Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty cổ phần dược phẩm trường thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUẾ PHƯƠNG

GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM
VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRƯỜNG
THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUẾ PHƯƠNG

GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
PHẨM TRƯỜNG THỌ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM



Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân
viên tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ” là công trình nghiên cứu độc lập của
cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM. Các số
liệu dùng trong luận văn được thu thập từ khảo sát thực tế và chưa được công bố trên bất
cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019

Nguyễn Quế Phương


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................... 1
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ.............................................. 1
1.1.1 Giới thiệu chung
...............................................................................................................................................................


1

1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
...............................................................................................................................................................

1

1.1.3 Cơ cấu tổ chức
...............................................................................................................................................................

2

1.1.4 Tình hình lao động
...............................................................................................................................................................

3

1.2 Nhận diện vấn đề.......................................................................................................................... 7


1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................. 14


1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 14
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 15
1.5.1 Nguồn số liệu sử dụng ........................................................................................ 1
5
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 1
5
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 17

1.7 Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 20
2.1 Khái niệm động lực làm việc ................................................................................ 20
2.2 Các học thuyết và mô hình liên quan đến tạo động lực làm việc ......................... 21
2.2.1 Thuyết nhu cầu Abraham Maslow (1943). ........................................................ 2
1
2.2.2 Thuyết nhu cầu ERG của R.Aldetfer (1972). ..................................................... 2
2
2.2.3 Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959). ......................................................... 2
2
2.2.4 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964). .................................................. 2
3
2.2.5 Thuyết công bằng của Stacy Adams (1963). ..................................................... 2
3
2.2.6 Các mô hình nghiên cứu liên quan đến tạo động lực làm việc......................... 2
3
2.3

Các hoạt động tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Cổ phần Dược

phẩm Trường Thọ. ...................................................................................................... 24
2.3.1 Đãi ngộ tài chính. ............................................................................................... 2
5


2.3.2 Tạo cơ hội đào tạo thăng tiến cho người lao động.................................................. 26
2.3.3 Chú trọng môi trường điều kiện làm việc................................................................... 26
2.3.4 Đặc điểm công việc............................................................................................................ 26
2.3.5 Sự công nhận và đánh giá công bằng.......................................................................... 27

2.3.6 Các mối quan hệ trong công việc.................................................................................. 27

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRƯỜNG THỌ........................................ 29
3.1 Thực trạng tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Cổ phần Dược phẩm
Trường Thọ.......................................................................................................................................... 29
3.1.1 Thực trạng Đãi ngộ tài chính.......................................................................................... 32
3.1.2 Thực trạng Cơ hội đào tạo thăng tiến.......................................................................... 39
3.1.3 Thực trạng Điều kiện môi trường làm việc................................................................. 44
3.1.4 Thực trạng Đặc điểm công việc..................................................................................... 49
3.1.5 Thực trạng Sự công nhận đánh giá công bằng......................................................... 53
3.1.6 Thực trạng Các mối quan hệ trong công việc............................................................ 57
3.2 Đánh giá chung........................................................................................................................... 61
3.2.1 Những thành tựu đạt được............................................................................................... 61
3.2.2 Những hạn chế cần khắc phục........................................................................................ 62


3.2.3 Biểu đồ nhân quả................................................................................................................ 63

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRƯỜNG THỌ....................66
4.1 Định hướng phát triển, tầm nhìn của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ
đến năm 2025...................................................................................................................................... 66
4.2 Các giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên Công ty Cổ phần Dược
phẩm Trường Thọ.............................................................................................................................. 67
4.2.1 Giải pháp “Tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới”................................................... 67
4.2.2 Giải pháp “Điều động nhân sự nội bộ kết hợp điều chỉnh chính sách đãi ngộ
tài chính”......................................................................................................................................... 72
4.2.3 Giải pháp cải thiện “Điều kiện môi trường làm việc” ........................................... 75
4.3 Kiến nghị....................................................................................................................................... 77


