Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Sử dụng ngôn ngữ nghê thuật trong giảng dạy môn tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.35 KB, 128 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
--------

Lấ TH TUYT MAI

Sử DụNG NGÔN NGữ NGHệ THUậT
TRONG DạY HọC MÔN TƯ TƯởNG Hồ CHí MINH
ở TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM - ĐạI HọC Đà NẵNG

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

H NI - 2018


B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
--------

Lấ TH TUYT MAI

Sử DụNG NGÔN NGữ NGHệ THUậT
TRONG DạY HọC MÔN TƯ TƯởNG Hồ CHí MINH
ở TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM - ĐạI HọC Đà NẵNG
Chuyờn ngnh: Lý lun v phng phỏp ging dy GDCT
Mó s: 60.14.01.11

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: TS. DNG VN KHOA


H NI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến đội ngũ giảng viên của Trường
Đại học Sư Phạm Hà nội, và các thầy cô trong khoa Lý luận chính trị đã tận tâm
giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu ở đây. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giảng dạy trực tiếp
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt
tình hợp tác, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Đặc biệt, xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dương Văn Khoa, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên cạnh, ủng
hộ và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tuy đã cố gắng nghiên
cứu, tìm hiểu, nhưng luận văn cũng không tránh khỏi những sai xót, khuyết điểm,
kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè, để
luận văn có thể hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Lê Thị Tuyết Mai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DH:

dạy học

ĐC:


đối chứng

GV:

giảng viên

PP:

phương pháp

PPDH:

phương pháp dạy học

SL:

số lượng

SV:

sinh viên

TN:

thực nghiệm


MỤC LỤC
-Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng của con người trong thời bình.............93



DANH MỤC CÁC BẢNG
-Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng của con người trong thời bình.............93


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
-Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng của con người trong thời bình.............93


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 29 (2013) của Đảng về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, toàn bộ nền giáo dục quốc dân đang chuyển mình,
thay đổi mạnh mẽ. Định hướng quan trọng trong dạy học hiện nay là chuyển từ việc
truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất cho người học; bên cạnh việc dạy chữ, chú trọng hơn việc dạy làm người.
Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ mang đậm tính gợi hình, gợi cảm. Nó
được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, trong khoa học hoặc trong đời
sống hàng ngày. Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ có chức năng thông tin mà còn
thoã mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp,
lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẫm
mĩ. Phong cách điển hình của ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tượng, truyền cảm
hứng và cá thể hoá.
Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy cho sinh viên trình độ
đại học, cao đẳng từ khoá tuyển sinh năm học 2008 - 2009. Tư tưởng Hồ Chí Minh là
một môn khoa học có hệ thống kiến thức rộng lớn và vừa mang tính cụ thể, lại vừa có
tính khái quát cao “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh
thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [1, tr.88].
Thực tiễn dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay cho thấy, bên
cạnh số sinh viên yêu thích môn học còn không ít sinh viên học đối phó, không hào
hứng với môn học, họ cảm thấy nhàm chán khi nghe giảng viên thuyết trình, chưa ý
thức được vị trí của môn học đối với công việc và cuộc sống của mình. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực này, trong đó có nhiều nguyên nhân xuất
phát từ chính cách thức dạy học không phù hợp của một số giảng viên..
1


Đối tượng của môn học là các sinh viên các trường cao đẳng và đại học. Đó
là thế hệ trẻ năng động, tràn đầy năng lượng về trí tuệ, sức khoẻ và khát vọng về sự
khởi nghiệp. SV là những người ưa khám phá, sáng tạo, hướng về những điều mới
mẻ, hiện đại. Tri thức của các môn Lý luận chính trị nói chung, môn tư tưởng Hồ
Chí Minh nói riêng lại mang nặng tính chất truyền thống (là sản phẩm của thế kỉ
XIX, XX và được phát triển ở mức độ nào đó trong thế kỉ XXI). Vì vậy, để thích
hợp với đối tượng, việc đưa những điều mới mẻ, sáng tạo (như sử dụng ngôn ngữ
nghệ thuật trong giảng dạy) làm phong phú, tạo ra sự hấp dẫn hơn cho hệ tư tưởng
ấy là cần thiết.
Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở
các trường cao đẳng, đại học nói chung, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng nói riêng, góp phần thúc đẩy hơn những thế mạnh của môn học, tạo ra những
hình ảnh, biểu tượng gần gũi, dễ hiểu và hấp dẫn; đồng thời, hạn chế những khó
khăn trong nhận thức môn học, đưa cái trừu tượng về với thực tiễn và cụ thể (sử
dụng các hình ảnh để giải thức các khái niệm, thuật ngữ trừu tượng).
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn: “Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong
dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Lý luận và

phương pháp giảng dạy giáo dục chính trị.
2. Lịch sử nghiên cứu
Xoay quanh vấn đề nghiên cứu, có nhiều bài viết, công trình khoa học đã đề
cập ở các góc độ khác nhau, điển hình có thể kể đến:
Luận văn: “kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong
giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Tây Bắc” của Nguyễn Hải
Minh, năm 2013” lý giải về sự cần thiết của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp trực quan, nhằm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên
trong quá trình học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Tây Bắc.
Luận văn: “Phương pháp trực quan trong dạy học Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam ở trường đại học An Giang”, năm 2015” đề xuất những

