Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại công ty TNHH công nghiệp nặng doosan việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ KIỀU GIANG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP
NẶNG DOOSAN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ KIỀU GIANG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP
NẶNG DOOSAN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (hướng ứng dụng)
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ THU OANH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Kiều Giang – học viên lớp cao học KDTM K27 Trường Đại học Kinh
Tế TPHCM xin cam đoan:
Đề tài Luận văn “Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua trong chuỗi cung
ứng tại Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam” hoàn toàn do tôi tự
nghiên cứu trên sự hướng dẫn của TS. Đinh Thị Thu Oanh cùng với việc tham khảo các
tài liệu liên quan và thu thâp thông tin tại Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan
Việt Nam. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đều rõ ràng về nguồn gốc và không sao
chép bất cứ nghiên cứu nào khác.
Học viên

Lê Kiều Giang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
CHƯƠNG MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................3
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN.......................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG THU MUA TRONG CHUỖI

CUNG ỨNG................................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm về hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng.......................................5
1.1.1. Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng...........................................................5
1.1.2. Khái niệm về hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng................................6
1.1.3. Vai trò của hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng.....................................8
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng...........................9
1.2.1. Chỉ tiêu về chủng loại.................................................................................. 10
1.2.2. Chỉ tiêu về số lượng..................................................................................... 10


1.2.3. Chỉ tiêu về chất lượng.................................................................................. 10
1.2.4. Chỉ tiêu về thời gian..................................................................................... 11
1.2.5. Chỉ tiêu về chi phí........................................................................................ 11
1.3. Nhân tố tác động đến hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng........................11
1.3.1. Nhân tố bên trong........................................................................................ 12
1.3.2. Nhân tố bên ngoài........................................................................................ 18
1.4. Bài học rút ra từ các công trình nghiên cứu có liên quan...................................20
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU MUA TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP NẶNG DOOSAN VIỆT NAM
25
2.1. Tổng quan về Doosan Việt Nam......................................................................... 25
2.1.1. Thông tin chung của Doosan Việt Nam....................................................... 25
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Doosan Việt Nam........................................................ 29
2.1.3. Sản phẩm chính của Doosan Việt Nam........................................................ 32
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Doosan Việt Nam...............................35
2.2. Thực trạng hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại Doosan Việt Nam.......38
2.2.1. Thực trạng về chủng loại............................................................................. 38
2.2.2. Thực trạng về số lượng................................................................................ 40
2.2.3. Thực trạng về chất lượng............................................................................. 43

2.2.4. Thực trạng về thời gian................................................................................ 46
2.2.5. Thực trạng về chi phí................................................................................... 49


2.3. Nhân tố tác động đến hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại Doosan Việt
Nam.......................................................................................................................... 51
2.3.1. Nhân tố bên trong........................................................................................ 52
2.3.2. Nhân tố bên ngoài........................................................................................ 64
2.4. Khảo sát các nhân tố tác động đến hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại
Doosan Việt Nam...................................................................................................... 67
2.5. Đánh giá hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại Doosan Việt Nam..........79
2.5.1. Điểm mạnh của hoạt động thu mua tại Doosan Việt Nam............................ 80
2.5.2. Điểm yếu của hoạt động thu mua tại Doosan Việt Nam............................... 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP NẶNG DOOSAN
VIỆT NAM.................................................................................................................. 84
3.1. Kết luận.............................................................................................................. 84
3.2. Định hướng phát triển Doosan Việt Nam trong thời gian tới..............................85
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại
Doosan Việt Nam...................................................................................................... 86
3.3.1. Cải tiến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.................................................. 87
3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận thu mua...............................88
3.3.3. Nâng cấp quy trình hoạt động thu mua........................................................ 89
3.3.4. Mở rộng mạng lưới nhà cung cấp................................................................ 90
3.3.5. Kiến nghị đối với nhà nước về hệ thống chính sách kinh tế......................... 91
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.................................................................................... 92