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CP: Cổ phần
HĐQT: Hội đồng quản trị
BGĐ: Ban giám đốc
NV: Nhân viên
NLĐ: Người lao động
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
PGS: Phó giáo sư
TS: Tiến sĩ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hiệu quả công tác quản trị nhân sự tại công ty 2016 - 2018
Bảng 1.2 : Bảng số lượng lao động của doanh nghiệp từ năm 2016- 2018
Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của công ty từ 2016- 2018
Bảng 1.4 : Tình hình nhân sự theo phòng ban chi nhánh làm việc năm 2018
Bảng 1.5: Tỷ lệ hoàn thành công việc từ 2016-2018
Bảng 1.6: Kết quả thống kê tỷ lệ các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành công việc
của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ năm 2018
Bảng 1.7: Tỷ lệ tăng giảm lao động từ 2016-2018
Bảng 1.8: Tỷ lệ số lượng mẫu khảo sát phân tầng theo chi nhánh làm việc
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu tham khảo
Bảng 3.1: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của “Động lực làm việc”

Bảng 3.2: Tỷ lệ hoàn thành công việc từ 2016-2018
Bảng 3.3: Thâm niên lao động của nhân viên
Bảng 3.4: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thành phần “Đãi ngộ tài chính”
Bảng 3.6: Bảng thu nhập bình quân của lao động trong công ty
Bảng 3.7: Mức quy định doanh số hưởng hoa hồng của công ty
Bảng 3.8: Bảng quy chế tiền thưởng theo ngày công của công ty


Bảng 3.9: Mức phụ cấp cơm trưa theo quy định từ năm 2016 đến 2018
Bảng 3.10: Các khoản chi khác trong công ty
Bảng 3.11: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thành phần “Đào tạo thăng tiến”
Bảng 3.12: Tỷ lệ nhân viên tham gia các chương trình đào tạo năm 2018
Bảng 3.13: Khảo sát cảm nhận về cơ hội thăng tiến của nhân viên năm 2018
Bảng 3.14: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn “Điều kiện môi trường làm việc”
Bảng 3.15: Tiêu chuẩn văn phòng làm việc
Bảng 3.16: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thành phần “Đặc điểm công việc”
Bảng 3.17: Tổng hợp thay đổi nhân sự đảm nhiệm chức vụ Giám đốc chi nhánh Bình
Dương
Bảng 3.18: Tổng hợp sáng kiến ý tưởng đề xuất của nhân viên
Bảng 3.19: Tỷ lệ người thôi việc từ năm 2016 - 2018
Bảng 3.20: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thành phần “Sự công nhận và đánh
giá công bằng”
Bảng 3.21: Kết quả đánh giá nhân sự năm 2016- 2018
Bảng 3.22: Chương trình “Bản tin thu đua”
Bảng 3.23: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn “Các mối quan hệ trong công việc”
Bảng 4.1: Thống kê số lượng nhân viên cần bổ sung thêm cho các phòng ban


Bảng 4.2: Tổng hợp nội dung chương trình đào tạo đối với nhân viên mới
Bảng 4.3: Dự trù kinh phí hỗ trợ thực nghiệm sản phẩm quy trình mới

Bảng 4.4: Bảng dự kiến chi phí sinh hoạt và công tác phí trong năm 2019-2020
Bảng 4.5 : Bảng tổng hợp mức lương tối thiểu vùng hiện nay và đề xuất
Bảng 4.6: Bảng chi phí dự kiến đầu tư cơ sở vật chất năm 2020
Bảng 4.7: Kế hoạch thực hiện giải pháp tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow
Hình 3.1: Biểu đồ nhân quả “Động lực làm việc của nhân viên thấp”
Hình 4.1: Quy trình tuyển dụng nhân sự


TÓM TẮT
Thị trường sản xuất kinh doanh dược phẩm ngày càng phát triển và cạnh tranh gay
gắt, theo đó nguồn nhân lực dược có trình độ cao cũng trở nên thiếu hụt. Nghiên cứu
“Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm
Trường Thọ”, được tiến hành tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ từ tháng 1
đến tháng 10 năm 2019. Nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ổn
định chất lượng cao, giúp thu hút và giữ chân nhân tài.
Kết quả nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu như:
(1) Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho nhân viên hiện nay tại công ty Cổ
Phần Dược Phẩm Trường Thọ;
(2) Xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề về động lực làm việc của nhân viên tại công
ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ;
(3) Đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty Cổ phần Dược
phẩm Trường Thọ.
Cuối cùng, căn cứ từ thực trạng các hoạt động tạo động lực làm việc cho nhân
viên của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ, nghiên cứu đã đề xuất các nhóm
giải pháp như: tập trung ổn định nhân sự để giải quyết vấn đề. Trong đó: giải pháp thứ
nhất tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới, thứ hai điều động nhân sự nội bộ kết hợp điều