2


nguyên tắc và hệ thống các phương pháp trực quan trong giảng dạy môn Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học An Giang. Ưu điểm lớn
của các phương pháp này là tạo các biểu tượng, giúp sinh viên nhận thức tốt hơn
những vấn đề thuộc về Đường lối cách mạng của Đảng.
Tạp chí văn học: “đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn
xuôi” của tác giả Đào Thân, số 2, tr.13, năm 1994.
Cuốn: “Dẫn luận ngôn ngữ học” do Nguyễn Thiện Giáp chủ biên, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, năm 2012” đã giải thích nguồn gốc, bản chất, chức năng
của ngôn ngữ đối với con người nói chung và người học nói riêng.v.v…
Nhìn chung, các đề tài, bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu những phương
pháp cụ thể trong dạy học nói chung, dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường
lối cách mạng của Đảng nói riêng như: phương pháp thuyết trình, phương pháp trực
quan. Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ lý luận ngôn ngữ văn học… tất cả
đều có giá trị tham khảo tốt. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình,
chuyên luận nào nghiên cứu về “Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy học môn

tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng”. Trên cơ sở
kế thừa kết quả các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn đi sâu tìm hiểu cơ sở khoa
học của đề tài, trên cơ sở đó sẽ đề xuất hệ thống các nguyên tắc, biện pháp sử dụng
ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng hiện nay. Để kiểm chứng cho tính khoa học, đúng đắn
của giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả
thực nghiệm sư phạm.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn việc sử dụng ngôn ngữ
nghệ thuật trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng. Từ đó đề xuất những nguyên tắc và biện pháp sử dụng ngôn ngữ
nghệ thuật nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở
các trường cao đẳng, đại học nói chung, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng nói riêng hiện nay.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài; đề xuất
các nguyên tắc, biện pháp (chủ yếu khai thác và sử dụng phong cách biểu tượng của
ngôn ngữ nghệ thuật trong quy trình dạy học: chuẩn bị bài giảng; tổ chức giảng dạy;
kiểm tra đánh giá).
- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài điều tra thực trạng dạy học môn Tư tưởng Hồ
Chí Minh trong năm học 2016 – 2017 và thực nghiệm sư phạm trong năm học 2017

– 2018 ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
Luận văn luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của sử dụng ngôn ngữ nghệ
thuật trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học sư phạm – Đại
học Đà Nẵng. Từ đó khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật
trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà
Nẵng nói riêng, các trường đại học trên cả nước nói chung.
Luận văn đề xuất hệ thống nguyên tắc, biện pháp phù hợp trong việc sử dụng
ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng hiện nay.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà
giáo dục và sinh viên hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận khi triển khai đề tài nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được
sử dụng là:

4


- Kết hơp phương pháp lịch sử và phương phương lôgic
- Phương pháp quan sát: tham gia, quan sát lớp học.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: mục đích khảo sát thực trạng sử dụng
cách nói hình ảnh trong giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sư phạm: thông qua phân tích, đánh giá
sản phẩm hoạt động của sinh viên để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu về các
kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật của sinh viên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm tại trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

- Nhóm phương pháp hỗ trợ: sử dụng công thức toán học, phần mềm SPSS
để xử lý sô liệu điều tra và thực nghiệm.
7. Giả thuyết khoa học
Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là phong cách biểu tượng của ngôn ngữ
nghệ thuật trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học sư phạm –
Đại học Đà Nẵng giúp SV dễ dàng tiếp nhận tri thức mới, hiểu bài và thích thú, say
mê tìm tòi nghiên cứu. Từ sự yêu thích đối với môn học, người học tích cực, chủ
động học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Góp phần phát triển
ở người học những năng lực và phẩm chất cơ bản. Việc làm này góp phần nâng cao
chất lượng dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng nói riêng và các trường đại học, cao đẳng trên cả nước nói chung.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy
học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Chương 2: Nguyên tắc và biện pháp sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy
học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy
học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
1.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong dạy học
môn tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Các khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật

1.1.1.1. Ngôn ngữ
“Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp
của con người và được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với
những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, cũng như trừu
tượng hoá khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó” [2, tr.311].
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm tàng, trừu tượng
hoá khỏi bất kỳ một sự áp dụng cụ thể nào của chúng. Còn lời nói là phương tiện
giao tiếp ở dạng hiện thực hoá, tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với những nội
dung cụ thể. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái chung
với cái riêng: cái riêng chỉ tồn tại trong chừng mực là nó liên hệ với cái chung. Cái
chung chỉ có thể tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng” [3, tr.311].
“Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt” [7, tr.57] của loài người,
quan trọng bậc nhất, thực hiện gắn kết con người với con người. Ngôn ngữ có
bản chất như sau:
Thứ nhất, “ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội” [8, tr.8]
Bị tác động bởi thuyết tiến hoá của Đacuyn, theo một số người, ngôn ngữ
như một cơ thể sống, một động vật, hoặc một thực vật. ngôn ngữ hoạt động theo
quy luật và phát triển của tự nhiên, ngôn ngữ xuất hiện ở tất cả mọi nơi, mọi lúc và
luôn trải qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn và diệt vong.
Nhưng quy luật phát triển của ngôn ngữ không giống quy luât phát triển của tự
nhiên. Ngôn ngữ luôn luôn kế thừa cái cũ, phát triển cái mới, không bao giờ bị huỷ
diệt hoàn toàn, ngôn ngữ chỉ có lớn mạnh mà thôi.

6


Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội - lịch sử. Trong tiến trình phát triển, con
người luôn có nhu cầu giao tiếp, trao đổi và nhận thức hiện thực khách quan. Khi
lao động, hai quá trình giao tiếp và nhận thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Để có
thể hiểu nhau về các sự vật, hiện tượng nào đó, con người phải có ngôn ngữ để giao

tiếp, khái quát sự vật, hiện tượng giúp đối tượng hiểu được vấn đề. Ngôn ngữ đã
giúp thoả mãn nhu cầu và thống nhất các hoạt động đó của con người. Nhờ ngôn
ngữ mà đời sống con người ra đời, thay đổi, phát triển và hưng thịnh, đưa loài người
đến một tầm cao mới.
Một số ý kiến đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con người, họ
cho hoạt động nói năng cũng có tính chất bản năng như các hoạt động ăn, khóc,
cười, chạy, nhảy… của con người. Họ thấy hầu như đứa bé nào cũng biết khóc, biết
cười, biết ăn,… rồi biết nói như nhau, trẻ con trên tất cả thế giới đều bắt đầu với
những âm giống nhau như pa pa, ma ma, baba…Thực ra những bản năng sinh vật
như ăn, khóc, cười…có thể phát triển ngoài xã hội, trong trạng thái cô độc, còn
ngôn ngữ không thể có được trong những điều kiện như thế. Ngôn ngữ chỉ có thể
sinh ra đồng thời được cải tiến trong xã hội loài người, nó không thể nằm ngoài xã
hội. Ví dụ: khi ta tách một đứa trẻ ra khỏi xã hội của nó, thì nó vẫn sẽ biết khóc, biết
cười, biết chạy nhảy, leo trèo,.. vì đây là những bản năng vốn có của con người,
nhưng đứa bé này sẽ không biết nói, bởi lẻ không có ai để trao đổi thông tin, dạy nó
phải nói như thế nào. Đã có những trường hợp, con người bị tách khỏi xã hội loài
người và dần sống như một loài động vật, với những bản năng vốn có của mình.
Trường hợp nổi tiếng của hai chị em nhà Kamala và Amala, được phát hiện trong một
khu rừng ở Ấn Độ do một con sói cái nuôi dưỡng vào năm 1920, khi đó thì Kamala 8
tuổi, còn Amala 3 tuổi. Vì bị bỏ rơi, mà hai em đã sống như động vật, không có khả
năng giao tiếp như con người bình thường, mặc dù đã được cứu thoát khỏi tình cảnh
đó, nhưng hai em mãi vẫn không nói và sinh hoạt đúng như một con người.
Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng sinh vật như mọi người vẫn nghĩ, vì
nó không mang tính di truyền, mà nó phải qua quá trình lao động giữa con người
với con người, con người dùng ngôn ngữ của mình để trao đổi thông tin.

