1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL
HIỆN NAY
1. Giới thiệu chung về Công ty Công trình Viettel
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công trình Viettel
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công trình Viettel ( gọi tắt là
Công ty Công trình Viettel ) là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng
Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, được thành lập ngày 31/10/1995 với tên
gọi ban đầu là Xí nghiệp Xây lắp Công trình Viettel.
Thời kỳ đầu Xí nghiệp Xây lắp Công trình Viettel có nhiệm vụ thi
công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các công trình viễn thông trong và ngoài
quân đội. Với lực lượng mỏng, quy mô hoạt động kinh doanh nhỏ nhưng Xí
nghiệp đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cán bộ công nhân viên
đoàn kết nhất trí thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đề ra.
Ngày 30/9/2003 Xí nghiệp Xây lắp Công trình Viettel được sát nhập
với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật.
Ngày 2/3/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 43/2005/QĐ-
TTg phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Ngày
6/4/2005 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyết định số 45/2005/QĐ-BQP quy
định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.
Căn cứ vào các quyết định này ngày 3/10/2005 Tổng giám đốc Tổng công ty
Viễn thông Quân đội ra quyết định số 6439/TCTVTQÐ phê duyệt phương án
chuyển Công ty Công trình Viettel thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên.
Tên giao dịch quốc tế: Viettel Constructions Company Limited.
Tên viết tắt: Viettel Constructions
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ)
Chủ sở hữu: Tổng công ty Viễn thông Quân đội
2
Trụ sở chính: Số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Ðình, Hà Nội
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công trình Viettel
1.2.1. Chức năng
a. Chức năng tham mưu
Giúp Đảng ủy và Ban giám đốc Tổng Công ty xây dựng định hướng
phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt các công
trình, các dự án viễn thông, công nghệ thông tin, công trình điện và xây dựng
dân dụng.
b. Chức năng quản lý và tổ chức thực hiện
Thừa lệnh Tổng giám đốc Tổng Công ty tổ chức quản lý và điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo giấy phép hành nghề và
nhiệm vụ được giao.
c. Chức năng giám sát
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh theo kế hoạch do Tổng giám đốc phê duyệt.
1.2.2. Nhiệm vụ
a. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Lắp đặt các tháp anten phục vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông;
Thi công các loại móng công trình, xây lắp các loại kết cấu: Ðá, bê
tông, kim loại, phi kim loại;
Thi công lắp đặt và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì cho hệ thống
tổng đài, viba, mạng cáp, các thiết bị trong hệ thống viễn thông và công nghệ
thông tin, phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh quốc gia, các cơ quan
và các đơn vị kinh tế;
Triển khai và khai thác các hệ thống trung kế vô tuyến (radio trunking)
đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp thuê bao cho khách hàng điều hành sản xuất.
b. Nhiệm vụ quản lý
3
Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu mà Tổng
Công ty giao;
Tổ chức hạch toán độc lập theo quy định của Tổng Công ty và Nhà
nước;
Tiến hành xây dựng và áp dụng các định mức lao động, đơn giá tiền
lương và vật tư trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức và đơn
gía theo quy định của Nhà nước;
Xây dựng và hoàn thiện quy chế tiền lương và thực hiện chi trả lương
cho người lao động căn cứ theo đơn giá tiền lương và kết quả lao động của
từng cá nhân cũng như hiệu qủa SXKD của Công ty;
Xây dựng cơ cấu bộ máy Công ty theo mô hình được Tổng Công ty
phê duyệt.
c. Nhiệm vụ chính trị
Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy cũng như Ban giám đốc Tổng Công ty
về việc xây dựng Công ty Công trình Viettel thành một đơn vị:
- Vững mạnh về chính trị.
- Xây dựng nề nếp sản xuất, quản lý có kỷ luật.
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ
công nhân viên.
- Đảm bảo thực hiện tốt công tác kỹ thuật, tiến độ và chất lượng công
trình qua đó xây dựng và củng cố uy tín thương hiệu cho Công ty trên thị
trường.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công trình Viettel
Công ty Công trình Viettel hoạt động theo cơ chế và điều lệ của công
ty TNHH Nhà nước một thành viên mô hình chủ tịch công ty với hai cấp quản
lý.
Cấp công ty bao gồm:
Giám đốc
PGĐKỹ thuật
PGĐKế hoạch
PGĐKiêm GĐ XN I
PGĐ Kiêm GĐ XN III
PhòngKỹ thuật PhòngKế hoạch PhòngTài chính PhòngTC- HC PhòngDự án và KD
XN Công trình I XN Công trình II XN Côngtrình III Ban dịch vụ viễn thông
Ban kế hoạch Ban tài chính Ban lắp đặt
4
- Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty
- 04 Phó giám đốc.