chỉnh chính sách đãi ngộ tài chính, thứ ba cải thiện môi trường và điều kiện làm việc.
Căn cứ ưu nhược điểm và mức độ khả thi của các giải pháp, nghiên cứu kiến nghị kế
hoạch thực hiện giải pháp tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới dựa trên tình trạng thực tế
của công ty. Giải pháp này giúp khắc phục được nguyên nhân gốc là nhân sự không ổn
định giải pháp còn giúp ích cho việc giải quyết những nguyên nhân khác như đào tạo,
đặc điểm công việc, các mối quan hệ trong công việc, công nhận và đánh giá công bằng
cho tất cả các nhân viên.


ABSTRACT
The manufacturing market for pharmaceutical business is increasingly evolving
and harshly competitive, according to which high-level pharmaceutical human resources
also become deficient. The research "The motivation solution for employees at Truong
Tho Pharmaceutical joint stock company", which was conducted at Truong Tho
Pharmaceutical Joint stock company from May 6 to Dec. 2019. The research helps to
solve the problem of high-quality, stable human resource shortages that attract and
retain talent.
The results of research have achieved initial research objectives such as:
(1) Analyzing the current situation of activities to motivate employees of Truong Tho
Pharmaceutical Joint Stock Company;
(2) Identify the cause of low employees motivation of Truong Tho Pharmaceutical Joint
Stock Company;
(3) Propose solutions to create the working motivation of employees of Truong Tho
Pharmaceutical joint stock company.
Finally, based on the situation of the motivation activities to work for employees
of Truong Tho Pharmaceutical joint stock company, the research has proposed solutions
groups. The first solution is recruiting and training new employees, the second is
mobilizing internal personnel in combination with adjusting the remuneration, benefits
for employees, the third improving environmental conditions work. Based on the
advantages and disadvantages and the feasibility of the solutions, research and propose

plan to implement new recruitment and training solutions based on the actual situation
of the company. This solution helps to overcome the root cause of personnel stability, it
also helps to solve other causes such as training, job characteristics, job relationships,
fair recognition and evaluation for all employees.


1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ.
1.1.1 Giới thiệu chung
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ được thành lập từ tháng 3/2000, tiền
thân là Công ty TNHH Dược Phẩm Trường Thọ, là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất,
kinh doanh dược phẩm. Hiện nay công ty đặt trụ sở chính tại 93 Linh Lang, Phường
Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội và có 7 chi nhánh trên cả nước. Công ty hoạt động
chính trong các lĩnh vực: Sản xuất và kinh doanh thuốc đông dược; tân dược; đồ uống
không cồn, nước khoáng, rượu; trang thiết bị y tế; mỹ phẩm; thực phẩm chức năng. Chế
biến và sản xuất hóa dược và dược liệu. Sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu:
Vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, thuốc phiến, thuốc có nguồn
gốc từ thiên nhiên. Công ty CP Dược phẩm Trường Thọ vinh dự là một trong số ít doanh
nghiệp tiêu biểu được nhận giải thưởng “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng” và
“Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”.
1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Không ngừng nỗ lực vươn lên trở thành một trong những công ty sản xuất
Dược phẩm vững mạnh, hàng đầu Việt Nam. Tập trung phát triển những dòng sản phẩm
thuốc tân dược có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn tương đương về sinh học và điều trị.
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc đông dược từ những bài thuốc cổ phương
có giá trị điều trị cao. Quy hoạch vùng trồng, kinh doanh dược liệu và chuẩn hóa các
nguyên liệu dược liệu đạt chuẩn dùng trong đông y. Nỗ lực mở rộng, nâng cao năng lực
sản xuất, phân phối trên toàn quốc. Xây dựng môi trường chuyên nghiệp, đào tạo các

cán bộ chuyên môn giỏi và tinh thần trách nhiệm cao với sức khỏe cộng đồng.


2

Sứ mệnh: Công Ty Cổ phần Dược Phẩm Trường Thọ tập trung nghiên cứu, phát triển và
phân phối các sản phẩm thuốc tân dược, đông dược và dược liệu có chất lượng cao, an
toàn và hiệu quả với người tiêu dùng Việt.
Giá trị cốt lõi: Với tư duy chất lượng là số 1, là sự sống còn của doanh nghiệp. Công ty
CP Dược phẩm Trường Thọ luôn chú trọng các hoạt động sản xuất và không ngừng tư
duy cải tiến và nâng cao năng lực hoàn thiện hơn về sản phẩm thuốc cho người Việt.
Đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc và luôn cố gắng
nỗ lực mang đến những sản phẩm tốt nhất vì sức khỏe cộng đồng. Lắng nghe, thấu hiểu
và chăm sóc sức khỏe người dân qua những sản phẩm chất lượng, hình thức tư vấn sản
phẩm và theo dõi quá trình sử dụng sản phẩm. Từ đó góp phần nâng cao cách sử dụng
thuốc đúng và xây dựng một môi trường sức khỏe toàn diện.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường thọ
Nguồn: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường thọ


3

Công ty cơ cấu theo mô hình gồm: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết; Hội đồng quản trị bao gồm 05 thành viên có nhiệm kỳ 05 năm với
trách nhiệm giám sát ban Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác; Ban
Kiểm soát hiện tại có 03 thành viên cũng có nhiệm kỳ 05 năm, hoạt động độc lập với
Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Nhiệm vụ của Ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp
lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty; Ban

Giám đốc gồm 01 Tổng giám đốc và 03 phó giám đốc, BGĐ chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
được giao; Và các phòng ban chức năng thực hiện chuyên môn hóa các chức năng
quản lý riêng biệt, công ty hiện có các phòng ban chức năng chính: Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Kỹ thuật quản lý: phòng nghiên cứu phát triển, xưởng hóa dược, 02 chi
nhánh đặt nhà máy sản xuất; Phòng Hành chính nhân sự; Phòng Kinh doanh quản lý:
phòng kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh dược phẩm, phòng kinh
doanh dược liệu, phòng thị trường marketing, 05 chi nhánh thương mại của công ty;
Phòng Chất lượng quản lý: phòng đảm bảo chất lượng và kho vận.
1.1.4 Tình hình lao động
Bảng 1.1: Hiệu quả công tác quản trị nhân sự tại công ty 2016 - 2018
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lao động
Lợi nhuận/ lao động

Năm
2016

2017

27.331

30.952

498
54,88

%
2018


2017/2016 2018/2017

32.082

113%

104%

571

544

115%

95%

54,21

58,97

99%

109%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính


4


Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần qua các năm, năm 2017 so với năm
2016 tăng 13%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 4%. Trong khi đó số lượng lao
động của công ty lại biến động liên tục nhưng nhìn chung lợi nhuận sau thuế trên một
lao động có xu hướng tăng không đều. Cụ thể lợi nhuận sau thuế trên một lao động
năm 2018 tăng 9% so với năm 2017, trong khi năm 2017 lại chỉ đạt 99% so với năm
2016, qua đó cho thấy công tác quản trị nhân sự không ổn định cần có những biện
pháp khắc phục kịp thời.
Bảng 1.2 : Bảng số lượng lao động của doanh nghiệp từ năm 2016- 2018
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Số lượng lao động
Thạc sĩ

2016

Năm
2017

So sánh (%)
2017/2016
2018/2017

2018

498

571

544


115

95

4

7

7

175

100

Đại học, Cao đẳng

312

354

323

113

91

Tr.cấp & lđ p.thông

182


210

214

115

102

Nam

295

315

301

107

96

Nữ

203

256

243

126


95

Nguồn: Theo báo cáo nhân sự của công ty năm 2018
Tổng số lao động trong công ty tăng giảm không đều, năm 2017 so với năm
2016 tăng 73 người tương ứng với tốc độ tăng là 15%, năm 2018 lại giảm so với năm
2017 là 27 người tương đương với 5%. Xét theo trình độ nhân sự: Số lượng lao động
trình độ thạc sĩ tăng và giữ ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2016 doanh nghiệp có 4
người thì đến năm 2017 là 7 người và năm 2018 vẫn duy trì là 7 người. Công ty tận
dụng nguồn lao động trung cấp và lao động phổ thông để tiết kiệm chi phí vào những
việc như kiểm đếm, đóng gói sản phẩm, giao nhận hàng hóa, vệ sinh nhà xưởng máy


5

móc... Năm 2017 tăng so với năm 2016 là 28 người tương đương với tăng là 15%. Năm
2018 so với năm 2017 tăng 4 người tương đương 2%. Bên cạnh đó, nguồn nhân sự
chính ở công ty là nhóm nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 59%
(năm 2018). Lao động ở trình độ đại học, cao đẳng là nhóm lao động có sự thay đổi
đáng kể nhất trong 3 năm gần đây, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 42 người tương
đương tăng 13%. Năm 2018 so với năm 2017 giảm 31 người tương đương với giảm
9%. Xét theo giới tính: Năm 2018, số nhân viên nữ chiếm 45% trong tổng số nhân
viên, trong khi đó số nhân viên nam chiếm 55%. Do tính chất và đặc thù của công việc
là sản xuất kinh doanh dược phẩm, cần một lượng lớn nhân viên làm những việc liên
quan đến vận hành- bảo trì máy móc và một số nhân viên nam chủ yếu làm những công
việc nặng nhọc hơn như các công việc giao hàng, vận chuyển… nên số nhân viên nam
làm việc tại công ty luôn lớn hơn số nhân viên nữ.
Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của công ty từ 2016- 2018

Khoảng tuổi
20-30

31-40
≥41
Tổng

2016

Số người lao động
2017
2018

342
134
22
498

406
143
22
571

386
138
20
544

%
2017/2016
119
107
100

115

2018/2017
95
97
91
95

Nguồn: Trích báo cáo nhân sự của công ty năm 2018
Xét theo cơ cấu tuổi: Đội ngũ nhân viên của công ty có tuổi đời khá trẻ. Số nhân viên có
độ tuổi 20 – 30 chiếm đa số trong tổng số lao động của công ty qua các năm. Do đặc thù
ngành nghề kinh doanh của công ty vì vậy việc thay đổi nhân sự liên tục ở độ tuổi này là
việc thường xuyên xảy ra ở các công ty. Năm 2017 nhân viên độ tuổi 20 – 30 tăng 64
người so với năm 2016 tương đương với 19%, nhưng đến năm 2017 lại giảm mạnh đến
5% tương đương 20 người. Số lượng nhân viên ở độ tuổi 31-40 cũng


6

tăng giảm không đều trong 3 năm gần đây, năm 2017 tăng 9 người tương đương với 7%
so với năm 2016 và có xu hướng giảm 3%, tương đương 5 người trong năm 2018.
Nhóm trên 41 tuổi chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng số lao động trong công ty (3,7%)
năm 2014 và không thay đổi nhiều qua các năm, năm 2016- 2017 duy trì 22 người
nhưng đến năm 2018 số lượng nhân viên ở nhóm này giảm 2 người, tương đương giảm
9%, nguyên nhân chủ yếu là do việc điều động nhân sự không hợp lý từ các chi nhánh
khác vào chi nhánh Bình Dương dẫn đến tình trạng trên.
Bảng 1.4: Tình hình nhân sự theo phòng ban chi nhánh làm việc năm 2018
Đơn vị: người
Phòng ban


Chi Nhánh
Hà Nội
Nam Định
Cao Bằng
Thanh Hóa
Nghệ An
Quảng Nam
TP. Hồ Chí Minh
Bình Dương
Tổng

Tài
chính
Kế
toán
10
3
1
1
1
1
3
2
22

Kỹ
thuật

18
93

0
0
0
0
0
86
197

Hành
chính
Nhân
sự
9
5
1
1
1
1
3
6
27

Kinh
doanh

Chất
lượng

42
0

20
18
21
17
52
0
170

7
55
0
0
0
0
0
48
110

Ban

điều
hành
8
2
1
1
1
1
2
2

18

Tổng

94
158
23
21
24
20
60
144
544

Nguồn: Theo báo cáo nhân sự của công ty năm 2018
Năm 2018, nhân sự của công ty tập trung chủ yếu ở hai chi nhánh đặt nhà máy sản xuất là:
Nam Định với 158 người chiếm 29% và Bình Dương với 144 người chiếm hơn 26% và chủ
yếu là nhân viên làm việc ở phòng kỹ thuật và chất lượng để phục vụ cho hoạt động sản
xuất của công ty. Ở các chi nhánh khác, nhân sự tập trung chủ yếu ở phòng kinh doanh để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại, hầu như không có nhân viên phòng kỹ thuật
và chất lượng, ngoại trừ tại công ty mẹ ở Hà Nội có 18 nhân viên phòng kỹ thuật và


7

7 nhân viên phòng chất lượng. Hiện nay phòng ban có số lượng nhân sự đông nhất lần lượt
là các phòng Kỹ thuật với 197 người chiếm hơn 36%, Kinh doanh với 170 người hơn 31%,
Chất lượng với 110 người hơn 20%, tổng số nhân viên hai phòng còn lại là Hành chính
nhân sự và Tài chính kế toán chỉ chiếm 9% tổng số, còn lại là thành viên Ban giám đốc.


Cơ cấu nhân sự của công ty tương đối hợp lý với lĩnh vực sản xuất kinh doanh
dược phẩm. Điều này đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh và mở
rộng thị trường của công ty. Nhưng hàng loạt thay đổi nhân sự trong năm 2017-2018 đã
thể hiện rõ những vấn đề công ty đang gặp phải trong việc thu hút và duy trì nguồn lao
động chất lượng cao.
1.2 Nhận diện vấn đề
Bối cảnh của vấn đề: Các doanh nghiệp hiện nay dù hoạt động trong lĩnh vực nào
đều phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ sự phát triển không ngừng của thị trường,
việc sử dụng kết hợp hiệu quả các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ và
con người giúp công ty có thể tồn tại và phát triển. Trong đó yếu tố con người là quan trọng
nhất. Do đó, vấn đề làm sao để tạo được động lực làm việc, làm sao để nhân viên gắn bó
trung thành đã trở thành nỗi băn khoăn không của riêng một doanh nghiệp nào.
Hàng năm, dù có hàng nghìn sinh viên Y, Dược ra trường nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ
nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, khiến cho ngành này luôn ở trong tình trạng thiếu nhân
lực. “Theo thống kê của VietnamWorks, riêng nhu cầu đối với dược sĩ đại học, dược sĩ cao
đẳng chiếm 85,63%, còn lại là nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như tiến sĩ,
thạc sĩ, dược sĩ chuyên khoa I và dược sĩ chuyên khoa II chiếm 14,3%. Hiện tại nước ta còn
thiếu rất nhiều nhân lực dược có trình độ cao. Nhân lực dược có trình độ đại học trở lên chỉ
chiếm 19% trong đó tiến sĩ dược học 1,21%, thạc sĩ 1,73%. ” Do đó dẫn đến việc các doanh
nghiệp thường tranh nhau mời nhân tài về công ty mình nhất là đối với những người có kinh
nghiệm làm ở mảng nghiên cứu và sản xuất. Đây cũng


8

chính là cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này làm
sao để thu hút nhân tài và giữ chân họ, tạo động lực làm việc cho họ để họ đóng góp,
phấn đấu hết mình vì doanh nghiệp.
Trong 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dược
phẩm, thực phẩm, công ty CP DP Trường Thọ luôn không ngừng cố gắng phát triển, mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều
vấn đề, thách thức nhất là vấn đề về nhân sự.
Triệu chứng của vấn đề: Theo báo cáo của bộ phận nhân sự, tỷ lệ hoàn thành
công việc tại Công ty CP Dược phẩm Trường Thọ có xu hướng giảm điển hình là năm
2017 với 92% và năm 2018 chỉ hoàn thành 89%, dù chi nhánh mới đã đi vào hoạt động,
công ty cũng đã nhập mới nhiều trang thiết bị, tuyển dụng thêm nhân viên mới nhưng tỷ
lệ vẫn không cải thiện mà càng có xu hướng giảm.
Bảng 1.5: Tỷ lệ hoàn thành công việc từ 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Sản lượng chỉ tiêu
Sản lượng thực tế
Tỷ lệ hoàn thành công
việc (%)

