Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Sinh học lớp 8: 10 lí thuyết dây thần kinh tủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.07 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: DÂY THẦN KINH TỦY
CHUYÊN ĐỀ: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
MÔN SINH LỚP 8
GIÁO VIÊN: NGUYỄN ĐỨC HẢI - TUYENSINH247.COM

I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy
- Số lượng: 31 đôi dây thần kinh tủy (tương ứng với 31 đốt
sống) được phát đi từ tủy sống nằm trong ống xương sống.
- Cấu tạo: Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm:
+ Các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống
qua rễ sau (rễ cảm giác).
+ Các nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống
bằng các rễ trước (rễ vận động).
+ Các nhóm sợi sau khi đi qua khe giữa 2 đốt sống nhập lại
thành dây thần kinh.
→ Dây thần kinh tủy là dây pha.

II. Chức năng của dây thần kinh tủy
Thí nghiệm của nhóm Nga và Thúy
Bước 1: Tiến hành mổ cung các đốt sống cuối cùng ở ếch để tìm rễ tủy.
Bước 2: Tiến hành cắt các rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau phía bên phải.
Bước 3: Tiến hành cắt các rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau phía bên trái.
Bước 4: Đợi ếch hết choáng, lần lượt kích thích các chi sau bên phải và bên trái bằng dung dịch HCl 1%.
Bước 5: Ghi lại kết quả quan sát được vào bảng.

1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Thí nghiệm



Điều kiện thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm

1. Kích thích bằng
HCl chi sau bên phải

Rễ trước bên phải bị cắt

Chi đó không co (chân phải) nhưng co chi sau
bên trái và cả hai chi trước.

2, Kích thích HCl vào
chi sau bên trái

Không có chi nào co.

Không chi nào co cả.

Chức năng chung của dây thần kinh tủy là dẫn truyền xung thần kinh, trong đó:
Rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.
Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về trung ương.

Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, Quang đã vô ý thức mũi kéo làm
đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất?

Muốn xác định rễ nào còn, rễ nào đã đứt, ta chỉ cần:
Kích thích mạnh chi trước (còn cả rễ sau và rễ trước vì không mổ đến).
Chi sau bên nào co thì chứng tỏ rễ trước bên đó còn.

Tiếp tục kích thích các chi sau.
- Rễ sau bên nào còn thì kích thích vào chi đó sẽ làm co chi còn lại rễ trước hoặc co
các chi trên, nếu không thấy co chi nào cả thì chắc chắn rễ sau bên đó đã đứt.

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×