TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH
ĐÀ NẴNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
THE IMPACT OF THE COVID-19 PANDEMIC DA NANG TOURISM
INDUSTRY AND SOME SOLUTIONS
ThS. Lê Đức Thọ1, ThS. Nguyễn Thị Lệ Hữu2
(Bài đăng Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: “Covid 19 – Tác động và phản ứng
chính sách”, ISBN 978-604-79-2447-9, Nxb. Tài chính, tr.66-70. Năm 2020)
TÓM TẮT
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thu thập tài
liệu thứ cấp nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch của
thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến sự
phát triển của ngành du lịch thành phố, lượng du khách sụt giảm, doanh thu giảm
sút, số lao động mất việc làm tăng lên. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp
nhằm khôi phục và đẩy mạnh phát triển ngành du lịch Đà Nẵng sau đại dịch Covid19 như tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến an toàn, thân thiện;
nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch; kiện toàn và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng cường
liên kết giữa các vùng để phát triển du lịch.
1 Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. Email: Điện thoại: 0911 733 407
2 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Phân hiệu Quảng Nam
1
Từ khóa: Đại dịch Covid-19; du lịch Đà Nẵng; phát triển du lịch Đà Nẵng.
ABSTRACT
The paper uses qualitative research methodology, secondary data collection
method to study the impact of Covid-19 pandemic on tourism industry of Da Nang
city. The results showed that the Covid-19 pandemic had a great impact on the
development of the city's tourism industry, the number of tourists decreased, the
revenue decreased, and the number of unemployed workers increased. Since then,
the article proposes a number of solutions to restore and promote the development
of Da Nang tourism industry after the Covid-19 pandemic such as propaganda,
promotion and branding of safe and friendly destinations; improve the effectiveness
of policies to support tourism businesses; consolidate and improve the quality of
tourism human resources; diversify tourism products and strengthen links between
regions to develop tourism.
Key words: Covid-19 pandemic; Da Nang tourism; Da Nang tourism
development.
1. Mở đầu
Dịch bệnh Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV2) gây ra đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp du lịch và có thể sẽ trở thành lực
cản với nền kinh tế toàn cầu. Dịch bệnh Covid-19 đang thực sự là một cú sốc với
2
ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đại dịch
Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn cho ngành du lịch Đà Nẵng. Các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đang bị khủng hoảng và phải chịu
thiệt hai vô cùng lớn. Nếu dịch bệnh kéo dài, ngành du lịch đứng trước nguy cơ một
năm sụt giảm mạnh về lượng khách và doanh thu. Hàng triệu lao động trong ngành
du lịch có nguy cơ gị giảm thu nhập thậm chí bị cắt giảm do thiếu việc làm. Chính vì
vậy, nghiên cứu những tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Đà Nẵng
và tìm được những hướng đi mới cho ngành du lịch thành phố là việc làm cần thiết.
2. Đại dịch Covid-19 và những tác động của nó đến ngành du lịch Đà
Nẵng
Covid-19 là một đại dịch truyền nhiễm gây ra bỡi virus SARS-CoV-2 đang ảnh
hưởng đến hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ khác (tính đến 7 giờ ngày 29/4/2020),
bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở
miền Trung, Trung Quốc, khi một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân,
đã tiếp xúc chủ yếu với những người buôn bán làm việc tại chợ buôn bán hải sản
Hoa Nam, nơi bán động vật sống và được cho là địa điểm bùng phát dịch đầu tiên.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế và Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên
chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2. Đêm ngày 11/3/2020
theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch Covid19 là đại dịch toàn cầu. Qua bảng số liệu này ta thấy tỷ lệ ca nhiễm bệnh lan rất
nhanh trên diện rộng, tỷ lệ tử vong cao, đây chưa phải là con số cuối cùng trong khi
3
dịch bệnh còn đang diễn biến rất phức tạp.
Bảng 1. Số liệu ảnh hưởng của COVID 19 (tính đến 7h00, ngày 29/4/2020)
Nguồn: số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Quốc gia và
Tỷ lệ số
Số ca
Ca tử
Ca phục
vùng lãnh thổ
Tỷ lệ số
Tỷ lệ số ca
ca tử vong
phục hồi
(người)
(người)
ca
nhiễm
vong
hồi
bị nhiễm
nhiễm
(người)
(người)
(người)
Covid 19
(người)
210
3.135.324 217.709 952.924 62,7%
6,9%
30,4%
Tại Việt Nam, từ 23/1 đến 29/4/2020 ghi nhận 270 ca nhiễm Covid-19 (trong
đó, 223 người Việt Nam và 47 người nước ngoài), nhưng chưa có ca nào tử vong và
221 ca chữa khỏi hoàn toàn và ra viện [1]. Tính đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng có
6 ca nhiểm Covid-19 và đã được chữa trị khỏi hoàn toàn, có thể khẳng định, hiện tại
Đà Nẵng là điểm đến an toàn. Tuy nhiên, những tác động của đại dịch Covid-19 đến
ngành du lịch Đà Nẵng là rất lớn. Hoạt động dịch vụ - du lịch được coi là lĩnh vực sẽ
chịu tác động tiêu cực, mạnh mẽ và trực tiếp nhất do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (covid – 19) gây ra.
