Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh Giá Hiệu Quả Của Việc Sử Dụng Hệ Thống Tưới Đơn Giản Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------o0o------

HOÀNG NHƯ CƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯỚI ĐƠN
GIẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ
TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Kinh Tế Nông Nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

THÁI NGUYÊN – 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------o0o------

HOÀNG NHƯ CƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯỚI ĐƠN
GIẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ
TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Kinh Tế Nông Nghiệp

Lớp

: K47 – Kinh Tế Nông Nghiêp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học


: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Hà Phương

THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó ít hay nhiều,
trực tiếp hay gián tiếp. Sau 4 năm phấn đấu học tập với sự động viên của gia
đình, bạn bè và đăc biệt là quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường và
sự dạy bảo tận tình của thầy cô, tôi đã hoàn thành xong lớp đại học kinh tế
nông nghiệp và đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế và
PTNN, tập thể lớp cùng các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện về mọi mặt để tôi
thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn Th.S Đỗ Hà Phương đã
hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cùng cán bộ Trạm Khuyến
Nông huyện Đại Từ nơi tôi thực tập, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế
còn hạn chế, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý
thầy cô, các bạn chỉ bảo, giúp đỡ để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019

Sinh Viên
Hoàng Như Cương


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

01

HTT

Hệ thống tưới

02

ĐVT

Đơn vị tính


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của xã La Bằng 2017 - 2018 ....... 31
Bảng 3.2. Diện tích chè xã La Bằng giai đoạn 2016 – 2018 .......................... 34
Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng hệ thống tưới trên 1 ha sản xuất chè
tại địa bàn xã La Bằng .................................................................. 36
Bảng 3.4. Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2018 ........... 38
Bảng 3.5. Phương tiện phục vụ sản xuất chè của các hộ điều tra ................... 39
Bảng 3.6. Diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra .................................... 40
Bảng 3.7. Diện tích trồng mới và trồng cải tạo chè năm 2018 ....................... 41
Bảng 3.8. Chi phí bình quân sản xuất sản xuất chè trước và sau khi lắp đặt
HTT ............................................................................................... 44
Bảng 3.9. Thu nhập từ chè của các hộ điều tra ............................................... 45
Bảng 3.10. Kết quả sản xuất của hộ điều tra ................................................... 45
Bảng 3.11. Giá bán và sản lượng chè khô trung bình của các hộ điều tra năm
2018............................................................................................... 47

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ xã La Bằng........42


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập.......................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn. ....................................................................................... 3
4. Bố cục khóa luận: .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về đề tài ................................................................................ 5
1.1.1. Tầm quan trọng của cấy chè đối vơi đời sống con người ....................... 5
1.1.2. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế .......................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm, yêu cầu về điều kiện sinh thái và vai trò của cây chè trong
cuộc sống ......................................................................................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 17
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trè trên thế giới. .................................... 17
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam................................... 19
1.2.3. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên ............... 22


v

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....25
2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 26
2.4.2. Phương pháp so sánh............................................................................. 27

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
2.4.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN............................ 30
3.1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của xã La Bằng ............ 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 32
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè của xã La Bằng ................................. 34
3.2.1. Tình hình sản xuất chè tại xã La Bằng. ................................................. 34
3.2.2. Năng suất, sản lượng ............................................................................. 36
3.3. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu ............................................... 37
3.3.1. Đặc điểm chung của hộ trồng chè. ........................................................ 37
3.4. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã La Bằng, huyện
Đại Từ.............................................................................................................. 44
3.4.1. Tình hình sản xuất của các hộ trồng chè ............................................... 44
3.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chè tại xã
La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên..................................................... 48
3.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè .............................................. 48
3.5.2. Nhóm nhân tố về kỹ thuật ..................................................................... 49


vi

3.5.3. Nhóm nhân tố về kinh tế ....................................................................... 49
3.5.4. Nhóm nhân tố về lao động .................................................................... 50
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA CÂY CHỀ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LA BẰNG, HUYỆN
ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................. 51
4. 1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương................................... 51
4.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất chè ............................................................... 51
4.1.2. Giải pháp về giống ................................................................................ 51

