GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Trần Văn Hân
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới ngày càng phát triển, việc sử dụng nhiên liệu để phục vụ sản xuất
ngày càng gia tăng. Ngày nay con người đã tìm ra nhiều loại nhiên liệu như: khí
hidro, điện, xăng dầu,… Trong số đó việc sử dụng khí hidro vẫn cần được các nhà
khoa học trên thế giới nghiên cứu thêm để có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống,
điện là một phương án tối ưu nhưng nhu cầu về điện lại quá lớn trong khi các nhà
máy điện lại quá ít (việc sử dụng điện vào ánh sáng sinh hoạt chiếm khoảng
41,6%). Chính vì vậy xăng dầu vẫn là nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong
nhiều lĩnh vực của con người. Theo thống kê thì xăng dầu chiếm khoảng 40%
trong tất cả các nguồn năng lượng trên thế giới. Tuy nhiên nguồn năng lượng này
không phải là tài nguyên mà con người có thể khai thác mãi được. DNTimes – tờ
“Độc lập” mới đây dẫn báo cáo gây “sốc” của Tập đoàn dầu khí quốc gia Anh
(BP): trữ lượng dầu mỏ hiện nay chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của thế giới
trong vòng 30 năm nữa.
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới, mở cửa thị trường
với bạn bè năm châu. Đặc biệt, sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) càng thúc đẩy đất nước ta phát triển, chính vì thế nhu
cầu về xăng dầu lại càng gia tăng. Tuy nhiên, giá xăng dầu trên thế giới trong
khoảng 2, 3 năm trở lại đây luôn biến động bất thường (tháng 1/2008 giá dầu thô
trên thế giới vào khoảng 100 USD/thùng nhưng đến gần cuối tháng 8/2008 giá đã
tăng lên đỉnh điểm 147 USD/thùng rồi đến đầu năm 2009 giá chỉ còn khoảng 37
USD/thùng. Sự biến động này đã làm cho một số ngành phụ thuộc nhiều vào xăng
dầu như ngành khai thác thủy hải sản gặp nhiêu khó khăn.
Trang 1
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Trần Văn Hân
Từ thực trạng trên cho thấy vấn đề “đánh giá tác động của giá xăng dầu đến
ngành thủy hải sản của Việt Nam” nhằm tìm ra những phương hướng, biện pháp
để giảm bớt những tác động tiêu cực của giá xăng dầu là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là đánh giá tác động của giá xăng dầu đến
một số ngành nghề của Việt Nam như ngành thủy hải sản từ đó đề ra những
phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm giảm tác động của nó đối với các
ngành này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá những hệ quả của việc thả nổi giá xăng dầu theo giá thị trường đối
với nền kinh tế Việt Nam.
- Thực trạng về tác động của giá xăng dầu đối với một số ngành nghề ở Việt
Nam
- Đánh giá tác động của giá xăng dầu đối với ngành khai thác thủy hải sản từ đó
đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục những tác động này.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu được thu thập từ các nguồn:
+ Sách,báo,…
+ Inernet qua các trang tìm kiếm: www.google.com.vn, www.gos.vn,… sử
dụng các từ khóa có liên quan để đến các trang Wed cần thu thập thông tin.
1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau
để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Trang 2
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Trần Văn Hân
- Sử dụng phương pháp so sánh.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do biến động của giá xăng dầu tác động đến rất nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh
vực của nền kinh tế, và do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không thể đánh giá
sâu sắc tất cả các tác động này. Nên phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào đánh giá
tác động của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan trọng của nền kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2009 trong đó chủ yếu là ngành:
khai thác thủy hải sản.
Trang 3
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Trần Văn Hân
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU
ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TỪ 2007 -
2009
2.1.1. Sự biến động của giá dầu thô trên thị trường thế giới từ 2007 - 2009
Từ cuối năm 2007 đến năm 2009 giá dầu thô trên thị trường thế giới đã giảm
từ 96USD/thùng xuống còn khoảng 80USD/thùng (nguồn tổng hợp từ báo tuổi trẻ và
vietnamnet). Cũng trong giai đoạn này, thị trường dầu thô trên thế giới đã chứng kiến
sự biến động về giá đến chóng mặt, có lúc giá dầu thô tăng lên ở mức cao ngất
ngưỡng 147USD/thùng (giá cao nhất trong lịch sử), cũng có lúc giá dầu thô chỉ còn
33USD/thùng (thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây), mà năm tiêu biểu cho giai
đoạn này là năm 2008.