7


Nhằm giải thích cho bản chất tự nhiên của ngôn ngữ, có ý kiến lại đồng nhất

ngôn ngữ với những đặc trưng của chủng tộc, màu da, tỉ lệ cơ thể…đều có thể di
truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, ngôn ngữ lại không thể di truyền như
vậy. Trẻ em khi được sinh ra và lớn lên trong môi trường nào thì tiếng nói, ngôn
ngữ của chúng cũng sẽ bắt đầu từ môi trường ấy, như khi để một đứa trẻ người Anh
sống trong gia đình người Việt, thì chắc chắn rằng các em sẽ nói tiếng Việt tốt hơn,
và tiếng nói đầu tiên của các em cũng sẽ là tiếng việt. Như vậy, ngôn ngữ do môi
trường tác động mà tạo thành, do lao động mà trở nên phong phú đa dạng hơn.
Ngoài ra, có nhiều người bảo vệ quan điểm rằng đối với ngôn ngữ, đồng nhất
ngôn ngữ với tiếng kêu của động vật. Chẳng hạn một số động vật dùng tiếng kêu
của mình để tìm bầy đàn của chúng, chúng còn có thể biểu hiện những cảm xúc của
mình gần giống như con người và chúng gần như hiểu và phạn xạ lại với những gì
con người nói. Như loài chó, khi bảo chúng ngồi xuống, chúng sẽ ngồi, bảo đứng sẽ
đứng, bảo chạy theo nhặt đồ sẽ chạy…, thậm chí nhưng con vật như vẹt, sáo ta có
thể dạy chúng nói những câu đơn giản. Tuy nhiên thì những biểu hiện trên chỉ đơn
thuần là phản xạ có điều kiện hoặc không điều kiện của các loài động vật. Ưu thế
của con người đó chính là có thể khái niệm chung cho những từ ngữ được tạo thành.
Như vậy, có thể khẳng định rằng ngôn ngữ của con người không thể đồng nhất với
ngôn ngữ của động vật được, con người không phải hiện tượng sinh vật.
Bên cạnh đó, một số nhà bác học không thừa nhận bản chất xã hội của ngôn
ngữ, mà cho rằng ngôn ngữ là hiện tượng xã hội. Mỗi người sẽ có một cách dùng
ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ ấy khác nhau, nhưng nếu không có ngôn ngữ chung
nhất, thì con người làm sao hình thành được ngôn ngữ cá nhân, cũng như không thể
thực hiện quá trình giao tiếp giữa người với người được.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân, không phải là hiện tượng tự
nhiên, vậy nó chỉ có thể là một hiện tượng xã hội. Trong cuốn hệ tư tưởng Đức,
Mác và Ăngghen đã viết: “ Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng
tồn tại cho những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân
tôi nữa, và, cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải

8



giao dịch vơi người khác” [9, tr.8]. Như vậy, theo quan điểm của C.Mác, bản chất
của ngôn ngữ biểu hiện ở: sự phục vụ cho xã hội với tư cách là phương tiện dùng để
giao tiếp; thể hiện ý thức xã hội; sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ phải gắn với
sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Thứ hai, “ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt” [10, tr.13]
Khi khẳng định như vậy, chúng ta cần vạch rõ vị trí của ngôn ngữ giữa các
hiện tượng xã hội trong đời sống. Trong các hiện tượng xã hội, chủ nghĩa của Mác
phân biệt giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng chính là toàn
bộ quan hệ sản xuất của xã hội ở một giai đoạn phát triển nào đó, kiến trức thượng
tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật…của
xã hội và các cơ quan tươn ứng của chúng. Đa số đều đồng nhất ngôn ngữ với kiến
trúc thượng tầng, chứ không ai đồng nhất ngôn ngữ với cơ sở hạ tầng.
Kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của cơ sở hạ tầng, ngôn ngữ qua giao tiếp
mà hình thành và phát triển, sự thay đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi của
kiến trúc thượng tầng, tuy nhiên ngôn ngữ vẫn phát triển, nó không mất đi, không
sụp đổ như cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng, mà hoàn thiện mình hơn, phát
triển ngoài những hiện tượng xã hội.
Ngôn ngữ không mang tính giai cấp, bởi lẻ nó không phục vụ cho bất kỳ giai
cấp nào cả, đồng thời nó ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người. Nếu không có
một ngôn ngữ thống nhất thì khi giao tiếp, con người sẽ gặp rất nhiều trỏ ngại, khó
khăn. Nếu ngôn ngữ cũng phân tầng cao thấp, giai cấp, thì trong sản xuất, giai cấp
tư sản và giai cấp vô sản, mối giai cấp nói và sử dụng ngôn ngữ riêng của mình.
Vậy làm sao cả hai giai cấp cùng song song tồn tại, khi không thể hiểu ý nghĩ của
nhau, không tham gia sản xuất cùng nhau, không có người làm thuê, và người chủ,
sản xuất sẽ không phát triển, xã hội lời người sẽ mãi dậm chân một chỗ.
Ngôn ngữ có sự liên hệ trực tiếp với những hoạt động của cọn người, trên
mọi lĩnh vực, từ sản xuất đến hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng tầng. Vì vậy, ngôn ngữ
phản ánh một cách trực tiếp và kịp thời những thay đổi của sản xuất, chứ không đợi

những thay đổi xảy ra trong hạ tầng trước đó.

