Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Sinh học lớp 8: 1 lí thuyết bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.71 KB, 1 trang )

BÀI GIẢNG: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
CHUYÊN ĐỀ: TIÊU HÓA - TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
MÔN SINH LỚP 8
GIÁO VIÊN: NGUYỄN ĐỨC HẢI - TUYENSINH247.COM
I. BÀI TIẾT
- Bài tiết: Là một hoạt động của cơ thể, lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác ra khỏi cơ thể.
- Các sản phẩm thải chủ yếu:
+ CO2 do phổi thực hiện bài tiết.
+ Nước tiểu do thận bài tiết.
+ Mô hôi được bài tiết qua da.
- Thận: Thải 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO2)
- Da: Bài tiết khoảng 10%.
- Nếu quá trình bài tiết bị ngưng trệ → chất thải sẽ tích tụ lại trong máu → Cơ thể bị nhiễm độc.
II. CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
+ Thận gồm 2 quả thận:
+ Mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12,5cm, nặng khoảng 170g gồm các vùng:
+ Phần vỏ: Màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm, dày 7 – 10mm.
+ Phần tủy: Màu vàng.
+ Bể thận: Khoang rỗng phía trong, nối với ống dẫn nước tiểu.
+ Mỗi quả thận có 1 triệu đơn vị chức năng là nơi lọc máu, hình thành nước tiểu. đơn vị chức năng của thận
bao gồm:
+ cầu thận: Thực chất là búi mao mạch dày đặc.
+ Nang cầu thận: Còn được gọi là nang Baoman, thực chất là một cái túi gồm 2 lớp mà lớp trong tiếp giáp với
cầu thận (búi mao mạch).
+ Các ống thận: Gồm ống lượn gần; Quai Henlê; Ống lượn xa. Ống lượn gần và ống lượn xa nằm trong phần
vỏ, quai Henle nằm trong phần tủy.

1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!





×