Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 9: Đề thi mùa xuân nho nhỏ đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.18 KB, 2 trang )

THI ONLINE_MÙA XUÂN NHO NHỎ_ĐỀ 2
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- Học sinh nắm được nội dung khổ 4,5
- Rèn luyện kĩ năng viết bài.
Câu 1: (ID: 195373) Thông hiểu
Từ “Lộc” trong câu “Lộc giắt đầy trên lưng” (trích “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải) có nghĩa là gì?
Tại sao tác giả có thể viết lộc xuân giắt đầy trên lưng người chiến sĩ?
Câu 2: (ID: 195374) Vận dụng
Em có nhận xét gì về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta” trong bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)?
Câu 3: (ID: 195375) Vận dụng cao
Phân tích khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải qua hai khổ thơ sau:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc .”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ”)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1

Câu 2


1

Phương pháp: lí giải
Cách giải:
Từ “lộc” mang nghĩa gốc là chồi non, lá non trên cây nhưng khi nhà thơ viết lộc xuân giắt đầy
trên lưng người chiến sĩ thì nó lại được chuyển nghĩa, tạo nên một tứ thơ mới lạ, độc đáo và bất
ngờ. Cách nói đó không chỉ làm cho lời thơ thêm hay, thêm đẹp mà còn làm cho ý thơ thêm sâu
sắc, gợi liên tưởng phong phú cho người đọc. Phải chăng, nhìn những chiến sĩ đang hành quân,
những vòng lá ngụy trang rung rinh theo nhịp bước quân hành của họ, tác giả như thấy lộc
xuân đang dâng tràn khắp nẻo đường đất nước. Lộc xuân đó là sức sống tươi trẻ, là sắc xuân
tươi xanh của cuộc sống đang không ngừng vươn lên, phát triển, là những thành quả tốt đẹp.
Rõ ràng, với một tấm lòng thiết tha tin yêu cuộc đời và một trái tim nhạy cảm của người nghệ
sĩ, Thanh Hải đã đem tới cho chúng ta những lời thơ tuyệt mĩ.
Phương pháp: phân tích

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 3

2

Cách giải:
Chủ thể trữ tình trong bài thơ chuyển từ xưng “tôi” (ở phần đầu) sang “ta” (ở phần sau) là có
dụng ý nghệ thuật, phù hợp với sự biến chuyển của cảm xúc và tư tưởng, chữ “tôi” trong “Tôi
đưa tay tôi hứng” là số ít, biểu hiện cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, sự nâng niu, trân trọng,
đắm say rất nghệ sĩ với vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Nếu thay bằng “ta” vào đó thì
không thích hợp và còn có vẻ phô trương. Còn ở phần sau, xưng “ta” là phù hợp bởi nó vừa là
số ít, vừa là số nhiều; vừa nói lên tâm niệm thiết tha của nhà thơ như một khát vọng dâng hiến
cuộc đời mình cho cuộc đời chung vừa nói cho mọi người. Chữ “ta” còn tạo được sắc thái

trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. “Ta” mà không chung chung vô hình, người
đọc vẫn nhận ra cái riêng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài:
- “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất
nước của nhà thơ Thanh Hải.
- Khổ bốn và khổ năm của bài thơ thể hiện khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ.
2. Thân bài
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống tốt đẹp:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc
đời mình cho quê hương, xứ sở.
+ Các hình ảnh “con chim hót” , “một cành hoa”, “một nốt trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp,
thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên,
tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.
=> Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc .”
+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để
góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn
đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn

tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt
chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.
 Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn
khát khao cống hiến cho đất nước.
3. Kết bài:
Lời thơ giản dị và dạt dào xúc động, vừa chứa chan cảm xúc, vừa đậm đà ý vị triết lí, gợi bao
liên tưởng sâu xa. Hai khổ thơ thể hiện khát vọng đẹp đẽ muốn là “một mùa xuân nho nhỏ”
dâng hiến cho cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×