Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.18 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THẾ LONG

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ninh Thuận, tháng 3 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THẾ LONG

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP

Ninh Thuận, tháng 3 năm 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi. Các thông tin trong Luận văn là trung thực, có tiếp thu và sử
dụng những ý tưởng khoa học của các tác giả có bài nghiên cứu liên quan. Những
phần trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng./.
Ninh Thuận, ngày

tháng 3 năm 2020

Tác giả luận văn

Trần Thế Long


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i
MỤC LỤC………………………………………………………. .……...………....ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................v
TÓM TẮT……………………………………………………………………...…..vi
ABSTRACT…………………………………………………………………. .…..vii

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Tình hình nghiên cứu

3

3. Mục tiêu của đề tài 6
3.1. Mục tiêu chung 6
3.2. Mục tiêu cụ thể

6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu

6

4.2. Phạm vi nghiên cứu

6

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7
5.1. Câu hỏi nghiên cứu

7

5.2. Giả thuyết nghiên cứu


7

6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Kết cấu của luận văn

8

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
BỒI
THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP………. .10
1.1. Những vấn đề lý luận khi thu hồi đất nhóm nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
1.1.2. Khái quát về thu hồi nhóm đất nông nghiệp

10
10
11

1.2. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm
đất nông nghiệp
14
1.2.1. Khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm đất nông nghiệp . 14
1.2.2. Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước
thu hồi nhóm đất nông nghiệp15


iii

1.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi
thường khi Nhà nước thu hồi nhóm đất nông nghiệp..................................... 19

1.3.1. Quy định về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm đất
nông nghiệp......................................................................................................19
1.3.2. Phạm vi, điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp . 21

1.3.3. Trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm đất nông nghiệp
………………………………………………………………………………..25
1.3.4. Việc xác định mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm đất nông
nghiệp..............................................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................32

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NINH
THUẬN – MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN..............33
2.1. Thực trạng chung về vấn đề thu hồi nhóm đất nông nghiệp tại tỉnh Ninh
Thuận.............................................................................................................. 33
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi nhóm đất nông nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...............................36
2.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trình tự thu hồi nhóm đất
nông nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận..................................................................... 36
2.2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về xác định mức bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận.........................................57
2.2.3. Thực trạng các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến thu hồi, bồi thường
đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận............................................... 66
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp............................................................74
2.3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp..................................................................74
2.3.2. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp...................................................................................85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................91


KẾT LUẬN CHUNG................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

ĐNN

Đất nông nghiệp

GCN

Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng

QPPL

Quy phạm pháp luật


QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng giá đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác................................................................................................................. 34
Bảng 2.2. Bảng giá đất trồng cây lâu năm............................................................... 34
Bảng 2.3. Bảng giá đất rừng sản xuất...................................................................... 34
Bảng 2.4. Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản............................................................. 34
Bảng 2.5. Thống kê về các dự án thực hiện công tác bồi thường GPMB trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận qua các năm điều tra tại phụ lục................................................... 36
Bảng 2.6. Khái quát tiến độ công tác bồi thường GPMB qua các năm điều tra tại
phụ lục..................................................................................................................... 39
Bảng 2.7. Kết quả tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo liên quan thu hồi, bồi thường
đất nông nghiệp tại Ninh Thuận qua từ năm 2015 đến năm 2018 tại phụ lục..........67


vi


TÓM TẮT
Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài với lý do tìm ra những vấn đề khó khăn,
vướng mắc căn bản dẫn đến những hạn chế trong công tác bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp tại Ninh Thuận. Từ đó, nhằm mục đích xác định những
nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này tại tỉnh
Ninh Thuận. Đề tài đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN, đánh giá thực trạng thực thi và đưa ra kiến nghị hoàn
thiện pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện tại địa phương trong thời
gian tới. Quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phương
pháp phân tích, phương pháp chứng minh… Qua đó, đề tài đã tìm ra những hạn chế,
khó khăn trong việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN, để từ đó đưa ra
giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề trong thực tế thi hành. Đề tài nghiên cứu này
của tác giả có thể có giá trị tham khảo đối với sinh viên, học viên chuyên ngành luật
và tỉnh Ninh Thuận trong việc nâng cao hiệu quả công tác bồi thường thu hồi nhóm
ĐNN.
Từ khóa: Bồi thường đất nông nghiệp; Bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà
nước thu hồi đất; Bồi thường đất nông nghiệp tại Ninh Thuận