Có thể nói ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng
đang ở trong thời điểm căng thẳng nhất của dịch viêm đường hô hấp cho chủng mới
của virus Corona (Covid-19) gây ra. Các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng
cùng các thị trường khách quốc tế đi theo tour đã tạm dừng hoạt động, nhiều đơn vị
đã tạm ngừng kinh doanh, cắt giảm hoặc cho nhân viên nghỉ không lương để giảm
thiểu tối đa chi phí, đặc biệt các khách sạn, đơn vị vận chuyển du lịch (đường thủy,
4
đường bộ), khu điểm du lịch.
Trong quý I năm 2020, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ ước
đạt 1.255.470 lượt khách, đạt 11,5% kế hoạch, giảm 25% so cùng kỳ 2019 (theo kế
hoạch tăng 15,5%); trong đó, khách quốc tế ước đạt 469.243 lượt, đạt 18,8% kế
hoạch, giảm 26,9%; khách nội địa ước đạt 786.227 lượt, giảm 23,7%. Doanh thu
dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 3.569 tỷ đồng, giảm 23,7% so với cùng kỳ 2019;
doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 435,5 tỷ đồng, giảm 19,5%.Tính đến ngày
17/3/2020, số đường bay quốc tế trực tiếp thường kỳ đến Đà Nẵng giảm còn 10
đường bay với tần suất 120 chuyến/tuần (giảm 17 đường bay và 248 chuyến/tuần so
với quý I/2019). Hai thị trường khách lớn nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc tính đến
tháng 3 đã giảm 90-100% lượng khách do việc tạm dừng toàn bộ các đường bay trực
tiếp thường kì và thuê chuyến đến Đà Nẵng, đồng thời Chính phủ cũng đã tạm dừng
cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30
ngày bắt đầu từ ngày 18/3/2020. Tình trạng khách hủy đoàn, hủy phòng, hủy dịch vụ
liên tục xảy ra từ đầu tháng 02 đối với du lịch inbound và outbound khiến doanh
nghiệp du lịch bị thiệt hại nặng nề (tất cả các dịch vụ phải đặt cọc và trả tiền thanh
toán trước khi khách đến).
Trước bối cảnh dịch bệnh do Covid -19, doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, lữ hành
là đối tượng chịu tác động nhiều nhất. Các khách sạn đồng loạt giảm công suất khai
thác từ 30-40% so cùng kỳ, một số khách sạn công suất chỉ còn 10-20% và chủ yếu là
các khách lẻ và khách online. Các điểm đến du lịch thì công suất cũng giảm từ 305
40%. Tình hình hoạt động của vận chuyển cũng ảnh hưởng khá nhiều, công suất khai
thác giảm chỉ còn 40-50% và gặp rất nhiều khó khăn trong khi hầu hết đều có sử dụng
nguồn vốn vay ngân hàng [2]. Ước quý 1/2020, khách lưu trú giảm 32,8% so với
cùng kỳ năm 2019, doanh thu lưu trú ước giảm 35,6%. Đặc biệt, thị trường khách
Trung Quốc, Hàn Quốc tháng 3/2020 giảm 100% do tạm dừng các đường bay trực
tiếp thường kỳ và thuê chuyến đến Đà Nẵng. Thị trường trọng điểm, tiềm năng như
Nhật Bản, Thái Lan, châu Âu và thị trường nội địa giảm sâu từ 50-60% do dịch bệnh
Covid-19.
Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, đến thời điểm này toàn ngành có
hơn 23.000/35.000 lao động của 800 doanh nghiệp du lịch bị tạm thời mất việc,
trong đó hơn 1.000 lao động khối lữ hành, 4.000 hướng dẫn viên, 18.000 lao động
khối dịch vụ (khách sạn, vận chuyển, điểm đến) [3]. Đội ngũ hướng dẫn viên bị ảnh
hưởng nặng nề trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Phần lớn các hướng dẫn viên
của thị trường Trung Quốc đều đang tạm nghỉ việc, chỉ có thị trường khách Đài
Loan, Mã Lai vẫn còn duy trì nhưng tỉ lệ chiếm khá ít và đang giảm dần. Đối với thị
trường Hàn Quốc, số lượng hướng dẫn viên cũng bị tác động nhiều, nhất là hiện nay
tỷ lệ dương tính với Covid – 19 tại Hàn Quốc đang tăng mạnh.