KẾT LUẬN....................................................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
I. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Chủng loại hàng hóa theo đặc điểm sản xuất................................39
Biểu đồ 2.2: Chủng loại hàng hóa theo mục đích sử dụng................................. 40
Biểu đồ 2.3: Độ chính xác của chỉ tiêu số lượng 2017 đến quý I/2019..............41
Biểu đồ 2.4: Độ chính xác số lượng chủng loại hàng hóa theo đặc điểm sản xuất
quý I/2019.................................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.5: Độ chính xác số lượng chủng loại hàng hóa theo mục đích sử dụng
quý I/2019.................................................................................................................... 43
Biểu đồ 2.6: Nhóm các tiêu chí chất lượng có thể so sánh được 2017 đến quý
I/2019........................................................................................................................... 45
Biểu đồ 2.7: Thời gian trung bình của hoạt động thu mua 2017 đến quý I/2019
47
Biểu đồ 2.8: Thời gian trung bình của hoạt động thu mua quý I/2019...............48
Biểu đồ 2.9: Chi phí của hoạt động thu mua quý I/2019...................................50
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ giới tính của nhóm người được khảo sát............................72
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ độ tuổi của nhóm người được khảo sát............................... 73
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ thời gian công tác của nhóm người được khảo sát.............73
Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ trình độ học vấn của nhóm người được khảo sát................74
Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ vị trí công việc của nhóm người được khảo sát..................75
Biểu đồ 2.15: Kết quả thống kê mô tả nhân tố Nguồn lực của doanh nghiệp....76
Biểu đồ 2.16: Kết quả thống kê mô tả nhân tố Quy trình hoạt động thu mua....76
Biểu đồ 2.17: Kết quả thống kê mô tả nhân tố Nhà cung cấp............................77


Biểu đồ 2.18: Kết quả thống kê mô tả nhân tố Đối thủ cạnh tranh....................77

Biểu đồ 2.19: Kết quả thống kê mô tả nhân tố Chính sách kinh tế....................78
Biểu đồ 2.20: Kết quả thống kê mô tả nhân tố tác động đến hoạt động thu mua
79
II. Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Nhân tố tác động đến hoạt động thu mua......................................... 23
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doosan Việt Nam..................................... 29
Sơ đồ 2.2: Quy trình khảo sát............................................................................ 68
III. Danh mục bảng
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Doosan Việt Nam.................................. 32
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018 (Đơn vị: USD)...............35
IV. Danh mục hình ảnh
Hình 2.1: Logo Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam............26
Hình 2.2: Sản phẩm lò hơi của Doosan Việt Nam............................................. 33
Hình 2.3: Sản phẩm thiết bị nâng hạ của Doosan Việt Nam..............................34
Hình 2.4: Sản phẩm thiết bị khử nước mặn của Doosan Việt Nam……..35
Hình 2.5: Giao diện phần mềm ERP trong quản lý hoạt động thu mua.............58
Hình 2.6: PR - Purchase Requisition................................................................. 59
Hình 2.7: PO - Purchase Order.......................................................................... 61
Hình 2.8: Receiving Transaction List................................................................ 63
V. Danh mục phụ lục
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi sơ bộ


Phụ lục 2: Bảng câu hỏi chính thức
Phụ lục 3: Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Phụ lục 4: Thống kê mô tả các nhân tố khảo sát


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phát triển một cách phức tạp, đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam càng ngày càng tăng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.
Điều này sẽ khiến cho cạnh tranh trở nên gay gắt buộc các doanh nghiệp phải hoàn
thiện tất cả mọi hoạt động để nâng cao sự phát triển. Có thể thấy, các hoạt động trong
chuỗi cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng và hoạt động thu mua là tiền đề cho
các hoạt động sản xuất khác. Nhận thấy được sự quan trọng này, tác giả đã xây dựng
luận văn nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng của hoạt động thu mua tại doanh
nghiệp và nhận định các nhân tố tác động đến hoạt động đó. Từ đó nắm rõ được điểm
mạnh và điểm yếu của hoạt động thu mua nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Thông
qua phương pháp phân tích định tính, thống kê mô tả và nguồn dữ liệu thu thập được
chủ yếu là nguồn thông tin thứ cấp từ các báo cáo tổng hợp, thông tin dữ liệu từ nội bộ
các phòng ban của Doosan Việt Nam, nhận định được nhân tố tác động kết hợp với
thực trạng hoạt động thu mua tại Doosan Việt Nam, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động thu mua tại Doosan Việt Nam với mong muốn sẽ mang đến
ý nghĩa cho doanh nghiệp, giúp Doosan Việt Nam ngày càng phát triển và tạo được vị
thế nhất định trên thị trường trong và ngoài nước.
Từ khóa: Doosan Việt Nam, hoạt động thu mua, nhân tố tác động, giải pháp
hoàn thiện.