vii

ABSTRACT
The author chose to research this topic with the reason to find out the
difficult and fundamental problems that lead to limitations in compensation when
the State recovers agricultural land in Ninh Thuan. Through that, in order to identify
the causes and propose solutions to improve the effectiveness of this work in Ninh
Thuan province. This topic deeply studying the provisions of the law on
compensation when the State recovers agricultural land, assesses the status of
enforcement and makes recommendations to improve the law, as well as improve

the effectiveness of implementation in the locality next time. In the research
process, the author has used the synthesis method, analytical method, proof method
... Thereby, this thesis has found the limitations and difficulties in compensation
when the State recovers agricultural land, from which to give specific solutions to
solve problems in practice. This research topic may be of reference value for law
students in improving the efficiency of the work of compensation when the State
recovers land.
Key words: Compensation for agricultural land; Compensation for
agricultural land when the State recovers land; Compensation for agricultural land
in Ninh Thuan


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nông nghiệp (ĐNN) có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển
của bất kỳ cộng đồng dân cư nào trên trái đất bởi đó là tư liệu sản xuất chủ yếu để
con người tác động tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Hiện nay,
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hoá – hiện đại hoá để
nhanh chóng hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên cùng với đó là yêu cầu bắt buộc
phải có quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, nên cần phải thu hồi đất từ các cá nhân,
tổ chức trong đó có việc thu hồi nhóm ĐNN. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế phải
đảm bảo lợi ích hài hoà cho mọi tầng lớp, đặc biệt là những người nông dân đã bị
mất đi tư liệu sản xuất chính khi nhà nước thu hồi nhóm ĐNN. Thu hồi nhóm ĐNN
không đơn giản chỉ là việc làm chấm dứt QSDĐ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
đối với một diện tích nhóm ĐNN nhất định. Hành động này để lại những hậu quả về
kinh tế - xã hội cần kịp thời giải quyết nhằm duy trì sự ổn định chung về chính trị,
xã hội bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của một bộ phận xã hội, những
người mà họ thường chỉ quen sản xuất, lao động trên chính những mảnh đất đã bị

thu hồi.
Tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh nông nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên là
335.800 ha, trong đó: Đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 69.698 ha, đất lâm
nghiệp là 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất
chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
1

5.676 ha; còn lại là đất chưa sử dụng . Mặc dù Ninh Thuận được biết đến như là
tỉnh khô hạn nhất nước, nhưng đây lại là một lợi thế để phát triển một số cây trồng
vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, mang tính đặc thù như: trồng nho, bông,
thuốc lá, chăn nuôi dê, cừu… Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ từ các
nguồn lực trong, ngoài nước và nỗ lực kêu gọi đầu tư của tỉnh nhà, đã có nhiều
doanh nghiệp về đầu tư xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp đặc biệt là công

1 theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Thuận năm 2018


2

nghiệp năng lượng tái tạo tại tỉnh Ninh Thuận để phát huy các thế mạnh tự nhiên
sẵn có của tỉnh. Điều này đã góp phần làm thay đổi cơ cấu, tạo động lực mới cho sự
phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, do thói quen
canh tác và ảnh hưởng thời tiết khô hạn, mà việc quản lý đất nói chung, nhóm ĐNN
nói riêng tại Ninh Thuận trong những năm qua chưa được hệ thống, theo dõi một
cách đầy đủ, toàn diện. Bên cạnh đó, đặc thù các ngành công nghiệp năng lượng
như điện gió, điện mặt trời, xây dựng khu dân cư… cần đầu tư rất lớn về vốn đất để
xây dựng, nên quá trình triển khai các dự án thực tế gặp rất nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của việc thu hồi, bồi thường về đất cho các hộ dân. Đã có nhiều mâu thuẫn từ
phía người dân và các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này, có nhiều vụ việc
tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức, có những vụ

