Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Chấp Nhận Đề Nghị Giao Kết Hợp Đồng Theo Bộ Luật Dân Sự Năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HÔI

PHAN THỊ HỒNG VÂN

CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HÔI

PHAN THỊ HỒNG VÂN

CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG QUỲNH HOA

HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Phan Thị Hồng Vân, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1977, tại Hà Nội,
mã sinh viên 8.38.01.07 Khoa Luật, - Học viện Khoa học Xã Hội - Viện Hàn
Lâm xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
theo Bộ luật dân sự năm 2015” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, dữ liệu và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào./.
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2020
Tác giả luận văn

Phan Thị Hồng Vân


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn, sự biết ơn sâu sắc tới Cô giáo, TS. Dương
Quỳnh Hoa, Viện Nhà nước và Pháp luật - Người hướng dẫn khoa học, đã tận
tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khoa Luật, - Học viện
Khoa học Xã Hội - Viện Hàn Lâm đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu Luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu trong
quá trình thu thập dữ liệu, căn cứ pháp lý và thực tiễn từ Liên đoàn Luật sư
thành phố Hà Nội góp phần hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn nhiệt thành tới các chuyên gia trong lĩnh vực
luật học đặc biệt trong lĩnh vực giao kết hợp đồng, các doanh nhân và bạn đồng
nghiệp công tác trong lĩnh vực pháp lý đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phan Thị Hồng Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHẤP NHẬN ĐỀ
NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ......................................................................... 7
1.1. Khái quát chung về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng .................. 7
1.2. Pháp luật về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng............................. 16
Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẤP NHẬN
ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ................................. 39
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về điều kiện chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng và thực tiễn áp dụng ...................................................... 39
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về thời hạn trả lời chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng và thực tiễn áp dụng ............................................. 42
2.3. Thực trạng các quy định pháp luật về hiệu lực của chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng và thực tiễn áp dụng ...................................................... 45
2.4. Thực trạng các quy định pháp luật về thay đổi, rút lại chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng và thực tiễn áp dụng ............................................. 47
2.5. Thực trạng các quy định pháp luật về hủy bỏ chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng và thực tiễn áp dụng .............................................................. 49
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẤP
NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................... 54
3.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng .................................................................................. 54
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng............................................................................................................... 580

KẾT LUẬN .................................................................................................. 703
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập và phát triển là xu thế và nhu cầu tất yếu của bất kỳ một quốc gia,
dân tộc hay một tổ chức kinh tế, xã hội nào hiện nay. Hội nhập cũng chính là nền
tảng, là cơ sở để tiếp cận, tiếp thu nền tảng khoa học, công nghệ và hợp tác giao
thương toàn cầu. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt
Nam hiện nay, hoạt động thương mại, xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế luôn được
Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội để xây dựng một
Việt Nam hùng cường trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh kế xã hội được xem
là một trong những mục tiêu mang tầm chiến lược, tuy nhiên, trong thực tế việc
phát triển và phát triển ổn định an toàn, kiểm soát rủi ro và nhận thức đầy đủ vai
trò của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cũng như các đặc tính của chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam chưa
được đánh giá đúng hoặc chưa được xem trọng. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng không chỉ là cơ sở nhằm xác lập các quan hệ trong các giao dịch kinh tế, dân
sự, là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân tiến hành xác lập các mối quan hệ hợp
tác bằng hợp đồng và thông qua hợp đồng. Đây không chỉ là sự thỏa thuận, sự
thống nhất ý chí của các bên trên cơ sở tự do, tự nguyện, thiện chí mà còn là cơ sở
để đảm bảo điều kiện lõi nhằm xác định và thống nhất các điều kiện, phạm vi trong
các quan hệ kinh doanh, thương mại và là cơ sở thống nhất điều kiện, điều khoản
khi tiến hành thực hiện hợp đồng.
Trong thực tiễn, hợp đồng được tạo ra bởi sự gặp gỡ, thống nhất về ý chí
giữa bên đề nghị giao kết hợp đồng và bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng,
khi một trong hai bên không thống nhất “sự gặp nhau của ý định” không trùng
sẽ không thể thực hiện giao kết, không có đề nghị thì sẽ không có chấp nhận đề

nghị và không có chấp nhận đề nghị thì giao dịch không thể đi đến thành công.
Thông qua quá trình nghiên cứu pháp luật hợp đồng cũng như thực tiễn của pháp
1


luật về hợp đồng, trong đó có pháp luật về quy định về chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều quy định như:
“Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989”, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991,
Bộ luật dân sự 1995, BLDS năm 2005 và gần đây là BLDS năm 2015. Đến nay,
BLDS 2015 đã đi vào thực tiễn và được đánh giá là bộ luật có nhiều quy tiến bộ,
nhiều điểm mới về các quan hệ hợp đồng, đồng thời Bộ luật này cũng đã tháo gỡ
nhiều vướng mắc trong giao kết hợp đồng giữa các chủ thể tham gia các quan hệ
pháp luật về giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định thực tế của
BLDS mới còn nhiều lúng túng, bất cập và tồn tại những khuyết cần được tiếp
tục xem xét, nghiên cứu hoàn thiện, trong đó có những quy định pháp luật về
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu luận văn thạc sĩ về đề tài “Chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015” là cần thiết
mang ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn không chỉ góp phần hoàn thiện về phương
diện pháp lý trong lĩnh vực đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng mà còn là nền
tảng căn cơ nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, dân sự,
thương mại ở Việt Nam nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình hội nhập nên kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt nam đang
hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, cơ hội hợp tác và mở rộng giao thương với
nhiều loại chủ thể và thành phần kinh tế xã hội. Cùng với đó, việc nghiên cứu thực
tiễn và những quy định pháp luật về giao kết hợp đồng nói chung và chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng nói riêng luôn là đề tài mang tính thời sự của nhiều nhà
khoa học trong lĩnh vực luật học mà còn là sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
pháp lý, tổ chức kinh tế chính trị, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau

đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại.
Trên thế giới, những điển hình nghiên cứu về hợp đồng và chấp nhận giao
kết hợp đồng được công bố, trong đó điển hình là Lý thuyết hợp đồng (contract
2


theory) đạt giải Nobel kinh tế năm 2016 của giáo sư Oliver Hart của đại học
Harvard và Bengt Holmstrom của Viện Công nghệ Massachusetts giúp giải tỏa
các mâu thuẫn trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mà vẫn duy trì được tính cạnh
tranh. Bên cạnh đó, các công trình tiêu biểu như: Sir William R. Anson (1965),
Principles of the English Law of Contract and of Agency in its Relation to
Contract, Twentysecond edition, Oxford at the Clarendon Press; David E. Allan
& Mary E. Law of Contract in Australia, 2nd edition, Key Text, Australia của tác
giả Hiscock (1992), John Cartwright và tác gải Martijn W. Hesselink (2011) với
đề tài Precontractual Liability in European Private Law, Cambrige…
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có công trình hay sách chuyên đề nào nghiên cứu
tổng quan một cách hệ thống, chi tiết và đầy đủ về chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng. Nội dung về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vẫn còn riêng lẻ, tản mạn
trong các công trình nghiên cứu phổ biến như: Tác giả Nguyễn Như Phát và lê Thị
Thu Thủy (đồng chủ biên), 2003, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật
hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội; Tác giả Phạm
Hoàng Giang (2006) “Sự phát triển của pháp luật hợp đồng: từ nguyên tắc tự do
giao kết hợp đồng đến công bằng” Nhà nước và pháp luật số 10; Tác giả Nguyễn
Ngọc Điện (2009) “Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng” Tạp chí nghiên
cứu lập pháp số 19; Tác giả Ngô Huy Cương (2008) “Bàn về khái niệm và các điều
kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2005” Dân chủ pháp luật
số 01; Tác giả Ngô Huy Cương (2010), “Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 2; Ngô Huy Cương (2010), “Hiệu lực
của chấp nhận giao kết hợp đồng theo BLDS 2005 - nhìn từ góc độ luật so sánh”
Viện Nghiên cứu lập pháp, số 09; Lê Thị Diễm Phương (2013), Đề nghị và chấp

nhận đề nghị giao kết hợp đồng - nhìn từ góc độ so sánh, Khoa học pháp lý, Đạihọc
Luật TP. Hồ Chí Minh, số 2, tr.68/74;
Với tính chất thời sự của đề tài, trong thực tiễn ở nước ta vẫn chưa có công
trình nghiên cứu toàn diện nào về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Các nội
3


dung nghiên cứu và cả các văn bản pháp luật Nhà nước cũng chưa xây dựng, cung
cấp, hướng dẫn đầy đủ, chính xác, kịp thời về giao kết hợp đồng đặc biệt đối với
vấn đề chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo BLDS năm 2015 của Việt Nam
hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu và chọn lựa đề tài nghiên cứu “Chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng” không chỉ mang ý nghĩa về luật học mà còn mang tính
thực tiễn cho các tổ chức kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện giao kết hợp
đồng cũng như xây dựng pháp lý hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt
Nam, làm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nó, luận văn đưa ra giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn với mục đích trọng tâm tập trung phân
tích làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:
1. Nghiên cứu vấn đề lý luận về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như
khái niệm, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng;
2. Nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá một cách toàn diện, đa chiều
về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng nói riêng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Kiến xuất giải pháp và phương hướng nhằm góp phần đổi mới, kiện toàn

quy định pháp luật Việt Nam về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy phạm pháp luật về chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng trong BLDS năm 2015, có nghiên cứu so sánh pháp luật
4


quốc tế điển hình về hợp đồng và giao kết hợp đồng cũng như các quy định của
BLDS năm 1995, BLDS 2005 liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả luận văn không nghiên cứu tất cả
những điểm mới về pháp luật hợp đồng mà chỉ tập chung vi nghiên cứu giới hạn
điểm quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo BLDS năm 2015 và
một số văn bản pháp luật chuyên ngành tiêu biểu liên quan đến chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng từ đó tìm ra những điểm mới, chỉ ra những giới hạn, những
điểm còn chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật và kiến nghị những giải pháp
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về chấp nhận giao kết hợp đồng..
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học và lý luận thực tiễn về hợp
đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đã được công bố vận dụng vào thực
tiễn và nghiên cứu. Trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ biến, tính đặc thù, tập
quán pháp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề, phương pháp luận giải, tham vấn đa chiều ý kiến của các chuyên gia
trong lĩnh vực luật, triết học …nhằm làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của đề tài.
Luận văn được nghiên cứu bằng việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học như: phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt trên góc nhìn luật học
Việt Nam và thế giới, khảo sát thực tiễn. Phương pháp trong luận văn nghiên cứu
được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và luật pháp của Đảng và Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về
hợp đồng trong đó tập trung nghiên cứu pháp luật về chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng, giải tỏa các mâu thuẫn thực tiễn về pháp lý trong việc xây dựng và hoàn
thiện khung pháp luật của Việt Nam về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
5


