Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lịch sử lớp 9: Đề thi những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược (1946 1950)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.42 KB, 8 trang )

THI ONLINE – NHỮNG NĂM DẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)
CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NĂM 1954
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 9
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
- Ghi nhớ những nội dung trọng tâm của những năm đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950)
- Suy luận nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, lí do Pháp tấn công Việt Bắc, lí giải nội dung
đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp.
- Phân tích, đánh giá tính chất đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, cách đánh và ý nghĩa của chiến
dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
- Liên hệ “con đường chết” trong chiến dịch Việt Bắc, truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc
được kết thừa trong đường lối kháng chiến chống Pháp.

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

20 (100%)

8 (40%)

6 (30%)

4 (20%)



2 (10%)

PHẦN I: NHẬN BIẾT
Câu 1. Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề gì quan trọng trong ngày 18 và 19/12/1946?
A. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
B. Phát động toàn quốc kháng chiến.
C. Quyết định ủng hộ nhân dân miền Nam kháng chiến chống Pháp.
D. Hoà hoãn với Pháp để kí Hiệp định Phôngtennơblô.
Câu 2. Câu văn sau đây trích trong tài liệu nào?
“Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải
ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
A. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
B. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
C. Tuyên ngôn độc lập.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) là
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. Toàn dân, toàn diện, lâu dài, đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Toàn quân, toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn dân, toàn quân, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 4. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta mở đầu ở
A. Hải Phòng.

B. Hà Nội.

C. Hải Dương.

D. Sài Gòn.


>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
1


Câu 5. Sau khi hoàn thành việc di chuyển và chuyển đất nước sang thời chiến, đảng ta đã có chủ trương gì?
A. Mở chiến dịch Việt Bắc thu – đông.

B. Tấn công tiêu diệt quân Pháp ở Hà Nội.

C. Xây dựng lực lượng về mọi mặt.

D. Đánh bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 6. Một trong những kết quả quan trọng của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 là
A. Bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
B. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.
C. Ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. Đánh bại các trận phục kích của quân Pháp ở Việt Bắc.
Câu 7. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?
A. Thực hiện tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.

B. Tiếp tục âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”.

C. Đánh phá ở biên giới phía Bắc.

D. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

Câu 8. Đâu là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau đó tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí
Minh (14-1-1950): Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào
tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam?

A. Liên Xô.

B. Trung Quốc.

C. Rumani.

D. Bungarri.

PHẦN II: THÔNG HIỂU
Câu 9. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp?
A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng
B. Được Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta.
C. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.
D. Những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) của thực dân
Pháp.
Câu 10. Tại sao thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc vào năm 1947?
A. muốn thiết lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
B. muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
C. muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.
D. muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 11. Văn kiện nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi


Câu 12. Đoạn văn sau đây trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” phản ánh nội dung nào trong đường lối
kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt
Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
A. Kháng chiến toàn dân

B. Kháng chiến toàn diện

>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
2


C. Kháng chiến trường kì

D. Kháng chiến lâu dài

Câu 13. Chiến dịch nào là cuộc phản công lớn đầu tiên của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1946 - 1954)?
A. Chiến dịch Biên giới thu- đông

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

C. Chiến dịch Hòa bình thu- đông

D. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông

Câu 14. Nội dung nào không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
A. Giam chân địch trong thành phố
B. Tạo điều kiện di chuyển cơ quan đầu não, cơ sở vật chất về chiến khu an toàn

C. Hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến
D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
PHẦN III: VẬN DỤNG
Câu 15. Thực dân Pháp chọn đô thị làm điểm tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai
là do
A. Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam
B. Lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng
C. Là nơi thực dân Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
D. Lực lượng của Pháp chủ yếu chiếm đóng ở đây.
Câu 16. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946 – 1954 mang tính chất
A. dân tộc và dân chủ

B. khoa học và đại chúng

C. dân chủ nhân dân

D. chính nghĩa và nhân dân

Câu 17. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 thể hiện cách đánh nào của ta?
A. Đánh du kích ngắn ngày.

B. Đánh nhanh.

C. Đánh điểm diệt viện.

D. Đánh công kiên.

Câu 18. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 là
A. dánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
B. bước đầu làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

C. hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố.
D. giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
PHẦN IV: VẬN DỤNG CAO
Câu 19. Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu
- đông năm 1947?
A. Đường số 4

B. Đường số 3

C. Đường số 2

D. Ngã ba sông Gâm- sông Lô

Câu 20. Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc ta "lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chính nghĩa
thắng hung tàn" được thể hiện rõ nhất qua nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (1946
– 1954)?
A. Kháng chiến toàn dân.