việc kéo dài, nhiều người tham gia khi Nhà nước thu hồi, bồi thường về đất đã tạo
hình ảnh xấu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hấp dẫn về môi trường đầu tư nói
chung của tỉnh. Xảy ra những sự việc trên, bên cạnh nguyên nhân một phần từ sự
thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân, thì những hạn chế khi áp dụng pháp luật
về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Ninh Thuận cũng đã gây ảnh
hưởng rất lớn đến việc giải quyết vấn đề trước mắt là GPMB cho các dự án, đồng
thời về lâu dài sẽ ảnh hưởng chung đến chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung. Đây cũng là vấn đề nan giải đã được đề
cập nhiều trong thời gian qua.
Để giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc căn bản dẫn đến những
hạn chế trong công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại Ninh Thuận
nói riêng, các địa phương trên cả nước nói chung khi áp dụng vào thực tiễn trong
thời gian qua cần có sự đánh giá một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn để
đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Nhận thấy được tính cấp bách của vấn đề áp dụng
pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN trong thời gian qua, nên
tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Thuận” để làm Luận văn
tốt nghiệp của mình.


3

2. Tình hình nghiên cứu
Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN là một trong những chế
định quan trọng của pháp luật đất đai. Chế định này khi đi vào cuộc sống trực tiếp
đụng chạm đến lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của
nhà đầu tư nên đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý.
Thời gian vừa qua đã có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về
lĩnh vực này dưới góc độ lý luận và thực tiễn; tiêu biểu là các công trình nghiên cứu
của các tác giả sau đây:

Luận văn Thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất tại thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị” của Trần Thị Loan, năm 2016, Trường Đại học Nông
Lâm Huế. Luận văn đã đề cập đến việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB khi
nhà nước thu hồi đất; những tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất.
Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn trong công tác bồi
thường, GPMB khi thu hồi ĐNN của người dân và hướng tới mục tiêu thực sự mang
lại một cuộc sống tốt hơn cho người dân, đối tượng được coi là dễ bị tổn thương
trong quá trình đô thị hóa nói chung và quá trình chuyển đổi mục đích SDĐ nói
riêng.
Luận văn thạc sĩ luật học“Những vấn đề pháp lý về định giá đất trong giải
phóng mặt bằng tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” của Nguyễn Thị Thùy Linh,
năm 2015, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu các
vấn đề lý luận về định giá đất; những vấn đề chung về pháp luật định giá đất trong
GPMB và thực trạng pháp luật định giá đất trong GPMB, từ đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về định giá đất trong GPMB và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về định giá đất trong GPMB tại địa phương.
Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi ĐNN của
hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn áp dụng tại Nghệ An” của Hoàng Thị Thu Trang,
năm 2012, Học viện Khoa học xã hội nhân văn. Luận văn này đã nghiên cứu về vấn


4

đề bồi thường khi nhà nước thu hồi đất của chủ thể là hộ gia đình, cá nhân trên một
địa phương cụ thể là tỉnh Nghệ An khi áp dụng Luật Đất năm 2003; trên cơ sở thực
trạng nghiên cứu luận văn cũng đã đưa những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
về bồi thường khi nhà nước thu hồi ĐNN và nâng cao hiệu quả thực hiện của tỉnh
Nghệ An.

Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa nhà nước – nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi” của Nguyễn
Thị Tâm, năm 2013 tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn này trình bày về vấn
đề thực trạng pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà
nước – nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi; thực tiễn thực hiện các quy định của
pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước – nhà đầu
tư và người có đất bị thu hồi; hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất để giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa nhà nước – nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi.
Luận án tiến sĩ “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi ĐNN ở Việt
Nam” của tác giả Phạm Thu Thủy, năm 2014 tại trường Đại học Luật Hà Nội. Luận
án này đã nghiên cứu thực tiễn quy định của pháp luật về bồi thường khi nhà nước
thu hồi ĐNN trên phạm vi cả nước nói chung.
Tác giả Trần Quang Huy có bài viết “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất” đăng trên Tạp chí Luật học, số 10/2010; đề cập đến sự cần thiết xây dựng chính
sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, cơ sở pháp lý của việc thực thi chính sách hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất, các quy định cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và
2

đưa ra những kiến nghị về chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất .

Tác giả Nguyễn Quang Tuyến có bài viết “Công khai minh bạch để bảo vệ
quyền lợi của người bị thu hồi đất”, đăng trên Tạp chí Luật học số 3/2012, đề cập
đến sự công khai, minh bạch trong các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

2 Trần Quang Huy (2010), “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học số 10/2010


5

khi Nhà nước thu hồi đất và thực trạng công khai, minh bạch trong thực thi các quy

3

định về bồi thường, GPMB .
Sách chuyên khảo “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, GPMB ở
Việt Nam” do Doãn Hồng Nhung chủ biên được xuất bản bởi NXB Tư pháp năm
2013 đã đề cập đến vấn đề xác định giá đất trong bồi thường, GPMB ở nước ta giai
đoạn trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận từ nhiều góc độ
khác nhau để phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là nguồn tài liệu quý giá để tác giả kế
thừa và tiếp tục mở rộng nghiên cứu về vấn đề “bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi ĐNN” trên các bình diện: cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật và trong
thực tiễn thi hành. Điều này có tác dụng rất lớn đối với chặng đường bổ sung, hoàn
thiện những quy định mới về vấn đề này trong Luật Đất đai năm 2013 để có thể đạt
được hiệu quả cao trong thực tiễn áp dụng.
Nhìn chung các công trình trên được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau về bồi thường khi Nhà nước thu hồi ĐNN trên phạm vi cả nước hoặc tại một
địa bàn cụ thể, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề bồi thường khi
Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại tỉnh Ninh Thuận. Luận văn “Pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi ĐNN và thực tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Thuận” sẽ đi
sâu nghiên cứu vấn đề này trên cơ sở tập trung vào phân tích thực tiễn áp dụng pháp
luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN để thực hiện các dự án tại tỉnh
Ninh Thuận trong thời gian gần đây. Qua đó luận văn làm rõ được những bất cập,
vướng mắc và sai phạm phát sinh trong quá trình thực hiện. Vì vậy, việc nghiên cứu
luận văn sẽ có ý nghĩa lớn về cả lý luận và thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn
đề tồn tại nổi lên trong thời gian qua tại Ninh Thuận nói riêng và các địa phương

3

Nguyễn Quang Tuyến (2012), “Công khai minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất”,Tạp

chí Luật học số 3/2012


6

trên cả nước nói chung, từ đó làm cơ sở cho việc kiến nghị nâng cao hiệu quả thực
hiện hoạt động này trong thời gian tới.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
ĐNN và thực tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Thuận” là nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá
về thực trạng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại
tỉnh Ninh Thuận. Trong đó nghiên cứu cụ thể các quy định pháp luật về bồi thường
khi thu hồi nhóm ĐNN, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật và đưa ra một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại tỉnh Ninh Thuận.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN;
- Khảo sát thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà Nước thu hồi

nhóm ĐNN tại tỉnh Ninh Thuận;
- Phân tích được những mặt ưu điểm và mặt còn hạn chế trong công tác bồi
thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại tỉnh Ninh Thuận và từ đó đề xuất một
số kiến nghị nhằm khắc phục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc bồi thường
khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN như nguyên tắc bồi thường, điều kiện bồi thường,
quy định cụ thể về bồi thường, quy định về hỗ trợ cho người SDĐ, và quy định về
trình tự thủ tục bồi thường nhóm ĐNN. Trên cơ sở đó, Luận văn đánh giá và đưa ra

kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như vấn đề thực thi pháp luật về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại tỉnh Ninh Thuận.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài có phạm vi nội dung là các quy định của pháp luật
Việt Nam về vấn đề bồi thường khi Nhà Nước thu hồi nhóm ĐNN, trong đó luận


7

văn tập trung làm rõ quy định về bồi thường hỗ trợ khi đất nông nghiệp và chi phí đầu
tư trên nhóm đất nông nghiệp bị thu hồi; tìm hiểu thực tiễn công tác thu hồi nhóm ĐNN
tại tỉnh Ninh Thuận từ đó kiến nghị những giải pháp và hướng hoàn thiện.