4.1.3.Giải pháp kỹ thuật .................................................................................. 52
4.1.4.Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để
tiêu thụ sản phẩm chè ...................................................................................... 53
4.1.5.Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè .................... 53
4.1.6. Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm..................................... 54
4.1.7.Giải pháp về công tác khuyến nông ....................................................... 54
4.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ.............................................................. 55
4.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây chè .................................................... 55
4.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 56
4.2.3. Giải pháp về chế biến ............................................................................ 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là một trong những cây có giá trị cao ở trung du, miền núi phía Bắc
và Tây Nguyên, là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền
núi. Riêng với tỉnh Thái Nguyên cây chè đã góp phần làm giàu cho nhiều
thành phần kinh tế, đặc biệt là chủ cơ sở nhỏ và các doanh nghiệp. Ngành chè
Thái Nguyên đã giải quyết việc làm cho 66.000 hộ nông dân, sản lượng chè
khô thu được hàng năm đạt 16.000 tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đạt 4,2 - 4,8 triệu USD [1]. Việt Nam được đánh giá là nước có ngành
sản xuất chè truyền thống với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng. Sản lượng
chè hàng năm đạt 577 nghìn tấn chè thô. Chè Việt Nam đã được xuất sang
107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, hiện nay
Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức
trung bình. Câu hỏi mà ngành chè đang quan tâm nhất hiện nay là làm sao

quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu,
tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định được thương hiệu chè Việt Nam trên thị
trường thế giới. Hiện nay tham gia chế biến và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên
có các thành phần kinh tế: Công ty TNHH, công ty liên doanh, doanh nghiệp
tư nhân và hộ gia đình. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 29 doanh nghiệp,
trong đó có 8 doanh nghiệp nhà nước, 2 công ty cổ phần, còn lại là các doanh
nghiệp tư nhân, công ty liên doanh phân bố trong các huyện trong tỉnh, 2 công
ty cổ phần, còn lại là các doanh nghiệp tư nhân. Tuy vậy nguồn chè cung cấp
để sản xuất thì vẫn còn rất hạn chế về chất lượng, mẫu mã dẫn tới giá thành
của chè xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng có giá
thấp hơn 25 - 50% so với giá thị trường thế giới. Đối với người dân thì cây


2

chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn
hoá xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động dư thừa nhất là ở
vùng nông thôn. Mặt khác cây chè có chu kỳ kinh tế dài, nó có thể sinh
trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 30-40 năm, nếu chăm sóc
tốt thì chu kỳ còn kéo dài hơn.
La Bằng là một xã sản xuất nông lâm nghiệp là chính, trong sản xuất
nông nghiệp thì cây chè được coi là một trong những cây trồng chủ lực của
xã, giải quyết công ăn việc làm, cho thu nhập tương đối cao đã và đang góp
phần xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn nói
trên tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống
tưới đơn giản trong sản xuất chè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
chè tại xã La Bằng - huyện Đại Từ” để nghiên cứu sự khác biệt khi áp dụng
hệ thống tưới tự động đơn giản vào quá trình trồng chè
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè kết hợp với
hệ thống tưới nước đơn giản
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải được những vấn đề hiệu quả kinh tế và thực tiễn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất chè
kết hợp với hệ thống tưới đơn giản
Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chè và phát
triển bền vững
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập
- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng chè kết
hợp với hệ thống nước trên địa bàn.


