Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Những vấn đề chung về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.67 KB, 19 trang )

Những vấn đề chung về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
bằng nguồn vốn NSNN
1. Những vấn đề lí luận về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.
1.1.1.Khái niệm.
Đầu tư phát triển giao thông đường bộ(GTĐB) là 1 phần của đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng (CSHT) vì vậy trước khi tìm hiểu hiểu về khái niệm của GTVT ĐB chúng ta
sẽ tìm hiểu khái niệm về CSHT.
CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cầu kinh tế của một xã
hội, là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ
sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển thì quá trình sản xuất chỉ là sự kết hợp
giản đơn giữa 3 yếu tố là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Nhưng khi
lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó thì cần phải có sự tham gia của
CSHT thì mới tạo ra được sự phát triển tối ưu nhất bởi lẽ CSHT có vai trò quyết định
đến kiến trúc thượng tầng hay tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế.
CSHT chỉ thực sự phát triển sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào thế kỉ thứ 19.
CSHT được chia làm 3 nhóm chính: CSHT kỹ thuật, CSHT xã hội, CSHT môi
trường :
+CSHT kỹ thuật bao gồm các công trình và phương tiện vật chất phục vụ cho
sản suất và đời sống sinh hoạt của xã hội như các con đường, hệ thống điện, bưu chính
viễn thông,…
+CSHT xã hội là các công trình và phương tiện để duy trì và phát triển các
nguồn lực như các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh, và các cơ sở đảm
bảo đời sống và nâng cao tinh thần của nhân dân như hệ thống công viên, các công trình
đảm bảo an ninh xã hội.
+CSHT môi trường bao gồm các công trình phục vụ cho bảo vệ môi trường sinh
thái của đất nước cũng như môi trường sống của con người như các công trình xử lý
nước thải, rác thải…
*Khái niệm GTĐB: GTĐB là một bộ phận của CSHT kỹ thuật bao gồm toàn bộ


hệ thống cầu đường phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như nhu cầu giao
lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa những người dân trong cùng một vùng hay giữa vùng
này với vùng khác hoặc giữa nước này với nước khác.
1.1.2. Đặc điểm đầu tư hạ tầng phát triển giao thông đường bộ.
GTĐB là các kết quả của các dự án đầu tư phát triển nên nó mang đặc điểm của
hoạt động đầu tư phát triển là :
-GTĐB là các công trình xây dựng nên nó có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi
vốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để có thể thu hồi vốn.Do đó
vốn đầu tư chủ yếu để phát triển GTĐB ở Việt Nam là từ nguồn vốn NSNN.
-Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự
án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhiều công trình có thời gian
kéo dài hàng chục năm.
- Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài: thời gian này được tính từ khi công
trình đi vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình.
-Các thành quả của hoạt động đầu tư thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó
được xây dựng .
- Vì đầu tư phát triển GTĐB đòi hỏi cần có vốn đầu tư lớn cùng với thời kì đầu
tư kéo dài nên nó thường có độ rủi ro cao trong đó có nguyên nhân chủ quan là do công
tác quy hoạch ở nước ta còn nhiều hạn chế nên nhiều công trình xây dựng không phát
huy được hiệu quả cần thiết.
Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư phát triển thì đầu tư phát
triển GTĐB cũng có những đặc điểm riêng của nó:
*Đầu tư phát triển GTĐB mang tính hệ thống và đồng bộ:
Tính hệ thống và đồng bộ là một đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư phát
triển GTĐB.Tính hệ thống và đồng bộ được thế hiện ở chỗ mọi khâu trong quá trình
đầu tư phát triển GTĐB đều liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của hoạt động đầu tư: bất kì sai lầm nào từ khâu kế hoạch hoá hệ thống
GTĐB đến khâu lập dự án hay thẩm định các dự án đường bộ…cũng sẽ ảnh hưởng đến
quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống đường bộ và gây ra những thiệt hại lớn không
chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội.Tính hệ thống và đồng bộ không những chi

