Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vật lý lớp 6: Luyện tập ứng dụng của nhiệt kế nhiệt giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.13 KB, 6 trang )

ĐỀ THI: ỨNG DỤNG CỦA NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI
CHUYÊN ĐỀ: NHIỆT HỌC
MÔN: VẬT LÍ LỚP 6

BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng
A. chất rắn nở ra khi nóng lên.
B. chất rắn co lại khi lạnh đi.
C. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
D. các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Câu 2: Tại sao băng kép lại bị uốn cong như hình 21.5 khi bị nung nóng? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ
nhất.
A. Vì băng kép dãn nở vì nhiệt.

C. Vì sắt dãn nở vì nhiệt nhiều hơn đồng

B. Vì sắt và đồng dãn nở vì nhiệt khác nhau

D. Vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt

Câu 3: Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
A. Nhiệt kế kim loại.

B. Băng kép.

C. Quả bóng bàn.

D. Khí cầu dùng không khí nóng.

Câu 4: Có hai băng kép loại "nhôm - đồng" và "đồng - thép". Khi được nung nóng thì hai băng kép đều


cong lại, thanh nhôm của băng thứ nhất nằm ở vòng ngoài, thanh thép của băng thứ hai nằm ở vòng trong.
Hỏi cách sắp xếp các chất theo thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều nào dưới đây là đúng?
A. Thép, đồng, nhôm

C. Nhôm, đồng, thép.

B. Thép, nhôm, đồng

D. Đồng, nhôm, thép.

Câu 5: Một thanh đồng gồm hai đoạn AB và BC vuông góc với nhau như hình 21.6. Đầu c được giữ cố
định.
Khi đốt nóng thanh đồng thì đầu A có thể dịch chuyển tới vị trí nào trong hình 22.6 . Biết AB và BC luôn
vuông góc với nhau.
A.Vị trí 1.

B. Vị trí 2.

C. Vị trí 3

D. Vị trí 4.

1 >>Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh –
Sử - Địa -GDCD tốt nhất!


Câu 6: Hình nào trong hình 21.7 vẽ đúng băng kép đồng - nhôm (Cu - Al) trước khi được nung nóng (1) và
sau khi được nung nóng (2)?

Câu 7: Nhiệt kế nào dưới đây có thể đùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?

A. Nhiệt kế rượu.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

B. Nhiệt kế y tế.

D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.

Câu 8: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C.

C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.

B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.

D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0°C.

Câu 9: ( bài tập lẻ kết hợp)Trong một ngày hè, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập
được bảng 2.1.
Hãy dùng bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây:
Thời gian

Nhiệt độ

7 giờ

25°C

9 giờ


27°C

10 giờ

29°C

12 giờ

31°C

16 giờ

30°C

18 giờ

29°C

1. Nhiệt độ lúc 9 giờ là bao nhiêu?
A. 25°C.

C. 29°C.

B. 27°C.

D. 30°C.

2. Nhiệt độ 31°c vào lúc mấy giờ?
2 >>Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh –
Sử - Địa -GDCD tốt nhất!



A. 7 giờ.

C. 10 giờ.

B. 9 giờ.

D. 12 giờ.

3. Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ
A. 18 giờ.

C. 10 giờ.

B. 7 giờ.

D. 12 giờ.

4. Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ?
A. 18 giờ.

C. 12 giờ.

B. 16 giờ.

D. 10 giờ.

Câu 10: Chọn câu sai
Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo

A. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.

C. nhiệt độ khí quyển.

B. nhiệt độ của nước đá đang tan.

D. nhiệt độ cơ thể người

Câu 11: Hình vẽ nào trong hình 22.1 phù hợp với trường hợp nhiệt kế 1 được đặt vào một cốc đựng nước
nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc đựng nước lạnh.

Câu 12: Lí do nào sau đây là một trong những lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà
không chế tạo nhiệt kế nước?
A. Vì nước dãn nở vì nhiệt kém rượu.
B. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100°C
C. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 0°C.
D. Vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.
Câu 13: GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế vẽ ở hình 22.2 là
A. 50°C và 1°C
B. 50°C và 2°C.
C. Từ 20°C đến 50°C và 1°C.
D. Từ - 20°C đến 50°C và 2°C

3 >>Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh –
Sử - Địa -GDCD tốt nhất!


Câu 14: Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của
A. nước sông đang chảy.


B. nước uống.

C. nước đang sôi.

D. nước đá đang tan.

Câu 15: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác
sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):
a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.
c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

4

Truy cập trang để học Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh –
Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân
tụt xuống.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.
A. a, b, c, d.

B. d, c, a, b.

C. d, c, b, a.

D. b, a, c, d

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN BAN CHUYÊN MÔN Tuyensinh247.com
1.D

2.D

3.C

4.A

5.B

6.D

7.C

8.B

9.1.B

9.2.D

9.3.B

9.4.C

10.A

11.D

12.D


13.D

14.C

15.B

Câu 1. Chọn D
Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
Câu 2: Chọn D
Sở dĩ băng kép lại bị uốn cong như hình 21.5 khi bị nung nóng là vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt,
khi nung nóng nó đẩy cong lên.
Câu 3: Chọn C
Quả bóng bàn hoạt động dựa vào lực đàn hồi nó không hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt.
Câu 4: Chọn A
Với băng kép loại "nhôm - đồng" khi được nung nóng thì hai băng kép đều cong lại, thanh nhôm của nó
nằm ở vòng ngoài, vậy nhôm nở nhiều hơn đồng.
Với băng kép "đồng - thép" thanh thép của băng thứ hai nằm ở vòng trong vậy đồng nở nhiều hơn sắt.
Vậy kết hợp ta có thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều là: Thép, đồng, nhôm.
Câu 5: Chọn B
Khi đốt nóng thanh đồng thì đầu A có thể dịch chuyển tới vị trí 2.
Câu 6: Chọn D
Vì nhôm nở nhiều hơn nên băng kép có mặt lõm cong về phía đồng
Câu 7: Chọn C.
Nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy vì ở nhiệt độ
nóng chảy của băng phiến thì thủy ngân vẫn ở thể lỏng
Câu 8: Chọn B.
Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C (Bài này nêu ra sau khi học bài sự sôi).
Câu 9:
1. B. 27°C;


2. D. 12 giờ.

3. B. 7 giờ;

4. C. 12 giờ.

Câu 10: Chọn A

5

Truy cập trang để học Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh –
Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo từ -10°C đến 110°C nên không thể đo nhiệt độ của lò luyện kim đang
hoạt động hàng ngàn độ được.
Câu 11: Chọn D
Hình vẽ D trong hình 22.1 phù hợp với trường hợp nhiệt kế 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn
nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc đựng nước lạnh vì độ chỉ trong nước nóng (1) cao hơn.
Câu 12: Chọn D
Lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước là vì nước dãn nở
vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.
Câu 13: Chọn D
GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế vẽ ở hình 22.2 là từ -20°C đến 50°C và 2°C
Câu 14: Chọn C
Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi vì nhiệt độ sôi của nước là
100°C lớn hơn GHĐ của nhiệt kế.
Câu 15: Chọn B
Sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất là d, c, a, b tức là:

+ Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân
tụt xuống.
+ Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
+ Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh ta

6

Truy cập trang để học Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh –
Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×