ABSTRACT
In the context of a complicated economic development of the country, foreign
investment in Vietnam is increasing, especially in the manufacturing industry. This will
make competition fierce, forcing businesses to complete all activities to improve
development. It can be seen that activities in the supply chain play a very important
role and purchasing activities are a premise for other production activities. Recognizing
this importance, the author has developed a dissertation aimed at studying the situation
of purchasing activities in enterprises and identifying factors affecting that activity.
Since then, we can understand the strengths and weaknesses of purchasing activities in
order to come up with complete solutions. Through qualitative analysis methods,
descriptive statistics and collected data sources are mainly secondary sources of

information from general reports and data information from Doosan Vietnam
departments, Identify the impact factor in combination with the actual situation of
purchasing activities at Doosan Vietnam, thereby building solutions to improve
purchasing activities at Doosan Vietnam with the desire to bring meaning to businesses
, helping Doosan Vietnam grow and create a certain position in domestic and foreign
markets.
Keywords: Doosan Vietnam, procurement activities, impact factors, complete
solutions.


1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thập niên qua Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
Nền kinh tế thế giới duy trì mức tăng trưởng khá trong nửa đầu năm 2018, sau đó có
dấu hiệu tăng chậm lại. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả
tích cực, toàn diện, đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kinh tế xã hội Quốc hội đề ra: GDP
đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây. CPI bình quân được kiểm soát ở mức
3,54%, duy trì 5 năm liên tiếp kiểm soát dưới 4%. Cán cân thanh toán thặng dư 7,2 tỷ
USD. Vốn FDI giải ngân đạt kỷ lục mới với 19,1 tỷ USD. Nợ công giảm so với năm
2017. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có 3.046 dự án mới được cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký cấp mới gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng
kỳ năm 2017. Về lĩnh vực đầu tư thì công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được
đầu tư nhiều nhất. Trong đó, tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này đạt 16,58 tỷ USD,
chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian
tới. Nền kinh tế trong những năm tới được nhận định sẽ bước vào bối cảnh trong nước,
quốc tế đều phức tạp, khó lường với thời cơ, thách thức đan xen lẫn nhau.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế của đất nước thì các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng sẽ gặp phải nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực,

tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Chính vì thế mà cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất
lượng sản phẩm đồng thời cắt giảm chi phí. Để thực hiện được điều đó thì tầm quan
trọng của chuỗi cung ứng đối với sự phát triển của doanh nghiệp càng không thể phủ
nhận. Chính vì vậy việc xây dựng được chuỗi cung ứng hoạt động một cách hoàn hảo
chính là cách để các doanh nghiệp phát triển toàn diện và nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường.