phối đến các thiết kế,quy hoạch mà còn được thế hiện ở cả cách thức tổ chức quản lý
theo ngành và theo vùng lãnh thổ.Chính đặc điểm này đã đòi hỏi khi lập kế hoạch, quy
hoạch, chiến lược phát triển GTĐB không được xem xét tới lợi ích riêng lẻ của từng dự
án mà phải xét trong mối quan hệ tổng thể của toàn bộ hệ thống để đảm bảo được tính
đồng bộ và hệ thống của toàn bộ mạng lước GTĐB tránh tình trạng có một vài dự án
ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ hệ thống.
*Đầu tư phát triển GTĐB mang tính định hướng:
Đây là đặc điểm xuất phát từ chức năng và vai trò của hệ thống GTĐB.Chức
năng chủ yếu của GTĐB là thoả mãn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người
dân cũng như của các doanh nghiệp, GTVT đường bộ được coi là huyết mạch của nền
kinh tế đảm bảo giao thương giữa các vùng miền và mở đường cho các hoạt động kinh
doanh phát triển hơn nữa hoạt động đầu tư phát triển GTĐB cũng cần phải có một
lượng vốn lớn cũng như cần thực hiện trong khoảng thời gian dài do đó để đảm bảo đầu
tư được hiệu quả và loại trừ được các rủi ro thì cần phải có những định hướng lâu
dài.GTĐB cần mang tính định hướng vì nó là ngành đi tiên phong thúc đẩy các ngành
kinh tế khác phát triển.
*Đầu tư phát triển GTĐB mang tính chất vùng và địa phương:
Việc xây dựng và phát triển GTĐB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm
địa hình, phong tục tập quán của từng vùng từng địa phương, trình độ phát triển kinh tế
của mỗi nơi và quan trọng nhất là chính sách phát triển của nhà nước…Do đó đầu tư
phát triển GTĐB mang tính vùng và địa phương nhằm đảm bảo cho mỗi vũng và địa
phương phát huy được thế mạnh của mình và đóng góp lớn vào sự phát triển chung của
cả nước.Vì vậy trong kế hoạch đầu tư phát triển GTĐB không chỉ chủ yếu đến mục tiêu
phát triển chung của cả nước mà phải chú ý cả đến điều kiện, đặc điểm tự nhiên cũng
như kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ. *Đầu tư phát triển GTĐB mang tính
xã hội hoá cao và có nhiều đặc điểm giống với hàng hoá công cộng:
Các công trình GTĐB là những hàng hoá công cộng vì mục đích sử dụng của nó
là để phục vụ cả chức năng sản xuất và đời sống; là tổng hoà mục đích của nhiều
ngành, nhiều người, nhiều địa phương và của toàn xã hội. Điều này cho thấy đầu tư
phát triển GTĐB cần phải giải quyết cả mục tiêu phát triển kinh tế và cả mục tiêu cộng

