Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Địa lý lớp 9: Bài giảng đồng bằng sông Cửu long tiết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.52 KB, 4 trang )

BÀI GIẢNG: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiết 2)
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ

MÔN ĐỊA: LỚP 9
CÔ GIÁO: ĐỖ THỊ THANH NGA – Tuyensinh247.com
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Nông nghiệp.
- Chiếm tỉ trọng lớn, nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu GDP của vùng
a. Trồng trọt
*Sản xuất lương thực
- Diện tích, sản lượng lúa chiếm > 50% cả nước
- Bình quân lương thực: 1352,3 kg/người (2016), cao nhất cả nước.
- Phân bố: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An…
*Ý nghĩa:
+ Là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước.
+ Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nư\ớc.
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
*Cây ăn quả: là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
*Cây công nghiệp: dừa, mía, đậu tương, ...
b. Thủy sản
- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% so với cả nước.
- Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá xuất khẩu.
- Phân bố: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
c. Chăn nuôi
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.
d. Lâm nghiệp
- Rừng tràm trên đất phèn (An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau), rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà
Mau.
2. Công nghiệp.
- Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng còn thấp, và đứng thứ 3 cả nước


- Các ngành chính: chế biến lương thực thực phẩm (quan trọng nhất), cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Phân bố: tại các thành phố và thị xã
- Trung tâm công nghiệp lớn nhất: Cần Thơ
3. Dịch vụ.
- Có tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế.
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thuỷ sản
đông lạnh, hoa quả.
- Có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái trên sông, miệt vườn, biển đảo…

1

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ
- TP. Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Tân An, Cà Mau.
- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.
- Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau).
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN (SGK trang 133)
Bài 1. Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất
lương thực lớn nhất của cả nước ?
- Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất
của cả nước:
- Địa hình bằng phẳng, thuận lợi để sản xuất lương thực với quy mô lớn.
- Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảnng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3
diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
- Đất phù sa được bồi đắp thường xuyên, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và
sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa.
- Khí hậu nóng ẩm, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.

- Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thuộc hệ thống sông Tiền sông Hậu cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn
nước tưới tiêu cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn.
- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng
lúa, có kinh nghiệm sản xuất lúa hàng hóa.
- Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,
Bài 2. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối
với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông
nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bài 3. Dựa vào bảng 36.3:
Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhận xét.
Bảng 36.3. Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)
1995
2000
2002
Vùng
Năm
Đồng bằng sông Cửu Long
819,2
1169,1
1354,5
Cả nước
1584,4

2250,5
2647,4

2

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


* Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (1995 -2002)
*Nhận xét:
- Nhìn chung sản lượng thủy cả nước và đồng bằng sông Cửu Long đều tăng liên tục.
+ Sản lượng thủy sản cả nước tăng nhanh từ 1584,4 nghìn tấn (1995) lên 2647,4 nghìn tấn (2002), tăng
gấp 1,67 lần.
+ Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 819,2 nghìn tấn (1995) lên 1354,5 nghìn tấn
(2002), tăng gấp 1,65 lần.
- Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng thủy sản
cả nước (trên 50%), năm 1995 thủy sản đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,7% so với cả nước và năm 2002
chiếm 51,2%.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp lớn nhất của Đồng
bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ.
B. Long Xuyên.
C. Hà Tiên.
D. Tân An.
Câu 2 . Trong cơ cấu công nghiệp của vùng ĐB sông Cửu Long ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là :
A. Sản xuất vật liệu xây dựng
B. Chế biến lương thực thực phẩm

C. Cơ khí nông nghiệp
D. Dệt ,may
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Vùng

3

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

2005

2014

2005

2014

Đồng bằng sông Hồng

1 186,1

1 122,7

6 398,4

7 175,2


Đồng bằng sông Cửu Long

3 826,3

4 249,5

19 298,5

25 475, 0

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sồng Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Đồng bằng sông Hồng có diện tích giảm, sản lượng tăng.
B. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tăng, sản lượng tăng.
D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
HẾT

4

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!



×