9


Ngôn ngữ không phải là công cụ sản xuất, vì ngôn ngữ chỉ tạo ra lời nói giúp
con người giao tiếp hàng ngày, nó không giống như công cụ tạo ra của cải vật chất,
phục vụ cho con người. Như vậy, ngôn ngữ không thuộc về hạ tầng, cũng như kiến
trúc thượng tầng, không là công cụ sản xuất. Ngôn ngữ là phương tiện phục vụ xã
hội, giúp mọi người có thể dễ dàng giao tiếp với nhau, có thể hiểu ý nghĩ của nhau
để cùng nhau giải quyết công việc, giúp con người phát triển các mặt, các vấn đề
của đời sống con người, làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
*Chức năng của ngôn ngữ
Thứ nhất, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người [12, tr.17]
Đây là điều mà không một ai có thể phủ nhận được, ngôn ngữ chính là
phương tiện giúp con người giao tiếp một cách hiệu quả nhất, ngôn ngữ có thể là
ngôn ngữ nói bình thường, cũng có thể là phi ngôn ngữ, mọi người dùng cử chỉ ra
hiệu, dùng cơ thể diễn đạt, dùng hội hoạ hay âm nhạc đê diễn đạt thay cho lời nói. Tuy
nhất tất cả những phi ngôn ngữ đều có hạn chế, vì chỉ có thể sử dụng trong trường hợp
đặc biệt, cũng như số lượng chữ khá ít, và không phải ai cũng có khả năng để hiệu
được những cử chỉ, dấu hiệu của người nói. Những ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ nói
chỉ là bổ sung sự đa dạng cho ngôn ngữ nói thông dụng mà con người sử dụng. Nhờ có
ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp, nói chuyện, tâm sự với nhau, gắn kết các dân
tộc trên thế giới với nhau, nhờ ngôn ngữ con người hiểu được những tâm tư tình cảm
của người khác, đồng cảm, cùng giúp nhau trong quá trình xây dựng xã hội, chinh phục
thiên nhiên. Ngôn ngữ tuy không tạo ra được của cải vật chất như công cụ xã hội,
nhưng lại giúp con người nắm được tri thức, vận dụng tri thức vào quá trình mang lại
của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống con người.
Ngôn ngữ tuy không mang tính giai cấp, nhưng lại là công cụ đắc lực đấu
tranh giai cấp, các giai cấp khác nhau, sử dụng ngôn ngữ để tuyên truyền, để kêu

gọi, giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng Việt Nam, Đảng và Hồ Chí Minh
luôn sử dụng ngôn ngữ như một vũ khí trên mặt trận để kêu gọi, thúc dục, cũng như
giáo dục mọi người về tinh thần dân tộc, tình thần yêu nước sâu sắc, vừa giúp nhân
dân đến gần với Đảng và cách mạng hơn, vừa hiểu con đường cách mạng mà toàn
Đảng đang thực hiện, từ đó một lòng cùng chiến đấu.
10


Thứ hai, Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy [11, tr.19]
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào hay câu nào
mà không biểu hiện một khái niệm hay tư tưởng nào đó. Và ngược lại, thì không hề
có ý nghĩ, hay tư tưởng nào tồn tại ngoài ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữ mà con người
có thể trình bày được tư tưởng, ý nghĩ của mình một cách dễ dàng, ngôn ngữ càng
phong phú, dễ hiểu, thì ý nghĩ càng dễ bộc lộ. Như vậy, ngôn ngữ chính là biểu hiện
thực tế của tư tưởng
Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ
đều có thể trở nên rõ ràng, dễ hiểu khi được ngôn ngữ thể hiện, nếu ý nghĩ, tư tưởng
đó không được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, có nghĩa ý nghĩ, tư tưởng ấy chưa được
hiểu một cách rõ ràng, đang còn lơ mơ, hoặc chưa có ngôn ngữ nào phù hợp cho ý
nghĩ, tư tưởng ấy, nên không thể diễn đạt.
Đặc biệt, ngôn ngữ của con người không chỉ đơn giản tồn tại thành tiếng khi
giao tiếp với nhau, mà còn tồn tại ở trên trang giấy bằng cách viết những ý nghĩ, tư
tưởng ấy ra, hay tồn tại dưới dạng âm thanh trong đầu óc con người mà không thể
hiện ra. Nhà ngôn ngữ học Xô Viết Bôrôpxki đã chứng minh sự tồn tại của “lời nói
bên trong” khi người ta im lặng suy nghĩ. Khi con người ta bận suy nghĩ một điều gì
đó, quá trình hình thành ngôn ngữ bên trong cũng bắt đầu, không thể hiện rõ ràng ra
bên ngoài, lời nói bên trong chính là lời nói câm, không phát âm thanh, tác động
ngay vào chủ thể. Như vậy, ngôn ngữ và tư duy luôn thống nhất với nhau, nếu
không có ngôn ngữ thì tư duy không được thể hiện ra bên ngoài, nếu không có tư
duy thì ngôn ngữ trống rỗng, hay là sẽ không thể tồn tại.

1.1.1.2. Nghệ thuật
Nghệ thuật theo tiếng Anh, Pháp là “art”, tiếng Nga là “искусство”. Các
hình thái đặc thù giữa ý thức xã hội và các hoạt động con người, một phương pháp
quan trọng để con người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực, nhằm mục
đích tạo ra và nâng cấp các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới xung
quanh theo yêu cầu của cái đẹp.
Khác với hoạt động mang tính xã hội khác (như khoa học, chính trị, đạo