đồng mang tính chất phúc lợi xã hội. Điều này là rất quan trọng đặc biệt là đối với các
nước đang phát triển như Việt Nam trong điều kiện NSNN của hạn hẹn cùng với đó là
thu nhập của người dân vẫn còn thấp nên không thế đáp ứng hết nhu cầu đầu tư phát
triển GTĐB.
1.2.Vai trò của đầu tư phát triền giao thông đường bộ.
Việt Nam là quốc gia nằm ở cực đông nam của bán đảo Đông Dương có diện
tích khoảng 330.991 km2 nằm trải dài từ bắc tới nam với chiều dài khoảng 1650 km do
đó hệ thống đường bộ có một vị trí rất quan trọng.Giao thông vận tải bằng đường bộ là
loại hình vận tải có chi phí thấp, thuận lợi đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu
lưu thông hàng hoá và đi lại của con người là rất lớn.Xây dựng hạ tầng GTĐB tạo tiền
đề cho nền kinh tế phát triển, giao lưu văn hoá, hội nhập quốc tế và bảo vệ an ninh quốc
gia.
1.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Những đóng góp tích cực của hệ thống giao thông đường bộ vào sự phát triển
kinh tế là rất rõ ràng và được thế hiện ở các vai trò sau:
-GTĐB góp phần thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài, rút
ngắn được khoảng cách địa lý giữa các tỉnh thành trong cả nước do đó làm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế vùng, rút ngắn trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương, tạo điều
kiện phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và thúc đẩy các địa phương phát triển
kinh tế.Hệ thống GTĐB phát triển sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu kinh tế,
văn hoá, xã hội giữa các vùng và địa phương với nhau, giữa quốc gia này với quốc gia
khác từ đó sẽ tìm ra được những cơ hội đầu tư tốt và tiến hành đầu tư, các hoạt động
xúc tiến thương mại phát triển cùng với đó là thu hút các nguồn vốn trong nước và
ngoài nước cho mục tiêu phát triển kinh tế.
-GTĐB góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua
kích thích tạo việc làm và tăng năng suất lao động.Sự phát triển của hạ tầng giao thông
đường bộ đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thời
gian qua.Các công trình GTĐB sẽ thu hút một lượng lớn lao động do đó góp phần giải
quyết vấn đề thất nghiệp cho quốc gia, mặt khác khi vốn đầu tư cho hệ thống GTĐB
lớn sẽ kích thích thu hút vốn đầu tư cho các ngành trực tiếp sản xuất sản phẩm phục vụ

cho sự phát triển của các công trình giao thông như sắt, thép, xi măng, gạch …
-Hạ tầng GTĐB phát triển sẽ đóng góp tích cực vào việc tiết kiệm chi phí và thời
gian vận chuyển, từ đó tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng và
phát triển của các ngành khác.Trong các loại hình vận tải ở Việt Nam thì vận tải bằng
đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do đó nếu hạ tầng GTĐB tốt sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí, và có thể lấy số chi phí tiết kiệm được để thực hiện phát triển các ngành
khác.
1.2.2.Phát triển văn hoá-xã hội.
Phát triển văn hoá xã hội là phát triển đời sống tinh thần của người dân, điều nay
góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của quốc gia.Dân số Việt Nam tính đến
năm 2008 là khoảng hơn 100 triệu người đến từ các dân tộc khác nhau và sống trong
các vùng không đồng đều về lịch sự, địa lý… do đó đời sống tinh thần cũng khác nhau
đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh.Nhờ có hạ tầng
GTĐB phát triển mà khoảng cách đó ngày càng được xoá bỏ, sự giao lưu văn hoá giữa
các vùng ngày càng đuợc tăng cường và làm phong phú thêm đời sống của người dân
Việt từ đó kích thích người dân hăng say lao động đóng góp vào sự phát triển của đất
nước.
Hệ thống đường bộ phát triển sẽ nảy sinh các ngành nghề mới, các cơ sở sản
xuất mới phát triển từ đó tạo cơ hội việc làm và sự phát triển không đồng đều giữa các
vùng cũng được giảm, hạn chế sự di cư bất hợp pháp từ nông thôn ra thành thị, hạn chế
được sự phân hoá giàu nghèo và từ đó giảm được các tệ nạn xã hội góp phần tích cực
vào bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu quan trọng của bất kì một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng đều là
lợi nhuận.Có nhiều cách để doanh nghiệp áp dụng để có được lợi nhuận tối đa và một
trong những cách đó là giảm chi phí một cách tối thiểu.Hạ tầng GTĐB sẽ đóng góp
đáng kể vào việc giảm chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có chi phí
vận tải chiếm một tỷ trọng lớn.Khi hạ tầng GTĐB phát triển thì các doanh nghiệp sẽ tiết
kiệm được chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển hàng hoá tới nơi tiêu thụ, chi phí nhập
nguyên liệu; ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được một số chi phí khác như

