Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty Điện Toán và Truyền Số Liệu (VDC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.44 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------0O0---------------
H
a

n
o
i


o
p
e
n


u
n
i
v
e
r
s
i
t
y
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ


PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ
TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC)
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Thanh Huyền
Lớp : K11- Qt1
Niên khoá : 2002- 2006
Hà Nội, 04/2006
LỜI MỞ ĐẦU
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Biện chứng của quá trình phát triển các tư tưởng và học thuyết quản lý đã
chỉ ra rằng con người luôn là nguồn lực cơ bản và quyết định sự phát triển của
các tổ chức. Trong thời kỳ xã hội công nghiệp đã có một số học thuyết quản lý
tập trung vào sự phát triển các yếu tố kỹ thuật khoa học và kinh tế. Nhưng ngay
cả những học thuyết này cũng phải thừa nhận không thể đạt được hiệu quả và
những tiến bộ kinh tế bền vững nếu thiếu sự đầu tư cho phát triển các nguồn lực
con người. Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức đã và đang trở
thành một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của những người làm công tác quản lý.
Ngày nay có rất nhiều yếu tố mới tác động làm cho công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực được quan tâm hơn bao giờ hết. Trước hết phải kể đến
sự tác động của cơ chế thị trường. Thứ đến là chủ trương mở cửa của nhà nước.
Những nhân tố khách quan trên càng làm tăng nhu cầu có lực lượng lao động có
trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi
ngày càng cao của công việc. Nhu cầu đào tạo và phát triển đang là một đòi hỏi
cấp bách cần được giải quyết và thực hiện có chất lượng. Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp là một họat động cần có nhiều thời gian
tiền bạc, và công sức. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một điều kiện để
nâng cao năng suất lao động, phát triển toàn diện đội ngũ lao động nhằm nâng
cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Với quy mô quản lý được mở rộng, Công ty đã mở thêm một số chi
nhánh ở một số tỉnh, địa phương. Để từng bước giảm chi phí, nâng cao chất

lượng hiệu quả, giảm suất sự cố, Công ty không ngừng thay thế những thiết bị
cũ bằng thiết bị mới hiện đại hơn. Công ty từng bước hạn chế thuê ngoài mà tự
sửa chữa lấy những hỏng hóc do sự cố, tự đại tu lấy các công trình vừa và lớn.
Do đó, hơn lúc nào hết Công ty rất cần có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật
lành nghề, một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giỏi để đảm nhiệm tốt các công việc
này.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành khi tiếp nhận, quản lý và vận
hành cũng như tạo điều kiện cho những bước phát triển mới, ngày nay Công ty
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
2
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
rất coi trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội
ngũ CBCNV, coi đó là động lực quan trọng thúc đẩy sự thành công và phát
triển của Công ty. Năm 2005 Công ty đã thực hiện đào tạo mới và đào tạo lại
đội ngũ CBCNV để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý vận hành nhất là đối
với các công trình mới. Công ty đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức sau đại
học về quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ phòng ban, các đơn vị trực thuộc. Tuy
nhiên, việc đào tạo bổ sung cán bộ kế cận chủ chốt cho một số chi nhánh ở các
tỉnh còn chưa kịp thời. Công tác bồi huấn cho lực lượng vận hành còn chưa đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực luôn là khoản đầu tư quan trọng để
phát triển sản xuất kinh doanh. Để chi phí này thực sự có ý nghĩa thì doanh
nghiệp phải đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo qua các chỉ tiêu kinh tế đã
thực hiện được. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động.
Vấn đề đặt ra là: Tại sao hiệu quả của đào tạo chưa cao và làm thế nào
để nâng cao hiệu quả của đào tạo và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng
của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nên em chọn đề tài: "Một số
biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực ở Công ty Điện Toán và Truyền Số Liệu (VDC)".