- Phạm vi về thời gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu dựa trên Luật Đất đai
2013, phạm vi về thời gian: các số liệu mà luận văn nghiên cứu được khoanh vùng
4

lại là từ ngày 01/7/2014 đến nay.
- Phạm vi về không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu thực trạng thực thi
pháp luật về bồi thường khi thu hồi nhóm ĐNN tại tỉnh Ninh Thuận.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
- Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi nhóm ĐNN?
- Có thể phát hiện những hạn chế bất cập gì về pháp luật và cơ chế thi hành
pháp luật khi khảo sát thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi nhóm ĐNN tại Ninh Thuận?
- Cần hoàn thiện các quy định nào về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm
ĐNN ở Việt Nam và hoàn thiện gì trong cơ chế thi hành pháp luật về vấn đề này

nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nhóm ĐNN?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên giả thuyết là: “Mặc dù pháp luật Việt Nam đã
có các quy định khá cụ thể về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN, tuy
nhiên trong thực tiễn thi hành các quy định này đã bộc lộ những hạn chế từ quy
định của pháp luật và từ cơ chế thi hành và vì thế, cần phải tiếp tục hoàn thiện các
quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN và hoàn
thiện cơ chế thi hành pháp luật về về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN”.

4 ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành


8

6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
đề tài là phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê. Trong đó:
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá và phân tích được sử dụng khi xem
xét, đánh giá về các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm
ĐNN và thực tế công tác bồi thường tại tỉnh Ninh Thuận. Phương pháp này được sử
dụng tại Chương 1 của Luận văn để trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN hiện nay như thế nào?”
- Phương pháp tổng hợp, thống kê nhằm tập hợp và phân tích những số liệu
cụ thể để từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá cần thiết trong việc nắm bắt những
số liệu hằng năm, qua đó đề ra những nhiệm vụ, phương hướng hành động cụ thể.
Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 của Luận văn để trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu: “Để công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại Ninh
Thuận trong thời gian tới có hiệu quả cao thì cần có những giải pháp gì?”
- Phương pháp so sánh dùng cho việc so sánh đối chiếu các số liệu, thông tin

thu thập được, so sánh giữa các năm để từ đó rút ra những mặt đã đạt được và chưa
đạt được để có biện pháp bổ sung kịp thời, đồng thời xem xét những vướng mắc để
tìm hướng giải quyết. Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 của Luận văn
để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại Ninh Thuận diễn ra như thế nào? Để công tác bồi
thường khi nhà nước thu hồi nhóm ĐNN tại Ninh Thuận trong thời gian tới có hiệu
quả cao thì cần có những giải pháp gì?”
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Lý luận chung và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi nhóm ĐNN.


9

Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường khi Nhà
nước thu hồi nhóm ĐNN tại tỉnh tỉnh Ninh Thuận – Một số giải pháp và kiến nghị
hoàn thiện.


10

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1.1. Những vấn đề lý luận khi thu hồi đất nhóm nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Luật Đất đai năm 1993, ĐNN được hiểu là “đất xác định chủ yếu sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc

nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp” (Điều 42). Theo đó ĐNN là một trong sáu
5

loại đất đai của Việt Nam .
Luật Đất đai năm 2003 lại dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng để phân loại
đất, đất đai được chia thành các nhóm: ĐNN, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa
sử dụng. Luật Đất đai năm 2003 đưa ra khái niệm ĐNN rộng hơn hơn với tên gọi
“nhóm ĐNN”.
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được
phân loại như sau: nhóm đất nông nghiêp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất
chưa sử dụng. Theo đó thì nhóm ĐNN bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây
hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu
năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy
sản; Đất làm muối và ĐNN khác.
Từ những phân tích trên có thể khái quát lại khái niệm nhóm ĐNN như sau:
“Nhóm ĐNN bao gồm tổng thể các loại đất, có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư
cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ, bảo vệ
rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm
nghiệp”.