B. Kháng chiến toàn diện.

C. Kháng chiến trường kì.

D. Kháng chiến tự lực cánh sinh.

>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
3


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện bởi Ban chuyên môn Tuyensinh247.com


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

A

B

C


B

D

B

B

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20


A

A

D

D

A

D

A

A

A

C

Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 103.
Cách giải:
Trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)
đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 104.
Cách giải:

Trong văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ““Ai có súng dùng súng.
Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân
Pháp cứu nước”.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 104.
Cách giải:
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) có nội dung là: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực
cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 105.
Cách giải:
Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, quân dân ta chủ động tiến công địch ở thủ đô Hà Nội
– mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 106.
Cách giải:
Sau khi hoàn thành việc di chuyển và nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến, đảng ta đã bắt tay vào xây
dựng lực lượng về mọi mặt nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài (chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục).
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
4


Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 108.
Cách giải:
Cuộc chiến đấu 75 ngày đêm liên tục của quân dân ta tại Việt Bắc đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận

quân Pháp tại Việt Bắc. Căn cứ địa Việt Bắc biến thành “mồ chôn giặc Pháp”. Cơ quan đào não kháng chiến
được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 108.
Cách giải:
Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy
chiến tranh nuôi chiến tranh” nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn diện của ta.
Chọn: D
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 109.
Cách giải:
Sau tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh (14-1-1950), chính phủ nhiều nước chính thức công nhận và đặt quan hệ
ngoại giao với ta: đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đó là Liên Xô, rồi lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác.
Chọn: B
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 103-104, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, C, D: đều là nguyên nhân dẫn đến bủng nổ cuộc kháng chiến toòa quốc chống thực dân Pháp.
- Đáp án B: Mĩ từ năm 1947 mới bắt đầu quan tâm đến chiến tranh Việt Nam và năm 1949 mới bắt đầu viện trợ
cho Pháp thông qua kế hoạch Rơve.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 106, suy luận.
Cách giải:
Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947 nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến
của ta, khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc của ta với quốc tế. Trong đó, tiêu diệt cơ quan đầu
não kháng chiến của ta là mục tiêu quan trọng nhất của Pháp khi tấn công ta ở Việt Bắc.
Chọn: B
Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 104, suy luận.
Cách giải:

>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
5


Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
là những văn kiện lịch sử quan trong về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương
châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh
sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
=> Loại trừ đáp án: A
Chọn: A
Câu 12.
Phương pháp: sgk trang 104, suy luận.
Cách giải:
Đoạn văn trên phản ánh đường lối kháng chiến toàn dân của Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp: huy động toàn dân tham gia cuộc kháng chiến không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tuổi tác,
tôn giáo, dân tộc…để tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược
Chọn: A
Câu 13.
Phương pháp: sgk trang 106, suy luận.
Cách giải:
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946 - 1954) là chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). Vì đây là lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, bộ đội chủ lực Việt Nam phản chống lại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp.
Chọn: D
Câu 14.
Phương pháp: sgk trang 105, suy luận.
Cách giải:

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra nhằm giam chân địch trong thành phố một thời gian dài
để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ
Trung ương Đảng và Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.
=> Loại trừ đáp án: D
Chọn: D
Chú ý:
Đáp án D: là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
Câu 15.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. Do đó tấn công vào các đô thị có thể thực hiện được
âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của đối phương, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây là lí do Pháp chọn đô
thị làm điểm mở đầu cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946.
Chọn: A
Câu 16.
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
6


Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Tính chính nghĩa:
+ Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền >< Pháp
là kẻ xâm lược, phi nghĩa.
+ Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với
Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi >< quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu
thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…=> Cuộc kháng chiến toàn quốc
đã bùng nổ.
- Tính nhân dân: toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng
cốt.

Chọn: D
Câu 17.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Bộ chỉ huy chỉ đạo các khu phải phát động rộng rãi chiến tranh du
kích ngắn ngày:
- Bất ngờ đánh những trận nhỏ dọc theo đội hình, tiêu hao lực lượng để phân tán, kìm chân và gây tâm lý hoang
mang cho địch.
- Điều chỉnh lực lượng, kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội, dân quân, du kích làm nhiệm vụ tại chỗ với các tiểu đoàn
cơ động của Chiến dịch, dùng hình thức phục kích là chính, với quy mô nhỏ, nhằm vào các đơn vị nhỏ của địch
đang vận động làm mục tiêu chủ yếu (trận phục kích tại Đèo Bông Lau và trận Đoan Hùng, Khe Lau)
Chọn: A
Câu 18.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành
phố, tạo điều kiện cho ta bước vào kháng chiến lâu dài => Bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh” của Pháp.
- Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực
dân Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Chọn: A
Câu 19.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo
Bông Lau (30-10), đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của chúng.
Đường số 4 trở thành “con đường chết”, địch ở vào thế bị động
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
7



Chọn: A
Câu 20.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn, ta cần kháng chiến trường kì để tiêu hao sinh
lực địch, khi có điều kiện thuận lợi sẽ tiến công trở lại và giành thắng lợi quyết định. Đây là một trong những nội
dung của Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (1946 – 1954) thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền
thống của dân tộc ta “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chính nghĩa thắng hung tàn".
Chọn: C
----HẾT----

>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
8



×