Kết quả nghiên cứu đề tài này cũng đưa ra cái nhìn tổng quan thông qua
việc phân tích hiện trạng pháp luật và thực tiễn đời sống dân sự trong phạm vi đề
tài nghiên cứu về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó, luận văn đã chỉ
ra những ưu việt và những hạn chế trong BLDS năm 2015 nói riêng và hệ thống
pháp luật Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cung cấp các
cơ sở pháp lý hữu hiệu, trình tự và những giải pháp tổ chức, thực hiện, giúp giải
tỏa các mâu thuẫn xuất hiện phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng
thời là cơ sở để thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự về đề nghị chấp nhận giao kết
hợp đồng hữu hiệu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
7. Kết cấu của luận văn
Cơ cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng ở Việt Nam hiện nay.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
VỀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

1.1. Khái quát chung về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
6


1.1.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Bộ từ điển luật học Black’s Law Dictionary định nghĩa: “Chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng được hiểu là sự đồng ý của bên được đề nghị đối với các điều
khoản của đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị, một cách rõ ràng hoặc ngầm
định bằng hành vi, theo hình thức được thừa nhận hoặc theo yêu cầu của bên đề
nghị, theo đó hợp đồng được xác lập và ràng buộc các bên. Nếu một chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng có sửa đổi các điều khoản hoặc bổ sung các điều khoản
mới, nó thường là một đề nghị giao kết hợp đồng mới”.
Pháp luật của CHLB Nga về giao kết hợp đồng, tại khoản 1, Điều 438 Bộ
luật dân sự CHLB Nga chỉ ra: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời
của bên được đề nghị giao kết hợp đồng về việc đề nghị giao kết hợp đồng được
chấp nhận. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là chấp nhận toàn bộ và vô điều
kiện”. Ngoài ra, Điều 438, khoản 2 của Bộ luật này qui định: “Sự im lặng không
được xem là chấp nhận, trừ khi có sự khác biệt phát sinh từ pháp luật, từ tập quán
kinh doanh, hoặc từ quan hệ trước đó giữa các bên”.
Theo diễn giải của các luật gia Unidroit: việc chấp nhận bằng hành động
trước tiên với việc phân loại đề nghị. Họ ngụ ý rằng, đề nghị có thể được chia
thành hai loại căn cứ vào điều kiện về hình thức chấp nhận: Một loại là đề nghị có
qui định hình thức chấp nhận; và loại kia là đề nghị không qui định hình thức chấp
nhận.
Ví dụ: Đối với loại thứ hai này, việc chấp nhận bằng hành động thông
thường được thể hiện qua việc thực hiện một số công việc như thanh toán trước
một phần giá hàng hóa, vận chuyển hàng hóa hoặc bắt đầu xây dựng tại mặt

bằng…
Những quan niệm này xuất phát trên nền tảng tự do ý chí, tôn trọng tối đa
sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí mà không câu nệ bởi hình thức và bảo đảm
nguyên tắc thiện chí, trung thực và hợp tác. Im lặng có phải là chấp nhận mặc
nhiên không? Đó là vấn đề tranh luận sôi nổi. Unidroit đã thể hiện rõ quan điểm
7


về vấn đề này là im lặng hoặc không hành động tư bản thân chúng không phải là
chấp nhận như đã nói ở trên. Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng không xem im lặng
là sự chấp nhận mặc nhiên, mà chỉ thừa nhận một trường hợp cho sự chấp nhận
bằng im lặng khi có sự thỏa thuận giữa người đề nghị và người được đề nghị “im
lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết” hợp đồng (Điều 404, Khoản 2).Tuy nhiên để
có được hiểu biết rõ ràng hơn về các qui định này của Bộ luật Dân sự năm 2005,
cần phải giải thích sự thỏa thuận của hai bên về vấn đề này được thể hiện ở đâu:
(1) Trong nội tại của đề nghị rồi được người được đề nghị thông báo đồng ý riêng
về vấn đề đó; hay (2) Trong đề nghị bổ sung rồi được người được đề nghị thông
báo chấp nhận vấn đề đó trong đề nghị bổ sung; hay (3) Trong mọi thỏa thuận
khác; hay (4) Trong tập quán; hay (5) Trong thói quen quan hệ giữa hai bên.
Unidroit đã có sự nhắc nhở: Người đề nghị không thể đơn phương tuyên bố trong
đề nghị của mình rằng đề nghị được coi là chấp nếu không trả lời hoặc giữ im lặng,
bởi người đề nghị là bên đề xướng hợp đồng và người được đề nghị có quyền tự
do lựa chọn trả lời hoặc phớt lờ lời đề nghị.
Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 phân biệt sự tuyên bố ý chí chấp nhận rõ
ràng và mặc nhiên chấp nhận. Điều 653 và Điều thứ 654 của Bộ luật này và tương
ứng là Điều thứ 689 và Điều thứ 690 của Bộ luật Dân sự Trung Kỳ năm 1936 có
nội dung tương tự như nhau: theo đó, quy định tài Điều thứ 653. Đồng ý là ý
nguyện của mọi bên có quan hệ trong hiệp ước đều thoải hợp nhau cả. Trong
trường hợp nếu có một bên không đồng ý thì hiệp - ước cũng không thành. Ngoài
tra, theo quy định tài Điều 654 nêu rõ: “sự đồng ý có thể tỏ ra bằng lời nói hoặc