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực của công ty.Tuy nhiên chỉ tập chung nghiên cứu về
các chỉ tiêu chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tìm hiểu tổ chức
và cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các hình thức và
phương pháp đà tạo, mối quan hệ giữa hiệu quả đào tạo vớ việc sử dụng lao
động sau đào tạo.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một đề tài tương đối rộng, đòi hỏi người
nghiên cứu phải có một kiến thức nhất định, một khả năng tư duy tương đối cao,
sự suy đoán phân tích sâu sắc với những kinh nghiệm tích luỹ từ thực tế. Song
bản thân em là một sinh viên do đó còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
3
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
cứu, phân tích tổng hợp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể không có
thiếu sót. Đề tài áp dụng một số phương pháp truyền thống như biểu bảng, thống
kê, tổng hợp,phân tích để làm rõ hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của Công ty. Được sự giúp đỡ tận tình của Thầy Nguyễn Ngọc
Quân cũng như từ phía Công ty Điện toán và Truyền Số Liệu (VDC) đã giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy
giáo Nguyễn Ngọc Quân và Công ty VDC.
Báo cáo gồm 2 phần:
Phần 1. Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công
ty Điện Toán và truyền Số Liệu (VDC)
Phần 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực.
Hà Nội, tháng 04 năm 2006.
Sinh viên
Vũ Thị Thanh Huyền
CHƯƠNG I:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
4
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
(VDC)
I. ĐẶC ĐIỂM VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC).
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VDC.
Được thành lập từ năm 1989, trực thuộc tổng công ty Bưu Chính Viễn
Thông Việt Nam, Công ty Điện Toán và Truyền Số Liệu (VDC) là công ty hàng
đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Trạm máy tính thuộc vụ Kế toán và thống kê được thành lập theo quyết định số
539/QĐ, ngày 02 tháng 07 năm 1974, do quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu
điện Vũ Văn Quý đã ký, có nhiệm vụ tính toán số liệu theo nghiệm vụ của Vụ
Kế toán và Thống Kê, giúp các cơ quan, xí nghiệp thuộc Tổng cục trong công
tác tính toán. Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, những ngày đầu chỉ có 07 cán
bộ công nhân làm việc với các máy điện cơ cá nhân của Cộng Hoà Dân Chủ
Đức để thống kê các số liệu cho ngành.
Để phù hợp với nhu cầu của sự phát triển, đồng thời để phát huy tốt kết
quả khoa học và công nghệ, ngày 24 tháng 07 năm 1986 Tổng cục Bưu Điện có
quyết định số 69/QĐ-TCBĐ về việc tổ chức lại trung tâm máy tính Bưu điện;
Ngày 06 tháng 05 năm 1988, quyết định số 522/QĐ-TCBĐ về việc thành lập
Trung tâm Thống kê và tính toán Bưu điện, trên cơ sở hợp nhất công ty Điện
toán thuộc Bưu điện thành phố Hà Nội với bộ phận kế toán nghiệp vụ Bưu
chính viễn thông quốc tế thuộc vụ Tài chính kế toán Thống kê. Ngày 06 tháng
12 năm 1989, quyết định số 1216-TCBĐ-LĐ của tổng cục Bưu điện, chuyển
Trung tâm Thống kê và tính toán Bưu điện thành Công Ty Điện Toán Và
Truyền Số Liệu.
2. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng đến hoạt động
đào tạo và phát triển nhân lực trong Công ty.

Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
5
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
2.1/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ
phận, mối quan hệ công tác...
• Phòng Hành Chính: Có chức năng về công tác văn thư – lưu trữ, lễ tân,
đối ngoại, thông tin tuyên truyền, nội vụ và làm đầu mối thông tin phục
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
• Phòng Kế Hoạch: Có chức năng về công tác kế hoạch, quản lý tài sản,
cung ứng vật tư.
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
6
Giám Đốc
Phó

NS
Phó

T/C
Phó GĐ
SX,KD
P.Hành
chính
P.t/c Lao
Động
P.Kế.T/
Tài.C
P.Tính
Cước
P.Kế

Hoạch
P.KinDoanh
P.KT
Điều/Hành
P.ĐT
Phát
Triển
P.BT
Báo
điệnT
P.n/c
ưng
Dụng
Phần mền
P.tích
Hợp

Phát triển
P.Danh
Bạ
P.QL
Tin
hoc
P.Ban
Quản

Chất
Lượng
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
• Phòng Kinh Doanh: Có chức năng về công tác marketing, kinh doanh

sản phẩm, dịch vụ, bán hàng, hợp tác kinh doanh.
• Phòng Kỹ Thuật Điều Hành: Có chức năng về kỹ thuật công nghệ,
điều hành khai thác mạng và thiết bị.
• Phòng Kế Toán Tài Chính: Có chức năng về công tác kế toán, thống kê,
tài chính của Công ty.
• Phòng Đầu Tư Phát Triển: Có chức năng về công tác đầu tư xây dựng cơ
bản, phát triển sản xuất.
• Phòng Tổ Chức Lao Động: Có chức năng về công tác tổ chức bộ máy,
nhân sự, tiền lương, đào tạo, thi đua, an ninh, an toàn, chính sách đối với
người lao động.
• Ban Biên Tập Báo Điện Tử: Có chức năng về thông tin quảng bá.
• Phòng Tính Cước: Có chức năng về công tác tính cước và các vấn đề
liên quan tới việc tính cước phí các loại hình dịch vụ trên mạng của toàn
Công ty.
• Phòng Nghiên Cứu ứng Dụng Phần Mềm: Có chức năng nghiên cứu và
ứng dụng các phần mềm.
• Phòng Tích Hợp và Phát Triển Hệ Thống: Có chức năng chính trong
công tác nghiên cứu phát triển công nghệ, tư vấn, xây dựng và phát triển
các giải pháp tích hợp phụ vụ cho sản xuất kinh doanh và điều hành quản
lý của Công ty.
• Phòng Danh Bạ: Thực hiện các công việc về cơ sở dữ liệu danh bạ toàn
quốc trên Web; Sản xuất đĩa CD-ROM danh bạ; Phát triển các dịch vụ liên
quan đến danh bạ; Chủ động thực hiện các quan hệ hợp tác phục vụ cho
các nhiệm vụ của các phòng ban khác.
• Phòng Quản Lý Tin Học: Có chức năng về quản lý Khoa học Công nghệ
và Sản xuất Kinh doanh trong lĩnh vực tin học.
• Ban Quản Lý Chất Lượng: Có chức năng về quản lý chất lượng trong các
hoạt động của hệ thống sản xuất, kinh doanh và quản lý của Công ty.
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
7