3

- Luận văn nghiên cứu thành công sẽ là công trình khoa học dùng để
tham khảo cho lãnh đạo huyện, các sở, ban ngành thuộc tỉnh trong công tác
phát triển cây chè kết hợp với hệ thống tưới đơn giản nhằm giảm bớt công lao
động và tăng năng xuất sản xuất chè hằng năm
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại kiến thức cơ bản và những
kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng
thời tạo điều kiên cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài
thực tế.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần học hỏi, sáng tạo và khả năng
vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng
ý tưởng điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hôi được thực tế vận
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và làm bàn đạp cho

việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Từ kết quả nghiên cứu của bản thân, kết hợp những kinh nghiệm,
những kiến thức đã được học tập, sẽ góp phần vào báo cáo nghiên cứu
hiệu quả kinh tế mô hình chè kết hợp hệ thống tưới đơn giản.
- So sánh được sự phát triển và hiệu quả kinh tế của cây chè khi có sử
dụng hệ thống tưới đơn giản với sản xuất chè không sử dụng hệ thống tưới
đơn giản trên mô hình sản xuất chè tại xã La Bằng. Thông qua việc sử dụng
các phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu về hiệu quả kinh tế cây chè
để minh họa về những kết quả đạt được phát triển cây chè tại xã La Bằng.
- Xác định được các kết quả tăng trưởng sản lượng hưởng đến hiệu quả
kinh tế cây chè khi có sử dụng hệ thống tưới đơn giản đảm bảo tăng trưởng và
phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.


4

4. Bố cục khóa luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thảo luận
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây
chè trên địa bàn xã La Bằng - huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận về đề tài
1.1.1. Tầm quan trọng của cấy chè đối vơi đời sống con người
Chè là loại cây trồng 1 lần nhưng có thể thu hoạch nhiều lần: từ 30 đến
50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục trong 3 năm cây chè được đưa
vào giai đoạn thu hoạch do có tính ổn định về năng suất mang lại lợi ích kinh
tế cao. Ngoài ra cây chè là cây cần nhiều lao động trong việc trồng và thu
hoạch. Từ búp chè hay các phần khác của cây chè mà người ta chế tạo ra các
sản phẩm khác nhau như: chè tươi, chè túi lọc, chè xanh, chè đen, chè vàng...
Các kết quả nghiên cứu khảo cổ kết hợp với tra cứu sử sách của Việt Nam và
Trung Quốc đều cho thấy rằng tuy Trung Quốc được xem là nơi truyền bá
việc uống trà, nhưng cây chè lại là cây bản địa của Việt Nam, có thể gọi Việt
Nam là một trong những quê hương của chè cây chè cổ, điều này được khẳng
định cả trong và ngoài nước (theo Ủy ban khoa học xã hội, “Trà Kinh” của
Lục Vũ, “Nghiêm Bắc tạp chí” của Lý Trọng Tân,…). Trà với công dụng làm
con người tỉnh táo đã trở thành thức uống giải khát của người Việt từ thế kỷ
III. Không những thế, trà còn được nâng lên thành một nét phong tục, một thú
vui [3]. Chè có nhiều vitamin giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, có tác dụng
giảm thiểu một số bệnh thường gặp về máu... do đó chè đã trở thành đồ uống
phổ thông trên thế giới Tại một số nước thói quen uống nước chè đã tạo thành
một nền văn hóa truyền thống, một tập quán. Hiện nay khoa học tiến bộ đã đi
sâu vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây chè như:
cafein, vitamin A, B1... Đặc biệt trong cây chè còn chứa Vitamin C là loại
Vitamin dùng để điều chế thuốc tân dược vì thế chè không những là loại cây
giải khát mà chè còn có tên trong danh sách cây y dược [12]. Ở Nhật Bản, cây


6

chè bắt đầu được biết đến khi nhà sư Saicho mang từ Trung Quốc sang vào
thế kỷ thứ VIII cùng với các tư tưởng văn hóa, nghề trồng trọt, Phật giáo. Tuy

