Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Giải quyết những bất cập về các quy định trong chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.52 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ MỸ LỆ

GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT CẬP VỀ CÁC QUY ĐỊNH

TRONG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ MỸ LỆ
GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT CẬP VỀ CÁC QUY ĐỊNH

TRONG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN VÀ LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là sản phẩm của quá trình học tập và trải nghiệm thực tế
từ công việc của bản thân trong suốt thời gian theo học chương trình đào tạo sau đại
học lớp Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính công Khóa 27 mở tại Đồng Tháp
của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng sự cố gắng nổ lực của bản thân và sự ủng hộ, sự nhiệt tình giúp đỡ, với
tinh thần trách nhiệm cao của các quý Thầy, Cô đã giảng dạy, đặc biệt là PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Hùng – Giảng viên hướng dẫn tôi làm luận văn và các bạn tại cơ
quan, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn như ngày hôm nay.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định. Tôi xin cam đoan Luận văn “Giải quyết những bất cập về
các quy định trong chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” là công trình do tôi nghiên cứu thực hiện. Các
số liệu, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Cuối lời, tôi xin gửi đến thầy PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng cùng tất cả quý
Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và các bạn tại cơ quan,
ban, ngành tỉnh Đồng Tháp lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Xin cảm ơn
Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Lớp
học hoàn thành chương trình theo quy định.

TÁC GIẢ


Võ Thị Mỹ Lệ


TÓM TẮT
Tên đề tài: Giải quyết những bất cập về các quy định trong chính sách tài
chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Lý do chọn đề tài: Đồng Tháp luôn dành sự quan tâm phát triển khoa học
công nghệ, để tạo điều kiện cho việc phát triển cũng như quản lý hoạt động khoa
học và công nghệ, trong giai đoạn vừa qua tỉnh Đồng Tháp đã ban hành hàng loạt
chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đặc biệt là các quy định về cơ
chế tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Từ đó, nhiều đề
tài, dự án được nghiên cứu, triển khai ứng dụng, góp phần giảm chi phí sản xuất,
tăng chất lượng, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh các sản phẩm của Đồng Tháp trên
thị trường trong và ngoài nước.
Vấn đề: Chính sách chưa xây dựng cơ chế tài chính hoàn chỉnh, nguồn lực
tài chính hiện có chưa được phân bổ và sử dụng hiệu quả. Và một số quy định đã cũ
không linh hoạt so với nhu cầu thực tế nên đã không còn phù hợp, nên gặp khó khăn
trong giai đoạn lập, thẩm định và kiểm soát các khoản kinh phí
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả
Kết quả nghiên cứu: Từ năm 2014-2018, Sở Khoa học và Công nghệ đã
triển khai ký hợp đồng triển khai thực hiện 43 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông
nghiệp 20 nhiệm vụ, chiếm 46,4%, các lĩnh vực còn lại là Khoa học tự nhiên 2,3%,
Khoa học kỹ thuật và công nghệ 32,6%, Khoa học y – dược 4,7%, Khoa học xã hội
nhân văn 14%, tổ chức nghiệm thu 42 nhiệm vụ trong đó có 3 nhiệm vụ dừng thực
hiện. Các đề tài, dự án khoa học đều xuất phát từ nhu cầu cấp bách của Tỉnh và
những kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu đều được ghi nhận và chuyển giao đến tổ
chức, cá nhân liên quan triển khai ứng dụng.
Kết luận và khuyến nghị: để nâng cao hiệu quả tính thực thi của chính sách
phải thực hiện đồng bộ các nội dung như: cải thiện thủ tục hành chính, hoàn thiện

và tăng cường việc triển khai thực hiện các chính sách, nâng cao nguồn nhân lực,
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách…
Từ khóa: Chính sách tài chính khoa học và công nghệ, thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ, cơ chế tài chính khoa học và công nghệ.


ABSTRACT
Thesis title: Solving inadequacies in financial policies for performing
scientific and technological tasks in Dong Thap province.
The reason for choosing the thesis: Dong Thap always pays attention to the
development of science and technology, to facilitate the development and
management of scientific and technological activities. In recent years, Dong Thap
province has issued a series of policies in the field of science and technology,
especially the provisions on financial mechanisms for implementing scientific
research tasks. Since then, many projects have been researched, applied,
contributing to reducing production costs, increasing quality, raising the value and
competitiveness of Dong Thap's products on the domestic and oversea markets.
Issue: The policies have not yet built a complete financial mechanism,
existing financial resources have not been allocated and used effectively. In
addition, some of the policies are too old and inflexible to response the actual needs,
so they are no longer suitable, and this causes difficulties to prepare, appraise and
control the

state budget.