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Các phòng ban của công ty hoạt động khá độc lập với nhau nhưng khi cần
hỗ trợ cho nhau thì họ lại tỏ ra rất có hiệu quả trong công việc chung.
2.2/ Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
Tất cả vì một mục tiêu: Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng.
Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
2.3/ Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của Công ty
Muốn đưa ra được những sản phẩm như đã định công ty Điện toán và
Truyền số liệu (VDC) đã nhập các phương tiện, kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay
để đưa vào khai thác, nhằm giúp khách hành tiếp cận và sử dụng các công nghệ
hiện đại. Với tầm quan trọng của công nghệ với vấn đề phát triển doanh nghiệp
đặc biệt trong cơ chế cạnh tranh như hiện nay. Quản trị công nghệ là tổng hợp
các hoạt động nghiên cứu và vận dụng các quy luật khoa học vào việc xác định
và tổ chức thực hiện các mục tiêu và biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy tiến bộ
khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ mới, bảo đảm quá trình sản xuất tiến
hành với hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
• Công nghệ IP với các cung ứng mới nhất; VPN, VoIP, FoIP
(phone-phone, PC-PC, PC - phone) UMS, WAP,...
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
Công
ty
mạng
di
động
Kết nối kỹ thuật
với các mạng di
động
TT kỹ
thuật

điều
Phòng
tính
cước
Quản lý, nâng
cấp hệ thống
phần mền
Centech
Sản xuất
nội dung
Bên
ngoài
VDC
#
Quảng cáo &
Bán hàng
Bên
ngoài
Chăm sóc
KH
1900-126
0
8
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
• Các công nghệ truyền số liệu và truy nhập tốc độ cao: Frame Relay,
ATM, ISDM, BISDN, xDSL,...
• Các trang thiết bị từ những nhà cung cấp hàng đầu: Sprint ( Global
One), Acatel, Sun Microsysterms, Hewlett Packard, IBM, Compaq,
Fujitsu, Cisco, Bay Network, Cabletron etc.
Phần mền hệ thống và quản trị mạng với UNIX ( Sun Solaris, HP- UX),

Micorosoft Windows, SQL, HP Open View for Network Node Management
Solution, Netscape Web/Mail Server, Raptor firewall etc.
2.4/ Đặc điểm về nguồn nhân lực
Qua quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực của Công ty đã
tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với các yếu tố khác như vốn, công
nghệ, nguồn nhân lực đã góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất cũng như
là mở rộng quy mô sản xuất của Công ty.
a/ Về số lượng lao động.
Bảng 1: Lao động trong 5 năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005
Đơn vị: người
Năm
Chức danh
2001 2002 2003 2004 2005
Lao động quản lý 150 200 251 289 314
Công nhân 820 900 967 1021 1084
Tổng số 970 1100 1218 1310 1398
Trong đó lao động quản lý gồm: Cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn
nghiệp vụ kỹ thuật, kỹ sư công nghệ thông tin, chuyên viên.
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy số lao động qua các năm đều tăng lên
đáng kể. Lao động tăng lên là do Công ty đang trên đà phát triển sản xuất kinh
doanh, mở rộng và phát triển lưới viễn thông. lao động tăng lên sẽ tác động tới
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
- Năm 2001 lao động quản lý chiếm 15,5%, công nhân chiếm 84,5%
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
9
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Năm 2002 lao động quản lý là 18,2%, công nhân chiếm 81,8%
-Năm 2003 lao động quản lý là 20,6%, công nhân là 79,4%
- Năm 2004 lao động quản lý là 22,06%, công nhân là 77,94%
- Năm 2005 lao động quản lý là 22,46%, công nhân là 77,54%

Như vậy số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty tăng lên nhưng tỷ
trọng công nhân lại giảm xuống, giảm từ 84,5% xuống 77,54%.Lao động quản
lý trong Công ty tăng lên từ 15,5% lên 22,46%, một phần là do số người có
chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật đã tăng lên.
b/ Về chất lượng lao động
Bảng 2: Trình độ lao động năm 2005
Đơn vị: người
Chức
danh
Trên đại học, Đại học,
cao đẳng
Trung học Tuổi đời
Kỹ
thuật
Kinh
tế
Chuyên
môn khác
Kỹ
thuật
Kinh
tế
Chuyên
môn khác
<31
tuổi
31-50
tuổi
>50
tuổi

Lao động
Quản lý
80 50 15 20 25 6 35 267 12
Công nhân 92 0 0 150 0 0 329 742 13
Tổng cộng 172 50 15 170 25 6 364 1009 25
Năm 2005, Công ty có 237 người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao
đẳng.Số người đã tốt nghiệp các trường trung học là 201 người. Như vậy, có thể
thấy rằng lực lượng lao động tham gia các trường đào tạo về chuyên môn
nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật đã tăng hơn so với các năm trước.
+ Dưới đây là bảng về chất lượng , trình độ đào tạo của lao động quản lý trong
Công ty:
Bảng 3: Trình độ đào tạo của lao động quản lý năm 2005
Chức danh
Tổng Đại học Trung học Trình độ khác
số
Số
người
Tỉ lệ %
Số
người
Tỉ lệ %
Số
người
Tỉ lệ %
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
10
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
1. Cán bộ lãnh đạo 79 49 62 15 18,9 15 19
2. Cán bộ chỉ đạo 115 62 53,9 52 45,2 1 0,87
3. Cán bộ đơn thuần 118 2 1,69 8 6,78 108 91,5

