MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở XÍ NGHIỆP MAY DA CÔNG TY
MAY CHIẾN THẮNG
I. Chiến lược phát triển của công ty trong năm 2002:
Năm 2000, 2001 công ty đã tập chung đầu tư để nâng cấp nhà
xưởng thiết bị theo hướng hiện đại , tự động hoá điều kiện cần để sản
xuất cơ bản đã được đáp ứng , công việc tiếp theo phải tập chung đầu tư
vào chiến lược con người để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả
việc đầu tư đổi mới hạ tầng cơ sở .
Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế và đời sống năm 2002
công ty tiếp tục thực hiện các biện pháp còn phù hợp ,có hiệu quả của
năm qua , đông thời tập chung xúc tiến những biện pháp cơ bản sau:
1. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại , song song với việc khai
thác các đơn hàng và thị trường EU ,quan tâm và chuẩn bị tốt các điều
kiện để tìm kiếm và thực hiện các đơn hàng vào thị trường Mỹ
- Từng bước chuyển dịch phương thức kinh doanh từ CMP sang
FOB , củng cố và tổ chức lại phòng kinh doanh tiếp thị để đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh doanh của công ty
- Tập chung củng cố khâu tổ chức sản xuất , duy trì vận hành có
hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 , hoàn
thiện các quy định , điều kiện cần để xúc tiến đăng ký cấp chứng chỉ ISO
14000 ( Hệ thống quản lý môi trường ), SA 8000( Hệ thống trách nhiệm
xã hội )
2. Tập chung củng cố và cải tiến khâu điều hành sản xuất và phục
vụ sản xuất , đẩy mạnh việc sử dụng cử cuốn gá lắp và áp dụng sáng kiến
cải tiến kỹ thuật , thao tác tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất lao
động . Sử dụng thời gian lao động có hiệu quả , kiểm soát và giảm đến
mức tối thiểu việc giãn ca thêm giờ . Thực hiện tiết kiệm trong mọi lĩnh
vực hoạt động, giảm chi phí hành chính để tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh .
3. Phát huy tối đa năng lực hiện có của công ty . Các đơn vị mới
thành lập trong năm 2000 , 2001 , sản xuất phải mang lại hiệu quả
4. Phấn đấu lo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên làm cơ sở để
đảm bảo đời sống nâng cao thu nhập cho người lao động . Quan tâm
chăm lo thực hiện đủ các quyền lợi vật chất và tinh thần cho người lao
động theo luật lao động và thoả ước lao động tập thể của công ty .
5. Phối hợp với các tổ chức công đoàn và các đoàn thể :
- Tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua lao động sản xuất công tác
và các hoạt động văn hoá quần chúng góp phần vào việc hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất , kinh doanh , đời sống , làm tốt công tác bảo vệ an
ninh chính trị nội bộ ,bảo vệ thành quả lao động , an toàn cho công ty .
- Triển khai thực hiện quy chế dân chủ nội bộ để đảm bảo công
bằng , văn minh , đoàn kết trong mọi mặt công tác và hoạt động của công
ty
II. Quan điểm , định hướng chiến lược về đào tạo và phát
triển của công ty
Để thực hiện nghị quyết trung ương II ( khoá 8 ) về công tác giáo
dục - đào tạo và nghị quyết trung ương III ( khoá 8 ) về chiến lược cán bộ
trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá có hiêụ quả . Theo chủ trương
của Đảng và nhà nước ta là đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo để góp
phần tích cực hoàn thiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước . Coi
giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu , công ty may Chiến Thắng cần
gắn chiến lược phát triển của công ty với chiến lược đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực bởi vì nguồn nhân lực có vai trò quyết định cho việc thực
hiện các mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Thống nhất quản lý công tác đào tạo – phát triển trong toàn công
ty xây dựng nề nếp đào tạo – phát triển phân cấp quản lý công tác đào
tạo – phát triển .Xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực
trong toàn công ty , đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá -
hiện đại hoá của nhà nước và hiện đại hoá của ngành may mặc Việt Nam
để phù hợp với trình độ phát triển trong khu vực và thế giới , tập trung
chủ yếu và đào tạo nhân lực có tri thức ( trong đó bao gồm tri thức quản
lý nhà nước , nhân lực có tri thức khoa học và công nghệ) và đào tạo
nhân lực có tay nghề kỹ thuật , chuyên môn nghiệp vụ cao là lực lượng
tham gia trực tiếp và dây chuyền sản xuất sản phẩm và trực tiếp làm ra
sản phẩm may mặc
Thực hiện nghiêm chỉnh quyết định 874/TTg ngày 20 – 11 – 1996
về công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước nhằm
trang bị kiến thức về lý luận chính trị , hành chính nhà nước , quản lý nhà
nước trong nền kinh tế thị trường , đào tạo , bồi dưỡng ngoại ngữ cho
cán bộ , công chức nhà nước những kiến thức về tin học.