Theo tính toán, ngành du lịch Đà Nẵng thiệt hại gần 20.000 tỉ đồng do ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID-19, kéo theo đó hàng trăm doanh nghiệp phải đóng
cửa, hàng chục ngàn lao động bị mất việc [4]... Vậy nên, để doanh nghiệp nhanh
chóng gượng dậy hoạt động, địa phương và Chính phủ cần sớm có những hỗ trợ về
6
thuế cho doanh nghiệp, có gói hỗ trợ và kích cầu doanh nghiệp xúc tiến thị trường
mới; giảm hoặc miễn tiền thuê đất đối với những doanh nghiệp có hệ số sử dụng đất
lớn cho dịch vụ, du lịch.
3. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng trong bối cảnh đại
dịch Covid-19
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường du lịch, môi trường an ninh y tế
của điểm đến Đà Nẵng với thông điệp Đà Nẵng – Điểm đến An toàn - Thân thiện Mến khách đến các thị trường khách, đặc biệt là khách quốc tế để tính để tạo tâm lý
yên tâm, thoải mái cho du khách đã đặt tour từ trước và du khách có ý định du lịch
trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân lượng khách đến
Đà Nẵng đang giảm dần là do những thông tin trái chiều trên mạng xã hội. Chính vì
vậy, công tác tuyên truyền, quảng bá điểm đến an toàn cho du lịch Đà Nẵng là rất
quan trọng. Bên cạnh đó, cung cấp thông tin, thông điệp rõ ràng, kịp thời về công
tác phòng, chống dịch bệnh đến các đơn vị du lịch để thông tin chính xác về tình
hình tại địa phương. Tăng cường các bài viết về điểm đến an toàn Đà Nẵng, hoạt
động du lịch nói riêng và các ngành khác trên địa bàn thành phố nói chung; xây
dựng các trailer ngắn cung cấp đầy đủ thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh
và các công tác chỉ đạo của thành phố để đăng tải trên các trang thông tin, cổng
thông tin, ứng dụng của ngành du lịch thành phố. Dịch bệnh lần này cũng là cơ hội
giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm về cơ cấu ngành du lịch, thị trường khách du
lịch sao cho phù hợp và giảm thiểu những thiệt hại từ các tình huống rủi ro trong
7
tương lai.
Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước, cần xem xét những chính sách để hỗ trợ
các doanh nghiệp khi dịch bệnh đi qua, như chính sách đối với các nhà đầu tư hạ
tầng du lịch, các khoản vay, thuế..., thậm chí đối với các ngành liên quan như miễn
giảm phí visa cho khách du lịch quốc tế trong thời hạn nào đó, cũng như tăng thêm
gói xúc tiến cho du lịch nhằm giúp ngành du lịch và các doanh nghiệp phục hồi khi
dịch đi qua. Đối với các doanh nghiệp đang có khách, phải tập trung vào phòng
chống dịch và đảm bảo an toàn cho nhân viên tại doanh nghiệp đó; đồng thời triển
khai giải pháp ứng phó với dịch bệnh phù hợp với hoàn cảnh của từng doanh nghiệp.
Sở Du lịch Đà Nẵng cần xây dựng, triển khai chương trình kích cầu du lịch, có các
gói kích cầu sản phẩm giảm giá, tăng chất lượng dịch vụ để kích cầu du lịch, tăng
cường thu hút, hấp dẫn du khách từ các thị trường quốc tế và nội địa. Trong đó tập
trung xúc tiến thu hút nhất là thị trường nội địa; đa dạng hóa thị trường khách du
lịch quốc tế.