Research methodology: Descriptive statistical method.
Research results: In the period of 2014 - 2018, the Department of Science
and Technology of Đồng Tháp province had signed contracts to implement 43
scientific research tasks; in which, Agriculture has 20 tasks, accounting for 46.4%;
the remaining fields include Natural Science 2.3%; Science, Technique and

Technology 32.6%; Medical and Pharmaceutical Sciences 4.7%; Social Sciences
and Humanities 14%. Accordingly, the Department had organized to appraise and
recognize 42 tasks' results, of which, 3 tasks have been stopped performing.
Scientific projects and studies have been proposed from urgent needs of the
province, and post-recognition results are recorded, then transferred to relevant
organizations and individuals for application deployment.
Conclusions and Recommendations: In order to improve the effectiveness
of the policies implementation, it is necessary to synchronize the solutions, namely,


reforming administrative procedures, completing and enhancing the policies
implementation, raising the human resources, strengthening the inspection and
supervision of the policies implementation, etc.
Keywords: Scientific and technological financial policies, scientific and
technological task performance, scientific and technological financial mechanisms.


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Biểu tổng hợp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh ký hợp đồng
thực hiện
Bảng 2.2: Biểu tổng hợp về kinh phí KH&CN
Phụ lục 1: Danh mục các đề tài, dự án triển khai nghiên cứu, ứng dụng giai đoạn
2014-2018
Phụ lục 2: Danh mục đề tài, dự án nghiệm thu giai đoạn 2014-2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đến
tài. ..............................................................................................................


5
1.1 Khái quát về hoạt động khoa học và công nghệ .................................... 5

1.1.1

Khái niệm, đặc điểm khoa học ....................................................... 5
1.1.1.1

Khái niệm ........................................................................... 5

1.1.1.2

Đặc điểm. .......................................................................... 5

1.1.2

Khái niệm, đặc điểm công nghệ. .................................................... 5
1.1.2.1

Khái niệm. ......................................................................... 6

1.1.2.2

Đặc điểm. .......................................................................... 6

1.1.3

Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ. ....................................... 6


1.1.4

Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở Việt Nam. ........................ 7

1.2 Khái niệm và vai trò của chính sách tài chính đối với phát triển khoa học và
công nghệ. ................................................................................................................... 8
1.2.1 Khái niệm chính sách tài chính. .................................................................... 8
1.2.2 Vai trò chính sách đối với thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ..... 10
1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. .............................................. 12
Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. ....

16

2.1 Đối tượng và nội dung liên quan đến nhiệm vụ khoa học và công nghệ
được chính sách tài chính hỗ trợ................................................................. 16
2.1.1
Đối tượng. ..................................................................................... 16
2.1.2

Nội dung liên quan. ....................................................................... 16
2.1.2.1 Hoạt động về tư vấn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ............. 16
2.1.2.2 Hoạt động thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp
Tỉnh. .......................................................................................................... 16

2.2 Định mức chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. .................... 17
2.2.1

Định mức chi tư vấn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. ............ 17



2.2.2 Định mức chi thực hiện điều tra thống kê khoa học và công nghệ. . 19
2.3 Thực trạng chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2014 – 2018.......................................................................................................................................... 20
2.4 Đánh giá thực trạng chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệcó sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2014 – 2018............................................................................................................................... 24
2.4.1 Những kết quả đạt được.................................................................................................. 24
2.4.1.1 Lĩnh vực nông nghiệp ………………………………………..24
2.4.1.2 Lĩnh vực y dược …………………………………………...…26
2.4.1.3 Lĩnh vực khoa học xã hội ……………………...…………...……..27
2.4.1.4 Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ ………………………….…………..28
2.4.2 Những hạn chế trong các quy định trong chính sách tài chính và nguyên
nhân......................................................................................................................................................... 32
2.4.2.1 Những hạn chế..................................................................................................... 32
2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế................................................................................ 35
Chương 3: Một số khuyến nghị về những hạn chế trong các quy định chính
sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp............................................................................................................................................ 38
3.1 Định hướng phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp…………………………………………………………………………….38
3.2 Về nhiệm vụ trọng tâm.......................................................................................................... 39
3.2.1 Lĩnh vực nông nghiệp...................................................................................................... 39
3.2.2 Lĩnh vực khoa học kỹ thuật......................................................................................... 40
3.2.3 Lĩnh vực khoa học y dược........................................................................................... 40
3.2.4 Lĩnh vực khoa học xã hội............................................................................................. 41
3.2.5 Lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn...................................................................... 41
3.3 Kiến nghị về chính sách tài chính......................................................................................... 42
3.3.1 Cải thiện thủ tục hành chính.......................................................................................... 42