2

Hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động kết hợp chặt chẽ với
nhau như lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, thu mua và logistics. Để theo kịp tốc độ
phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi
tích cực về các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, hoạt động thu mua vẫn
chưa được thực sự chú ý quan tâm. Trong khi đó, thu mua là một hoạt động không thể
thiếu trong các hoạt động chuỗi cung ứng, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt
động và phát triển. Đây là vấn đề còn tồn đọng trong hầu hết các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp và Doosan Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng trên.
Doosan Việt Nam là một doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, hoạt động
sản xuất chính đó là ngành công nghiệp nặng chế tạo các sản phẩm lò hơi, thiết bị nâng
hạ, thiết bị khử mặn và đã hoạt động tại Việt Nam hơn 10 năm. Qua một thời gian làm
việc tại doanh nghiệp, tác giả nhận thấy mặc dù là một doanh nghiệp lớn và hoạt động
thu mua của Doosan Việt Nam cũng khá hiệu quả nhưng bên trong vẫn còn tồn tại rất
nhiều điểm yếu cần được khắc phục để hoàn thiện hơn nữa hoạt động thu mua trong
chuỗi cung ứng. Muốn cải thiện được vấn đề này, cần phải nghiên cứu một cách cụ thể
về thực trạng hoạt động và những nhân tố tác động đến hoạt động thu mua trong chuỗi
cung ứng của Doosan Việt Nam. Từ đó tìm ra những nhân tố tác động nhiều nhất và rút
ra những điểm còn hạn chế nhằm đưa ra được các giải pháp hoàn thiện hoạt động thu
mua trong chuỗi cung ứng. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đó, tác giả đã chọn đề tài

“Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại Công ty
TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng hoạt động thu mua tại Doosan Việt Nam hiện nay.
- Nhận định các nhân tố tác động đến hoạt động thu mua của Doosan Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu mua trong chuỗi cung
ứng tại Doosan Việt Nam.


3

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối với luận văn này, tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích định tính và
định lượng giản đơn theo phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hoạt động thu mua
của Doosan Việt Nam. Qua đó rút ra các điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động thu
mua của Doosan Việt Nam để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua
trong chuỗi cung ứng. Nguồn dữ liệu thu thập được từ nguồn thông tin thứ cấp từ các
báo cáo tổng hợp, thông tin dữ liệu từ nội bộ các phòng ban của Doosan Việt Nam và
khảo sát nhân viên của Doosan Việt Nam.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Tại Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt
Nam và tập trung vào thực trạng hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng của Doosan
Việt Nam từ các nguồn thu thập dữ liệu điều tra khảo sát.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
01/2019 đến 06/2019.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng
Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra những kiến thức nền tảng về khái niệm hoạt
động thu mua và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đó. Đồng thời đưa ra các nhân tố tác

động đến hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng và rút ra bài học kinh nghiệm từ các
công trình nghiên cứu liên quan.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại
Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam


4

Trong chương này, tác giả sẽ khắc họa cái nhìn tổng quan nhất về Doosan Việt
Nam cũng như thực trạng của hoạt động thu mua tại Doosan Việt Nam thông qua các
chỉ tiêu đánh giá. Bằng những lập luận, phân tích định tính và thu thập số liệu thống kê,
liệt kê những nhân tố tác động đến hoạt động thu mua, kết hợp với thực trạng rút ra
điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động thu mua của Doosan Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng
tại Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam
Nêu ra những định hướng phát triển của Doosan Việt Nam nói chung và hoạt
động thu mua nói riêng trong thời gian tới, kết hợp những mặt mạnh cần phát huy và
những mặt yếu kém còn hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu
mua trong chuỗi cung ứng tại Doosan Việt Nam.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG THU MUA TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG
1.1. Khái niệm về hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và
các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay
nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến

chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm
hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). Trong các hệ thống
chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung
ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được. Chuỗi cung ứng liên kết các
chuỗi giá trị.
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng. Theo Viện quản trị cung
ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt,
tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự
phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp
chuỗi cung ứng thành công.
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung
và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho
hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và
phân phối đến khách hàng cuối cùng.
Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì
quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của
mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và
sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng


6

thông qua hệ thống phân phối. Nhưng quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? “Quản
trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và
quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao
gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp
tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung
cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi
cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau.”