Ba là, nâng cao chất lượng nhân sự trong thời kỳ khủng hoảng. Trong giai
đoạn khách du lịch hạn chế đi du lịch như hiện nay, các doanh nghiệp cần nâng cao
chiến lược phát triển nhân sự cho doanh nghiệp mình. Do vậy, người đứng đầu các
doanh nghiệp cần có sự phân loại nhân sự dựa trên năng lực và nguyện vọng công
tác của nhân sự và chiến lược phát triển của doanh nghiệp để sau thời kỳ khủng
hoảng do đại dịch này, doanh nghiệp đã có sẵn các bước đà để phát triển trở lại
nhanh hơn, sẵn sàng và có những kết quả cao hơn. Các cơ sở kinh doanh vắng
8
khách, thậm chí không có khách thì tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, mở lớp đào
tạo cho cán bộ nhân viên... để nâng cao chất lượng phục vụ, chờ đón một mùa khách
du lịch mới sau này.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là phát triển loại hình du lịch
đêm. Để phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19, ngoài việc triển khai chương
trình kích cầu du lịch với các gói giảm giá, tăng chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa
thị trường khách quốc tế, công thức biến kinh tế đêm trở thành chiếc “cần câu cơm”
hậu dịch bệnh từ kinh nghiệm của các cường quốc du lịch châu Á cần được tận
dụng. Đà Nẵng cần chỉ đạo các nhà đầu tư lớn, những khu du lịch trọng điểm nghiên
cứu và phát triển sản phẩm du lịch về đêm, từ đó tăng thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt,
mua sắm chi tiêu của du khách. Tiếp đó, cần có những cơ chế chính sách ưu đãi,
khuyến khích về thuế, phí, mặt bằng, sử dụng đất, để các doanh nghiệp đầu tư những
sản phẩm kinh tế đêm. Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để làm kinh tế đêm khi quy tụ
được những “ông lớn” trong lĩnh vực du lịch. Hiện nhiều khu du lịch nổi tiếng như
Bà Nà Hills, Sun World Danang Wonders… đang lãng phí khi chưa khai thác được
du lịch đêm. Việc đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế đêm ở Đà Nẵng cần “nhạc
trưởng” là chính quyền thành phố để thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham
gia, sớm vực dậy ngành du lịch.
Năm là, xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng an toàn, thân thiện và chuyên
nghiệp. Đã Nẵng đã không còn cách ly toàn xã hội nhưng ngành du lịch vẫn bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, dự kiến ít nhất 3-5 tháng nữa mới có thể hoạt động bình
9
thường.. Do vậy trong giai đoạn vắng khách này, các doanh nghiệp có thời gian để
xây dựng các giải pháp dài hơi như: nâng cao trình độ nhân sự theo chuẩn nghề
chung quốc tế, vệ sinh văn phòng, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp an toàn,
chuyên nghiệp; phát triển các sản phẩm và sự sẵn sàng đón tiếp, phục vụ của doanh
nghiệp trong thời kỳ tới. Tiếp tục phối hợp với Sở Y tế triển khai đồng bộ các hoạt
động, biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của du khách và
nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Sáu là, tăng cường liên kết 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng
Nam để khai thác và quảng bá sản phẩm du lịch; kết nối lữ hành lớn tại Hà Nội,
TP.HCM để đưa Đà Nẵng vào chương trình tour quốc tế; đón các đoàn famtrip,
presstrip, blogger, KOLs quốc tế từ các thị trường tiềm năng… Bên cạnh đó, tiếp tục
công tác nghiên cứu thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin cho việc thu thập
thông tin thị trường lâu dài; mở rộng ứng dụng hỗ trợ du khách với khả năng tương
tác theo định vị tốt hơn, kết hợp hệ thống theo dõi hành trình và đánh giá dịch vụ để
thu về cơ sở dữ liệu đánh giá điểm đến; tiếp tục phát triển website du lịch, mở rộng
trang thông tin cơ bản cho các ngôn ngữ của các thị trường trọng điểm.
4. Kết luận
Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành du lịch do vấn đề đại dịch toàn cầu
Covid-19, việc đề ra một số giải pháp ngăn ngừa tình trạng suy giảm kinh tế trong
ngành du lịch thành phố Đà Nẵng là cần thiết. Đà Nẵng cần đa dạng hoá cả về sản
10
phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách; Hỗ trợ doanh nghiệp du
lịch, đẩy nhanh việc triển khai các dự án tạo sản phẩm du lịch mới phục vụ du
khách. Các giải pháp trên để phát huy thành một chính sách triệt để, có tính chất
kích cầu tối ưu về kinh tế du lịch hay cho sự hài lòng, an toàn tuyệt đối cho du khách
là không thể. Tuy nhiên, chúng ta cần có thái độ lạc quan, đúng đắn; hiểu biết về
Covid-19 để giảm thiểu những rủi ro không đáng có, để đảm bảo một lượng khách
yêu du lịch vẫn có thể tiếp tục mong muốn trải nghiệm của mình trong sự an toàn và
một chiến lược phát triển nhất định cho du lịch Đà Nẵng trong một tương lai không
xa, sau cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Anh Thư, Lan Anh (2020), Dịch COVID-19 sáng 29-4: Mỹ vượt mốc 1
triệu ca nhiễm, Việt Nam 0 ca mới, .
[2]. Việt Hùng (2020), Khốn khó do COVID-19, ngành du lịch Đà Nẵng kiến
nghị giảm tiền thuê đất,
[3]. Hoàng Văn Minh (2020), Đà Nẵng: Hơn 25.000 lao động du lịch bị mất
việc do dịch COVID-19, .
[4]. Tường Minh (2020), Đà Nẵng đã hết dịch COVID-19 nhưng ngành du lịch
vẫn "bệnh" rất nặng, .
11