Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY VẬN TẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.1 KB, 2 trang )

CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ
BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một Công ty
lớn vì vậy các bộ phận sản xuất được phân chia dựa trên nguyên tắc về chức
năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mỗi bộ phận. Cơ cấu sản xuất của
Công ty được tổ chức phân chia thành những bộ phận sản xuất chính, phụ,
phụ trợ và phục vụ sản xuất.
Bộ phận sản xuất chính bao gồm các dây chuyền sản xuất sữa đậu nành -
bia hơi – chế biến gạo các loại của các phân xưởng tương ứng tương ứng.
Phân xưởng sản xuất sữa đậu nành với tổng diện tích 300 m
2
, 52 công
nhân với nhiệm vụ sản xuất sữa đậu nành để đáp ứng nhu cầu thị trường
Phân xưởng sản xuất bia hơi với diện tích 250 m
2
, 20 công nhân với
nhiệm vụ sản xuất bia để cung ứng cho thị trường nước giải khát
Phân xưởng chế biến gạo các loại có diện tích 1000 m
2
, 20 công nhân
( kho là chính ) với nhiệm vụ chế biến gạo để cung cấp thị trường miền Bắc,
miền Trung và một phần dùng xuất khẩu.
Bộ phận sản xuất phụ bao gồm những bộ phận nhỏ nằm trong các phân
xưởng sản xuất sữa đậu nành, phân xưởng sản xuất bia hơi, phân xưởng chế
biến gạo các loại. Bộ phận này tận dụng những phế liệu của bộ phận sản xuất
chính hoặc tận dụng những khả năng dư thừa của sản xuất chính để chế tạo,
sản xuất ra sản phẩm phụ.Ví dụ trong phân xưởng sản xuất bia hơi của Công
ty có bộ phận tận dụng bã bia bán cho những vùng chăn nuôi

II. ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY


Cơ cấu sản xuất của Công ty mang tính dây chuyền và liên tục, các bộ phận
hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau tạo nên một cơ cấu chặt chẽ từ khâu
nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng. Ở cuối mỗi khâu hay mỗi bộ
phận sản phẩm có thể được tiêu thụ hoặc được chuyển tiếp đến các khâu, bộ
phận tiếp theo để sản xuất. Điều này vừa tạo nên sự độc lập vừa tạo nên sự
liên kết giữa các khâu, bộ phận, xí nghiệp với nhau.
Cơ cấu sản xuất của Công ty đã phát huy được tính phối hợp giữa các bộ
phận, xí nghiệp với nhau tăng tính hiệu quả sản xuất của xí nghiệp nói riêng và
của Công ty nói chung. Đồng thời tạo sự thống nhất về chỉ huy, điều hành và
kiểm soát từ Ban giám đốc Công ty. Tuy nhiên, với cơ cấu sản xuất của Công ty
hiện nay đòi hỏi phải có sự điều hành giám sát thường xuyên liên tục từ Ban
lãnh đạo. Chỉ một sơ suất trong công tác kiểm tra giám sát sẽ gây ra sự gián
đoạn trên dây chuyền và làm ảnh hưởng tới tiến trình sản xuất của cả xí
nghiệp, Công ty.
Như vậy, để qúa trình sản xuất diễn ra bình thường và có hiệu qủa thì công
tác chỉ huy, điều hành, kiểm soát phải tốt. Muốn vậy, Công ty phải có một bộ
máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, hợp lý và hoạt động hiệu quả.

×