11


đức…), nghệ thuật thoả mãn nhu cầu có tính vạn năng của con người là cảm thụ thế
giới xung quanh dưới các hình thái đã phát triển của năng lực cảm nhận mang tính
người. Đó là năng lực cảm nhận thẩm mĩ đặc trưng, chỉ có ở con người đối với các
hiện tượng, sự thật, biến cố của thế giới khách quan với tư cách là “chỉnh thể cụ thể
sống động” (C.Mác).
Nghệ thuật phát sinh và hình thành trên cơ sở lao động, nhưng một khi ra
đời, nghệ thuật hình thành và hoàn thiện ở con người một năng lực cảm nhận vạn
năng mà có thể vận dụng vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội-khoa học,
chính trị, sinh hoạt…Vì vậy, tác phẩm nghệ thuật có thể “hình thành: một công
chúng biết hiểu nghệ thuật và có năng lực hưởng thụ vẻ đẹp” (C.Mác).
Nghệ thuật thống nhất trong bản thân nó tất cả mọi hình thức hoạt động và
nhận thức thể hiện mối liên hệ của cá nhân đối với thế giới và đối với chủ thể. Nghệ
thuật giúp cho con người có năng lực tự cảm thấy mình trong sự hài hoà của thế
giới và cảm nhận được ý nghĩa của thế giới trong sự phát triển nhân cách toàn vẹn
của mình. Chính cái chức năng hình thành và hoàn thiện năng lực cảm nhận vạn
năng này đã quy định các đặc trưng khác của nghệ thuật: hướng tới đối tượng trong
tính toàn vẹn, sinh động; chủ thể, cá thể với toàn bộ năng lực của nhân cách và tâm
hồn; hình thức hình tượng, tính chất truyền cảm, giao tiếp. Các phương diện chức
năng cụ thể như nhận thức, giáo dục, thoả mãn mĩ cảm gắn bó với nhau trong bản

chất của nghệ thuật.
Đời sống xã hội là cội nguồn nội dung của nghệ thuật, quy định mối quan hệ
qua lại giữa nghệ thuật với các vấn đề xã hội khác như: chính trị, khoa học, triết
học,… Khi xã hội có giai cấp, nghệ thuật có tính giai cấp, tính đảng.
Trong tiến trình lịch sử phát triển khách quan của nghệ thuật, do tính đa dạng
của các quá trình và các hiện tượng trong thực tại, do sự khác biệt của những
phương thức, phương tiện cũng như nhiệm vụ phản ánh thẩm mĩ và cải tạo hiện
thực, do như cầu nhiều mặt của con người, đã hình thành các loại nghệ thuật khác
nhau [13, tr.199].

12


1.1.1.3. Ngôn ngữ nghệ thuật
Trước khi nói đến ngôn ngữ nghệ thuật, cần nói đến các ngôn ngữ mang tính
gợi hình, gợi cảm được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, trong khoa học
hoặc trong đời sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng nhiều trong các văn bản
nghệ thuật, văn viết mà ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong văn chính
luận, nhằm mục đích tăng sức thuyết phục cũng như lay động lòng người, được người
nói hay người viết sử dụng với những từ ngữ giàu tình hình tượng và gợi cảm.
Ngôn ngữ nghệ thuật không có nhiều định nghĩa, nhưng có thể xét tới những
định nghĩa gần gũi và dễ hiểu nhất.
Theo định nghĩa được trình bày trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10: “ngôn
ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không
chỉ có chức năng thông tin mà còn thoã mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là
ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và
đạt được giá trị nghệ thuật – thẫm mĩ” [14, tr.98].
Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn học, trong
ngôn ngữ học có nghĩa rộng hơn, mục đích chỉ sự bao quát các hiện tượng ngôn ngữ
được dùng một cách có chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài

phát thanh, trong văn học hay trong khoa học.
Ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là công cụ, mà còn là chất liệu cơ bản của
văn học, được văn học sử dụng như một vũ khí sắc bén có tính cảm xúc cao, tác
động mạnh mẽ đến đối tượng hay sự việc được nhắc đến, ngôn ngữ giúp tư duy của
người nói được, thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên, nó có tác động trực tiếp vào
đối tượng hay không lại do người nói sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tưu duy đó, như
M.Go – rơ – ki đã khẳng định “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [4, tr.215].
Ngôn ngữ văn học xuất phát từ ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày, nhưng
đã qua chọn lọc, sắp xếp, từ ngữ đã được mài giũa qua hoạt động lao động của các
nhà văn học, nó lại tác động ngược trở lại đối với ngôn ngữ nhân dân, làm cho ngôn
ngữ nhân dân trở nên đa dạng hơn.