bằng giấy tờ, sự đồng ý cũng có thể tùy vào tình trạng mà cho là mặc nhiên ám chỉ
được”. Từ đây có thể nhận thấy việc chấp nhận bằng lời nói, bằng văn bản thể hiện
việc tuyên bố rõ ràng ý chí của người chấp nhận và có hiệu lực nếu tuân thủ đầy
đủ các điều kiện của chấp nhận.
Theo BLDS 2015 quy đinh tại Điều 393, Khoản 1 có định nghĩa chính thức
như sau: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị
8


về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.”. Định nghĩa này không có sự thay
đổi so với BLDS 2005 được nêu tại Điều 396. Trong BLDS 2012 có sự khác bổ
sung khoản 1 Điều 393, theo đó: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi
là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói
quen đã được xác lập giữa các bên”. Điều 394, BLDS 2015 về thời hạn trả lời tại
Khoản 1 quy định: “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp
nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết
hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là
đề nghị mới của bên chậm trả lời đồng thời khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn
trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời
hạn hợp lý”. Soi chiếu Điều 397 BLDS 2005 có thể nhận thấy BLDS 2015 đã có
những điểm mới quy định rõ hơn về thời hạn chấp nhận giao kết hợp đồng.
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, có thể thấy điểm chung nhất giữa BLDS Việt
Nam năm 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 cũng như các văn bản quốc tế đều cố
gắng đưa ra những định nghĩa chính thức trong văn bản về chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng với mục đích giảm thiểu tranh luận và thống nhất chung về “chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng”. Khi nghiên cứu về pháp luật dân sự có thế nhận
thấy đó là những điểm ưu việt của hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế toàn cầu hiện nay nhằm làm sáng tỏ và xác định mối quan hệ pháp
luật để biết rõ đó có phải là sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không
làm tiền đề minh chứng rõ ràng, đầy đủ hơn và là từ khóa quan trọng nhất về khái

niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện hay tiêu chuẩn của chấp nhận”.

1.1.2. Đặc điểm pháp lý của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo pháp luật Việt Nam nói chung và BLDS Việt Nam qua các thời kỳ
1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 không có khái niệm hoặc định nghĩa cụ thể nào
và đặc điểm pháp lý của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, phân tích
từ thực căn cứ pháp luật dân sự cũng như thực tiễn đời sống xã hội, đặc điểm pháp
9


lý cơ bản của chấp nhận hợp đồng thể hiện qua những hình thức sau đây:
Thứ nhất, đặc điểm pháp lý là sự thỏa thuận thống nhất về ý chí và ý chí đó
phải phù hợp ý chí, đường lối chủ trương của của Nhà nước, không đi ngược lại quy
định pháp luật và đạo đức xã hội. Nếu sự chấp nhận mang tính ép buộc, không xuất
phát trên tinh thần tự nguyện, không có sự thống nhất ý chí thì chấp nhận đó dù có
được xác lập nhưng vẫn bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu.
Thứ hai, mang đặc điểm của làm phát sinh hậu quả pháp lý. Khi chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng đồng nghĩa việc các bên tham gia đã thống nhất ý chí
thông qua việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự của các chủ thể
tham gia giao kết hợp đồng. Theo đó, sự kiện pháp lý biến thành hành vi mà pháp
luật quy định khi xuất hiện sẽ được xác lập, thay đổi hay chấm dứt và nhu cầu, mục
đích tham gia các quan hệ dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình. Ví dụ: Hợp
đồng mua bán hàng hóa phát sinh hiệu lực làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của
bên mua hàng hóa và bên bán hàng hóa. Bên mua phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền
hàng còn bên bán phát sinh nghĩa vụ giao hàng.
Thứ ba, đặc điểm quan trọng tiến quyết của chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng chính là chấp nhận các điều kiện, điều khoản cũng như thống nhất ý chí, điều
kiện, điều khoản, quyền và nghĩa vụ mà các chủ thể tham gia hợp đồng quy định
cho nhau và buộc các bên thực hiện theo đúng cam kết của mình. Sự thống nhất ý

chí, quy định quyền, nghĩa vụ của các Bên ngoài quyền tự do của chủ thể còn phải
phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát, cho phép Hợp đồng dân
sự và điều kiện chấp nhận hợp đồng phát sinh trên thực tế.
Thứ tư, mang đặc tính mục đích giao kết, mục đích của của hợp đồng dân sự
nói chung và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là thể hiện quyền, lợi ích hợp
pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên, các chủ thể tham gia cùng hướng tới.
Đặc điểm quan trọng nhất, dễ nhận diện khi và chỉ khi mục đích của chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp,

