Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 6: Đề thi cây tre việt nam đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.37 KB, 2 trang )

THI ONLINE_CÂY TRE VIỆT NAM_ĐỀ 2
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- Học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Rèn luyện kĩ năng viết bài.
Câu 1: (ID: 224336) Vận dụng
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng mái
đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu
đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.
a. Câu văn mở đầu gì sử nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
b. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
c. Cụm từ “dưới bóng tre” được nhắc đến ba lần trong đoạn văn nhưng khác nhau như thế nào? Sự thay đổi đó
có ý nghĩa gì?
Câu 2: (ID: 224337) Vận dụng
Khi viết: “Tre già măng mọc. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” nhà văn Thép Mới muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm gì?
Câu 3: (ID: 224340) Vận dụng cao
Viết một đoạn văn ngắn loài cây gắn bó với em và gia đình em.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

1



Phương pháp: căn cứ nội dung bài Nhân hóa , phương pháp phân tích
Cách giải:
a. Biện pháp nhân hóa
(âu yếm)
Tác dụng: Diễn tả sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.
b. Nội dung đoạn văn: diễn tả sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.
c. Cụm từ dưới bóng tre được nhắc đến ba lần trong đoạn văn nhưng được thay đổi: dưới bóng
tre xanh của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh. Sự thay đổi đó có ý nghĩa: nhắc lại để nhấn mạnh
cụm từ dưới bóng tre nhưng lại tránh được sự trùng lặp, đồng thời vẫn thể hiện được sự gắn bó,
gần gũi của tre với người.
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Tác giả muốn gửi gắm: các em sẽ là tương lai của đất nước, sẽ là người xây dựng đất nước Việt
Nam giàu mạnh tiếp bước cha anh.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Giới thiệu về loài cây và cảm xúc ban đầu của em về loài cây.
- Cảm nhận về vẻ đẹp của cây: thân, rễ, hoa, lá, cành,…
- Cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp của loài cây.
- Cảm nghĩ chung.
Đoạn văn tham khảo:
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật
sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa
như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa

chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa
xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang.
Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng
duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một
sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của
hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to
và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công
chúa Hồng trẻ đẹp. Mỗi chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp. Em yêu quí hồng
nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý
giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có
nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×