13


* Phân loại
Ngôn ngữ nghệ thuật được chia làm ba loại cơ bản:
- Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút ký, ký sự, phóng sự…
- Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau)…
- Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…
Mỗi loại ngôn ngữ trên có thể được chia làm nhiều thể khác nhau, trong các
thể loại, các phương tiện nghệ thuật đan xen lẫn nhau để giúp người đọc có thể
thẩm bình, thưởng thức, giao cảm: có thể là cái hay của âm điệu, có thể là vẻ đẹp
chân thực sinh động của hình ảnh, hoặc những cảm xúc chân thành gợi ra những nỗi
niềm vui, buồn, yêu, thương trong cuộc sống của mình [6, tr.97].
* Chức năng
Ngôn ngữ là phương tiện đặc biệt, nó không chỉ giúp con người giao tiếp với
nhau, hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn, còn qua giao tiếp con người có thể
hiểu được những tư duy, lý luận từ đó tạo ra của cải vật chất cho mình và xã hội.
Trong các tác phẩm văn học, ngôn ngữ văn học được ví như là cá tính riêng

của mỗi người, bởi mỗi tác gia sẽ có một cách biểu đạt lời văn, cách dùng từ ngữ
khác nhau, nó tạo nên phong cách đặc biệt từng cá thể. Mỗi nhà văn lớn bao giờ
cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao
động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác của mình.
Ngoài cung cấp thông tin, ngôn ngữ nghệ thuật còn thực hiện một chức năng
quan trọng nữa là thể hiện tính thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi nuôi dưỡng
cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc. Ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ ngôn
ngữ hằng ngày làm chất liệu, tuy nhiên nó khác với những loại ngôn ngữ hằng ngày
ở chỗ nó mang tính thẩm mĩ cao. Phẩm chất thẩm mĩ mà nó có được nhờ vào quá
trình chọn lọc, xếp đặt, trau chuốt, tinh luyện của người sử dụng tuỳ theo những
mục đích khác nhau. Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm là xây dựng
hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Vì vậy, mà trong ngôn ngữ nghệ thuật,
tính hình tượng, tính thẩm mĩ là thuộc tính bản chất nhất, cũng như xuyên thấm vào
các thuộc tính khác.

14


Ví dụ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị Vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn [15, tr.98]
(Ca dao)
Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong bài cao dao trên không đơn thuần chỉ để
lại thông tin cho người đọc về loài hoa sen, nơi sinh sống, cấu tạo, hương thơm và
tính chất trong sạch của cây sen; mà ngôn ngữ nghệ thuật trong bài ca dao còn có
tác dụng nhấn mạnh khẳng định và nuôi dưỡng một tư tưởng, một cảm xúc thẫm mĩ
đó là: cái đẹp luôn hiện hữu và được bảo tồn dù là ở trong hoàn cảnh như thế nào.
Tóm lại, ngôn ngữ nghệ thuật vừa có tác dụng cung cấp thông tin cho người

đọc, vừa có tác dụng thẩm mĩ, làm đẹp cho tư tưởng của người đọc, giúp người đọc
có những nhận thức đúng đắn, hình thành nên những biểu tượng, hành động đẹp đối
với cuộc sống, đồng thời giúp cho con người nhìn sự vật một cách trừu tượng hơn.
1.1.1.4. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật tuy có nhiều thể loại, nhiều kiểu ngôn ngữ, phong phú
về màu sắc, biến hoá về tính sáng tạo nhưng luôn thống nhất ở ba đặc điểm cơ bản
là: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. Các đặc trưng này đã tạo
thành nét riêng biệt của từng tác giả gọi là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Về cơ
bản, ngôn ngữ nghệ thuật có các đặc trưng sau:
* Tính hình tượng
Đây được xem là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật. Để có thể
tạo ra hình tượng ngôn ngữ phong phú, người viết thường sử dụng rất nhiều phép tu
từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói giảm nói tránh…chúng được sử dụng
một cách đơn lẻ, hoặc phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, nhằm tăng tính nghệ thuật,
trừu tượng cho đối tượng được nhắc đến.
Ví dụ: khi tác giả sử dụng phép tu từ so sánh trong sáng tác nghệ thuật của
mình, tác phẩm ta đi tới của Tố Hữu:

15


“Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt” [16, tr.99]
Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng phép so sánh đã làm nổi bật lên hình tượng của
những người chiến sĩ dân tộc, chí lớn như biển Đông để khẳng định một điều rằng
không ai có thể đánh bại được ý chí của những người anh hùng này.
“Như một kết quả tất yếu của tính hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật còn

mang tính đa nghĩa” [17, tr.99]. Các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, hoặc là toàn bộ bài
viết nghệ thuật có khả năng gợi ra rất nhiều ý nghĩa khác nhau, tuỳ theo những cảm
nhận của người đọc. Ví dụ hình tượng “bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương không
đơn thuần chỉ là miêu tả về món ăn đặc biệt của dân tộc, mà còn ngụ ý về than phận
trôi nổi của người phụ nữ trong giai đoạn phong kiến, giá trị người phụ nữ không
được xem trọng, tuy nhiên, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp phẩm chất bên trong cũng
như bên ngoài của họ, dù bị chà đạp, xem thường như thế nào, thì họ vẫn luôn giữ
được những phẩm chất đáng quý của bản thân.
Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm
xúc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. Người viết chỉ cần dùng một vài câu, hoặc thay đổi
một vài từ đã có thể gợi ra những hình tượng khác nhau, tăng sức thuyết phục cho
bài viết cũng như bài nói của mình [18, tr.98].
* Tính truyền cảm
Trong lời nói hằng ngày đã chưa đựng những yếu tố tình cảm, qua cách chọn
ngôn ngữ, từ ngữ, cách nói, hình ảnh, diễn đạt…Tính truyền cảm của ngôn ngữ
nghệ thuật giúp cho người đọc (nghe) hoà chung với cảm xúc của tác giả, vui, buồn,
giậ, hờn, ghen, ghét…Sức mạnh của tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật
chính là lôi cuốn, gọi hình, gợi cảm, tạo ra sự hoá đồng về mặt tình cảm giữa người
nói (viết) với người nghe (đọc).
Năng lực gợi cảm xúc mà ngôn ngữ nghệ thuật có được nhờ vào việc lựa