3.3.2 Hoàn thiện chính sách tài chính................................................................................... 42
3.3.3 Tăng cường việc triển khai thực hiện chính sách.................................................. 44
3.3.4 Nâng cao nguồn năng lực............................................................................................... 44
3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tài chính
……………………………………………………………………………………...46
3.4 Kiến nghị các cấp quản lý........................................................................................................ 46
3.4.1 Đối với Trung ương.......................................................................................................... 46
3.4.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp............................................................... 46
3.4.3 Đối với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp.......................................... 46
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 48


Giải quyết những bất cập về các quy định trong chính sách tài chính thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất hiện đại, là động lực
phát triển và là nền tảng của nền kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc phát triển
khoa học và công nghệ, coi khoa học và công nghệ là một trong quốc sách hàng
đầu. Để tạo điều kiện cho việc phát triển khoa học và công nghệ cũng như quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ, trong giai đoạn vừa qua đã ban hành hàng loạt
chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đặc biệt là các quy định về cơ
chế tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài, dự án, đề án
thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hiểu rõ vai trò của cơ chế tài chính đến sự
phát triển khoa học, trong nhiều năm qua Đảng ta đã có đường lối chỉ đạo đúng đắn
để hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ. Các quy định

về quản lý chi tiêu cho hoạt động khoa học và công nghệ đã đảm bảo chi ngân sách
nhà nước đúng mục đích, tạo thuận lợi hơn cho các nhà khoa học trong quá trình
nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình phân bổ, thực
hiện và quyết toán kinh phí dành cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó các chính sách cũng bộc lộ nhiều hạn chế vì một số quy định đã cũ
không còn phù hợp. Đặc biệt là các quy định về tài chính: các định mức chi quá cứng
nhắc, không được điều chỉnh so với nhu cầu thực tế nên đã không còn phù hợp, ngoài
ra còn một số chính sách ưu tiên cho hoạt động khoa học và công nghệ chưa được ban
hành như chính sách về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ,… Điều đó đã
không khích lệ được các nhà khoa học nghiên cứu mà còn có xu hướng kìm hãm sự
phát triển và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, tuy đã có văn bản ban hành quy định các
khoản mức chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ nhưng nhiều nội dung
và hạng mục không linh động, chưa được phân bổ theo tầm quan trọng

1


dự án, đề tài nên gặp khó khăn trong giai đoạn lập, thẩm định và kiểm soát các
khoản kinh phí.
Trước thực tế này, tác giả chọn đề tài “Giải quyết những bất cập về các quy
định trong chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu. Qua bài luận văn tác giả mong muốn
trong thời gian tới cần phải có một sự thay đổi về chính sách tài chính, đặc biệt là cơ
chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ để từng bước đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực của xã hội, là động lực không những
cho tăng trưởng kinh tế mà còn cho sự thay đổi văn hóa và xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân làm giảm hiệu quả của chính sách
tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, từ đó đề xuất các khuyến nghị
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những quy định trong chính sách tài chính hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi nội dung
Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp
đến tình hình thực thi các chính sách tài chính cho việc triển khai thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Tỉnh.
Thông qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ chế tài
chính khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ tại tỉnh Đồng Tháp.
3.2.2 Phạm vi thời gian
Đánh giá thực trạng chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2014-2018.
3.2.3 Phạm vi không gian