nhiên, trà chỉ thực sự chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân
Nhật kể từ khi nhà sư Eisai gieo trồng trong vườn chùa những hạt giống cây
chè ông mang về từ Trung Quốc trong chuyến đi tham vấn học đạo vào năm
1191, ông đã khuyến khích nông dân, Phật tử trồng loại cây này, đồng thời
quảng bá những lợi ích của trà về mặt y học. Hiếm có một quốc gia nào mà ở
đó, trà được nâng lên thành “đạo” như ở Nhật Bản. Đó là sự kết hợp giữa tính
Thiền của Phật giáo và sự giản dị trong văn hóa uống trà [6]. Chè còn là một
món không thể thiếu trong các dịp lễ hội, các dịp tết, cưới hỏi, ma chay.
Trong các dịp đó nếu thiếu đi chè thì bản sắc văn hóa của đất nước có hơn
4000 năm lịch sử cũng bị mất đi. Vì thế đối với các nước trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng thì cây chè được coi như là truyền thống của dân
tộc [10]. Hiện nay chè là loại cây có giá trị xuất khẩu cao ngoài ra tại thị
trường trong nước hiện nay cũng đòi hỏi về chất lượng cây chè ngày càng
cao. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ giúp tăng thu nhập cho người nông
dân tại một số vùng miền núi do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kỹ thuật thô sơ.
Ngoài ra còn có tác dụng phủ xanh đồi trọc bảo vệ sinh thái môi trường. Lực
lượng lao động dồi dào, nhân dân ta lại có kinh nghiệm khéo léo trong thu
hoạch góp phần tạo được việc làm cho phần đông người lao động chưa có
việc làm. Do đó việc phát triển ngành chè trong những năm tới là rất khả thi.
1.1.2. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1 Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực, vật
lực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một
phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn


7

trong một hoạt động kinh tế. đây đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã

hội, do nhu cầu vật chất ngày càng cao.
* Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt
động kinh tế được xác định bằng công thức:
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được – chi phí bỏ ra.
(H) = (Q) - (C)
Quan điểm này không còn phù hợp nữa, vì nếu cùng một kết quả sản
xuất như nhau nhưng khác nhau về chi phi sản xuất sẽ khác nhau về hiệu quả.
Không phản ánh đúng mục tiêu của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận và
tối thiểu hóa chi phí.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng
trưởng sản xuất hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi nhịp độ tăng
trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả kinh tế có nghĩa là không lãng phí.
Một nền kinh tế là có hiệu quả khi nó nằm trên giới hạn năng lực sản xuất đặc
trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của kinh tế, sự chênh lệch giữa sản
lượng tiềm năng thực tế (sản lượng cao nhất có thể đạt được trong điều kiện
toàn dụng công nhân) và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm năng mà xã hội
không dùng được phần bị lãng phí.
* Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mức độ thỏa mãn yêu cầu của
quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là
đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản
xuất xã hội.
* Quan điểm thứ tư: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.


8

* Quan điểm thứ năm: hiệu quả của một quá trình nào đó, theo định
nghĩa chung là mỗi quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi

phí sử dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Tóm lại: Từ các quan điểm trên chúng tôi thấy rằng. Hiệu quả kinh tế
là thể hiện hiệu quả so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra.
Khi kết quả đạt được chỉ bằng chi phí bỏ ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng
tiết kiệm một nguồn lực để đạt một kết quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng
khác nhau vẫn phải dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi
phí nguồn lực bỏ ra.
1.1.2.2 Khái niệm của hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng
của hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình
tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự
nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người.
Xuất phát từ các góc độ xem xét, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Kar Marx, hiệu quả là việc“tiết
kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và hiệu quả cũng
lã quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động"".
Kar Marx cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu
cá nhân của người lao động là sơ sở tiết kiệm của hết thảy mọi xã hội"
Theo David Begg (1992), “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không
thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm một loại hàng
hóa khác"vàông còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là không lãng phí”.Các
quan điểm này đúng trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển nhưng
khó xác định vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm, nhất là ở các
nước đang phát triển hay chậm phát triển.
Theo Nguyễn Như Ý (1999), “Hiệu quả được hiểu như một hiệu số