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động
(Trình độ khác: Dưới trình độ trung học).
Như vậy, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo của Công ty đã qua đại học là cao nhất,
cán bộ đơn thuần (nhân viên phục vụ, n chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật) có tỷ lệ
đại học, trung học là thấp nhất (1,69% trong tổng số cán bộ đơn thuần). Số cán
bộ đơn thuần có trình độ dưới trung học có tỷ lệ cao nhất (91,53%). Công ty có
đội ngũ cán bộ chỉ đạo (các chuyên viên, kỹ sư, cán sự, kỹ thuật viên) có trình
độ đồng đều, tương đối cao so với hai dạng cán bộ trên. Tóm lại, công tác đào
tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ quản lý là rất cần thiết, cần được đầu tư quan
tâm thích đáng. Quản lý ngày nay đã trở thành một nghề chuyên nghiệp. Trong
công tác hàng ngày người cán bộ quản lý phải thực hiện hàng loại các nghiệp vụ
như chỉ huy xây dựng kế hoạch, cải thiện cơ cấu vận hành hệ thống quản lý, tổ
chức cho người lao động dưới quyền sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đạt
kế hoạch sản xuất, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao năng suất
chất lượng công việc. Do đó, cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, nâng
cao kiến thức. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở cửa, hội nhập với các nước trên
thế giới, người cán bộ quản lý phải có tri thức, kiến thức tương đối đầy đủ về
các kỹ năng lao động quản lý cũng như kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ con
người và kỹ năng nhận thức.
c/ Về cơ cấu lao động:
Là một Công ty nhà nước, trực thuộc tổng Công ty bưu chính viễn thông
Việt Nam. Công ty Điện Toán và Truyền Số Liệu là Công ty hàng đầu trong lĩnh
vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Do vậy công ty
đòi hỏi một đội ngũ cán bộ lao động có rình độ cao, hiểu biết trong công việc.
Lực lượng lao động của Công ty nói chung có chuyên môn khá tốt đặc
biệt là công nhân kỹ thuật. Số lượng lao động từ 25-40 tuổi chiếm một số lượng
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
11
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
khá đông, đây chính là lực lượng nòng cốt của công ty bởi họ vừa có kinh

nghiệm nhưng cũng tràn trề nhiệt huyết tuổi trẻ.
Biểu đồ về cơ cấu tuổi của lao động trong công ty:
c¬ cÊu tuæi
Nhãm tuæi tõ
25-40 tuæi,
44.43
Nhãm tuæi
d­íi 25 tuæi,
28.80
Nhãm tuæi
>40 tuæi,
26.77
Lín h¬n 40 tuæi
Tõ 25-40 tuæi
D­íi 25
* Đặc điểm về tuổi:
Tuổi đời bình quân của ban giám đốc là 50 tuổi, đây là một độ tuổi mà
người lãnh đạo vừa có kinh nghiệm thực tế và có thâm niên trong việc lãnh đạo
đạt kết quả cao.
- Đôi ngũ cán bộ lãnh đạo Công ty có phẩm chất tư cách tốt, có tư tưởng
vững vàng kiên định, có lối sống lành mạnh. hăng say với công tác và phong
trào tập thể. Tận tâm tận lực, giám nghĩ dám làm, lãnh đạo đơn vị hoàn thành
tốt nhiệm vụ.Thực tiễn trong những năm qua trên cương vị là những cán bộ lãnh
đạo, các đ/c đã lãnh đạo chỉ đạo dẫn dắt đơn vị đạt được kết quả
Tuy nhiên với độ tuổi này lại không phù hợp với sự năng nổ tìm tòi học
hỏi về những kiến thức mới, hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại kinh tế
tri thức
Tuổi đời bình quân của các phòng ban trong toàn Công ty cũng khá cao,
bình quân ở độ tuổi là 53 tuổi do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực
hiện của từng bộ phận chưa cao.

Nhìn chung độ tuổi của cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty là trẻ.
Đặc biệt là số công nhân kỹ thuật của toàn Công ty mới ra trường với sự nỗ lực
vươn lên trong việc tiếp thu nhũng kinh nghiệm của các bậc cha anh nên họ đã
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
12
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
có một niềm tin vững chắc trong lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của Công ty
giao cho. Về trình độ được đào tạo cơ bản, tuổi đời còn trẻ được trưởng thành
qua rèn luyện thử thách, trong thực tiễn có năng lực, có phẩm chất đạo đức lối
sống lành mạnh yêu nghành, yêu nghề có tinh thần đầu tàu gương mẫu đoàn kết
thương yêu nhau,tạo điều kiện cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
* Đặc điểm về giới tính:
Ta có biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giới tính của Công ty như sau :
C¬ cÊu giíi tÝnh
Nam
68%

32%
Nam

Về giới tính của công ty lại mất cân bằng, mặc dù nam chiếm một tỷ lệ
khá lớn (68%) cũng là một lợi thế nhất định nhưng cũng có những khó khăn.
Chẳng hạn một lao động là nam có tay nghề vững vàng khả năng giữ anh ta lại
là khó hơn một lao động nữ giới, hơn nữa lao động ở đay lại không phải là già.
2.5/ Các đặc điểm khác:
a) Đặc điểm về vốn:
Công ty Điện toán và truyền số liệu là một công ty vừa trực thuộc bộ bưu chính
viễn thông dưới sự quản lý của nhà nước cho nên Vốn là do nhà nước cấp
nhưng cũng vừa là công ty tự hoạch toán. Công ty đã không ngừng phấn đấu để
có thể tự chủ động về vốn trong kinh doanh năm sau cao hơn năm trước.

Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
13
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
b) Đặc điểm về chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của Công ty
Với chủ chương đi thẳng vào công nghệ hiện đại, cập nhật với trình độ
thế giới, chủ động tích cực tìm mọi nguồn vốn cho phát triển, chỉ trong một thời
gian ngắn các sản phẩm và dịch vụ của Công ty đã có rất nhiều thay đổi, nhiều
sản phẩm và dịch vụ mới được cung cấp ra thị trường, chất lượng các dịch vụ về
mặt vật lý/kỹ thuật cũng từ đó có bước thay đổi lớn. Các hệ thống chuyển
mạch, thông tin di động, nhắn tin, các mạng đường trục và tuyến liên lạc đến
nay vẫn tiếp tục được trang bị, đổi mới, nâng cấp thêm để chuẩn bị cho việc xây
dựng xa lộ thông tin và đưa các dịch vụ băng rộng vào phục vụ. Nhờ đó, cho
đến nay có thể nói các dịch vụ của Công ty đã đạt chất lượng tương đương với
nhiều nước phát triển.
Nhờ chiến lược tăng tốc của Công ty và việc đầu tư đúng hướng nên đã
mang lại cho người sử dụng các dịch vụ với chất lượng xét về mặt vật lý/kỹ
thuật là tương đối tốt. Đồng thời với cơ sở hạ tầng của viễn thông hiện nay có
thể đáp ứng được cho xu thế hội tụ công nghệ sắp tới hoặc dễ dàng đầu tư công
nghệ mới trên nền tảng cơ sở hạ tầng hiện có trong thời gian tới.
Xã hội càng phát triển, người dân càng muốn nhờ đến các phương tiện
thông tin liên lạc để có thể cập nhật với mọi thông tin vừa nhanh vừa dễ dàng và
họ sẵn sàng trả tiền cho điều đó. Chính vì vậy, các dịch vụ hiện có sẽ mau chóng
không còn là mong muốn của khách hàng, họ đòi hỏi cao hơn và đa dạng hơn.
Nhờ các công nghệ mới và nghiên cứu triển khai áp dụng nhiều loại hình
dịch vụ, mấy năm gần đây Công ty đã mở thêm nhiều loại dịch vụ để đáp ứng sự
phong phú trong tiêu dùng và tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Với ưu thế tuyệt đối về kênh phân phối và mạng lưới viễn thông, Công ty Điện
toán và truyền số liệu(VDC) Việt Nam không chỉ phát triển đa dạng dịch vụ mà
còn triển khai trên diện rộng, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp thông tin khác. Tuy
nhiên, việc đa dạng hoá các loại dịch vụ trong thời gian qua còn chưa theo kịp nhu

cầu của xã hội. Nguyên nhân không hẳn do năng lực mạng lưới mà do chưa được
tập trung khai thác kịp thời, triệt để trước nhu cầu còn hạn chế và không đồng đều.
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
14
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
c) Tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Trong những năm qua Công ty đã đạt được kết quả sau:
* Biểu đồ về doanh thu của Công ty qua các năm.
150
200 250
450
840
2000
2500
4830
8650
11500
15400
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
1995 1997 1999 2001 2003 2005
Tæng doanh thu hµng n¨m
n¨m

triÖu ®ång
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy từ năm 1995 đến năm 1999
doanh thu của Công ty tăng chậm nhưng đến năm 2000 doanh thu đã đạt 2 tỷ từ
năm 2000 đến năm 2002 doanh thu tăn đều. Năm 2003 đến năm 2005 khi Công
ty áp dụng thêm các công nghệ vào sản xuất doanh thu đã tăng lên đáng kể. Dự
kiến năm 2006 doanh thu của Công ty sẽ đạt xấp xỉ 31 tỷ đồng. Đó thật sự là
dấu hiệu đáng mừng cho Công ty và cho toàn ngành nói chung.
Bên cạnh mhững thành tựu đạt được đáng kể từ doanh thu qua các năm
của Công ty, biểu đồ dưới đây còn thể hiện rõ nét tổng đầu tư qua các năm của
Công ty.
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
15
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
*Biểu đồ về tổng đầu tư qua các năm.
450
500
534
850
1084
1260
1350
1580
2300
2450
2850
0
500
1000
1500
2000

2500
3000
1995 1997 1999 2001 2003 2005
§Çu t­ qua c¸c n¨m
n¨m
triÖu ®ång
Qua biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy đầu tư qua các năm của Công ty cũng
tăng theo hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí về đầu tư tăng là do
Công ty thường xuyên thay đổi và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất và
kinh doanh.
Công ty đã đáp ứng ngày một tốt hơn trong việc cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ. Các sản phẩm và dịch vụ của Công ty rất có uy tín trên thị trường
thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tuỵ. Số lượng sản phẩm và dịch vụ
bán ra trên thị trường ngày càng nhiều do vậy doanh thu hàng năm tăng rất
nhanh.
Thị phần ngày càng được mở rộng trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh và
thành phố lớn, nơi có nhiều các đơn vị, cơ quan, và người sử dụng dịch vụ.
Công ty đã thực hiện được nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn như cung cấp
các giải pháp phần mềm cho Công ty kỹ thuật số VTC...
Giá cước và giá một số dịch vụ khác của Công ty trên thị trường tương
đối ổn định do Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng.
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
16
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Đội ngũ nhân viên trong Công ty gồm những người có trình độ đại học và
trên đại học có độ tuổi trung bình từ 25 - 30 do vậy họ rất năng động góp phần
rất lớn vào thành công của Công ty.
3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát
triển nhân lực trong Công ty Điện Toán và Truyền Số Liệu (VDC)
a) Những thuận lợi