2


Nghiên cứu việc thực thi các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do ngân sách
nhà nước cấp tại tỉnh Đồng Tháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
thống kê mô tả để phân tích, đánh giá chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong
thời gian qua để từ đó tìm ra những mặt hạn chế của nó đã làm ảnh hưởng đến việc
thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thông qua đó, tác giả đề xuất những
khuyến nghị khắc phục.
Sau khi thu thập được các số liệu cần thiết, tác giả tiến hành chọn lọc, hệ

thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu. Các công cụ và kỹ
thuật tính toán được xử lý trên chương trình Microsoft Excel.
Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập, tổng hợp sẽ được phân tích,
đánh giá để rút ra kết luận.
4.2 Dữ liệu thu thập
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu văn bản cấp Bộ, Trung
ương, Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và báo, tạp chí trên internet…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hoạt động khoa học và công nghệ trong những năm qua đã có nhiều chuyển
biến tích cực, đạt được một số kết quả nhất định thông qua việc triển khai nhiệm vụ
và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất góp phần không nhỏ vào
nền kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì việc thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cũng gặp một số điều vướng mắc chưa thay
đổi được. Vì vậy, để góp phần giải quyết vấn đề vướng mắc đồng thời hoàn thiện
chính sách tài chính trong thời gian tới góp phần hỗ trợ các nhà khoa học tích cực
tham gia thực hiện các đề tài, dự án thật cần thiết và có ý nghĩa khoa học cho sự
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp.

3


6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 03 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài.
Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Một số kiến nghị về chính sách tài chính đối với thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp.

4


Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Khái quát về hoạt động khoa học và công nghệ

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về khoa học
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Từ điển Giáo dục, Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm
tạo ra và hệ thống hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những
hình thái ý thức xã hội bao gồm cả hoạt động để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết
quả của hoạt động ấy, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng
của một bức tranh về thế giới. Từ khoa học cũng còn dùng để chỉ những lĩnh vực tri
thức chuyên ngành. Những mục đích trực tiếp của khoa học là miêu tả, giải thích và
dự báo các quá trình và các hiện tượng của thực tiễn dựa trên cơ sở những quy luật
mà nó khám phá được.
Theo nội dung nghiên cứu đề tài, tác giả có thể trình bày cách hiểu về khoa
học như sau: khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát
triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy (Theo Luật Khoa học và
Công nghệ, Quốc hội, 2013).
1.1.1.2 Đặc điểm
Khoa học là những phát minh của con người vì những phát minh này không
thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất nên không có đảm bảo độc quyền không phải là
đối tượng để mua và bán.Các tri thức khoa học có thể được phổ biến rộng rãi. Khoa
học thường được phân loại theo khoa học tự nhiên và khoa học xã hội .
Khoa hoc tự nhiên khám phá những quy luật của tự nhiên xung quanh chúng
ta. Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống cách hành động và ứng sử của con người.

Vậy khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhưng
đến lượt mình nó lại có vai trò to lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động sản xuất.
Do đó con người hoàn toàn có khả năng đưa khoa học thành lực lượng sản xuất trực
tiếp.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm về công nghệ

5


1.1.2.1 Khái niệm
Theo Luật Chuyển giao Công nghệ (2006): Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến
đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ (2000): Công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn
lực thành sản phẩm.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm công nghệ theo cách tiếp
cận có chọn lọc của hai văn bản Luật. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm có độ tin cậy. Sản phẩm ở đây bao gồm các dạng: dây chuyền công nghệ (dây
chuyền công nghệ là mục tiêu) và sản phẩm cụ thể được sản xuất từ dây chuyền
công nghệ (dây chuyền công nghệ đóng vai trò là phương tiện sản xuất).
1.1.2.2 Đặc điểm
Từ trước đến nay, cách hiểu truyền thống về công nghệ là đồng nhất kỹ thuật
với thiết bị mà không lưu ý với thực tế vận hành, tay nghề của công nhân, năng lực
tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, do vậy hiện nay thuật ngữ công nghệ thường
được dùng thay cho thuật ngữ kỹ thuật. Việc hiểu nội dung công nghệ như vậy có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ thực sự trở thành
nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước
cũng như trên quốc tế.

Khác với khoa học các giải pháp kĩ thuật của công nghệ đóng góp trực tiếp vào
sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của nhà nước dưới hình thức sở hữu công
nghiệp và do đó nó là thứ hàng để mua bán. Nghị định số 63/CP của Thủ tướng Chính
phủ quy định 5 đối tượng được bảo hộ ở Việt nam đó là: Sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi, xuất xứ hàng hoá.

1.1.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Tuy khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở trình độ

6


thấp, khoa học tác động tới kỹ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã phát triển đến
trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Khoa
học và công nghệ, là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con
người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện phục vụ cho sản xuất và các
hoạt động khác.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai đoạn
khác nhau của lịch sử:
- Vào thế kỉ 17-18 khoa học công nghệ tiến hoá theo những con đường riêng
có những mặt công nghệ đi trước khoa học
- Vào thế kỉ 19 khoa học công nghệ bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của
công nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngược lại những phát minh
khoa học tạo điều kiện cho các nghiên cứu, ứng dụng.
- Sang thế kỉ 20 khoa học chuyển sang vị trí chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọt về
công nghệ. Ngược lại sự đổi mới công nghệ tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học
tiếp tục phát triển.
1.1.4 Nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ công nghệ tiên tiến,

công nghệ cao, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ
sức khỏe con người, phương pháp quản lý tiên tiến, kịp thời dự báo, phòng, chống,
hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai.
Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của Việt Nam. Xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách,
pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây
dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam, kế thừa và phát huy
giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và
đóng góp vào kho tàng văn hoá, khoa học của thế giới.
Tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có
hiệu quả công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao. Phát triển nền
khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với

7


trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp
hiện đại, đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất và đời sống.
1.2 Khái niệm và vai trò của chính sách tài chính đối với phát triển khoa
học và công nghệ
1.2.1 Khái niệm chính sách tài chính
Theo Từ điển tiếng Việt thì chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm
đạt được một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế mà đề ra.
Theo James Anderson: Chính sách là một quá trình hành động có mục đích
theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan
tâm.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì: Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể
chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu

đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm
thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống
xã hội. Theo tác giả thì khái niệm hệ thống xã hội được hiểu theo một ý nghĩa khái
quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một
nhà trường.
Cũng có một định nghĩa khác: Chính sách là chuỗi những hoạt động mà
chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động
đến người dân.
Như vậy, phân tích khái niệm chính sách thì thấy:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra.
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế.
- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định,
nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó, chính sách được ban hành đều có sự
tính toán và chủ đích rõ rang.

8


Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh
đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm
quyền của mình.
Có rất nhiều loại chính sách, trong đó có loại chính sách chung như:
- Chính sách đối ngoại của Nhà nước: chủ trương, chính sách mang tính đối
ngoại của quốc gia.
- Chính sách kinh tế: chính sách của nhà nước đối với phát triển các ngành
kinh tế.
- Chính sách xã hội: chính sách ưu đãi trợ giúp cho một số tầng lớp xã hội nhất
định như chính sách xã hội đối với công tác giáo dục ở vùng cao, vùng sâu, chính
sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.

- Chính sách tiền tệ: chính sách của nhà nước nhằm điều tiết (tăng hoặc giảm)
lượng tiền tệ trong lưu thông để đạt được những mục đích nhất định như chống lạm
phát, kích thích sản xuất, giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Nhìn chung, trong các loại chính sách có các chính sách đối với từng lĩnh vực
chẳng hạn như: Trong chính sách tiền tệ có chính sách thị trường tự do, trong chính
sách kinh tế có các chính sách thương mại, chính sách tài chính, trong chính sách xã
hội có chính sách dân tộc … Tóm lại, hiện nay có nhiều loại chính sách khác nhau, có
chính sách chung, chính sách cụ thể tùy thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Chính sách được thực thi khi thể chế hóa bằng pháp luật. Nói cách khác, pháp luật là
kết quả tể chế hóa đường lối, chính sách, là công cụ để thực thi chính sách.

Trong phạm vi đề tài này, ta xem xét chính sách theo góc độ là một công cụ
hỗ trợ những cơ chế tài chính thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ.
Vậy chính sách tài chính là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc,
mục tiêu và giải pháp mà các quốc gia sử dụng nhằm thúc đẩy phát triển các hoạt
động khoa học và công nghệ hướng tới mục tiêu chung là đẩy mạnh sự phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia đó.
Chính sách tài chính nói riêng cũng như chính sách kinh tế xã hội nói chung đều
có mục tiêu tổng quát: đẩy nhanh tốc độ kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan

9


trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, cải thiện rõ rệt đời
sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.
1.2.2 Vai trò của chính sách tài chính đối với thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ
Thực hiện chính sách tài chính cho lĩnh vực khoa học và công nghệ xuất phát

từ vai trò cũng như những đóng góp của khoa học và công nghệ đối với phát triển
kinh tế - xã hội, đồng thời cũng thể hiện vai trò của quản lý nhà nước.
Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng
sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính sách tài chính
giúp khoa học và công nghệ phát triển để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Chính sách tài chính giúp các chủ trương, quyết định, chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội quan trọng phải có luận cứ xác đáng về khoa học và công
nghệ. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hướng vào giải quyết có hiệu quả các
mục tiêu kinh tế - xã hội. Mọi ngành, mọi cấp phải đẩy mạnh việc triển khai nghiên
cứu và ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ vào hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, từ việc định hướng chiến lược phát triển, xây dựng quy
hoạch, hoạch định chính sách, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện.
Ở nước ta, nhìn một cách tổng quát, sự đóng góp của khoa học và công nghệ
đối với sự phát triển nền kinh tế của nước ta thời gian qua còn quá nhỏ bé. Và còn
nhiều vấn đề bức xúc. Khoa học và công nghệ trong công nghiệp chưa thực sự đóng
vai trò hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm
và tạo ra nhiều ngành nghề mới. Ở nước ta trình độ công nghệ thấp, tụt hậu so với
các nước. Phần lớn máy móc thiết bị sử dụng ở nước ta đã cũ, thiếu đồng bộ. Tiềm
lực khoa học và công nghệ hạn chế, yếu kém nhất là khả năng ứng dụng vào thực
tiễn, cơ cấu đội ngũ cán bộ mất cân đối nghiêm trọng. Nguồn vốn chi cho hoạt động

10


khoa học và công nghệ của nước ta thấp, không có trọng điểm. Nhìn chung, khoa
học và công nghệ chưa trở thành nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do
đó với nước ta hiện nay, việc đưa ra các chính sách để thúc đẩy sự phát triển khoa
học và công nghệ là rất cần thiết. Những chính sách này góp phần nâng cao trình độ
công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động

sản xuất, góp phần tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm
chủ lực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực cạnh tranh của sản phẩm
trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cần ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và
công nghệ, áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy
vai trò then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân.
Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công
nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo tiền
đề hình thành và phát triển kinh tế tri thức.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên
tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng
cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa
học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi
đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và
công nghệ.
Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động
khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ.
Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám

11


định xã hội và hoạt động khoa học và công nghệ.
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao vị

thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới.
1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến tài
chính để phát triển khoa học và công nghệ như:
Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài chính năm 2014 “Các giải pháp tài chính thúc đẩy
các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ
chế doanh nghiệp” do PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh làm chủ nhiệm đã tập trung
nghiên cứu đề xuất các giải pháp chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ sang
hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.
Đề tài “Nghiên cứu cơ chế và chính sách khoa học công nghệ khuyến khích
đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa” do tác giả Nguyễn Võ Hưng
(2005). Tác giả đã nhận định với đặc điểm phần lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở Việt Nam có thị trường nhỏ, không ổn định, sức cạnh tranh chủ yếu dựa trên khai
thác nguồn lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương. Các doanh
nghiệp nhỏ và vừa chuyên gia công hoặc cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp,
khách hàng lớn thường bị chi phối về công nghệ và đổi mới công nghệ. Từ kết quả của
cuộc khảo sát hoạt động đổi mới công nghệ, tác giả cho rằng, phương thức đổi mới phổ
biến của các doanh nghiệp Việt Nam là đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ để sản xuất
ra sản phẩm đã lưu hành trên thị trường. Bên cạnh đó, một phương thức mua sắm khác
khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều chỉnh thiết kế sản phẩm cho phù
hợp với địa phương, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm khắc phục những lỗi kỹ thuật
phát sinh từ thực tiễn của quá trình sản xuất – kinh doanh hoặc cải tiến hệ thống sản
xuất hiện có để thực hiện những công đoạn cần những thiết bị máy móc chuyên dùng
đắt tiền phải nhập khẩu hoặc thuê mua. Đồng thời trong nghiên cứu này khi đề cập đến
vai trò của chính sách tài chính cho các dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ
và vừa đã khẳng định: Cho đến hiện nay, phần lớn chính sách khuyến khích đổi mới
công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa là những chính sách