9

giữa kết quả với chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực

hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa"
Các nhà kinh tế học thị trường như Samuelson, Nordhaus cho rằng
“Hiệu quả là một tình trạng mà trong đó các nguồn lực của xã hội được sử
dụng hết để mang lại sự thỏa mãn tối đa cho người tiêu dùng"và “Hiệu quả
kinh tế xảy ra khi không thể tăng thêm mức độ thỏa mãn của người này mà
không làm phương hại cho người khác".
Quan điểm này ưu việt hơn trong đánh giá hiệu quả đầu tư theo chiều
sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.
Hiện nay, theo quan điểm mới, hiệu quả kinh tế (EE) gồm hai bộ phận
là hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE). Theo Colman và Young
(1994), hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là khả năng của người sản xuất có
thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp các đầu vào và công nghệ cho
trước. Cần phân biệt hiệu quả kỹ thuật với thay đổi công nghệ. Sự thay đổi
công nghệ làm dịch chuyển hàm sản xuất (dịch chuyển lên trên) hay dịch
chuyển đường đồng lượng xuống phía dưới. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng
số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào hay nguồn lực sử
dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể áp dụng kỹ thuật hay công nghệ.
Hiệu quả kỹ thuật thường được phản ánh và biểu hiện trong mối quan hệ giữa
các yếu tố trong hàm sản xuất và liên quan đến phương diện sản xuất vật chất.
Nó phản ánh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa các yếu
tố đầu ra với nhau và giữa các sản phẩm khi nhà sản xuất quyết định sản xuất.
Vì thế, nó được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử
dụng các yếu tố đầu vào cụ thể. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị chi phí
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của người
sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản


10


phẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng. Hiệu
quả phân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra được tính để phản
ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay
nguồn lực. Thực chất, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu
tố giá của đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống
như xác định các điều kiện về lý thuyết để tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả kinh
tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quản phân bổ.
Theo Begg và cộng sự (1992) hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà
trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có
nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng
các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai chỉ tiêu hiệu quả nói
trên (hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ) mới là điều kiện
cần, chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Vì thế, chỉ khi nào sử
dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì
khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Trong sản xuất chè, khi xét đến hiệu
quả kinh tế cần chú ý hiệu quả kinh tế tuân theo quy luật năng suất cận biên
giảm dần, nghĩa là sự phản ứng của năng suất cây chè với mức đầu tư sẽ bị
giảm dần kể từ một thời điểm nào đó, điểm đó gọi là điểm tối ưu sinh học [9].
Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của
các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên
nguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn
nhất. Nói cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì
phải làm thế nào đểchi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn
lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan
hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này,
hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái


11


quát hiệu quả kinh tế như sau:
+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong họat động sản xuất kinh
doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng
chi phi bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan
này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ
thuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết qủa thu được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết qua đó.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối
(thương số) giữa kết qủa đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng
CCI hiệu quả các nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả
kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh
giá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung.
Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số
giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phi bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh
giá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu
thức đó. Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc
đầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn
chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu qua kinh tế của tổng
chi phí bỏ ra.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh
bằng chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền



12

sản xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội
khác nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục
đích và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được
đánh giá theo những góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữuích thu được với lượng
hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh
tế không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp
ứng các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường
bền vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ
trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh
tế hiện nay.
1.1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
* Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền thu được của
các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.
- Công thức tính: GO = ∑Qi x Pi.
Trong đó:

- Qi là khối lượng sản phẩm loại i.
- Pi là giá trị cả sản phẩm i.

* Chi phí không gian (IC): Là khoản chi phí vật chất thường xuyên và
dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động.

- Công thức tính: IC = ∑Ci
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.