10


không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền
và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.
Hệ thống pháp luật Common Law chỉ ra rằng: “việc giao kết hợp đồng giữa
những người ở xa nhau thường được nhắc tới với lời nhắn nhủ rằng chấp nhận nên
được lập theo cách thức được gợi ý bởi đề nghị, chẳng hạn một đề nghị được gửi
qua đường thư từ có thể là một gợi ý hợp lý rằng chấp nhận nên gửi theo đường
thư từ nếu không có phương thức khác đã được gợi ý”.
BLDS Quebec (Canada) khi nói đặc điểm của hợp đồng cũng như chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhấn mạnh về hiệu lực của hợp đồng có quy định
rằng: “Điều 1440. Hợp đồng chỉ có hiệu lực giữa các bên kết ước; nó không ảnh
hưởng tới người thứ ba, trừ khi luật có quy định. Điều 1441. Với sự kiện chết của
một trong các bên, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng chuyển cho người
thừa kế của người chết, nếu bản chất của hợp đồng cho phép như vậy”.
Điều 444 BLDS Liên bang Nga quy định về điều kiện cũng như đặc điểm
của hợp đồng chính là địa điểm thực hiện giao kết hợp đồng: “Nếu không có nơi
giao kết hợp đồng nào đã được chỉ ra trong hợp đồng, thì nơi giao kết hợp đồng
được xem là nơi cư trú của công dân hoặc nơi cư sở của pháp nhân đã đưa ra đề
nghị”. Tuy nhiên đặc điểm này khi xác định nơi giao kết hợp đồng ngày nay chỉ

có tác dụng duy nhất liên quan tới hợp đồng có yếu tố nước ngoài để làm căn cứ
lựa chọn luật áp dụng đối với hình thức hợp đồng.
1.1.3. Bản chất của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Nếu đề nghị giao kết Hợp đồng là sự thể hiện ý chí của bên đề nghị thì
chấp nhận đề nghị giao kết Hợp đồng chính là sự thể hiện ý chí của bên chấp
nhận đề nghị. Do đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bản chất của chấp
nhận giao kết hợp đồng là nền tảng quan trọng trong việc xác định quan hệ hợp
đồng hay nói cách khác là cở sở xác lập hợp đồng trong tương lai. Theo đó, chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng xét về bản chất là sự đồng ý của bên được đề nghị
đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Về hình thức, chấp nhận đề nghị giao kết hợp
11


đồng có thể dưới hình thức rõ ràng (bằng văn bản hoặc bằng lời nói) hoặc bằng
hành vi cụ thể trong những trường hợp nhất định. Về nội dung, chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng phải phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng. Một thông báo
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có chứa đựng những sửa đổi, bổ sung so với
đề nghị giao kết hợp đồng thường không được coi là chấp nhận mà là một đề
nghị mới. Đây cũng là nhận thức được thừa nhận bởi hiều công trình khoa học
về luật hợp đồng cũng như được ghi nhận tại nhiều đạo luật của các nước, các
công ước và văn kiện có tính quốc tế về hợp đồng.
Bản chất của chấp nhận hợp đồng chính là tự nguyện thỏa thuận giữa các
chủ thể bình đẳng và không bình đẳng. Sự bình đẳng của các chủ thể hợp đồng
bao gồm bình đẳng về sức mạnh kinh tế, bình đẳng về kinh nghiệm thương mại và
bình đẳng về thông tin và tiếp cận thông tin. Trong những trường hợp này có thể
nói các bên có điểm xuất phát là ngang nhau. Và việc pháp luật tôn trọng và thừa
nhận sự tự nguyện thỏa thuận của họ sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế như đã
được đề cập đến ở trên. Bởi lẽ sự thừa nhận này của pháp luật khuyến khích các
chủ thể phát huy tối đa năng lực của các chủ thể. Sự bình đẳng nói trên giữa các
chủ thể trong giao dịch chỉ là tương đối và chỉ tồn tại trong thời kỳ tự do kinh tế

(laissez- faire), khi mà lý thuyết bàn tay vô hình được coi là nền tảng của kinh tế
học. Nghiên cứu cho thấy rằng, vào thời kỳ laissez- faire, các chủ thể có tiềm lực
kinh tế tương đương, bởi gần như tất cả đều có điểm xuất phát như nhau, độc
quyền và vị trí thống lĩnh thị trường chưa tồn tại, phạm vi hoạt động thương mại
chưa đủ rộng và kinh nghiệm trong hoạt động thương mại của các chủ thể, của các
nhà buôn là tương đương bởi lẽ các nhà buôn cùng mới tham gia vào thị trường.
Cũng vào thời kỳ này có thể nói mức độ có và tiếp cận thông tin như nhau, bởi lẽ
khi đó vì khoa học công nghệ chưa phát triển nên cấu trúc của hàng hóa đơn giản.
Hơn nữa khi tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm ở mức độ tương đương thì sự bất đối
xứng về thông tin cũng chưa gây hại cho các chủ thể và cho thị trường.