Năm

%

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

127


130

142

102

109

125

119

126

95

106

98

92

89

94

97

Nguồn: Phòng nhân sự

Sản lượng thực tế năm 2017 giảm so với 2016 (6 tỷ đồng), đến năm 2018 sản lượng
thực tế có tăng (2018 là 126 và năm 2017 là 119) tuy nhiên sản lượng chỉ tiêu mong đợi
ở năm 2018 cũng tăng cao 11 tỷ đồng so với năm 2017 nên nhìn chung tỷ lệ hoàn thành


9

công việc của nhân viên trong 3 năm gần đây vẫn có xu hướng giảm. Năm 2018 chỉ đạt
89% so với sản lượng chỉ tiêu đề ra và chỉ bằng 97% so với tỷ lệ hoàn thành công việc
năm 2017 là 92%.
Bảng 1.6: Kết quả thống kê tỷ lệ các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành công
việc của nhân viên Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ năm 2018
STT

Nội dung

Tỷ lệ (%)

1

Cơ sở vật chất

36

2

Động lực làm việc của cán bộ nhân viên

67


3

Quy trình kỹ thuật

44

4

Đội ngũ quản lý

31
Nguồn: Phòng nhân sự

Năm 2018, phòng nhân sự Công ty CP Dược phẩm Trường Thọ đã thực hiện khảo sát tất cả
các nhân viên trong công ty để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành công
việc, năng suất lao động của cán bộ nhân viên tại công ty, kết quả khảo sát được nêu trong
bảng 1.6: Yếu tố có tỷ lệ chọn cao nhất là yếu tố Động lực làm việc. Bên cạnh các yếu tố
đầu tư về trang thiết bị cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tiên tiến, công ty càng phải chú trọng quan
tâm nhiều hơn đến công tác tạo động lực làm việc cho Cán bộ công nhân viên làm việc tại
công ty. Ngoài ra, ngày càng nhiều nhân viên muốn nghỉ việc, từ 571 nhân viên năm 2017
giảm còn 544 nhân viên năm 2018, giảm 4,7% tỉ lệ người lao động. Mặc dù Công ty CP
Dược phẩm Trường Thọ cũng có những chính sách nhằm tạo động lực làm việc của nhân
viên nhưng vẫn còn chưa quan tâm đúng mức, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của yếu
tố này vì vậy vẫn có những vấn đề liên tục xuất hiện và phát triển chưa được giải quyết. Để
tìm hiểu thực trạng tạo động lực làm việc của nhân viên Công ty CP Dược Phẩm Trường
Thọ và đề xuất một số giải pháp giúp tạo động lực phù hợp


10


với thực trạng của công ty hiện nay giúp người lao động gắn bó lâu dài và tăng năng
suất hiệu quả làm việc, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tạo động lực làm việc cho
nhân viên tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ”.
Các vấn đề của nghiên cứu: Sau khi thành lập chi nhánh đầu tiên hoạt động sản
xuất tại khu vực phía Nam tại Bình Dương, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trường Thọ
đã tái cơ cấu ba lần, với nhiều điều động nhân sự ở toàn công ty cũng như điều chỉnh
các chính sách về lương thưởng, phúc lợi. Việc thay đổi liên tục nhân lực đặc biệt là đội
ngũ quản lý cùng với các thay đổi về chính sách dẫn đến nhân viên chưa thích nghi hoàn
cảnh làm việc khiến nhân viên cảm thấy hoang mang lo lắng, thậm chí bất mãn, động
lực làm việc cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến tình trạng tỷ lệ hoàn thành công việc
cũng bị ảnh hưởng.
Bảng 1.7: Tỷ lệ tăng giảm lao động từ 2016-2018
Đơn vị: người
Chỉ tiêu

Năm
2016

%

2017

2018

2017/2016

2018/2017

Tổng số lao động


498

571

544

115

95

Số lđ tuyển thêm

66

126

38

191

30

37

53

65

143


123

42

171

Số lđ thôi việc
Tỷ lệ thôi việc/ tuyển
thêm (%)

56

Nguồn: Phòng nhân sự
Ngày càng nhiều nhân viên muốn nghỉ việc, năm 2018 số lượng tuyển mới trong năm là
38 người, số lao động nghỉ việc là 65 người, tăng 6,6% tỉ lệ nghỉ việc so với 2017 là 61
người. Căn cứ vào bảng số liệu 1.7, có thể thấy sự biến động liên tục số lượng lao động


×