Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ngữ văn lớp 10: Lí thuyết 6 hồi trống cổ thành tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.2 KB, 4 trang )

BÀI GIẢNG: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I.Tiểu dẫn
1. Tác giả
SGK viết về tác giả La Quán Trung nhưng thực ra La Quán Trung không phải người duy nhất viết nên tiểu
thuyết này. Trước La Quán Trung, từ thời Đường đã lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống, có
khá nhiều sáng tác truyền miệng về câu chuyện này. Đến đời Nguyên có khoảng 30 vở kịch nói về chuyện này
và đều có tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”, “tôn Lưu biếm Tào”, tức là ủng hộ Lưu Bị, bài xích Tào Tháo -> thể
hiện mong muốn có một triều đình liêm chính, có một vị quan anh minh mang hạnh phúc đến cho muôn nhà;
lên án những người như Tào Tháo, mang tư tưởng “giãi thây trăm họ nên công một người”, phản đối tình trạng
phân tranh, cát cứ.
Cuối đời Nguyên – đầu đời Minh, La Nguyên Trung dựa trên những tư liệu lịch sử, những câu chuyện sáng
tác trước đó, vẫn dựa trên tư tưởng “tôn Lưu biếm Tào” viết nên bộ “Tam quốc diễn nghĩa” gồm 240 hồi -> tác
giả có công lớn trong việc tập hợp những tài liệu sử sách và câu chuyện để viết nên tác phẩm hoàn chỉnh.
Đến đời Minh, hai cha con Mao Luân và Mao Tôn Cương, trên cơ sở bộ tiểu thuyết 240 hồi của La Quán
Trung đã chỉnh lí, chỉ còn 120 hồi. Bản dịch hiện hành là bản dịch dựa trên nguyên tác của hai cha con. Tuy
nhiên, chúng ta tôn trọng công sức của người quan trọng nhất, có công nhất là La Quán Trung.
-1330 – 1400?: chỉ biết sinh cuối đời Nguyên, mất đầu đời Minh.
- Quê quán: Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc.
- Con người tính tình cô độc, lẻ loi, rất thích ngao du, đi đây đi đó. Chính vì đi rất nhiều nơi nên ông chứng kiến
và am hiểu sâu sắc tình hình chính trị của xã hội đương thời.
Tương truyền La Quán Trung từng ôm giấc mộng chính trị lớn lao, từng là mạc khách của nhân vật có tên
Trương Sĩ Hành. Trương Sĩ Hành là người từng nổi dậy lật đổ nhà Nguyên. Sau đó đã bị nhà Minh đánh bại.
Khi nhà Minh lên ngôi, giấc mộng chính trị không thành -> dồn hết tâm sức vào viết những cuốn dã sử, sưu tầm
những câu chuyện viết thành những tiểu thuyết. Chính giấc mộng không thành ấy đã được tác giả dồn vào
những hình tượng nhân vật của mình, trở thành những nhân vật bất hủ.
2. Tác phẩm
- Ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644)
- Nội dung: kể chuyện một nước chia ba (cát cứ phân tranh) trong gần trăm năm của nước Trung Quốc thời cổ


thời kì thế kỉ II – thế kỉ III
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Câu chuyện bắt đầu từ năm 184 (cuối đời Đông Hán), vua mu nguội, đẩy nhân dân vào tình cảnh điêu linh,
khốn khổ, cơ cực -> có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân của ba
anh em Trương Dốc, Trương Dác và Trương Lương. Cuộc khởi nghĩa này có đến hàng trăm vạn quân đi theo
ủng hộ, có sức mạnh rất lớn khiến chính quyền trung ương trở nên bất lực.
+ Có những thế lực nổi lên với tư tưởng dẹp giặc khởi nghĩa
->Từ đây nồi lên ba thế lực: thế lực của Tào Tháo, thế lực của Vương Quyền, thế lực của Lưu Bị




Thế lực do Tào Tháo cầm đầu trấn giữ ở phái bắc từ Trường Giang trở lên nên gọi là Bắc Ngụy.
Thế lực do Lưu Bị cầm đầu trấn giữ từ phía tây nam nên gọi là Tây Thục.
Thế lực do Tôn Quyền cầm đầu trấn giữ phía đông nam nên gọi là Đông Ngô.

