Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Địa lý lớp 10: Bài giảng Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.13 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
Thầy giáo: Vũ Hải Nam
I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Là sự sắp xếp, bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp và các hình thức sản xuất công nghiệp trên 1 lãnh
thổ nhất định nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển và đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và
môi trường.
- Góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
- Ở các nước đang phát triển, tổ chức lãnh thổ công nghiệp góp phần thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1.Điểm công nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm một, hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên nhiên liệu công nghiệp hoặc nguyên liệu nông sản.
+ Không có mối liên hệ với các xí nghiệp khác.
+ Đây là hình thức đơn giản nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Ưu điểm:
+ Cơ động, dễ ứng phó với những sự cố, dễ thay đổi thiết bị.
+ Không làm ảnh hưởng tới các xí nghiệp khác.
- Nhược điểm:
+ Tốn kém đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Lãng phí nguồn phế thải.
+ Không tạo mối liên hệ với các xí nghiệp khác nên giá thành sản phẩm cao.
2. Khu công nghiệp tập trung
- Đặc điểm:
+ Có ranh giới rõ ràng, có vị trí địa lý thuận lợi.
+ Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp và có khả năng hợp tác sản xuất cao.
+ Tạo ra sản phẩm vừa tiêu dùng trong nước vừa cho xuất khẩu.

1



Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


+ Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Sự khác nhau giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung.
+ Khu công nghiệp có quy mô lớn hơn và có ranh giới rõ ràng.
+ Khu công nghiệp không có dân cư sinh sống.
+ Khu công nghiệp gồm nhiều xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao và có các xí nghiệp dịch vụ
hỗ trợ sản xuất.
+ Vì thế nên khu công nghiệp tận dụng được cơ sở hạ tầng, tiết kiệm chi phí sản xuất.
3. Trung tâm công nghiệp.
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ ở mức độ cao.
- Đặc điểm:
+ Gắn với đô thị vừa và lớn. Có vị trí địa lý thuận lợi.
+ Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về
sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt.
+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
4. Vùng công nghiệp.
- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Là vùng lãnh thổ rộng lớn.
+ Gồm nhiều trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp có
những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành công nghiệp tạo nên hướng chuyên môn hóa.
+ Có các ngành bổ trợ và phục vụ.
Như vậy, có thể thấy các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp rất đa dạng, phát triển từ thấp lên cao

TỔNG KẾT:


2

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


-

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bố trí sắp xếp hoạt động sản xuất công
nghiệp để đem lại hiệu quả cao về KT - XH.

-

Có nhiều các hình thức TCLTCN từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với trình độ phát triển KT – XH của
các vùng, các quốc gia.
HẾT

3

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!



×