Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Địa lý lớp 10: Bài giảng Vai trò và đặc điểm của công nghiệp các nhân tố ảnh hưởng tới công nghiệp và phân bố phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.72 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Thầy giáo: Vũ Hải Nam
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1. Vai trò
Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
- Tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn
- Tạo ra tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
- Nâng cao trình độ văn minh của xã hội
- Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các vùng lãnh thổ.
- Giúp khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tạo nhiều việc làm, giải phóng sức lao động cho con người, tăng thu nhập
- Củng cố an ninh - quốc phòng
2. Đặc điểm
a/ Gồm hai giai đoạn
- Là 1 tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ
để tạo ra sản phẩm.
- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động tạo ra nguyên liệu
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng
- Cả hai giai đoạn cùng phải sử dụng máy móc.
b/ Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
- Tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm trên một diện tích nhất định.
- Không đòi hỏi không gian rộng lớn như nông nghiệp vì đối tượng lao động của CN không phải là
những thực thể sống.
c/ Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều phân ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa các
ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

1


Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


- Trong 1 ngành CN đã có sự phân công tỉ mỉ đến từng chi tiết. Các ngành CN lại phối hợp với nhau
trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Phổ biến các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa trong công nghiệp.
d/ Phân loại ngành công nghiệp:
- Dựa vào tính chất tác động tới đối tượng lao động: Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến
- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm chia thành: Công nghiệp nặng (nhóm A) và Công nghiệp nhẹ
(nhóm B)
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Vị trí địa lý
- Tự nhiên, kinh tế, chính trị: Lựa chọn nơi đặt các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất.
2. Nhân tố tự nhiên:
- Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố chi phối quy mô cơ cấu tổ chức các xí nghiệp
công nghiệp
- Khí hậu, nước: Phân bố công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm
- Đất, rừng, biển: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
3. Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư, lao động: Lực lượng lao động, lực lượng tiêu thụ sản phẩm
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: giúp khai thác nguyên liệu đạt hiệu quả hơn và ảnh hưởng phân bố xí
nghiệp công nghiệp
- Thị trường (trong nước và ngoài nước): Lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: thuận lợi phát triển các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp
- Đường lối, chính sách: Ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa => phân bố công nghiệp hợp lý, thúc đẩy
công nghiệp phát triển.
TỔNG KẾT:
-

Công nghiệp là ngành chủ đạo, thay đổi bộ mặt nền kinh tế toàn cầu.


-

Công nghiệp có các đặc điểm riêng biệt, so sánh với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

-

Có nhiều các nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong đó quyết
định là nhóm nhân tố kinh tế - xã hội.
HẾT

2

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!



×