1.1.2. Khái niệm về hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng
Sự phát triển ngày càng cao của khối kinh doanh sản xuất được hỗ trợ đắc lực từ
sự tăng trưởng của nền kinh tế trên thế giới và khu vực. Vì đó sẽ xuất hiện nhiều doanh
nghiệp sản xuất uy tín và chất lượng. Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh sản
xuất sẽ trở nên ngày càng gay gắt từ cơ sở hạ tầng nhà máy, chất lượng sản phẩm, thời
gian hoàn thành, … Chính vì thế mà hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng càng trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết khi đây là hoạt động tiền đề và không thể thiếu trong
chuỗi cung ứng, tạo các yếu tố đầu vào kịp thời, đầy đủ và chính xác để doanh nghiệp
có thể hoạt động sản xuất kịp tiến độ kinh doanh.
Vào cuối những năm 1890, công việc thu mua hiếm khi được xem như những
bộ phận có chức năng riêng biệt ngoại trừ một số tổ chức đường sắt. Trong Thế chiến I
và Thế chiến II, tầm quan trọng của công việc thu mua đã tăng lên do nhu cầu sử dụng
nguyên liệu thô, vật tư để cho các nhà máy và mỏ hoạt động. Trong những năm 1950
và 1970, các chức năng của bộ phận thu mua ngày càng hoàn thiện với hệ thống quản
lý nguyên vật liệu. Vào năm 1970, lệnh cấm vận dầu mỏ và sự thiếu hụt tất cả các
nguyên liệu thô trở thành vấn đề nan giải. Lúc này, sự phát triển của bộ phận thu mua
cùng với sự nhấn mạnh vào việc kiểm soát hàng tồn kho và chất lượng, số lượng, thời
gian, độ tin cậy các nhà cung cấp của doanh nghiệp là nền tảng của chiến lược cạnh


7

tranh. Trong thập kỷ 2000, các hoạt động thu mua tại các doanh nghiệp liên tục được
đánh giá và cải thiện. Bắt đầu xây dựng nên mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp
và phương thức quản lý mạng lưới đó một cách hiệu quả.
Trong tương lai, hoạt động thu mua sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự hoàn thiện
của chuỗi cung ứng. Trong khi đó, các nhà cung cấp sẽ là đối tác kinh doanh thúc đẩy
việc giảm chi phí. Ngoài ra công nghệ trong hoạt động thu mua đang phát triển rất
nhanh và sẽ cải thiện tình hình mua hàng hiện tại. Hiện nay, hoạt động thu mua được
công nhận là một chức năng chính có tầm quan trọng và giá trị mà nó mạng lại cho một

doanh nghiệp là rất lớn. Chính vì thế mà khái niệm về thu mua cũng hết sức đa dạng và
phong phú, tùy thuộc vào ngành nghề và mục đích nghiên cứu. Chúng ta có thể rút ra
được một số khái niệm tiêu biểu về thu mua như sau:
Thu mua là công tác quản lý các nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp, cung
cấp toàn bộ hàng hóa, dịch vụ, khả năng và kiến thức cần thiết để vận hành, duy trì và
quản lý các hoạt động chính của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn đạt được
những điều kiện thuận lợi nhất. (Arjan J. Van Weele, 2009)
Thu mua là hoạt động tìm nguồn cung ứng sản phẩm và dịch vụ, mua và giao
hàng từ các nhà cung cấp đến cho doanh nghiệp. Đây là một hoạt động rất quan trọng
trong chuỗi cung ứng sản xuất vì các bộ phận và nguyên liệu đã mua chiếm hơn 60%
chi phí của hàng hóa thành phẩm. Đối với những công ty bán lẻ, tỷ lệ này có thể lên tới
90%. (John, Chandra and Tim, 2008)
Thu mua được định nghĩa là mua nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng,
được giao đến đúng nơi, đúng thời điểm với mức giá phù hợp dưới nhiều hình thức.
(Lysons, 2006).