Đối với công tác đào tạo – phát triển , xây dựng chính sách về đào
tạo , bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ .
Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác đào tạo , tăng cường
công tác thành tra , kiểm tra chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo – phát
triển
Xây dựng đội ngũ người lao động có phương thức , phong cách làm
việc cho phù hợp , người lao động phải có chức năng ,nhiệm vụ và quyền
hạn rõ ràng
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010 có
định hướng đến năm 2020 , trong đó có kế hoạch đào tạo và phát triển
Với nhận thức nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát
triển nên công ty luôn coi trọng nhân tố con người trong sự nghiệp phát
triển của doanh nghiệp do đó công ty cần nhất quán nhận thức về con
người trong công ty
Gắn chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với cơ chế ,
chính sách , phương thức kinh doanh của công ty từng thời kỳ
Có kế hoạch quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho công ty
và cho các đơn vị thành viên , quy hoạch , sử dụng bố trí sắp xếp lao động
phù hợp với chuyên môn ,nghiệp vụ tạo điều kiện cho người lao động
phát huy hết khả năng sáng tạo phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh
III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực ở xí nghiệp may da – công ty
may Chiến Thắng
1.Xác định nhu cầu đào tạo :
Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất cần được quan
tâm trong việc xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
bởi vì :
- Nhu cầu đào tạo nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược
phát triển doanh nghiệp . Dựa trên chiến lược này xác định các dạng công
việc sẽ được thực hiện , các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc .
Chính vì vậy mà xí nghiệp cần xác định rõ hơn nữa nhu cầu đào tạo của
mình là đào tạo bao nhiêu người ,cho bộ phận nào và khi nào cần đào tạo
. Cần phân loại nhân lực có trình độ tay nghề khác nhau để có những nhu
cầu đào tạo khác nhau . Khi đã có nhu cầu đào tạo thì cần đặt ra mục tiêu
đào tạo , khi đạt được mục tiêu đào tạo tức là việc đào tạo có hiệu quả thì
sẽ nâng cao được trình độ tay nghề cho người lao động , nâng cao năng
suất , chất lượng sản phẩm , hạn chế tình trạng kém năng lực chuyên
môn như hiện nay
Việc đào tạo và đào tạo lại sẽ nâng cao trình độ cho các cán bộ
quản lý , tăng khả năng thích ứng với sự biến đổi của cơ chế thị trường ,
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trình độ
tay nghề cho người lao động
Tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá
trình sản xuất kinh doanh
2.Xác định hình thức đào tạo :
Khi đã xác định được nhu cầu và mục tiêu đào tạo xí nghiệp nên
chọn những hình thức đào tạo cho phù hợp với xí nghiệp mình
Với mỗi phương pháp đào tạo thường tương ứng với hình thức đào
tạo thích hợp nhất định . Lựa chọn phương pháp đào tạo , phương tiện
đào tạo phải phù hợp với từng đối tượng . Ở xí nghiệp may da theo tôi
nên lựa chọn phương pháp đào tạo tại chỗ , đào tạo trong công việc ,
phương pháp hội nghị và phương pháp luân chuyển công việc bởi vì khi
có nhu cầu cần tuyển nhân lực thì lao động mới sẽ phải làm quen với công
nghệ may da hoàn toàn mới lúc đó xí nghiệp lại phải đào tạo từ đầu do đó
hình thức đào tạo trong công việc là hết sức cần thiết và phù hợp với khả
năng tài chính của xí nghiệp vì với hình thức đào tạo này là đào tạo trực
tiếp tại chỗ nơi làm việc trong đó người học sẽ học được các kiến thức , kỹ
năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới
sự hướng dẫn của người lao động lành nghề từ đó họ sẽ nhanh chóng
nắm vững kỹ năng công việc , việc đào tạo mang tính kinh tế cao mà chi
phí lại thấp điều này hoàn toàn phù hợp với khả năng của xí nghiệp
( trong khi chi phí cho đào tạo của xí nghiệp rất hạn hẹp )
Với hình thức luân chuyển công việc ở xí nghiệp cũng rất quan
trọng bởi vì đây là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này
sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm
việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức . Những kinh nghiệm và
kiến thức thu được trong quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực
hiện những công việc cao hơn trong tương lai . Có thể luân chuyển công
việc theo 3 cách :
- Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ
phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn
như cũ
- Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài
lĩnh vực chuyên môn của họ
- Người quản lý được bố trí luận chuyển công việc trong phạm vi
nội bộ một nghề nghiệp chuyên môn
Hình thức này được áp dụng cho các lao động ở các chuyền may khi
cán bộ lãnh đạo điều động họ từ bộ phận này sang bộ phận khác và hình
thức này rất phù hợp với phương châm ( giỏi một việc , thành thạo nhiều
việc khác ) của xí nghiệp . Áp dụng hình thức đào tạo này sẽ mang lại hiệu
quả cao nhất là về năng suất và chất lượng sản phẩm . Đây chính là hai
yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp.