12



thông qua ưu đãi thuế, tuy cần nhưng chưa đủ. Bởi lẽ: Các điều kiện để được hưởng
chính sách ưu đãi thường không rõ ràng nên khó áp dụng hoặc dễ bị áp dụng một
cách tùy tiện. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể được hưởng chính
sách ưu đãi thường phải qua nhiều thủ tục, phiền hà nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa không quan tâm. Đây là chính sách ưu đãi theo kiểu có làm, thậm chí làm phải
có kết quả mới được hưởng chính sách ưu đãi nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa
có ý tưởng đổi mới công nghệ rất tốt nhưng không vượt qua được những giai đoạn
ban đầu để được hưởng chính sách ưu đãi.
Bài viết “Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam:
Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện” của PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn đăng trên
tập chí Kinh tế và Chính trị thế giới Số 6 (194) 2012 bàn luận về Cơ chế tài chính là
một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại đối với chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia. Cơ chế này quyết định các hoạt động khoa
học và công nghệ sẽ được đầu tư bao nhiêu, từ những nguồn nào và được đầu tư như
thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế. Trong những năm qua, với
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nền khoa học và công nghệ của Việt Nam đã nhận
được những khoản đầu tư ngày càng lớn. Các thành tựu về khoa học và công nghệ cũng
như quy mô, phạm vi ứng dụng các thành tựu này, vì thế cũng ngày một gia tăng. Mặc
dù vậy, so với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, trình độ khoa học và
công nghệ của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu mà
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặt ra. Khoa học và công nghệ chưa
trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân
chính là do Việt Nam chưa xây dựng được một cơ chế tài chính hoàn chỉnh, đồng bộ
cho các hoạt động khoa học và công nghệ, do đó chưa thu hút được những nguồn lực
tài chính cần thiết. Đồng thời, các nguồn lực tài chính hiện có cũng chưa được phân bổ
và sử dụng hiệu quả như mong muốn.Bài viết phân tích một số hạn chế của cơ chế tài
chính hiện hành đối với hoạt động khoa học và công nghệ, trên cơ sở đó, đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế này.


13


Trong đề tài cấp Bộ B2003.38.76TĐ “Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài
chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt
Nam” do Mai Ngọc Cường đã viết: Cơ chế chính sách tài chính đối với hoạt động
khoa học và công nghệ bao gồm cơ chế chính sách huy động, sử dụng và quản lý
các nguồn tài chính đầu tưu cho khoa học và công nghệ.
Trong đề tài B2005.38.125 ”Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các

trường đại học công lập ở Việt Nam” do Vũ Duy Hào chủ trì cũng chỉ rõ: Cơ chế
quản lý tài chính được hiểu là tổng thể các phương pháp, hình thức và công cụ được
vận dụng để quản lý hoạt động tài chính của một đơn vị trong những điều kiện cụ
thể nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Ngoài ra, các vấn đề về cơ chế tài chính được đề cập đến một số bài viết như:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Tài chính với việc phát triển khoa học và công nghệ của Học
viện Tài chính, Hà Nội 3/2003. Đổi mới quản lý tài chính từ ngân sách nhà nước đối
với hoạt động khoa học và công nghệ Mai Ngọc Cường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do
Kiểm toán Nhà nước – Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, Hà Nội, tháng 8/2006. Về
cơ chế quản lý tài chính chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước
giai đoạn 5 năm 2001-2005, Nguyễn Trường Giang, Tập chí Kiểm toán, tháng 9/2006.
Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN Tự chủ hơn trong việc sử dụng dự
toán kinh phí của đề tài, dự án. Nguyễn Minh Hòa, Tập chí hoạt động khoa học, tháng
11/2006. Nghiên cứu hình thành và cơ chế hoạt động của hệ thống các quỹ hỗ trợ tài
chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Nguyễn Danh Sơn đề tài
nghiên cứu cấp Bộ. Đổi mới chính sách tài chính đối với khoa học và công nghệ,
Nguyễn Thị Anh Thư, Tập chí hoạt động khoa học, tháng 3/2006.

Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu mới phân tích cơ chế tài chính cho

khoa học và công nghệ nói chung, chưa nghiên cứu cụ thể về một địa phương. Do
vậy, việc nghiên cứu đề tài Chính sách tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có ý
nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp.

14


Tóm tắt chương 1
Chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về lĩnh vực khoa học và công nghệ
để đọc giả có thể hiểu sâu hơn về các khái nhiệm, đặc điểm và nhiệm vụ về khoa
học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tác giả đưa ra các
công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến tài chính cho hoạt động khoa học
và công nghệ để làm căn cứ xác thực hơn cho đề tài và qua đó làm cở sở cho các nội
dung ở Chương 2 được trình bày cụ thể hơn.

15


×