 5 kênh
VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5 với thời gian 70,5h/ngày. Năm 2005, tăng
lên là 102,5h/ngày. Năm 2006 , thêm kênh VTV6 làm tăng thời lượng lên là 130
h/ngày .Chương trình thông tin- thời sự-chính luận rất nhanh nhạy và có tính
chiến đấu, được dư luận ghi nhận và đánh giá cao. Các chương trình khoa giáo
ngày càng bổ ích với các cuộc thi mang tính giáo dục cao. Chương trình ca
nhạc, phim truyện, thể thao cũng đáp ứng
được nhu cầu giả trí của người dân.
Bảng 2.2 : Tiến độ thực hiện phủ sóng truyền hình quốc gia.
(Nguồn : Kỉ yếu 35 năm Đài THVN, Báo cáo tổng kết các năm 2006-2008 phòng Tổng hợp,
lưu trữ và thi đưa khen thưởng -Ban tổ chức cán bộ)
Về việc thu chi tài chính và tiền lương
Cơ chế mới tạo tính chủ động về tài chính cho công tác điều hành các hoạt
động của đài THVN. Khi chưa hoạt động theo cơ chế mới,trước năm 2001,
hàng năm ngân sách Nhà nước phải cấp kinh phí chi thường xuyên và chi xây
dựng cơ bảncho đài gần 200 tỉ đồng . Từ năm 2001 trở đi, đài hoạt động theo cơ
chế mới, ngân sách Nhà nước không cấp kinh phí nhưng cho phép đài để lại các

khoản thuế để đầu tư phát triển .Đến năm 2005, đài đã tự cân đối được chi
thường xuyên và các dự án nhóm B, nhóm C trong điều kiện nhiệm vụ chính trị
của đài ngày càng tăng . Đặc biệt đài đã thực hiện việc đóng góp nghĩa vụ với
ngân sách Nhà nước , nộp đầy đủ các khoản thuế VAT và thuế thu nhập doanh
nghiệp . (bảng 2.3)
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện thu chi của đài THVN từ 2005-2008
Đơn vị : triệu đồng
STT Nội dung thu chi Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
I Tổng thu 571.287 678.166 873.987 998.176
Tỉ lệ % năm sau/ năm trước 131,1% 128,88% 114,21%
1 Thu từ hoạt động quảng cáo 475.074 571.666 698.016 831.000
2 Thu từ hoạt động dịch vụ khác 42.213 106.500 175.971 167.176
II Tổng chi phí 455.575 586.994 746.099 950.868
Tỉ lệ % năm sau / năm trước 128,85% 127,11% 127,45%
1 Thuê vệ tinh, trạm phát lại, cáp
quang
56.964 62.658 83.689 79.328
2 Chi phí sản xuât chương trình 82.583 135.665 200.580 309.757
3 Chi lương 91.310 124.924 197.740 233.767
4 Chi khác 221.718 263.747 264.090 328.017
III Chênh lệch thu chi 115.712 91.172 127.888 47.308
1 Thuế thu nhập DN 32.400 25.528 35.810 13.246
2 Trích quỹ đầu tư phát triển,quỹ
dự phòng, quỹ khen thưởng, quỹ
phúc lợi
83.312 65.644 92.078 34.062
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005 đến 2008, Ban Kế hoạch- Tài chính)
Số lượng cán bộ, viên chức , lao động hợp đồng làm việc trong đài tăng dần
qua các năm. Tiền lương bình quân tháng trên đầu người cũng tăng theo chiều
hướng tích cực, năm 2005 là 3,786 triệu đồng/người/tháng, năm 2006 là 4,566

triệu đồng/người/tháng tăng hơn 1,2 lần so với 2005, năm 2008 là 7,215 triệu
đồng /người/tháng tăng 1,9 lần so với 2005. (bảng 2.4).
Bảng 2.4:Quỹ lương,số lao động và tiền lương bình quân tháng
năm 2005-2008
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Quỹ lương triệu đồng 91.310 124.924 197.740 233.767
Số lao động người 2010 2280 2500 2700
Tiền lương bình quân
tháng
triệu đồng/
người/ tháng
3,786 4,566 6,6 7,215
(Nguồn Quỹ lương và lao động năm 2005-2008 phòng Tổng hợp, lưu trữ và thi đưa khen thưởng -Ban tổ chức
cán bộ)
2.2.3. Đặc điểm về lao động, kỹ thuật và công nghệ
2.2.3.1. Đặc điểm về lao động
Sản phẩm của Đài THVN như báo nói, báo hình , báo điện tử mang những
nét đặc trưng khác hẳn với sản phẩm thông thường khác. Nó đòi hỏi vừa mang
tính kỹ thuật lại vừa mang tính nghệ thuật cao. Do đó đội ngũ lao động ở
ĐTHVN không chỉ là lao động kinh tế, kỹ thuật thuần tuý mà còn có cả lao
động nghệ thuật.
Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động ĐTHVN (bảng 2.5), ta thấy quy mô
lao động của ĐTHVN tăng dần theo các năm (năm 2006 tổng số lao động là
2280 người, năm 2007 là 2500 người, năm 2008 là 2700 người ).Điều này phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như là sự mở rộng phát triển
của ĐTHVN.
Bảng 2.5 : Cơ cấu lao động của ĐTHVN
Đơn vị : người
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số lượng lao