5 bao gồm ĐNN, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng


11

6

Ngoài những đặc điểm chung của đất đai , nhóm ĐNN còn có những đặc
điểm riêng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nhóm ĐNN là loại đất mà giá trị sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào
chất lượng đất đai, độ màu mỡ phì nhiêu của đất. Giá trị của nhóm ĐNN phụ thuộc
vào các yếu tố nông, hóa, thổ nhưỡng như độ phì nhiêu, tầng dày của lớp đất mặt,
độ dốc, độ PH (độ chua) v.v

7

Thứ hai, nhóm ĐNN được sử dụng làm tư liệu sản xuất trực tiếp và không
thể thay thế được trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
làm muối. Việc nghiên cứu đặc điểm của nhóm ĐNN là loại đất được sử dụng cho
mục đích “chủ yếu” là sản xuất nông nghiệp sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc xác định loại đất được bồi thường và mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
8

hồi đất .
Với những phân tích trên đây, có thể thấy nhóm ĐNN là loại đất khá đặc thù
trong vốn đất quốc gia, đặc biệt đối với một đất nước đi lên từ nền kinh tế nông
nghiệp như ở Việt Nam.
1.1.2. Khái quát về thu hồi nhóm đất nông nghiệp
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước quyết định thu lại QSDĐ của người được Nhà nước trao QSDĐ hoặc thu lại
đất của người SDĐ vi phạm pháp luật về đất đai”. Từ đó có thể hiểu một cách khái
quát về Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để
thu lại nhóm ĐNN và QSDĐ nhóm nông nghiệp đã giao cho các chủ thể SDĐ theo
9

quy định của pháp luật đất đai .
Qua đó có thể thấy thu hồi nhóm ĐNN có đặc điểm chung là sự chấm dứt
quan hệ pháp luật đất đai sơ cấp giữa Nhà nước và người SDĐ, tức là chấm dứt hiệu
6


là tài sản không do con người tạo ra, có tính cố định và không thể di dời…

7 Đỗ Xuân Cảnh, “Pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi từ thực tiễn thực hiện
tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2016, tr 14
8 Đỗ Xuân Cảnh, “Pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi từ thực tiễn thực hiện
tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2016, tr 16
9 Trần Phương Liên (2013), “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi
ĐNN - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội


12

lực của các quyết định hành chính giao đất, cho thuê đất, đất có nguồn gốc từ việc
nhận QSDĐ thông qua các giao dịch như nhận thừa kế, nhận chuyển đổi, nhận
chuyển nhượng, nhận tặng, cho, góp vốn; công nhận QSDĐ đã được cơ quan Nhà
nước ban hành từ trước cho người bị thu hồi nhóm ĐNN. Bên cạnh đó, thu hồi
nhóm ĐNN có những đặc điểm riêng biệt có thể kể đến như sau: Giá tính bồi
thường theo nhóm ĐNN thì loại đất khác nhau là khác nhau; ngoài khoản bồi
thường, người dân có nhóm ĐNN bị thu hồi còn được hỗ trợ tìm việc làm, ổn định
đời sống, dạy nghề, đào tạo nghề…

10

Theo quy định Điều 66 Luật Đất đai 2013 chỉ có UBND cấp có thẩm quyền
mới được thu hồi nhóm ĐNN để sử dụng vào các mục đích sau đây:
“- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm: Làm nơi đóng
quân, trụ sở làm việc; Xây dựng căn cứ quân sự; xây dựng công trình phòng thủ
quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; Xây dựng ga,
cảng quân sự; xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hoá,

thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; Xây dựng kho tàng của lực
lượng vũ trang nhân dân; làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi huỷ vũ
khí; Xây dựng cơ sở đào tạo trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của
lực lượng vũ trang nhân dân; Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân
dân; Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
quản lý.
- Thu hồi đất dể phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng gồm:

+ Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
+ Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu
tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA); Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức


10 Trần Phương Liên (2013), “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu
hồi ĐNN - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr 22