8

Thu mua là quá trình liên quan đến việc xử lý thông tin. Hoạt động này thu thập
dữ liệu từ nhiều bộ phận, sau đó phân tích và chuyển giao các thông tin phục vụ cho
hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng.
Quá trình thu mua sẽ từ khâu đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh
toán cho nhà cung cấp. Ngoài ra cũng bao gồm những hoạt động tổ chức tìm kiếm nhà
cung cấp mới, đánh giá, duy trì và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại.
Công tác này thực hiện thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn hàng
có chất lượng ổn định, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, giảm thiểu được chi phí.
Cho dù khái niệm thu mua được đưa ra với nhiều ngôn ngữ và cách thức diễn
đạt hoàn toàn khác nhau, nhưng xét về bản chất, thu mua là hệ thống các hoạt động
nhằm tạo nên lực lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hóa… cho doanh nghiệp, đáp ứng các

yêu cầu dự trữ và kinh doanh sản xuất một cách kịp thời với tổng chi phí thấp nhất.
1.1.3. Vai trò của hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng
1.1.3.1. Nguồn cung ứng của doanh nghiệp
Một trong những vai trò chủ yếu và quan trọng của bộ phận thu mua là cung cấp
nguồn hàng hóa, tổ chức các dòng hàng hóa luân chuyển ổn định cho tất cả các bộ phận
trong doanh nghiệp, để doanh nghiệp có đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho công
việc sản xuất. Bộ phận thu mua thường có sự liên kết với các bộ phận khác nhằm tìm
hiểu đặc tính chủng loại sản phẩm để có thể định giá sản phẩm một cách chính xác và
công việc thu mua đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, đảm bảo thu mua đúng nguyên vật
liệu cần với chất lượng tốt, được giao hàng đúng thời gian và đúng địa điểm và đáp
ứng được yêu cầu chất lượng của các bộ phận khác.
1.1.3.2. Quản lý hệ thống nhà cung cấp
Ngoài việc lựa chọn, tìm kiếm các nguồn hàng hóa và thương lượng, đàm phán
chi tiết hợp đồng với các nhà cung cấp, bộ phận thu mua còn có trách nhiệm theo dõi


9

hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp. Bộ phận thu mua phải thường xuyên đánh
giá hiệu suất và kiểm soát chất lượng của nhà cung cấp. Điều này bao gồm giám sát
thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, chi phí và hiệu suất. Có thể nói rằng, yếu tố
quan trọng nhất của hoạt động thu mua là tìm kiếm và quản lý tốt hệ thống các nhà
cung cấp. Để đảm bảo chất lượng của nhà cung cấp, bộ phận thu mua cần đặt các yếu
tố lên hàng đầu về triển vọng phát triển của nhà cung cấp, năng lực cung ứng nguyên
vật liệu, độ chính xác của hàng hóa cung ứng, chất lượng được đảm bảo, giao hàng
đúng thời gian, định mức giá cả phù hợp, có kiến thức am hiểu về đặc điểm ngành và
có uy tín tốt trên thị trường.
1.1.3.3. Kiểm soát hệ thống giá cả
Bộ phận thu mua cũng phải chịu trách nhiệm về hoạt động duy trì và sử dụng
hợp lý nguồn kinh phí. Để có được chi phí thu mua tốt nhất, bộ phận thu mua cần đảm

bảo rằng các nhà cung cấp sử dụng sản phẩm với chi phí thấp hơn từ các nhà phân phối
và nhà sản xuất. Bộ phận thu mua cũng có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả
bằng cách tăng quy mô giao hàng để được hưởng các chiết khấu và ưu đãi, thanh toán
đúng hạn để không phát sinh phí phạt trễ hạn, đặt hàng trực tuyến hoặc áp dụng các
công cụ thương mại điện tử mới nhất để giảm phát sinh chi phí.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng
Hoạt động thu mua là hoạt động tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nó có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động của các bộ phận khác. Kết quả
của hoạt động thu mua đảm bảo điền kiện cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất. Nội
dung của hoạt động thu mua luôn phải đi kèm với tầm nhìn chiến lược và nhiệm vụ
kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng của hoạt động thu mua luôn phải phụ thuộc
vào khả năng đáp ứng tài chính của doanh nghiệp và yếu tố quan trọng nhất là hoạt
động thu mua tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì


10

vậy để nâng cao kết quả kinh doanh, hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp phải đạt được những chỉ tiêu sau.
1.2.1. Chỉ tiêu về chủng loại
Chỉ tiêu đúng chính xác về chủng loại có nghĩa là đảm bảo được sự đồng bộ của
tất cả các nguyên vật liệu cần mua. Về khía cạnh cấu thành sản phẩm, ta chia nguyên
liệu thành nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, hàng hóa thay thế, thiết bị cơ
bản.. Những rõ ràng rằng nếu chỉ có nguyên liệu chính mà không có nguyên liệu phụ
thì không thể hoàn thành được quá trình sản xuất hoặc không thể cho ra đời sản phẩm
hoàn chỉnh được. Chủng loại hàng hóa về một nhóm các sản phẩm có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, tương đồng với nhau về các yếu tố chức năng, đặc điểm. Vì vậy, sự chính
xác về chủng loại sản phẩm là yếu tố bắt buộc đối với bộ phận thu mua.
1.2.2. Chỉ tiêu về số lượng
Chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng là về số

lượng hàng hóa. Số lượng mà doanh nghiệp cần thu mua phải đủ để phục vụ công việc
sản xuất và đủ lượng hàng dự trữ bảo đảm quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Đồng
thời có thể đối phó với những biến động thị trường tạo nên các đợt khan hiếm hoặc dư
thừa hàng hóa. Việc thu mua hàng hóa quá nhiều hoặc quá ít đều gây ra những bất lợi
trong việc sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, bộ phận thu mua cần cân đối và tính toán
hợp lý số lượng hàng hóa để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu sản xuất.
1.2.3. Chỉ tiêu về chất lượng
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, đặc trưng của sản phẩm, thể hiện
được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. Sản phẩm luôn
luôn phải đi đôi với chất lượng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi sản
xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng trên thị trường. Chất lượng cao về
mặt kỹ thuật vẫn chưa là giải pháp tối ưu khi nó dẫn đến nguy cơ gia tăng chi phí và


11

gây nên những phân vân khó khăn cho khách hàng trong quá trình lựa chọn hàng hóa
thích hợp với khả năng thanh toán và điều kiện sử dụng của khách hàng.
1.2.4. Chỉ tiêu về thời gian
Một chu kỳ thu mua bắt đầu từ thời điểm nhận yêu cầu hàng hóa từ các bộ phận
đến khi các sản phẩm cần thiết có mặt tại kho của từng bộ phận. Tiêu chí này rất quan
trọng để đánh giá hoạt động của bộ phận thu mua. Vì thời gian của một chu kỳ thu mua
nhanh hay chậm gây ra những tác động tích cực hay tiêu cực rất rõ nét đối với quá trình
hoạt động sản xuất. Người quản lý bộ phận thu mua đóng vai trò rất quan trọng để duy
trì quá trình thu mua diễn ra trơn tru và sử dụng thời gian hiệu quả một cách tối đa.
1.2.5. Chỉ tiêu về chi phí
Việc giảm thiểu chi phí các yếu tố đầu vào là một trong những điều kiện quan
trọng để hạ giá thành trong sản xuất sản phẩm. Để tối thiểu chi phí từ quá trình thu
mua, bộ phận thu mua cần phải hiểu rõ các nhân tố tác động đến từng loại chi phí như
chi phí vận chuyển - chi phí này sẽ xuất hiện khi việc vận chuyển do người mua đảm

nhận; Chi phí kho bãi, bảo quản nguyên vật liệu; chi phí cơ hội vốn… Hiểu rõ các nhân
tố tác động đến chi phí sẽ giúp bộ phận thu mua có thể đưa ra các biện pháp giảm chi
phí để góp phần hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3. Nhân tố tác động đến hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng
Hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng là nghiệp vụ đầu tiên trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Nếu đầu vào không đạt chất lượng thì đầu ra sẽ cho những kết quả yếu
kém. Để làm được điều đó thì khi thực hiện hoạt động thu mua phải bám sát được những
yêu cầu và tiêu chuẩn về nguyên vật liệu cùng với nguồn kinh phí mà doanh nghiệp có thể
chi trả cho từng loại nguyên liệu. Vì vậy, để hoạt động này hoàn thiện hơn nữa thì doanh
nghiệp không những phải nắm được quá trình thu mua mà còn phải hiểu rõ những nhân tố
tác động đến quá trình này cũng như những quy tắc đảm bảo các chỉ tiêu hoạt động luôn
đạt kết quả tốt. Có rất nhiều các nhân tố gây tác động đến hoạt