động
Tỉ lệ
%
Số lượng lao
động
Tỉ lệ
%
Số lượng lao
động
Tỉ lệ
%
Tổng số lao
động:

2280 100

2500 100 2700 100
Theo giới
tính:
- Nam
- Nữ

1472
808
64,56
35,44

1528
972
61,12

38,88
1615
1085
59,88
40,12
Theo độ tuổi :
- <30
- 30 – 40
- > 50

28,75
60,26
10,99


27,54
61,59
10,87

25,70
66,11
9,19
Theo trình độ
chuyên môn :
-Trên ĐH
- ĐH
- CĐ,
Trung cấp
- Sơ cấp
67

1610
650
63
2,94
70,61
28,51
0,88
78
1708
654
60
3,12
68,32
26,16
2,40
91
1978
566
65
3,37
73,26
20,96
2,41
( Nguồn : Cơ cấu lao động các năm 2006-2008; Phòng quản lý viên chức và lao
động - Ban Tổ chức cán bộ)
Về cơ cấu lao động theo giới (bảng 2.6), nam luôn luôn chiếm tỉ lệ lớn hơn
nữ, các năm đều trên dưới 60 % và giảm dần theo các năm( Tỉ lệ lao động nam
năm 2006 là 64,56% , 2007 là 61,12% , 2008 là 59,88 %) Tỉ lệ này thuận lợi
cho việc bố trí công việc bởi vì nam giới không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
như nghỉ thai sản, chăm sóc gia đình giống phụ nữ.

Bảng 2.6 : Cơ cấu lao động của ĐTHVN theo giới tính
Đơn vị : người
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số lượng lao
động
Tỉ lệ
%
Số lượng lao
động
Tỉ lệ
%
Số lượng lao
động
Tỉ lệ
%
Tổng số lao
động:

2280 100

2500 100 2700 100
Nam
1472 64,56 1528 61,12 1615 59,88
Nữ
808 35,44 972 38,88 1085 40,12
( Nguồn : Cơ cấu lao động các năm 2006-2008; Phòng quản lý viên chức và lao
động - Ban Tổ chức cán bộ)
Về cơ cấu lao động theo tuổi (bảng 2.7) thì độ tuổi 30-50 chiếm phần lớn
nhất , trung bình 3 năm 2006-2008 là 62,65 %. Độ tuổi này, người lao động đã
có kinh nghiện làm việc nhất định cũng như ổn định về mặt gia đình nên hiệu

quả công việc cao. Độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ đứng thứ 2 trong tổng số lao
động. Đây là lực lượng lao động trẻ , có nhiều đam mê và nhiệt huyết, sáng tạo ,
sẽ là lực lượng nòng cốt cho việc phát triển ĐTHVN. Cuối cùng là lượng lao
động độ tuổi trên 50 , lượng này chiếm trên dưới 10% tổng số lao động , có kinh
nghệm dày dặn trong công việc, và góp phần quan trọng trong việc giúp đỡ các
thế hệ đi trước hoàn thành công việc
Bảng 2.7 : Cơ cấu lao động của ĐTHVN theo độ tuổi
Đơn vị : người
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số lượng lao
động
Tỉ lệ
%
Số lượng lao
động
Tỉ lệ
%
Số lượng lao
động
Tỉ lệ
%
Tổng số lao
động:

2280 100

2500 100 2700 100
- <30
- 30 – 40
- > 50

656
1374
250
28,77
60,26
10,97
689
1539
272
27,56
61,56
10,88
694
1785
221
25,70
66,11
8,19
( Nguồn : Cơ cấu lao động các năm 2006-2008; Phòng quản lý viên chức và lao
động - Ban Tổ chức cán bộ)
Về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn (bảng 2.8) , lực lượng lao
động trên đại học chiếm tỉ lệ cao nhất và tăng dần theo các năm, trung bình
2006-2008 là 70,73 %. Lực lượng có trình độ trên đại học cũng tăng dần tuy
nhiên số lượng còn ít hơn rất nhiều so với các trình độ đại học và cao đẳng,
trung cấp. Nhìn vào tỉ lệ ta thấy lực lượng có trình độ đại học và trên đại học
tăng dần theo các năm ; trình độ cao đẳng , trung cấp giảm dần ; sơ cấp chiếm tỉ

×