Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.37 KB, 8 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG
1. Hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Năm 2003, Công ty Dệt kim Thăng Long tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai
dự án đầu tư xây dựng di chuyển và mở rộng sản xuất. Đồng thời, tập trung lao động
thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch tăng 15 – 18 % so với cùng kỳ.
Bảng 13: Một số chỉ tiêu công ty phấn đấu thực hiện trong năm 2003
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2003
1 Tổng doanh thu Triệu đồng 19.000
2 Giá trị kim ngạch XK USD 1.350.000
3 Giá trị SXCN Triệu đồng 14.000
4 Tổng nộp ngân sách Triệu đồng 83
5 Thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng 250
6 Thu nhập BQLĐ đi làm Nghìn đồng 700
7 Sản phẩm thực hiện Chiếc 2.000.000
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Biện pháp :
+ Kèm cặp nâng cao tay nghề cho người lao động , có chính sách khuyến khích
động viên những công nhân giỏi .
+ Đầu tư bổ sung một số thiết bị chuyên dùng , từng bước hiện đại hoá dây chuyền
sản xuất nhằm tăng năng suất lao động .
+ Tuyển thêm lao động để hình thành thêm 1 tổ sản xuất , chú trọng kèm công
nhân ngay trong tổ sản xuất .
+ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư sớm đua phân xưởng tẩy nhuộm trở
lại hoạt động trong khu xưởng mới tại Cầu Diễn .
+ Tích cực khai thác những đơn hàng mới để đưa dần những thiết bị dệt hoạt
động trở lại . Chú trọng đơn hàng xuất FOB .
Dựa trên cơ sở thực trạng trả lưong và phương hướng phát triển của công ty, có
một số biện pháp sau nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương ở công ty Dệt kim
Thăng Long:
2. Một số biện pháp hoàn thiện các hình thức trả lương ở công ty.


Biện pháp 1: Xây dựng phương án trả lương hiệu quả cho lao động quản
lý và phục vụ.
Hình thức trả lương theo thời gian chưa thực sự gắn tiền lương của mỗi người
với kết quả mà họ đạt được ttong thời gian làm việc. Bởi vì không có tiêu chuẩn nào
được đưa ra để đánh giá thực hiện công việc của họ.
Trong khi đó, công nhân hưởng lương theo sản phẩm thì có thể nhận thấy mối
quan hệ giữa tiền lương với kết quả lao động của họ. Chính vì vây, công nhân hưởng
lương theo thời gian ngày càng có xu hướng tăng NSLĐ nhằm tăng tiền lương. Trong
khi đó, cán bộ, nhân viên hưởng lương theo thời gian thì lương không được tăng, thậm
chí phải làm viẹc nhiều hơn để phục vụ công nhân sản xuất.
Do đó, khi tổng quý tiền lương của công nhân hưởng lương theo sản phẩm tăng
thì quỹ lương của cán bộ, nhân viên hưởng lương theo thời gian cũng phải tăng theo
một tỷ lệ nhất định.
Tỷ lệ này được tính theo công thức sau:
K= CNTTSX / LĐ
QL-PV
Biện pháp 2: Kích thích theo kết quả kinh doanh của Công ty
Công ty có thể áp dụng hai loại kích thích sau: thưởng năng suất, chất lượng và
chia lợi nhuận
* Thưởng năng suất chất lượng:
Mọi CBCNV trong công ty dù trực tiếp hay gián tiếp đều tham gia vào quá trình
tạo ra sản phẩm. Do đó, họ đều cần được khuyến khích, khen thưởng khi kết quả cuối
cùng của doanh nghiệp là tốt.
Công ty Dệt kim Thăng Long có thể áp dụng mô hình của Scanlon để thưởng
theo năng suất, hiệu quả cho tất cả CBCNV trong Công ty. Theo mô hình này phần tiền
thưởng cho CBCNV được lấy ra từ phần tiết kiệm của tiền lương theo kết quả sản xuất
kinh doanh.
Phần tiết kiệm được tính như sau:
- Xác định hệ số tiền lương chuẩn trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình
thường:

H
TL
= TL / DT
Trong đó:
H
CF
: hệ số tiền lương chuẩn
TL tiền lương của CBCNV trong năm
DT: doanh thu của công ty trong năm
- Hàng tháng xác định tiền lương của CBCNV trong tháng và đối chiếu kết quả
thực tế với hệ số tiền lương chuản.
TL
i0
= H
CF
* DT
i
Teong đó:
TL
i0
: tiền lương chuẩn của CBCNV thang i
DT
i
: doanh thu tháng i
- Tính phần tiết kiệm được:
S = TL
i0
- TL
i
Trong đó:

S: phần tiết kiệm được
TL
i
: tiền lương của CBCNV tháng i
Phần tiết kiệm được sau khi trừ đi một tỷ lệ phần trăm nhất định (khoảng 25%)
để dự phòng cho các tháng sau sẽ được chia theo một tỷ lệ nhất định cho doanh nghiệp
và thưởng cho nhân viên. Cuối năm, phần dự phòng sẽ được đem chia lại cho nhân viên
dưới dạng tiền thưởng.
Hình thức thưởng này kích thích CBCNV giảm chi phí lao động trên tổng doanh
thu, giúp họ hiểu được mối quan hệ giữa phần thù lao với kết quả sản xuất cuối cùng.
Ví dụ: Lấy năm 2001 làm năm chuẩn
Tiền lương của CBCNV trong năm là 2.734 Tr.đ
Tổng doanh thu trong năm là 13.235 Tr.đ
Ta tính được hệ số tiên lương chuẩn
H
TL
= (2.734 / 13.235) * 100 = 20%
Tính phần tiết kiệm của tháng 7/2002
Doanh thu tháng 7/2002 là 1.200 Tr.đ
Tiền lương chuẩn trả cho CBCNV theo kết quả kinh doanh trong tháng 7:
TL
i0
= 20% * 1.200 = 240 Tr.đ
Tiền lương thực tế trả cho CBCNV tháng 7 là 227 Tr.đ
Phần tiết kiệm được là S = 240 – 227 = 13 Tr.đ
* Chia lợi nhuận.
Xuất phát từ quan điểm phần lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất
không phải chỉ có vai trò của chủ doanh nghiệp-người trực tiếp quản lý kinh doanh,
không phải chỉ có vai trò của tư liệu sản xuất, không phải chỉ do lợi thế ngành và vai
trò quản lý của Nhà nước, mà còn có vai trò đóng góp tích cực của người lao động.

Chính vì vậy mà phân phối lợi nhuận phải đảm bảo hài hoà giữa ba lợi ích: Nhà nước,
chủ doanh nghiệp và người lao động. Do đó, trong việc phân phối lợi nhuận ngoài
phần của Nhà nước (thông qua nộp ngân sách), phần của chủ doanh nghiệp, thì phải
trích một phần cho người lao động (dưới dạng tiền thưởng).
Như vậy, ngoài tiền lương, CBCNV được chia thêm một phần lợi nhuận của công
ty. Phần lợi nhuận này sẽ được trả dưới dạng tiền thưởng hàng năm (vào cuối quý
hoặc cuối năm) cho CBCNV.
Kế hoạch chia lợi nhuận này kích thích nhân viên làm việc tốt và quan tâm đến
hiệu quả kinh doanh của công ty vì phần trả tiền lời cho CBCNV liên hệ chặt chẽ với kết
quả làm việc của họ. CBCNV cảm thấy gắn bó với công ty nhiều hơn và quan tâm đến
việc nâng cao NSLĐ, tăng hiệu quả thực hiện công việc.
Bên cạnh hai biện pháp tác động trực tiếp tới hình thức trả lương trên thì có thể
sử dụng các biện pháp có tính chất bổ sung, hỗ trợ như hoàn thiện công tác QTNL và
TCLĐKH, đầu tư đổi mới máy móc – thiết bị, nghiên cứu thị trường. Bởi vì, thông qua
các biện pháp này sẽ góp phần làm tăng NSLĐ, qua đó tăng tiền lương của người lao
động, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng quan trọng
hơn, các biện pháp này có thể giúp công ty có một lực lượng lao động luôn trong trạng
thái hưng phấn, cảm giác tích cực, nhiệt tình với công việc.
Biện pháp 3: Hoàn thiện các công tác QTNL và TVLĐKH

×