Công tác cán bộ đã được lãnh đạo Công ty xác định đây là nhiệm vụ quan
trọng then chốt hàng đầu. Vì vậy hàng năm lãnh đạo Công ty đều rà xoát lại đội
ngũ cán bộ, đánh giá chất lượng cán bộ trên mọi lĩnh vực, mọi cuơng vị công
tác. Phân loại lao động thông qua sinh hoạt phê bình và tự phê bình của chuyên
môn.Thông qua hoạt động quy chế dân chủ trong Công ty...Từ đó ban lãnh đạo
Công ty đã làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đúng quy trình và phát triển tốt.
Trong những năm qua Công ty đã bổ nhiệm và đề nghị cấp trên bổ nhiệm
một số cán bộ chủ chốt phù hợp với trình độ chuyên môn và công việc được
giao. Thông qua kết quả đánh giá, xếp loại của phòng tổ chức lao động chính từ
đó rất thuận lợi cho việc thuyên chuyển, đề bạt cán bộ của Công ty. Tạo điều
kiện thuận lợi cho kế hoạch lập danh sách những cán bộ công nhân viên được đi
đào tạo tại chức hoặc học lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề . Nhờ thực
hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ cho toàn Công ty nên khi có yêu cầu
về Đào tạo và phát triển những cán bộ chủ chốt của Công ty thì việc thực hiện
vừa đáp ứng kịp thời vừa có hiệu quả trong việc đào tạo và bồi dưỡng phát triển
cán bộ kế cận trong tương lai.
Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên với tuổi đời còn
trẻ, lại được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng...do vậy nên họ rất năng
động sáng tạo tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ mới, đáp ứng
được nhu cầu trong công việc.Điều này là rất thuận lợi đối với hoạt động đào
tạo và phát triển nhân lực trong công ty.
b) Khó khăn ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở
Công ty
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
17
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thời gian vừa qua có một số đồng chí cán bộ làm công tác quản lý chưa
thực sự năng động sáng tạo còn thụ động trong mọi công việc, chờ đợi lãnh đạo
cấp trên. Đặc biệt là một số cán bộ quản lý đã có tuổi đời cao nên khi được gửi
đi đào tạo và bồi dưỡng phát triển thì tiếp thu kiến thức còn hạn chế, trong khi

đó đòi hỏi thực hiện công việc ngày càng cao, ở các cơ sở việc quản lý công
nhân còn lỏng lẻo, chưa đánh giá được năng lực của mỗi cán bộ công nhân viên,
nên khi có chương trình bồi dưỡng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa
chọn đối tượng. Công tác tham mưu cho lãnh đạo chưa kịp thời.
Công tác đào tạo đã tổ chức nhiều nhưng chưa định hướng rõ nét còn đại
trà dẫn đến khi cần một cán bộ chủ chốt đầu nghành còn khó khăn.
Một số cán bộ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo còn hạn chế nên khi được phân
công nhiệm vụ. Kết quả hoàn thành công việc chưa cao.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
1/ Cơ cấu tổ chức của bộ phận thực hiện công tác đào tạo và phát triển
nhân lực
Bộ phận thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong Công ty thuộc
phòng tổ chức lao động
Phòng gồm có 10 người:
Trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng và 8 nhân viên
Chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ Chức Lao Động :
Tham mưu giúp giám đốc Công ty về công tác tổ chức bộ máy cán bộ và lao
động tiền lương
* Công tác tổ chức cán bộ.
• Tham mưu giúp Giám đốc nghiên cứu và đề xuất các tổ chức nội bộ thuộc
Công ty
• Theo dõi quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ công nhân viên thuộc Công ty
quản lý
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
18
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
• Lập quy hoạch cán bộ, đào tạo nguồn cán bộ công nhân viên, ban Giám đốc
xem xét để giám đốc báo cáo sở duyệt.
• Đồng thời giúp Giám đốc Công ty Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo luân

chuyển cán bộ thuộc diện quy hoạch tạo nguồn.
• Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ khi cần thiết.
• Quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên thuộc văn phòng Công ty.
• Quản lý sổ BHXH toàn Công ty.
• Giúp Giám đốc Công ty triển khai hướng dẫn việc nâng lương hàng năm cho
CB, CNV.
* Công tác lao động tiền lương:
• Tham mưu Giám đốc Công ty triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối
với người lao động.
• Tham gia cùng các phòng xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật.
• Tham mưu, đề xuất, giám sát theo dõi công tác Bảo Hộ Lao Động- an toàn
lao động.
• Lập kế hoạch thi giữ bậc, nâng bậc thợ cho công nhân hàng năm.
Hiện nay để mọi hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của Công ty được thống nhất và đạt chất lượng cao, Công ty đã ban
hành "Quy chế hoạt động đào tạo- Công ty VDC".
Quy chế đào tạo của Công ty bao gồm những nội dung chính sau:
A- Công tác bồi dưỡng nâng bậc.
1. Bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng bậc.
- Thường xuyên học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn kỹ thuật để đáng ứng yêu cầu sản xuất. Đây còn là quyền lợi và nghĩa vụ
của mọi người lao động thuộc Công ty Điện Toán và Truyền Số Liệu
- Đơn vị trưởng các đơn vị là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng
công tác bồi huấn thường xuyên, bồi huấn nâng bậc và trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của CBCNV thuộc đơn vị mình trước giám đốc.
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
19
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Cơ sở để triển khai công tác bồi huấn thường xuyên, bồi huấn nâng bậc
hàng năm là: nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất công ty giao, tiêu chuẩn cấp bậc