13

chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao; Công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự
nghiệp công cấp quốc gia; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia
gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; Hệ
thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý
chất thải.
+ Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải

thu hồi đất bao gồm: Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự
nghiệp công cấp địa phương; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa
phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc,
chiếu sáng đô thị; Công trình thu gom, xử lý chất thải; Dự án xây dựng công trình
phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; Dự án tái định cư, nhà ở cho sinh
viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn
hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa táng; Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới;
Chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; Cụm công nghiệp; Khu sản xuất, chế
biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; Dự án phát triển rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng; Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường,
than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác
tận thu khoáng sản.”
Việc thu hồi nhóm ĐNN trong các trường hợp trên còn phải căn cứ vào kế
hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
11

duyệt và tiến độ SDĐ thực hiện dự án .
11 Trần Phương Liên (2013), “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu
hồi ĐNN - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr 22


14

Bên cạnh đó, theo Điều 73 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cho phép SDĐ
thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê QSDĐ, nhận góp vốn bằng QSDĐ
đề sản xuất, kinh doanh nhưng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nói cách khác đây là hình thức chủ đầu
tư tự thoả thuận với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nhận chuyển
nhượng, thuê QSDĐ, nhận góp vốn bằng QSDĐ để sản xuất, kinh doanh. Hình thức
này hiện nay được Nhà nước khuyến khích và phổ biến tại nhiều dự án trên cả
12

nước .
1.2. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi
nhóm đất nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm đất nông nghiệp

Thuật ngữ “bồi thường” trong pháp luật đất đai ở Việt Nam đã được ghi nhận
13

trong các văn bản pháp luật về đất đai, kể từ trước khi có Luật Đất đai năm 1987 .
14

Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong Luật Đất đai năm 1993 , Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và các Nghị định hướng dẫn thi
15

hành, Luật Đất đai 2003 .
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, Khoản
12, Điều 3 về giải thích từ ngữ đã quy định rõ: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước
trả lại giá trị QSDĐ đối với diện tích đất thu hồi cho người SDĐ”. Còn vấn đề hỗ
trợ và bồi thường thiệt hại về tài sản được quy định tại mục 2, mục 3 chương VI của
Luật này. Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất của người được Nhà nước trao quyền
SDĐ, người được nhận QSDĐ thông qua các giao dịch thì được Nhà nước bồi
thường những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất và tài sản trên đất theo quy định của
pháp luật đất đai.


12
Đỗ Xuân Cảnh, “Pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi từ thực tiễn thực hiện
tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2016, tr 18
13
14
15

Điều 47, Điều 48, Điều 55
Điều 12, Điều 73
Điều 4, Điều 29, Điều 39, Điều 41, Điều 42…


15

Từ những phân tích trên, có thể hiểu một cách đầy đủ về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất như sau: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế
phải bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất gây ra,
16

cho người SDĐ tuân theo những quy định của pháp luật đất đai” .
Từ khái niệm chung này, có thể đưa ra khái niệm về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi nhóm ĐNN như sau: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi nhóm ĐNN là
việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê nhóm ĐNN
để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,
phát triển kinh tế, phải bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi
thu hồi nhóm ĐNN gây ra, cho người SDĐ tuân theo những quy định của pháp luật
đất đai”.

1.2.2. Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi nhóm đất nông nghiệp
Trước khi có Hiến pháp năm 1980, Việt Nam cũng giống như các nước khác
trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai,
trong đó có sở hữu Nhà nước đối với đất đai, thuật ngữ bồi thường (hay đền bù) khi
Nhà nước thu hồi đất được ghi nhận trong các văn bản pháp luật từ khá sớm. Cụ thể
tại Chương 2 Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng Chính phủ

17

đã

có quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất. Khi Hiến pháp năm 1959 ra
đời, một nguyên tắc cơ bản về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đã được ghi
nhận: “Chỉ khi nào thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới trưng mua hoặc
trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và
18

nông thôn trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định” .

16 Trần Phương Liên (2013), “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu
hồi ĐNN - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr 22
17 nay là Chính phủ
18 Điều 20, Hiến pháp 1959


×