12


Maynard J. Keynes đã nhận xét rằng, “Các đặc trưng của trường hợp đặc
biệt do lý thuyết cổ điển giả định không phải là những đặc trưng của xã hội kinh
tế mà trong đó chúng ta đang sống”. Vấn đề này về sau cũng được John Jawls đề
cập đến trong Lý thuyết về công lý. John Jawls cho rằng, “các thỏa thuận bình
đẳng chỉ có thể đạt được khi không ai có thể biết được vị trí của mình trong xã
hội, không ai có thể biết được về năng lực của họ, phẩm chất của họ so với người
khác, không ai thông minh hơn ai”. Ông giả thiết là “tất cả các chủ thể đứng sau
bức màn vô minh và không ai có bất kỳ lợi thế hơn ai. Cũng chính vì vậy nên
không ai có hành vi cơ hội. Và vì tất cả đều có vị thế ngang nhau nên mọi thỏa
thuận đều rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên bức màn vô minh chỉ là giả định. Thực
tế thì không có sự bình đẳng thực sự giữa các chủ thể. Vì vậy thỏa thuận thường
cũng khó có thể bình đẳng.
Ngoài ra, khi nghiên cứu bản chất của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
trên nguyên tắc tự nguyện tham gia giao dịch một cách tự do và tự nguyên nhưng
không có tự do. Nếu nói, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận. Cả lý thuyết và
thực tiễn cho thấy rằng, tồn tại hai loại thỏa thuận: i) thỏa thuận trên cơ sở tự

nguyện được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; và ii) thỏa thuận không được hình
thành trên cơ sở tự nguyện thì không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, có nghĩa
là loại thỏa thuận này không có giá trị pháp lý ràng buộc các chủ thể. Những hợp
đồng được ký kết do bị lừa dối, đe dọa hoặc bị nhầm lẫn được coi là trái nguyên
tắc tự do tự nguyện thỏa thuận và là căn cứ để yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu. Với những trường hợp này thì pháp luật của các nước có cách tiếp cận
giống nhau và khá rõ ràng. Điều 4, BLDS 2005 của Việt Nam quy định: Quyền tự
do cam kết thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật
bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội”. Điều 11 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam cũng quy định:
i) Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật,
thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên
13


trong hoạt động thương mại, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó; và ii)
trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được
thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Đây cũng chính là
bản chất cơ bản nhất của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Như vậy, trên cơ sở phân tích bản chất và thực chất của chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng pháp luật cần phải thừa nhận và tôn trọng quyền tự do, tự định
đoạt. Tuy nhiên, xét về bản chất, sự tự nguyện tham gia giao dịch của các bên giao
dịch đặc biệt là chấp nhận đề nghị chỉ là biểu hiện ý chí của họ ra bên ngoài. Ý chí
đó có thể tự do và cũng có thể không tự do, hệ quả là tồn tại tự nguyện tự do và tự
nguyện không tự do. Mặc dù cả hai tình huống trên đây cũng được coi là sự tự
nguyện tham gia giao dịch, tuy nhiên bản chất và hậu quả hoàn toàn khác nhau và
vì vậy cần phải có sự đánh giá về mặt pháp lý khác nhau. Để làm được điều đó
cần thiết phải xem xét bản chất của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không
những chỉ từ góc độ luật học mà còn cần phải xem xét chúng từ góc độ kinh tế
học, có như vậy mới có cách nhìn vấn đề tổng quát hơn và khách quan hơn.

1.1.4. Ý nghĩa của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Về lý thuyết cũng như trong thực tế đời sống xã hội, sẽ không thể đi đến
hợp đồng nếu không có sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và hợp đồng
không thể tồn tại nếu thiếu đi sự tồn tại của tự do ý chí và sự thiện chí, trung thực.
Sự gặp gỡ của ý chí các bên để đi đến giao kết hợp đồng là sự chấp nhận
hợp đồng, là điều kiện để một hợp đồng được xác lập. Tuy nhiên, cần phải có sự
tồn tại của điều kiện tiên quyết, đó là ý chí giao kết phải hiện hữu. Luật quốc tế và
pháp luật của Pháp, Đức, của Anh - Mỹ, nói chung và các nước có nền pháp luật
tiên tiến thừa nhận rằng “sự hiện hữu của ý chí chỉ được ghi nhận một khi nó được
bộc lộ ra ngoài và ở trong tình trạng có thể được người khác nhận biết”. Pháp luật
nước ta hiện nay bằng việc vận dụng kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật
của các nước, các khái niệm căn bản nhưng mang tính nguyên tắc chung về đề
nghị và “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để mô tả và điều chỉnh quá trình
14


bộc lộ đi đến sự gặp gỡ ý chí của các bên trong quan hệ kết ước”.
BLDS 2015 quy định: “các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm tạo
điều kiện cho các chủ thể có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần”.
Xuất phát từ cơ sở và nguyên tắc này, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi có đủ các điều
kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một hợp đồng hay giao
dân sự nào nếu muốn. Ý nghĩa của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là nguyên
tắc tối thượng trong quan hệ hợp đồng và không có nó thì các chấp nhận đề nghị
và thỏa thuận giao kết sẽ trở lên vô nghĩa vì không tồn tại một quan hệ nghĩa vụ
nào có thể tạo thành trong quá trình đưa ra nội dung chấp nhận lời đề nghị giao
kết hợp đồng. Do đó, ý nghĩa của chấp nhận hợp đồng không chỉ về phương diện
triết học mà cả phương diện đạo đức và phương diện kinh tế.
Về phương diện triết học, ý nghĩa của triết học là nền tảng dựa trên thực tế
của nguyên tắc “trên nền tảng của tự do cá nhân và không có ai có thể bị ép buộc
thực hiện hay không thực hiện một việc nào đó ngoài ý chí mong muốn của họ”.