12

động thu mua trong chuỗi cung ứng như chi phí hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu
hàng hóa của bộ phận sản xuất, sự biến động về giá cả thị trường, sự đa dạng của
chủng loại hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,
… Sau đây là các nhân tố chính có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động thu mua
trong chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất.
1.3.1. Nhân tố bên trong
1.3.1.1. Nguồn lực của doanh nghiệp
a. Nguồn vốn của doanh nghiệp
Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thì tầm quan trọng của nguồn vốn là
điều không thể phủ nhận. Nó đóng vai trò quyết định cho sự thành lập hoạt động sản
xuất và phát triển doanh nghiệp diễn ra liên tục và hiệu quả. Nguồn vốn cũng là một
trong những tiêu chí để phân loại quy mô của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi
trong cạnh tranh. Đặc biệt nguồn vốn là nhân tố tác động đến hoạt động thu mua trong
chuỗi cung ứng.

Để hoạt động thu mua diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, hàng hóa, nhiên liệu và
nguyên vật liệu luôn được cung ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất sản phẩm, doanh
nghiệp cần có một nguồn vốn mạnh và ổn định nhằm đáp ứng được các kế hoạch thu
mua trong ngắn hạn và dài hạn. Nguồn vốn doanh nghiệp mạnh và ổn định còn đem lại
rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như hạn chế tối thiểu tình trạng công nợ cao đối với
các nhà cung cấp, từ đó có thể nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường; đồng thời, khi có nguồn vốn mạnh, bộ phận thu mua có thể tiến hành thực hiện
các kế hoạch mua hàng với số lượng lớn cần thiết cho hoạt động sản xuất, từ đó sẽ dễ
dàng thương lượng để nhận được các khoản chiết khấu và ưu đãi về giá cả từ các nhà
cung cấp; mặt khác có thể giúp bộ phận thu mua nắm bắt kịp thời các lô hàng tốt với


13

giá cả phù hợp. Chính vì lẽ đó, nguồn vốn của doanh nghiệp đối với hoạt động thu mua
trong chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng.
b. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm yếu tố về nhà máy, xưởng, thiết bị
máy móc, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống di chuyển nội bộ, hệ thống điện
nước, …Còn riêng đối với hoạt động thu mua thì cơ sở hạ tầng chính ở đây đó là hạ
tầng hệ thống kho bãi và hạ tầng công nghệ thông tin. Đây là nhân tố không thể thiếu
trong hoạt động thu mua của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, hiện đại hoá sản phẩm
và tối ưu hoạt động thu mua của mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả
việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở hạ tầng hệ thống kho bãi và hệ thống công nghệ
thông tin phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh.
Hạ tầng hệ thống kho bãi tiên tiến sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động thu
mua của doanh nghiệp như giúp doanh nghiệp có khả năng kiểm soát hàng hóa tốt và
đảm bảo được sự cung cấp liên tục cho quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, giúp
hoạt động thu mua diễn ra liên kết và trơn tru. Đồng thời, còn giúp cho doanh nghiệp

rút ngắn thời gian hoạt động thu mua và giảm chi phí vận chuyển.
Hạ tầng công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò
không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Sự ứng dụng của công nghệ thông tin đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động
truyền thống của doanh nghiệp, chuyển dần công việc sang giao dịch, quản lý bằng các
phần mềm công nghệ. Ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh
doanh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, hiện đại hóa các hoạt động, tăng cường năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với hoạt động thu mua, các doanh nghiệp luôn muốn
quản lý bằng các phần mềm công nghệ để giảm thiểu các sai sót trong việc đặt hàng và


×