chi phí quản lý và bảo quản hàng hoá, chi phí lưu trữ hàng tồn kho…Nhờ đó mà doanh
nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm và nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường.Hệ thống GTĐB phát triển cũng sẽ giúp các doanh nghiệp giao hàng đúng nơi
và đúng thời gian từ đó tạo được uy tín cho doanh nghiệp, trong kinh doanh thì điều này
là rất quan trọng.Mặt khác khi giao thông đường bộ phát triển thì sản phẩm dễ dãng đến
tay người tiêu dùng do đó hàng hóa sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, điều này sẽ rút ngắn
thời gian quay vòng vốn và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng hiệu quả sản
xuất của các doanh nghiệp.
1.2.4.Bảo đảm an ninh quốc phòng.
Hệ thống GTĐB đóng góp tích cực vào việc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, và
bảo vệ quốc phòng.Với hạ tầng GTĐB hiện đại sẽ giảm thiểu đuợc tình trạng ùn tắc
đường đang xảy ra trong thời gian qua đặc biệt là ở các thành phố lớn, giảm tai nạn giao
thông, giữ gìn trật tự xã hội. Đây là một trong những vấn đề mà đảng và chính phủ đang
rất quan tâm.
Hơn nữa, hệ thống GTĐB phát triển sẽ góp phần bảo vệ biên giới của đất
nước.GTĐB phát triển góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức của người dân
đặc biệt là các dân tộc ở vùng xâu vùng xa từ đó đảm bảo sự ổn định về chính trị quốc
gia.
1.2.5. Đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế.
Hội nhập và giao lưu kinh tế về mọi mặt đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ giữa
các nước trong khu vực và trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
hướng đó.Hiện nay thì hạ tầng GTĐB của nước ta còn ở mức yếu so với các nước trong
khu vực nên ảnh hưởng lớn khả năng hội nhập và giao lưu với các nước.Chính vì vậy
mà Việt Nam đang xúc tiến để xây dựng các hệ thống đuờng xuyên quốc gia góp phần
mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nước.
1.3. Nguồn vốn NSNN đầu tư phát triển giao thông đường bộ.
1.3.1.Khái niệm về vốn ngân sách nhà nước.
*Khái niệm về vốn:
Vốn là một nhân tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất xã hội, là toàn bộ
tài sản mà nền kinh tế có được trong quá trình xây dựng và phát triển.Nó đảm bảo cho

sự tăng trưởng và phát triển của mọi hình thái kinh tế-xã hội.Về bản chất vốn đầu tư là
phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình
tái sản xuất xã hội và vốn đầu tư được thể hiện dưới hai hình thái là hiện vật và giá
trị.Vốn hiện vật không chỉ tồn tại dưới dạng các tài sản hữu hình như các loại máy móc,
nhà xưởng, thiết bị… mà nó còn tồn tại dưới dạng các tài sản vô hình như bằng phát
minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, lợi thế thương mại hay thương hiêụ, trình độ của
nguồn nhân lực.Trong giai đoạn phát triển hiện nay, vốn nhân lực đóng một vai trò
quyết định có thể thay thế một phần các loại vốn khác.
Ở mỗi quốc gia, nguồn vốn đầu tư trước hết và chủ yếu là từ tích luỹ của nền
kinh tế, là phần tiết kiệm sau khi tiêu dùng của cá nhân và của chính phủ và đây được
coi là nguồn vốn quan trọng nhất cho sự phát triển của một quốc gia, là nguồn vốn đảm
bảo cho sự tăng trưởng và sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực kinh tế
cũng như trong các lĩnh vực khác.Ngoài nguồn vốn tích luỹ từ trong nước,các quốc gia
còn có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
-Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn bốn từ NSNN,nguồn vốn tín dụng đầu
tư phát triển của nhà nước, và nguồn vốn của dân cư và tư nhân…
-Nguồn vốn từ nước ngoài bao gồm các nguồn vốn như vốn đầu tư trực
tiếp(FDI), vốn đầu tư gián tiếp(ODA)…
Trong các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn nước
ngoài đóng vai trò là cú hích cho sự phát triển của một quốc gia đang phát triển như
Việt Nam.
*Khái niệm vốn NSNN:
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Theo điều 7 của luật ngân sách nhà nước: Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ
các khoản tiền của nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước
các cấp.Do khả năng huy động vốn ngân sách có hạn, trong khi nhu cầu vốn đầu tư

×