16


chọn ngôn ngữ nhằm miêu tả, bình giá đối tượng một cách khách quan và tâm
trạng chủ quan.
Trong thơ, văn xuôi xuất hiện rất nhiều ngôn ngữ nghệ thuật giàu tính truyền
cảm, tuy nhiên trong thể văn chính luận, ngôn ngữ nghệ thuật rất ít được xử dụng,
những khi sử dụng lại chứa đựng một lượng cảm xúc mạnh mẽ của chính tác giả
muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe, nhằm tăng tính thuyết phục, cũng như

tính lay động lòng người, do tính chất của thể loại chính luận rất khô khan, nên cần
một ngôn ngữ giúp cho nó bớt khô khan, vẫn đảm bảo được những tính chất của
văn bản, vẫn mang lại hiệu quả cao [18, tr.100].
* Tính cá thể hoá
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung cho xã hội, nó ra đời cùng với lịch
sử loài người, qua thời gian nó dần hoàn thiện và phát triển hơn, ngôn ngữ được
xem là phương tiện quan trọng nhất trong cuộc sống loài người, nếu không có ngôn
ngữ loài người không thể giao tiếp, hiểu những tư duy, tình cảm của nhau được. Tuy
nhiên, ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học, khi được các nhà thơ, nhà văn sử dụng
cho mục đích sáng tác của mình, thì mỗi người lại có một cá tính riêng biệt, có một
cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau hoàn toàn, không ai giống ai, mang lại nét đặc
trưng riêng cho từng cá nhân, không dễ bắt chước hay pha trộn. Như phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Chí Minh hoàn toàn khác biết so với các nhà thơ khác,
cách Bác dùng từ không hề hoa mĩ, cầu kỳ, không khó hiểu, mạnh mẽ đanh thép,
nhưng lại cũng rất gần gũi, mềm mại.
Sự khác nhau về ngôn ngữ là do cách dùng từ, cách đặt câu, cách mượn hình
ảnh, nó bắt nguồn từ chính sự sáng tạo của người viết, không hề có một khuôn mẫu,
hay chuẩn mực nào cả. Chính cách mà các nhà văn, nhà thơ sử lý ngôn từ đã tạo ra
sự khác biệt của họ trong các nhà văn, nhà thơ khác nhau, tạo cho họ có một phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật đặc biệt, cá thể hoá.
Tính cá thể hoá còn tạo ra sự khác biệt trong chính từng nhân vật, lời thoại
của các nhân vật khác nhau hoàn toàn, tạo ra cá tính của các nhân vật khác nhau.
Ngoài ra tính cá thể hoá còn thể hiện ở cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh,

17


từng tình huống trong tác phẩm. Nhờ tính cá thể hoá đã tạo cho ngôn ngữ nghệ
thuật có tính sáng tạo, không hề trùng lặp với bất ký ngôn ngữ nào. Cùng là một sự
việc, sự vật, nhưng trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, tác giả sử dụng từ

ngữ, hình ảnh khác nhau để diễn đạt, vừa không gây nhàm chán, vừa tạo ra sự sáng
tạo, lôi cuốn người đọc, người nghe [21, tr.100]
Như vậy, những đặc trưng này tạo nên phong cách ngôn ngữ nghệ thuật độc
đáo cho từng nhà văn, nhà thơ khác nhau. Không chỉ giúp nhà văn, nhà thơ tăng
tính thuyết phục, truyền cảm hứng cho người đọc, giúp người đọc sống chung với
từng nhân vật trong chính tác phẩm, giúp bài văn luôn sinh động, mới mẻ, đầy sự
sáng tạo và cảm nhận được từng quan điểm cá nhân, cách nhìn nhận sự việc của
mỗi một nhà văn nhà thơ.
1.1.2. Vị trí, đặc điểm dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường
đại học, cao đẳng hiện nay
Hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng, những môn học lý luận (trong
đó có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh) có vai trò quan trọng trong việc hình thành
thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng cho sinh viên. Môn học tư
tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ thống các môn lý luận chính trị, vì vậy nó gắn bó
mật thiết với các môn khoa học xã hội, khoa học chính trị như môn Những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin và môn Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc, dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và
phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết
tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và giải phóng con người” [20, tr.19]
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn với
chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ ba nguồn gốc: giá trị

18



×