- 05 Phòng chức năng: Phòng Tài chính, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kỹ
thuật, Phòng Kế hoạch, Phòng Dự án và Kinh doanh.
Nhiệm vụ: Quản lý tập chung, lập chiến lược và giao kế hoạch
Cấp đơn vị bao gồm:
- Ban dịch vụ viễn thông
- 03 Xí nghiệp khu vực (Bắc, Trung, Nam)
Nhiệm vụ: Trực tiếp chủ động sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch
giao hoặc tự tìm việc. Chủ động về tài chính và hạch toán với phòng tài chính
Công ty
Mô hình cơ cấu tổ chức công ty Công trình Viettel
Nguồn phòng Tổ chức- H ành chính
5
1.4. Một số đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược
kinh doanh của Công ty.
1.4.1. Về sản phẩm
Là những công trình viễn thông được xây dựng và sử dụng tại địa điểm
quy định và thường được phân bổ trên nhiều nơi, trong quá trình thi công các
trang thiết bị phải di chuyển từ công trình này sang công trình khác. Vì vậy,
các chiến lược kinh doanh của Công ty phải chú trọng đến việc xây dựng
mạng lưới thu thập thông tin về công trình, địa điểm thi công, khả năng đáp
ứng của nguồn nhân lực, yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ…
Sản phẩm là đơn chiếc, được sản xuất theo những tiêu chuẩn đã định,
vật liệu nhất định. Công ty không thể chủ động trong việc nghiên cứu thị
trường và thiết kế sản phẩm mà chỉ có thể chủ động trong việc tiến hành xây
dựng như thế nào. Do đó, chiến lược kinh doanh của Công ty phải tính đến
việc đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công, đặc biệt là đào tạo tay nghề cho
công nhân nhằm đáp ứng yêu cầu về công nghệ.
Sản phẩm trong ngành xây dựng, lắp đặt đều là những sản phẩm đã xác
định người mua nên chiến lược kinh doanh của Công ty phải nhằm chủ yếu
vào việc xây dựng một chiến lược đấu thầu khôn khéo và linh hoạt để ngày
càng giành được nhiều hợp đồng.
1.4.2. Về lĩnh vực hoạt động
Điều kiện sản xuất không ổn định, luôn biến động theo địa điểm và giai
đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất,
làm phát sinh nhiều chi phí vận chuyển. Mặt khác, chu kỳ sản xuất thường dài
làm cho vốn sản xuất của doanh nghiệp xây dựng dễ bị ứ đọng và phát sinh
thêm chi phí đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn trình tự thi công hợp lý, tổ
6
chức cung ứng và dự trữ vật tư hợp lý, áp dụng biện pháp thanh quyết toán
hiệu quả.
Quá trình xây dựng rất phức tạp phải tổ chức phối hợp nhiều lực lượng,
phương tiện. Tại một thời điểm thường có nhiều công trình cùng được triển
khai nhưng ở các mức độ khác nhau. Do vậy, việc xác định thời điểm thực
hiện chiến lược cần phù hợp với thời gian thi công để đảm bảo đủ vốn cho các
công trình.
Sản xuất phải tiến hàng ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Điều này làm gián đoạn quy trình thi công làm cho năng lực sản xuất của
doanh nghiệp không được sử dụng đều do đó phải dự trữ vật tư nhiều và
chuyển tới mức tối đa các công việc phải thực hiện ngoài trời vào nhà máy.
1.4.3. Về thị trường
Trong lĩnh vực này khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp và tổ
chức. Họ thường có xu hướng làm ăn lâu dài với một đối tác để thuận tiện
trong việc ký kết hợp đồng và đảm bảo tiến độ sản xuất. Chẳng hạn, sau khi
Công ty đã hoàn thành lắp đặt một công trình thì thường sau đó khách hàng sẽ
đề nghị ký hợp đồng bảo dưỡng định kỳ hoặc sửa chữa khi có sự cố. Vì vậy,
trong chiến lược kinh doanh của mình Công ty cần chú trọng đến việc xây
dựng ngân hàng thông tin về khách hàng.
Thị trường xây lắp các công trình viễn thông trong nước sắp đến giai
đoạn bão hòa, trong khi đó nhu cầu xây dựng các công trình viễn thông tại hai
nước Lào, Campuchia tại vùng giáp biên giới Việt Nam là rất lớn. Đây sẽ là
một thị trường hấp dẫn cho Công ty.
1.5. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây