Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề kiểm tra chất lượng hk2 môn ngữ văn lớp 6, đề 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.35 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU
TRƯỜNG THCS HẢI CHÍNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D C B A C D A
Phần II- Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1(1,0điểm) :
- Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là
+ Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm
tính từ) … cũng có thể làm vị ngữ.
+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải,
chưa phải. (0,5 điểm)
- Lấy ví dụ về câu trần thuật đơn có từ là (0,25 điểm)
- Chỉ đúng kiểu câu trần thuật đơn có từ là (0,25 điểm)
Câu 2 (2,0điểm)
Yêu cầu:
-Đoạn văn trên trích trong văn bản Cây tre Việt Nam của tác giả Thép
Mới, đoạn văn cho thấy tre đã gắn bó với con người trong chiến đấu.
- Suốt chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp tre đã đứng lên,
thật sự chiến đấu như người. Không còn là nghệ thuật nhân hóa thông
thường mà đã là sự hóa thân kỳ diệu. Tre biến thành người trong cuộc chiến
đấu và chiến thắng thần kỳ.
Đoạn văn đã sử dụng phép điệp từ, điệp ngữ rất đặc sắc làm nổi bật sự anh
dũng kiên cường của cây tre, đồng thời tác giả còn sử dụng hàng loạt những
động từ chỉ hành động để nói về sự cống hiến, sự hy sinh cao cả dũng cảm
của cây tre: Chống, xung phong, giữ, hy sinh…


- Để ca ngợi công lao, phẩm chất tốt đẹp của cây tre, tác giả đã tôn vinh
cây tre bằng những danh hiệu cao quý qua cách sử dụng nối điệp kiểu câu:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!. Thực tế trong lịch sử xa
xưa tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng
đánh đuổi giặc Ân.
-Qua đoạn trích trên với âm hưởng sôi nổi, hào hùng trong cách ngắt vế
câu bằng những dấu phẩy kết hợp nhân hóa đã khắc họa được những phẩm
chất đẹp đẽ của cây tre. Tre mãi mãi là biểu tượng cao quý của dân tộc Việt
Nam.
Cho điểm:
- Cho 1,5-2,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
- Cho 0,75-1,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc
tinh tế.
- Cho 0,25-0,5 điểm: Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3( 5,0điểm)
1. Mở bài: (0,5điểm)
* Yêu cầu:
Giới thiệu khái quát đối tượng miêu tả: Mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc
tốt.
* Cho điểm:
- 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu
- 0điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
2. Thân bài: (4điểm)
* Yêu cầu
- Kể lại việc tốt em đã làm
- Miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em làm việc tốt
Có thể chọn miêu tả các chi tiết chính như:
Hình dáng, hành động, cử chỉ, việc làm, tình cảm, quan hệ với người xung
quanh…

* Cho điểm:
- Cho 3,5-4,0 điểm: Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lý, thể hiện
sự quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, đồng thời phải làm nổi bật
được hình ảnh của mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc tốt, tâm trạng của
mình khi nhìn thấy cha(mẹ) vui.
- Cho 2,5 đến 3,25 điểm: Bài viết được trình bày theo một trình tự tương đối
hợp lý, thể hiện sự quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, đồng thời
phải làm nổi bật được hình ảnh của mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc tốt,
tâm trạng của mình khi nhìn thấy cha(mẹ) vui.
- Cho 1,5-2,25 điểm: Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên các chi tiết
miêu tả còn mờ nhạt, liên tưởng hoặc hình ảnh so sánh còn gượng ép, chưa
tự nhiên, chưa hợp lý.
- Cho 0,5- 1,25 điểm: bài viết có ý chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
3. Kết bài:
* Yêu cầu:
Cảm nghĩ chung về mẹ (cha), thấm hứa với chính mình.
* Cho điểm
0,5 điểm: Đạt như yêu cầu
- 0điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
Chú ý:
1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giảm khảo linh
hoạt cho điểm thích hợp.
2. Sau khi cộng điểm toàn bài nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,5
điểm. Nếu mắc từ 11 lỗi trở lên trừ 1 điểm.
3. Chỉ để điểm lẻ phần thập phân ở cả bài thi ở mức 0,5 điểm

×