thợ và bộ giáo trình bồi huấn nâng bậc của Công ty ban hành.
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
20
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
2. Thi nâng bậc lương hàng năm.
- Mỗi năm Công ty tổ chức nâng bậc lương cho công nhân kỹ thuật một
lần vào quý IV của năm kế hoạch.
2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
- Công nhân kỹ thuật thuộc lực lượng sản xuất chính chuyển sang giao kết
theo hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định tại nghị định 198/CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ.
- Những người giao kết hợp đồng lao động theo các loại sau (theo quy
định tại điều 27 của Bộ luật lao động ).
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng xác định thời hạn từ 1-3 năm.
2.2. Nguyên tắc nâng bậc lương.
- Số người thi nâng bậc lương hàng năm trong Công ty phụ thuộc vào yêu
cầu công việc và thâm niên giữ bậc thực đang hưởng của người lao động.
- Việc nâng bậc lương căn cứ vào kết quả thi lý thuyết, thi tay nghề của
người lao động dựa trên tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định của từng loại
nghề, bậc thợ và mức lương như các văn bản quy định của nhà nước và các văn
bản hướng dẫn của Công ty.
2.3. Điều kiện và tiêu chuẩn được xét vào diện thi nâng bậc.
2.3.1. Điều kiện.
- Tính đến tháng 1 của năm duyệt danh sách phải có thâm niên giữ bậc
(đang hưởng) như sau:
+ Đối với công nhân được xếp vào thang lương 7 bậc: mỗi bậc 1 năm. Ví
dụ: bậc 1 là 1 năm, bậc 6 là 6 năm.
+ Đối với công nhân được xếp vào bảng lương 5 bậc, 3 bậc, bậc 1 là 2
năm, bậc 2 là 3 năm, bậc 3 là 4 năm, bậc 4: 5 năm.

- Kết quả thi giữ bậc đạt từ 7/10 điểm trở lên. Hoặc điểm lý thuyết 5/10,
điểm thực hành trên 8 (đối với công nhân có hoàn cảnh đặc biệt).
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
21
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Đã tham gia học tập bồi dưỡng lý thuyết, rèn luyện tay nghề theo kế
hoạch. Nội dung và hình thức bồi huấn nâng bậc do đơn vị tổ chức.
- Trong thời hạn được xét vào diện thi nâng bậc, nếu người lao động bị kỷ
luật từ khiển trách trở lên thì bị trừ đi 1 năm (nếu rơi vào năm trước đến thời
hạn nâng bậc thì trừ ngay năm đó, nếu rơi vào cuối năm của thời hạn nâng bậc
thì không thuộc diện xét thi nâng bậc.
- Ưu tiên cho lao động nữ: giảm 1 năm thời hạn giữ bậc cho các bậc cao
từ bậc 5/7 và bậc 3/5 trở lên.
- Đối với công nhân làm chức danh vệ sinh công nghiệp, công nhân kho
vật tư, khi xét lương áp dụng theo thâm niên.
Lênbậc 2/7 là 2 năm
Lên bậc 3/7 là 3 năm.
....
Lên bậc 7/7 là 7 năm
2.3.2. Tiêu chuẩn.
- Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng và chất
lưọng.
- Hàng năm đạt danh hiệu thi đua lao động giỏi.
- Không vi phạm pháp luật của nhà nước có liên quan trực tiếp đến công
việc được giao hoặc tư cách đạo đức nghề nghiệp.
- Trình độ chuyên môn đã được nâng lên so với bậc thợ đang hưởng.
- Khuyến khích xét thi nâng bậc sớm không quá 1/3 thời gian quy định
trên đối với:
+ Người lao động có sáng kiến có giá trị, được áp dụng mang lại hiệu quả
kinh tế.