13

* Giá trị tăng thêm: (VA) là phần giá trị tăng thêm của người lao động
khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm.
- Công thức tính: VA = GO – IC
* Thu nhập hỗn hợp (MI) - Là phần thu nhập thuần túy của người sản
xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do sản xuất trong một
chu kỳ sản suất trên quy mô diện tích.
- Công thức tính: MI = VA – (A+T)
Trong đó:
+ A: là giá trị khấu hao tài sản cố định.
+ T: là tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp.
* Lợi nhuận: (Pr) Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi
thanh toán toàn bộ số tiền công lao động trong một chu kỳ sản xuất trên một
đơn vị diện tích.
- Công thức tính: Pr =MI – P x L Trong đó
+ P: là Giá trị thuê một ngày công lao động
+ L: là số công lao động sử dụng trong một chu kỳ sản xuất
1.1.3. Đặc điểm, yêu cầu về điều kiện sinh thái và vai trò của cây chè
trong cuộc sống
1.1.3.1.Đặc điểm của cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis có lá và chồi được sử
dụng để sản xuất thức uống. Cây chè có thân thẳng, tròn, phân nhánh liên tục.
Thân, cành, bộ lá tạo thành tán cây chè, để mọc tự nhiên có dạng vòm đều. Lá
mọc ra từ các mấu, chồi mọc ra từ nách lá. Theo chức năng thì chồi có hai
loại: chồi dinh dưỡng mọc ra lá và chồi sinh thực mọc ra nụ, hoa, quả. Theo vị

trí trên cành, chồi có 3 loại là chồi ngọn, chồi nách và chồi ngủ. Lá chè có 3
loại: lá vảy ốc (rất nhỏ và cứng, mọc ở điểm sinh trưởng), lá cá nhỏ (phát triển
không đầy đủ, kích thước nhỏ, hình thuôn, có ít hoặc không có), tiếp theo là lá


14

thật (mới mọc là lá non, tiếp theo là các lá bánh tẻ rồi đến lá già tuỳ theo trình
độ sinh trưởng). Hoa và quả cây của cây chè: Hoa bắt đầu nở trên cây chè 2 –
3 tuổi, từ chồi sinh thực ở nách lá, hoa lưỡng tính, tràng có 5 – 9 cánh màu
trắng hay phớt hồng. Quả chè có hình tròn hay hình tam giác tuỳ vào số hạt
bên trong, vỏ quả màu xanh, khi chín có màu nâu rồi nứt ra. Hạt chè có vỏ
sảnh màu nâu, ít khi đen, hạt to nhỏ tuỳ vào giống chè và chất dinh dưỡng. Hệ
rễ gồm có rễ cọc, rễ trần màu nâu hay nâu đỏ và dễ hút hay dễ hấp thụ <
1mm, màu vàng ngà, rễ trụ dài hay ngắn tuỳ theo giống chè, chất đất, chế độ
làm đất và chất dinh dưỡng.
1.1.3.2. Yêu cầu sinh thái
* Điều kiện đất đai và địa hình:
Để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè
phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH
thích hợp cho chè phát triển là 4, 5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80
cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường. Đất
trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được phát
triển trên đá granit, nai, phiến thạch sột và mica. Ở vùng núi phần lớn là đất
feralit vàng đỏ được phát triển trên phiến thạch sét. Về cơ bản những loại đất
này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ PH từ 4 – 5 có lớp đất
sâu hơn 1m và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là
các vùng trồng chè cũ. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất
trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị
hại. Bởi thế không bao giờ người ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ

trường hợp có độ PH thấp (dưới 4)
* Điều kiện độ ẩm và lượng mưa:
Chè là loại cây ưa ẩm, thu hoạch búp, lá non nên cần nhiều nước để
cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè. Yêu cầu tổng lượng


15

nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè là khoảng 1.500 mm và
mưa phân bố đều trong các tháng. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong
suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%.
Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời
gian sinh trưởng và thu hoạch chè dài hay ngắn ngày. Do đó ảnh hưởng trực
tiếp đến sản lượng cao hay thấp.
* Điều kiện nhiệt độ, không khí:
Để sinh trưởng và phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt
nhất định. Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè phát triển bình thường là
12,50C và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 – 230C. Chè yêu cầu lượng tích
nhiệt hàng năm 3.500 – 4.0000C. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều giảm
thấp việc tích luỹ tanin. Cây chè quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng
tán xạ. Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thây đổi tuỳ theo tuổi cây
và giống. Chè là loại cây ưa bóng râm, cường độ quang hợp cũng thay đổi
theo hàm lượng CO2 có trong không khí. Hàm lượng CO2 trong không khí
tăng lên đến 0,1 – 0,2% thì cường độ quang hợp tăng lên rất rõ rệt. Không khí
lưu thông tạo thành gió. Gió nhẹ và có mưa có lợi cho sự sinh trưởng của chè
vì nó có tác dụng điều hoà cân bằng nước của cây.
1.1.3.3. Vai trò của cây chè trong cuộc sống.
* Giá trị y học:
Do chứa các chất chống ôxy hoá nên chè giúp làm chậm đi sự già cỗi
của tế bào. Chất gallotanin trong chè ngăn chặn sự thoái hoá của tế bào thần

kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các flavonoide hạn chế sự
lắng đọng cholesterol và xơ hoá mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch
máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Chè cũng
có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích
thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn. Việc uống trà thường xuyên giúp


16

giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40 % nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể
lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Hợp chất Florua có trong trà có tác
dụng ngăn ngừa sâu răng. Catechin và các chất chống oxy hóa có thể tiêu diệt
vi khuẩn giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể
dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc chè tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét,
viêm tấy hoặc các vết nứt do lạnh để giúp vết thương mau lành.
*Giá trị văn hoá:
Chè có giá trị tinh thần trong tổ chức đời sống của con người.
Nghiên cứu văn hóa trà thế giới và Việt Nam cho thấy uống trà không
những để thưởng thức những giá trị vật chất, mà cũng để hưởng thụ
những giá trị tinh thần.
*Giá trị kinh tế:
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế dài, mau cho sản p
hẩm, cho HQKT cao. Chè trồng một lần có thể thu hoạch 30-40 hoặc có thể
lâu hơn nữa. Chè là cây cho thu nhập cao và ổn định giúp người dân xóa đói
giảm nghèo. Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày
càng được mở rộng bởi chè có nhiều giá trị sử dụng như trên cho nên ngày
nay nó được sử dụng phổ biến trên thế giới.[5] Ở nước ta, chè là một trong
những cây có giá trị xuất khẩu cao, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm
2009 lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 134.000 tấn với kim ngạch đạt
179,5 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 22,2% về giá trị so với cùng kỳ

năm 2008.
*Giá trị môi trường:
Chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với cây lương thực, nó là loại
cây trồng thích hợp với các vùng đất trung du miền núi. Chính vì vậy chè
không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà cũng góp phần cải thiện môi trường, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc. Nếu kết hợp với trồng rừng theo phương thức


17

nông – lâm kết hợp sẽ tạo nên một vành đai xanh chống xói mòn rửa trôi, góp
phần bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững.[5]
1.1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất cây chè
* Chỉ tiêu diện tích trồng chè:
Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất chè ở địa phương trước
hết phải xác định được chỉ tiêu về diện tích chè (bao gồm tổng diện tích, diện
tích kinh doanh, diện tích trồng mới). Từ đó biết được thực tế diện tích hiện
có và diện tích còn khả năng mở rộng sản xuất.
* Chỉ tiêu về năng suất:
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực
trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì
người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất
thực tế của cây chè ở địa phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp
tăng năng suất.
* Chỉ tiêu về sản lượng:
Sản lượng đóng vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt
lượng của quá trình phát triển sản xuất chè.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trè trên thế giới.
1.2.1.1. Tình hình sản xuất

Hiện nay trên thế giới có 58 nước trồng chè, (trong đó có 30 nước
trồng chè chủ yếu), 115 nước sử dụng chè làm đồ uống. Trong sản xuất cây
công nghiệp trên thế giới, cây chè trở thành một ngành nghề được nhiều
người công nhận. Theo thống kê của Uỷ ban chè thế giới (ITC), từ năm 1953
đến năm 1990, cứ sau 20 năm sản lượng chè thế giới tăng gấp 2 lần. Trong
các nước trồng chè thì Kenia là nước có tốc độ phát triển nhanh nhất, Kenia
bắt đầu trồng chè từ năm 1920 sau 40 năm tổng sản lượng chè đạt 200.000 tấn


×