=>Thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô. Kết thúc năm 280, khi nhà Tấn lên ngôi.
- Giá trị nội dung:
+ Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa mà đường nét nổi bật là cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé, chiến
tranh liên miên, nhân dân đói khổ, điêu linh.
+ Thể hiện mong muốn của nhân dân: hòa bình, ổn định, thống nhất, gửi gắm vào hình ảnh triều đình có ông
vua biết thương dân, có văn võ bá quan biết thực hiện đường lối nhân chính; ông vua ấy chính là Lưu Bị, triều
đình ấy chính là nhà Thục. Hệ thống văn võ bá quan ấy là Khổng Minh tượng trưng cho chữ “trí”; năm tướng
giỏi “ngũ hổ tướng” là Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung tượng trưng cho chữ
“dũng”.
3. Đoạn trích
- Vị trí: thuộc hồi 28
- Tóm tắt diễn biến dẫn tới đoạn trích:

Ba anh em Lưu Bị, Trương Phi, Quan Vân Trường đang náu mình dưới trướng Tào Tháo nhưng khi nhận ra
bản chất gian hùng của Tào Tháo, họ đã tìm cách bỏ đi. Tào Tháo cho quân đuổi theo. Trước hết là đánh Lưu
Bị, Lưu Bị thua, chạy sang nhờ Viên Thiệu. Quan Công giữ được thành nhưng bị nội phản nên phải bỏ chạy ->
bị vây bắt. Trong quá trình vây bắt như vậy, Tào Tháo dụ Quan Công hàng những Quan Công thể hiện rõ tư
tưởng thà chết chứ không hàng. Khi đó, tướng của Tào Tháo là Trương Liêu đã nói: nếu Quan Công chết thì sẽ
phạm ba tội: Thứ nhất, thề sống chết Lưu Bị mà nay tự tiện chết, như vậy là tội thất tín. Thứ hai, Lưu Bị giao vợ
con để bảo vệ mà nay chọn cái chết để bỏ lại vợ con Lưu Bị là thất nghĩa. Thứ ba, chết trong tình thế bị bao vây,
sự nghiệp dang dở là chết như một kẻ vũ phu, thế là tội thất trí.
->Quan Công nghe ra, chấp nhận hàng nhưng cũng có ba điều kiện. Thứ nhất, Quan Công hàng Hán chứ không
hàng Tào bởi Tào Tháo đang giữ vua Hán trong tay mình. Thứ hai, khi Quan Công hàng, Tào Tháo phải trọng
đãi vợ con Lưu Bị. Thứ ba, chỉ cần nghe tin Lưu Bị ở đâu, lập tức Tào Tháo phải để cho Quan Công ra đi ngay
lập tức để tìm anh mình.
-> Tào Tháo đồng tình ngay lập tức đồng ý với mong muốn đưa Quan Công về sẽ dần dần mua chuộc được.
Quả thật, Tào Tháo đã rất trọng đãi Quan Công, ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, tặng quần áo đẹp
nhưng Quan Công mặc áo gấm của Tào Tháo bên trong, mặc áo cũ của Lưu Bị bên ngoài; khi Tào Tháo tặng
cho mười cô gái đẹp, Quan Công mang hết làm người hầu cho vợ con Lưu Bị. Chỉ đến khi tặng cho ngựa xích
thố mới vui vẻ nhận lời vì nhờ ngựa xích thố có thể lên đường ngay đi tìm anh khi biết tin anh. Khi nghe tin
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Lưu Bị ở bên Viên Thiệu, Quan Công lập tức đi tìm nhưng khi gặp Tào Tháo để chia tay thì đều không được
gặp. Vì không có lệnh của Tào Tháo nên Quan Công khi qua 5 cửa đã chém 6 tướng của Tào Tháo. Đến Cổ
Thành thì có câu chuyện như trong đoạn trích.
- Bố cục:
+ Phần 1: Giới thiệu nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh
+ Phần 2: Mâu thuẫn nảy sinh
+ Phần 3: Mâu thuẫn phát triển
+ Phần 4: Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm
+ Phần 5: Mâu thuẫn được giải quyết
II. Tìm hiểu đoạn trích