Về phương diện đạo đức, ý nghĩa của chấp nhận giao kết hợp đồng hàm
chứa “tự do ý chí, không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một công việc
mà không xuất phát từ lợi ích của họ”. Vì lẽ đó, bản chất thực của hợp đồng được
xem là sản phẩm của ý chí được kết tạo từ lợi ích của các bên mà xuất phát điểm
từ lời đề nghị và kết thức bằng chấp nhận đề nghị.
Về phương diện kinh tế, ý nghĩa của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
thể hiện “xuất phát từ nhận định rằng lợi ích cá nhân là động lực thúc đẩy các hoạt
động kinh tế”. Đây là lý do để ý chí phải được đề cao vì lợi ích của mình trong xã
hội tự do mang lại những lợi ích chung đảm bảo tự do, thiện chí và trung thực
trong giao kết hợp đồng cũng như ý nghĩa đích thực của giao kết.
Như vậy, chấp nhận giao kết hợp đồng mang ý nghĩa quan trọng, là nền
tảng quan trọng để đi đến hợp đồng và như đã phân tích, chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng mang ý nghĩa đầy đủ khi có sự gặp gỡ và sự tồn tại của tự do ý chí
và sự thiện chí, trung thực. Theo đó, sự gặp gỡ của ý chí các bên để đi đến giao
15


kết hợp đồng là sự chấp nhận hợp đồng, là điều kiện để một hợp đồng được xác
lập. Để chấp nhận giao kết hợp đồng mang đầy đủ ý nghĩa của nó, khi nghiên cứu
và thực hiện giao kết cần phải được xem xé đầy đủ, phù hợp với hoàn cảnh và thực
tiễn đời sống pháp lý. Sự hạn chế tự do ý chí đồng nghĩa với sự can thiệp của Nhà
nước vào khu vực quyền lợi tư nhưng đôi khi cần thiết vì đời sống chung của cộng
đồng, rộng hơn là toàn bộ nền kinh tế. Nhưng trên hết, nguyên tắc tự do trong giao
kết và sự bình đẳng, thiện chí và trung thực giữa các bên sẽ là nền tảng và giá trị
cốt lõi của sự hợp tác đảm bảo bền vững và là bất biến. Ý nghĩa của chấp nhận
giao kết không chỉ thể hiện việc pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được
giao kết thiếu hoặc hạn chế sự bình đẳng và không tồn tại ý chí tự nguyện của một
trong các bên chủ thể mà trên thực tế mà còn nhằm hướng đến và làm rõ về bản
chất, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ
ý chí ra bên ngoài của mỗi chủ thể đồng thời đảm bảo các phương diện nghiên cứu

và thực tiễn về lý luận và thực tiễn trong giao kết hợp đồng.
1.2. Pháp luật về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
1.2.1. Điều kiện chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo định nghĩa của Bộ từ điển luật học Black’s Law Dictionary: “Chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là sự đồng ý của bên được đề nghị đối
với các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị, một cách rõ
ràng hoặc ngầm định bằng hành vi, theo hình thức được thừa nhận hoặc theo yêu
cầu của bên đề nghị, theo đó hợp đồng được xác lập và ràng buộc các bên. Nếu
một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có sửa đổi các điều khoản hoặc bổ sung
các điều khoản mới, nó thường là một đề nghị giao kết hợp đồng mới”. Theo định
nghĩa này, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng về bản chất là đồng ý của bên
được đề nghị đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Về hình thức, chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng có thể dưới hình thức rõ ràng (bằng văn bản hoặc bằng lời nói)
hoặc bằng hành vi cụ thể trong những trường hợp nhất định. Về nội dung, chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng. Một
16


thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có chứa đựng những sửa đổi, bổ
sung so với đề nghị giao kết hợp đồng thường không được coi là chấp nhận mà
là một đề nghị mới. Đây cũng là nhận thức được thừa nhận bởi hiều công trình
khoa học về luật hợp đồng cũng như được ghi nhận tại nhiều đạo luật của các
nước, các công ước và văn kiện có tính quốc tế về hợp đồng.
Pháp luật về hợp đồng của nhiều quốc gia quy định chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng phải là sự đồng ý toàn bộ đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Theo
đó, một biểu thị trả lời chấp nhận đề nghị nhưng chứa đựng bất kỳ sự sửa đổi, bổ
sung nào so với đề nghị giao kết hợp đồng được coi là từ chối và cấu thành một
đề nghị giao kết hợp đồng mới.
Bộ luật dân sự của Pháp trước đây không đưa ra khái niệm về chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng (cũng như không đưa ra khái niệm đề nghị giao kết hợp

đồng). Quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được phát triển bởi án
lệ. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2016, các nhà làm luật Pháp
đã đưa ra khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng tại các Điều L.1113 đến L11211. Theo đó, “chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng là sự biểu lộ ý chí của bên nhận được lời đề nghị giao kết, nhằm ràng
buộc với các điều kiện của lời đề nghị. Lời chấp nhận không trùng khớp với lời đề
nghị sẽ không có hiệu lực, và tạo thành lời đề nghị mới (Điều L.1118). Pháp luật
của CHLB Nga ghi nhận nguyên tắc này tại khoản 1, Điều 438 Bộ luật dân sự
CHLB Nga: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề
nghị giao kết hợp đồng về việc đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận. Chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng là chấp nhận toàn bộ và vô điều kiện”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 393, Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015):
“Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” (tác giả nhấn mạnh). Khi bên được đề
nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị
thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (Điều 392 BLDS 2015).
17


