Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Sinh học lớp 6: 7 lí thuyết thụ tinh kết quả tạo hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.94 KB, 1 trang )

BÀI GIẢNG: THỤ PHẤN
CHUYÊN ĐỀ: THỤ TINH – KẾT HẠT – TẠO QUẢ
MÔN SINH LỚP 6
GIÁO VIÊN: NGUYỄN ĐỨC HẢI - TUYENSINH247.COM
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
- Xảy ra sau khi có hiện tượng thụ phấn.
- Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành một ống phấn.
- Tế bào sinh dục đực được chuyển đến đầu ống phấn.
- Ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ vào bầu nhuỵ, khi tiếp xúc với noãn, phần đầu ống phấn mang tế bào sinh dục
đực chui vào noãn.
2. Thụ tinh
- Thụ tinh: Hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái trong noãn tạo thành 1 tế bào mới
(gọi là hợp tử).
- Sinh sản hữu tính: Quá trình sinh sản có hiện tượng thụ tinh.
Chú ý: ở thực vật có hoa, xảy ra hiện tượng thụ tinh kép.
3. Kết hạt và tạo quả
- Quá trình kết hạt:
+ Hợp tử sau khi được tạo thành phân chia nhanh phát triển thành khối gồm nhiều tế bào (phôi).
+ Vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt.
+ Phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt.
Chú ý: Mỗi noãn được thụ tinh sẽ phát triển thành hạt, số lượng hạt tuỳ thuộc vào số noãn được thụ tinh.
- Tạo quả: Bầu nhuỵ biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt.
Chú ý:
- Những bộ phận khác của hoa (lá đài, tràng hoa) héo dần và rụng đi.
- Một số ít loài còn lại dấu tích của một số bộ phận như đài, vòi nhuỵ,...
Em có biết:
Có một số loại cây, hoa không thụ tinh hoặc sự thụ tinh bị phá huỷ rất sớm nên quả không có hạt.
Ngày nay chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều biện pháp tác động để ngăn cản sự thụ tinh, tạo ra các giống cây
không hạt.

1



Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×