3. Đẩy mạnh công tác đào tạo
Từ việc phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của xí nghiệp ta nhận thấy công tác đào tạo cán bộ công nhân
viên trong xí nghiệp còn một số tồn tại cần khăc phục . Xí nghiệp cần chủ
động trong việc đào tạo đội ngũ lao động đông thời kết hợp với công ty
để có một chính sách đào tạo hợp lý đồng bộ , phù hợp với yêu cầu sản
xuất của xí nghiệp
Theo tôi , bồi dưỡng cán bộ quản lý , kỹ thuật nghiệp vụ một cách
chuyên sâu phù hợp với chức năng nhiệm vụ mà họ đảm nhận .
Như trên đã phân tích , đội ngũ cán bộ quản lý , kỹ thuật và nghiệp
vụ của xí nghiệp có trình độ nghiệp vụ chưa tương xứng với chức năng và
nhiệm vụ của họ . Ở đây , đặc biệt lưu ý tới cán bộ quản lý các phân
xưởng và tổ may , cụ thể là các cán bộ kỹ thuật , tổ trưởng và tổ phó các
tổ may . Cán bộ quản lý phân xưởng và cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ chủ yếu
được đào tạo ở trình độ trung cấp cao đẳng cộng với kinh nghiệm làm
việc lâu năm . Nư vậy , với trình độ này họ chỉ có thể làm việc một cách tốt
nhất trong điều kiện sản xuất ổn định với các mã hàng truyền thống , số
lượng mỗi mã nhiều . Tuy nhiên , trong điều kiện sản xuất không ổn định
như hiện nay , để đảm bảo cho sản xuất được liên tục xí nghiệp phải nhận
nhiều mã hàng cùng một lúc với số lượng mỗi mã hàng ít . Do vậy công
việc triển khai đối với mỗi mã hàng sẽ thay đổi liên tục . Trình độ của ban
quản đốc và cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ của phân xưởng không đáp ứng
được kịp thời . Xí nghiệp cần phải có kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho đối tượng này . Bên cạnh đó , tổ trưởng , tổ phó các tổ
may cũng cần được đào tạo và bồi dưỡng nâng cao cả về trình độ tay
nghề lẫn trình độ quản lý . Với thực trạng tổ trưởng , tổ phó các tổ may có
tay nghề nhủ yếu bậc 3 và hầu như không có kiến thức về tổ chức quản lý
là không đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất
Nội dung đào tạo cho các đối tượng này cần có:
- Bồi dưỡng , nâng cao tay nghề và bổ xung kiến thức hiện đại về
các mặt quản lý kỹ thuật , nghiệp vụ cho phù hợp với quá trình sản xuất
kinh doanh thực tế của xí nghiệp
- Tổ chức tập huấn phổ biến các chủ trương , chính sách , văn bản
mới của nhà nước , các quy định quy chế của công ty có liên quan đến các
mặt quản lý chung của xí nghiệp
Về tổ chức thực hiện :
- Căn cứ vào tình hình sản xuất của xí nghiệp đối với từng thời kỳ
mà xí nghiệp có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng và đào tạo hoặc gửi đi
bồi dưỡng ở các trung tâm hay các trường đào tạo chuyên nghiệp
- Các đơn vị trong xí nghiệp lựa chọn , xét duyệt danh sách cán bộ
công nhân viên được cử đi học theo thông báo của phòng Tổ chức Lao
động , phòng Tổ chức Lao động tổng hợp danh sách và trình duyệt Giám
đốc , hoàn tất thủ tục đối với khoá học và đối tượng đi học.
Đào tạo công nhân
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động trong điều kiện phát triển sản xuất
kinh doanh , thay đổi cơ cấu sản xuất hoặc công nghệ của xí nghiệp , xí
nghiệp cần chú trọng đến công tác đào tạo , bồi dưỡng nâng cao tay nghề
cho công nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , tăng thu
nhập cho người lao động . Công tác này phải được thực hiện thường
xuyên với các hình thức đào tạo như : đào tạo mới , đào tạo kiêm nghề
chuyển nghề , bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với công nhân tay nghề
yếu , bồi dưỡng nâng cấp , nâng bậc cho công nhân hàng năm.
- Đào tạo mới
+ Hình thức đào tạo : Đào tạo kèm cặp tại chỗ do các đơn vị trong xí
nghiệp đảm nhận kết hợp với hình thức gửi đi bồi dưỡng tại các trường
công nhân kỹ thuật . Có thể nhà trường vừa đào tạo lý thuyết , vừa đào
tạo thực hành hoặc phần thực hành kết hợp với xí nghiệp kèm cặp tại
doanh nghiệp