Xuất phát từ thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn kinh doanh thương mại, một số
bộ luật dân sự và văn kiện quốc tế về luật hợp đồng được xây dựng vào giai đoạn
sau này có cách tiếp cận khác biệt. Theo đó, mặc dù vẫn quy định về nguyên tắc,
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với các điều khoản của đề nghị
giao kết hợp đồng, tuy nhiên, trong trường hợp một biểu thị trả lời đồng ý kèm
theo những điều khoản sửa đổi, bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng, với một
số điều kiện nhất định, sẽ là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
1.2.2. Thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo BLDS 2015, tại Điều 394 quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao
kết hợp đồng, theo đó: Tại Khoản 1. “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời
thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu

bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp
nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời” và “Khi bên đề nghị không
nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện
trong một thời hạn hợp lý”.
Nếu theo BLDS 2005 quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng: “Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý
do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì
thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề
nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị” được quy
định tại Khoản 1 Điều 397 thì BLDS 2015 đã tách biệt ra thành một khoản riêng
quy định tại Khoản 2 Điều 394.
Pháp luật dân sự Việt Nam về thời hạn chấp nhận giao kết hợp đồng tại
Điều 397, BLDS 2005 và được nhắc lại tại Khoản 3, Điều 394 BLDS 2015, theo
đó: “Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách
quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo
chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời
ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị”.
18


Theo Luật Hợp đồng Trung Quốc 1999, nội dung của chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng phải phù hợp với nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu
bên được đề nghị đề xuất các thay đổi cơ bản đối với nội dung, chấp nhận này sẽ
trở thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới. Các thay đổi về mục đích, chất
lượng, số lượng, giá cả hoặc tiền công, thời hạn thực hiện, địa điểm và cách thức
thực hiện, trách nhiệm vi phạm hợp đồng và biện pháp giải quyết tranh chấp hợp
đồng là các thay đổi cơ bản đối với nội dung của đề nghi giao kết hợp đồng (Điều
30). Nếu một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có chứa những thay đổi không
cơ bản (non-substantial changes) so với nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng,
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng sẽ có hiệu lực, nội dung của hợp đồng sẽ dựa

trên nội dung của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, ngoại trừ trường hợp bên
đề nghị phản đối kịp thời những nội dung đó, hoặc trong đề nghị giao kết hợp đồng
đã thể hiện rõ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không được có bất kỳ sự thay
đổi nào so với nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 31).
Theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Điều
19 quy định: một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có
chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến
đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng,
trừ phi người chào hàng ngay lập tức phản đối những khác biệt đó bằng miệng
hoặc bằng cách gửi thông báo phản đối cho người được chào hàng. Nếu người
chào hàng không phản đối như vậy, nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của
chào hàng với những sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng (khoản 2, Điều 19).
Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến
phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi
trách nhiệm của các bên hay đến việc giải quyết tranh chấp được coi là những điều
kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng [Khoản 3, Điều 19].

19


Ở Hoa Kỳ, quy tắc hình ảnh phản chiếu đã nêu trên được thừa nhận rộng
rãi, tuy nhiên, Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) áp dụng cho hợp đồng mua
bán hàng hóa, tại Điều 2-207 đã thay đổi quy tắc này, theo đó:
Một sự biểu thị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hợp lý và xác định
hoặc một xác nhận bằng văn bản được gửi trong một thời hạn hợp lý, được coi là
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ngay cả khi nó chứa đựng các điều khoản bổ
sung hoặc khác biệt so với các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng, ngoại
trừ trường hợp chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện rõ điều kiện bên đề
nghị đồng ý với các điều khoản bổ sung hoặc khác biệt đó.
1.2.3. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

“Việc xác định thời điểm có hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết Hợp
đồng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng” [23. Tr9,5]. Bởi, từ thời điểm chấp nhận
hợp đồng có hiệu lực, bên được đề nghị (bên trả lời chấp nhận giao kết Hợp đồng)
không được rút lại lời chấp nhận giao kết Hợp đồng. Hơn nữa, tại tại điểm chấp
nhận có hiệu lực thì Hợp đồng được coi là giao kết.
Vậy, pháp luật xác định như thế nào về thời điểm phát sinh hiệu lực của
chấp nhận giao kết Hợp đồng? Thông thường, các bên có thể thực hiện giao kết
Hợp đồng bằng phương thức trực tiếp (gặp mặt trực tiếp trao đổi bằng lời nói hoặc
văn bản) hoặc trao đổi gián tiếp (qua điện thoại, email, tin nhắn,…). Thực tế, nếu
các bên gặp mặt trao đổi trực tiếp bằng lời nói hoặc văn bản thì việc xác định thời
điểm có hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết Hợp đồng sẽ không khó khăn.
Thế nhưng, nếu các bên trao đổi bằng phương thức gián tiếp thì việc xác định thời
điểm có hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết Hợp đồng trong thực tế quan hệ
hợp đồng sẽ không đơn giản và được các hệ thống pháp luật ghi nhận theo những
cách khác nhau.
Tại khoản 1 Điều 391 BLDS 2005 chỉ quy định về thời điểm có hiệu lực
của đề nghị giao kết Hợp đồng mà chưa quy định rõ về thời điểm có hiệu lực của
chấp nhận giao kết Hợp đồng đối với trường hợp giao kết Hợp đồng gián tiếp. Thế
20


×