Trong 6 tháng đầu năm 2008 giá dầu thô thế giới lại tăng vọt lên hơn 100USD/
thùng mà đỉnh điểm của nó là 147USD/thùng (tháng 6/2008). Nguyên do của đợt tăng
giá này là xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Cung cầu bất quân bình càng lúc càng thêm rõ nét: sản lượng dầu thềm lục
địa Bắc Hải giảm nhanh hơn so với dự báo. Bạo động ở Algeria, Nigeria,
Venezuela…góp phần đánh sụt lượng cung dầu thô. Cung giảm không cân đối được
cơn khát dầu gia tăng theo cường độ bùng nổ tăng trưởng của hai nhóm N4 (chủ lực
là Trung Quốc và Ấn Độ) và N11 (dẫn đầu là ASEAN).
Theo Thượng Viện Mỹ mà cụ thể là Fadel Gheit khẳng định 40% giá dầu bị
chồng thêm bởi yếu tố đầu cơ. Do giá dầu không ngừng leo thang nên các công ty
hàng không quốc tế đã rót khoản tiền khổng lồ vào mua các “option” ở thị trường dầu
tương lai, bảo đảm ngưỡng giá 100USD/thùng ổn định đến tháng 3 năm 2009. Không
riêng lĩnh vực hàng không mà các công ty chuyên kinh doanh năng lượng (dầu & khí
đốt) cùng thành phần kiếm lời thông qua mua bán chứng khoán tương lai đã tích cực
Trang 4
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Trần Văn Hân
khuấy động giá dầu thô trên thế giới. Khoảng 10.000 giao dịch thực hiện trong tháng
11/2007, tăng đột biến lên hơn 25.000 vài ngày đầu năm 2008.
Sau hết, không kém quan trọng là đồng đôla tuột giá lại tác động làm tăng
giá dầu thô thế giới vì dầu thô lấy USD làm bản vị.
Bảng 1: SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ GIÁ CỦA DẦU THÔ TRONG NĂM 2008
Thời gian
Giá
USD/thùng
Tốc độ tăng, giảm
(%)
03/01/2008 – 21/01/2008 100 0
22/01/2008 – 26/02/2008 89 -11
27/02/2008 - 12/03/2008 101 1
13/03/2008 – 23/03/2008 110 10
24/03/2008 – 21/04/2008 99 -1
22/04/2008 – 21/05/2008 118 18
22/05/2008 – 10/07/2008 135 35
11/07/2008 – 21/08/2008 147 47
22/08/2008 – 09/10/2008 121 21
10/10/2008 – 10/11/2008 82 -18
11/11/2008 – 30/12/2008 60 -40
31/12/2008 – 26/01/2009 37 -63
Trang 5
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Trần Văn Hân
0%
-11%
1%
10%
-1%
18%
35%
47%
21%
-18%
-40%
-63%
-80%
-60%
-40%
-20%
0%
20%
40%
60%
03/01/2008 -
21/01/2008
22/01/2008 -
26/02/2008
27/02/2008 -
12/03/2008
13/03/2008 -
23/03/2008
24/03/2008 -
21/04/2008
22/04/2008 -
21/05/2008
22/05/2008 -
10/07/2008
11/07/2008 -
21/08/2008
22/08/2008 -
09/10/2008
10/10/2008 -
10/11/2008
11/11/2008 -
30/12/2008
31/12/2008 -
26/01/2009
(Nguồn tổng hợp từ báo tuổi trẻ và trang web )
Còn trong 6 tháng cuối năm 2008, tình hình giá dầu thô lại hoàn toàn trái
ngược, trong giai đoạn này thị trường dầu thô rớt giá thê thảm, mức thấp nhất chỉ có
33USD/thùng (tháng 12/2008). Sự giảm giá đột biến này phần lớn đến từ các nguyên
nhân:
Nguyên nhân chủ yếu do tác động trực tiếp từ khủng hoảng tài chính thế
giới, những nước có nguồn cầu dầu thô số 1 thế giới phải cắt giảm dự trữ và tiêu thụ
như Mỹ, Trung Quốc khiến cho giá dầu tuột dốc không phanh.
Do đồng USD tăng giá so với các ngoại tệ mạnh khác và do giới đầu tư dự
báo về nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Mỹ và châu Âu tiếp tục giảm do tốc độ phát
triển kinh tế chậm.
Dấu hiệu Nga bắt đầu rút quân khỏi khu vực tranh chấp ở Gruzia cũng phần
nào giải tỏa mối quan hệ căng thẳng giữa Nga với Mỹ và châu Âu, khiến giá mặt hàng
chiến lược này hạ nhiệt.