1.Nhân vật Trƣơng Phi
- Tính cách: bộc trực, thẳng thắn, không dối trá, úp mở, mập mờ
- Thể hiện qua lập trường về trung thần rất rõ ràng và rạch ròi: thể hiện qua câu nói với hai chị dâu, cũng là nói
với Quan Công “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”.
- Từ đó dẫn đến những lập luận, suy xét về sự xuất hiện của Quan Công:
+ Quan Công xuất hiện sau khi đã bội nghĩa, bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước
+ Đến đây để đánh lừa Trương Phi, chiếm Cổ Thành của Trương Phi nên mới mang theo quân mã.
->Trương Phi đã ba lần buộc tội Quan Công:
+ Mày đã bội nghĩa, còn mặt mũi nào đến gặp tao nữa. -> bội nghĩa
+ Mày đã bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước nay lại đến lừa tao, tao quyết hầu sống chết với mày
-> kẻ bất trung.
+ Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó. -> Bất nhân.
=>Những buộc tội này cũng đều xuất phát từ tính cách của Trương Phi và những tính cách cần có của trung
thần.
- Từ đó dẫn đến sự phản ứng quyết liệt của Trương Phi trước Quan Công:
+ Khi Tôn Càn báo tin Quang Công mời Trương Phi ra đón, Trương Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo
giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, lập tức đi tắt ra cửa bắc”.
->Tâm thế chuẩn bị sẵn sàng giao chiến.
+ Khi vừa nhìn thấy Quan Công “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu, chạy
lại đâm Quan Công.”
+ Khi Quan Công hỏi lí do “Trương Phi hất hàm quát, xưng hô mày tao”, buộc tội Quan Công.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Quan Công, hai chị dâu, Tôn Càn thanh minh
->Trương Phi gạt bỏ tất cả, vẫn khăng khăng tin tưởng vào lập luận, xuy sét của mình.
+ Khi toán quân Mã mang cờ Tào kéo đến -> nổi giận nói “bây giờ còn trối nữa thôi”. Quân mã mang cờ Tào
kéo đến là minh chứng xác thực nhất cho sự phản bội của Quan Công.
->Thực sự nổi giận “múa bát xà mâu, hăm hở xông lại đâm Quan Công”.

+ Quan Công yêu cầu được chứng thực lòng trung của mình bằng cách chém đầu tướng Tào -> đồng ý nhưng có
thêm điều kiện phải chém đầu tướng Tào trong ba hồi trống.
Tại sao là ba hồi trống? Nếu là năm hồi trống -> quá dài -> không phù hợp với tính cách của Trương Phi. Nếu
5 hồi trống sẽ hạ thấp tài nghệ của Quan Công.
Không là một hồi trống vì như thế cũng quá nghiệt ngã với Quan Công.
=>Đưa ra ba hồi trống cũng là gửi gắm niềm hi vọng của Trương Phi với Quan Công.
- Sau khi Quan Công chứng thực lòng trung của mình bằng cách chém đầu Sái Dương
-> quá trình hòa giải
+ Trương Phi không còn nóng nảy, mà rất thận trọng -> khác hẳn tính cách thông thường vì Trương Phi rất sợ
tình nghĩa vườn đào anh em bị phá vỡ nên mong cần có thời gian để xác thực lòng trung của Quan Công.
+ Thực ra, trước khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi cũng chứng kiến Quan Công nói chuyện với
Sái Dương “giết cháu tao” đã cho thấy Sái Dương không cùng phía với Tào Tháo nhưng vẫn chưa tin hẳn.
+ Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu của quân Tào để hỏi chuyện đầu đuôi -> Phi mới tin anh là thực.
+ Sau khi nghe hai chị dâu kể những việc Quan Công đã trải qua -> Trương Phi hiểu.
->Giỏ nước mắt, khóc, thụp lạy Vân Trường
Giọt nước mắt: _ Thương anh
_ Hối hận vì những gì đã đối xử với anh
Thụp lạy: _ Tạ lỗi
_ Kính trọng
 Tình cảm sâu nặng của anh em
 Tính cách mới mẻ của Trương Phi
 Hình tượng nhân vật sinh động, hấp dẫn hơn.

4 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×