Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngữ văn lớp 8: Đề thi thuế máu đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.05 KB, 3 trang )

THI ONLINE_THUẾ MÁU_ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- Học sinh nắm được vấn đề chính và ý nghĩa nhan đề của văn bản
- Rèn kĩ năng viết bài.
Câu 1: (ID: 206370) Nhận biết
Văn bản Thuế máu đặt ra vấn đề gì? Ba phần trong văn bản có mối quan hệ thế nào trong việc bộc lộ chủ
đề văn bản?
Câu 2: (ID: 206371) Thông hiểu
Em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề Thuế máu?
Câu 3: (ID: 206372) Vận dụng cao
Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau: “Trong văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc, thực dân
Pháp có những thủ đoạn hết sức nham hiểm, tàn nhẫn đối với người dân thuộc địa” (trong đó sử dụng một câu
nghi vấn, gạch chân câu nghi vấn)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1

Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản
Cách giải:
- Vấn đề đặt ra: chính quyền thực dân đã tìm mọi cách biến người dân thuộc địa thành vật hi
sinh phục vụ lợi ích của chúng trong cuộc chiến tranh tàn khốc.
- Bố cục ba phần hết sức hợp lý: (phần 1: chiến tranh và người bản xứ; phần 2: chế độ lính tình
nguyện; phần 3: kết quả của sự hi sinh) vì người đọc có thể thấy được sự tàn bạo của chính
quyền thực dân và nỗi thống khổ của người dân thuộc địa theo trình tự thời gian: trước, trong và
sau chiến tranh. Trình tự này đã bóc trần sự bịp bợm, giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực
dân.



1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 2

Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản
Cách giải:
Nhan đề “Thuế máu” có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc và đầy sức ám ảnh:
- Cho thấy số phận thảm thương của người dân các nước thuộc địa.
- Qua đó thể hiện sự căm phẫn, thái độ mỉa mai, châm biếm đối với tội ác của chính quyền thực
dân. Chúng sử dụng xương máu của chính người dân các nước thuộc địa để thực hiện cuộc
chiến tranh phi nghĩa.

Câu 3

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Về hình thức: Viết đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đặt ở đầu đoạn. Trong đoạn văn sử dụng
câu nghi vấn.
* Về nội dung: thấy được thủ đoạn nham hiểm của thực dân Pháp. Nội dung cần đảm bảo các ý
sau:
Thái độ bịp bợm của chủ nghĩa thực dân được tác giả thể hiện rất sinh động:
- Trước khi chiến tranh xảy ra, người bản xứ bị coi là giống người “bẩn thỉu”, bị khinh miệt và
bị đối xử tàn nhẫn như súc vật “giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị
nhà ta”.
- Nhưng khi chiến tranh xảy ra, chính quyền thực dân đổi giọng, lừa bịp, tâng bốc họ thành
những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”,… Mục đích
của chúng là dụ dỗ người dân, biến họ thành vật hi sinh.
- Chúng thực hiện chế độ bắt lính “tình nguyện”. Nhưng có đúng là người dân các nước thuộc

địa tình nguyện đi lính không? Quả thực không hề có ai tình nguyện cả, để có đủ số lính thực
dân Pháp phải thực hiện đủ mọi thủ đoạn, mánh khóe để bắt lính, cách nói mới mỉa mia, châm
biếm làm sao. Chúng lùng sục, vây bắt, cưỡng bức tất cả người dân thuộc địa. Với những đứa
con nhà giàu không muốn đi lính chúng bắt phải xì tiền ra, chúng sẵn sàng đối xử tàn bạo với
những người chống đối. Thực tế chúng vô cùng tàn bạo, áp bức, bóc lột nhân dân nhưng lại
luôn dùng các mĩ từ để nhằm lừa bịp người dân.
- Khi chiến tranh kết thúc, chúng im bặt, lột hết tất cả của cải, đánh đập dã man người dân
thuộc địa, chúng quả là những kẻ xảo trá, lật lọng. Không chỉ vậy chúng còn tặng thẻ “môn bài”
bán lẻ thuốc phiện cho vợ của những người lính bị thương, đây chính là cách để đầu độc người
dân, một cách thức vô cùng dã man, độc ác.

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


=> Chúng thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×