Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.4 KB, 2 trang )
Bài 4. ĐỘT BIẾN GEN
I. Khái niệm và các dạng đột biến gen.
1. Khái niệm.
* ĐBG là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này liên quan đến
một cặp nucleotit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nucleotit.
- Tần số đột biến trong tự nhiên 10
-6
- 10
-4
.
- Nhân tố gây đột biến gọi là tác nhân gây đột biến.
* Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình.
2. Các dạng đột biến gen.
a. Đột biến thay thế.
- Một cặp nuclêôtit riêng lẻ trên ADN được thay thế bằng một cặp nuclêôtit khác.
- Dạng đb này nếu không ảnh hưởng đến bộ ba mở đầu hoặc kết thúc, có thể làm thay đổi trình tự
1 axit amin.
b. Đột biến thêm hay mất một cặp nuclêôtit
- Một cặp nu bị mất hoặc thêm vào trong quá trình nhân đôi ADN
- Làm cho trình tự axit amin thay đổi từ vị trí đột biến.
=> Do đó dạng mất hoặc thêm 1 cặp nu ở càng gần bộ ba mở đầu càng gây hậu quả nghiêm trọng
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
1. Nguyên nhân.
- Sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN do đứt gãy các liên kết hoá học.
- Tác động của các tác nhân vật lí, hoá học sinh học làm biến đổi cấu trúc của gen dẫn đến đột
biến.
2. Cơ chế phát sinh đột biến.
- Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN:
+ Các bazơ nitơ tồn tại dạng thường và dạng hiếm, dang hiếm có vị trí liên kết hidrro thay đổi
làm chúng kết cặp không đúng trong tái bản dẫn đến phát sinh đột biến gen.
+ VD : G