Trang 6
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Trần Văn Hân
2.1.2. Biến động của giá xăng dầu ở Việt Nam từ 2007 - 2009
2.1.2.1. Sơ lược biến động của giá xăng dầu ở Việt Nam từ 2007 - 2009
Từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2010 thì giá xăng dầu trong nước cũng biến
động không ngừng. Tuy nhiên những biến động này vẫn còn thoát ly, chưa hòa nhập
với thị trường thế giới. Nguyên nhân chính là do việc vẫn còn tiếp tục can thiệp giá và
áp dụng một cơ chế điều hành của Nhà Nước trong điều kiện giá xăng dầu thế giới
biến động rất nhanh chóng theo hai xu hướng ngược nhau đã dẫn đến một nghịch lý
là: trong thời kỳ giá thế giới đã giảm sâu, Nhà nước vẫn phải bỏ một số tiền bù giá
tương đương, thậm chí cao hơn so với giai đoạn giá dầu trên thế giới tăng đỉnh điểm.
Việc tăng hay giảm giá xăng dầu là do Nhà Nước quyết định và công bố. Ví dụ như
biến động của giá dầu DO từ cuối năm 2007 cuối đến cuối năm 2009 thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2: BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU DO TỪ CUỐI NĂM 2007 ĐẾN CUỐI 2009
Thời gian giữ mức giá
Giá
Đồng/lít
Tốc độ tăng
(%)
22/11/2007 – 24/02/2008 10.200 0
25/02/2008 – 22/07/2008 13.900 36,27
23/07/2008 – 01/10/2008 18.000 76,47
02/10/2008 – 08/11/2008 14.500 42,16
09/11/2008 – 05/03/2008 11.000 7,84
06/03/2008 – 08/08/2008 14.000 37,25
09/08/2008 – cuối 2009 15.500 51,96
(Nguồn tổng hợp từ báo Tuổi Trẻ và báo Kinh Tế Sài Gòn)
Mốc quan trọng nhất trong giai đoạn này là ngày 25/02/2008. Giá xăng dầu đã
được Nhà Nước cho thả nổi theo giá thị trường. Theo nghị định số 55 thì giá xăng dầu
đã được giao cho doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Từ thời điểm này các doanh
Trang 7
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Trần Văn Hân
nghiệp nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu chính thức nhận quyền này, đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận sống chung với biến động của thị
trường thế giới và sau ngày 25/02 thì giá xăng dầu cụ thể là:
- Xăng A92 tăng từ 13.300đ/lít lên 14.500đ/lít
- Xăng A95 tăng lên 14.800đ/lít
- Dầu Diesel 0,25S tăng từ 10.200đ/lít lên 13.900đ/lít
- Dầu madut tăng từ 8.500đ/lít lên 9.500đ/lít
- Dầu Diesel 0,5S tăng lên 13.950đ/lít
2.1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu để Nhà Nước đưa ra quyết định thả nổi giá
xăng dầu theo giá thị trường
Trong lúc giá dầu thô thế giới đang tăng cao ở mức kỷ lục mà Việt Nam vẫn
chưa sản xuất được xăng dầu phục vụ cho thị trường trong nước, do đó nhu cầu về
nhiên liệu của Việt Nam phụ thuộc hầu như toàn bộ từ nguồn cung ở nước ngoài. Phải
đến giữa năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì chúng ta
cũng mới chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu (khoảng 6,5 triệu tấn/năm trong
tổng nhu cầu là 13,5 triệu tấn/ năm) trong nước.Tuy nhiên đó vẫn chỉ là phần nhỏ
trong khi đất nước ta ngày càng phát triển và nhu cầu về nhiên liệu để phục vụ cho
sản xuất cũng như sinh hoạt ngày càng gia tăng
Nhà Nước không thể bao cấp giá mãi cho doanh nghiệp cũng như người dân,
mà cần phải để cho doanh nghiệp tự hạch toán độc lập. Bởi vì nếu bao cấp giá như
vậy thì hàng năm ngân sách nhà nước sẽ phải chi cho riêng khoản bù lỗ cho xăng dầu
ngày càng lớn điều này sẽ làm ảnh hưởng tới một số mục tiêu của chính phủ. Ví dụ
như chỉ riêng năm 2007, số tiền bù lỗ chi kinh doanh xăng dầu lên đến 11.000 tỷ
đồng. Đây là số tiền rất lớn, thay vì phải tập trung bù lỗ cho doanh nghiệp thì Nhà
Nước có thể làm kinh phí xây các công trình công cộng như bệnh viện, trường học,
thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hay hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng miền
núi, đồng bào dân tộc thiểu số....
Trang 8