+ Người lao động được nhận bằng khen cấp Tổng Công ty trở lên.
+ Người lao động đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp.
+ Người lao động đạt tiêu chuẩn thợ giỏi cấp Công ty.
2.4. Tổ chức thực hiện
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
22
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Hàng năm, căn cứ vào tiêu chuẩn và điều kiện bồi huấn thi nâng bậc,
đơn vị tổ chức xét uyệt và gửi danh sách công nhân của mình đề nghị Công ty
xét duyệt vào diện bồi huấn thi nâng bậc, về Công ty trước ngày 12/3 của năm
để Công ty tổ chức xét duyệt.
- Căn cứ vào danh sách công nhân được xét duyệt vào diện bồi huấn thi
nâng bậc của các đơn vị gửi về Công ty. Hội đồng nâng bậc lơng của Công ty sẽ
tổ chức xét duyệt và thông báo kết quả để các đơn vị biết, tổ chức thực hiện tiếp.
- Thành phần hội đồng nâng bậc lương của Công ty gồm có:
1 Chủ tịch hội đồng: Giám đốc
3 ủy viên: Chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội đồng đào tạo, Phòng kỹ thuật.
1 ủy viên thường trực làm nhiệm vụ tư vấn cho hộiđồng: Phòng tổ chức
cán bộ lao động.
Tùy tình hình cụ thể, hội đồng có thể mời một số thành viên khác (phó
giám đốc, thanh niên,...) làm tư vấn cho hội đồng xét duyệt.
- Căn cứ vào danh sách công nhân được Hội đồng nâng bậc lương của
Công ty xét duyệt vào diện nâng bậc, đơn vị lập kế hoạch thi giữ bậc, báo cáo về
Công ty tổ chức triển khai thực hiện. Thời hạn thi giữ bậc phải kết thúc trưởng
ngày 15/5 hàng năm.
- Căn cứ vào kết quả thi giữ bậc, Hội đồng nâng bậc lương của Công ty sẽ
họp, xét duyệt và tuyên bố danh sách công nhân chính thức được vào diện bồi
huấn nâng bậc. Công việc này kết thúc trước ngày 31/6 hàng năm.
- Căn cứ vào danh sách công nhân được vào diện thi nâng bậc mà Công ty
công bố, triển khai công tác bồi huấn và tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công

nhân thuộc đơn vị mình) đồng thời đăng ký để Công ty tổ chức thi cho những
đối tượng còn lại.
Thời gian triển khai công tác thi nâng bậc toàn Công ty hàng năm được
thực hiện trong quý 4.
- Phân cấp tổ chức thi: Công ty ủy quyền cho các đơn vị tổ chức thi giữ
bậc và nâng bậc tay nghề cho công nhân kỹ thuật của đơn vị mình quản lý đến
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
23
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
bậc thợ 4/7. Việc tổ chức thi phải đảm bảo các quy định sau: Phải sử dụng đề thi
của Công ty, tổ chức thi phải nghiêm túc, biên bản thi và bài thi của cá nhân
phải được chuyển về Công ty đầy đủ.
Các bậc còn lại do Công ty tổ chức thi.
Riêng các bậc tột khung: 7/7, 5/5, bài thi nâng bậc lý thuết phải viết thành
báo cáo trước Hội đồng đào tạo Công ty.
- Quy định điểm đạt kết quả thi nâng bậc (cả lý thuyết và tay nghề) phải
5/10 điểm.
B-Thi thợ giỏi.
Tùy theo tình hình sản xuất cụ thể, hàng năm Công ty có thể phát động
"Hội thi thợ giỏi" một số nghề chủ yếu trong dây chuyền sản xuất chính của
Công ty.
1. Việc tổ chức "Hội thi thợ giỏi" của Công ty phải đạt được mục đích và
yêu cầu sau:
* Mục đích:
- Khuyến khích người lao động tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm để
góp phần xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật của Công ty vững vàng về
chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Thông qua hội thi phát hiện các nhân tố tích cực để xây dựng thành các
cá nhân điển hình tiên tiến, nêu gương cho đội ngũ công nhân kỹ thuật toàn
Công ty học tập. Mặt khác cũng thông qua hội thi để xét duyệt nâng bậc lương

trước thời hạn cho những cá nhân xuất sắc, động viên kịp thời, thiết thực đối với
những nhân tố tích cực trong phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn
kỹ thuật toàn Công ty.
- Người lao động đạt tiêu chuẩn thợ giỏi cấp Công ty được xét đặc cách
nâng bậc.
* Yêu cầu.
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
24
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Qua mỗi lần tổ chức "Hội thi thợ giỏi" phải dấy lên đượcphong trào
hăng say học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật trong đội ngũ công
nhân kỹ thuật toàn Công ty.
- " Hội thi thợ giỏi" hàng năm của Công ty phải khẩn trương, nhanh gọn,
không gây ảnh hưởng đến sản xuất và đạt hiệu quả cao.
2. Đối tượng dự thi.
Tất cả những người trong dây truyền sản xuất chính và đang làm đúng
nghề mà Công ty tổ chức, đồng thời phải đảm bảo đủ những tiêu chuẩn sau:
- ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Trong lao động sản xuất có sáng tạo, sáng kiến cải tiến hoặc áp dụng có
hiệu quả sáng kiến.
- Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được anh em trong đơn vị công
nhận là điển hình tiên tiến về chuyên môn kỹ thuật.
3. Tổ chức hội thi.
- Chủ tịch hội đồng đào tạo Công ty là chủ tịch hội đồng giám khảo. chủ
tịch hội đồng giám khảo chủ trì trong việc tổ chức, chỉ đạo về tiến độ, chất
lượng và đánh giá kết quả thi.
- Phòng tổ chức cán bộ - lao động có nhiệm vụ giúp chủ tịch hội đồng
giám khảo trong lập kế hoạch, xây dựng tiến độ, xát đối tượng dự thi, tổ chức,
quản lý giám sát và đánh giá chất lưọng hội thi.
- Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ xây dựng đề thi, barem chấm điểm kèm

theo đề thi, lựa chọn cán bộ kỹ thuật tham gia coi chấm thi.
C-Xét cử CBCNV đi thi và học tại chức tại các trường đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- Căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất, khả năng, nguyện vọng của
CBCNV trong Công ty, quy chế tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp, hàng năm Công ty tổ chức xét duyệt cho CBCNV
Vũ Thị Thanh Huyền Lớp K11- Qt1
25

×