Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Sinh học lớp 10: 3 lí thuyết quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.91 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT
CHUYÊN ĐỀ: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

MÔN SINH HỌC 10
THẦY GIÁO: NGUYỄN ĐỨC HẢI – TUYENSINH247.COM

Vi sinh vật thể hiện đặc trưng sống của mình thông qua quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình sinh
trưởng của mình và phân giải các chất lấy từ môi trường. Hai quá trình này diễn ra song song nhưng ngược chiều
và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
I. Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật:
1. Đặc điểm:
Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất, năng lượng và sinh tổng hợp các chất trong tế bào diễn ra
với tốc độ nhanh → Vi sinh vật sinh trưởng nhanh chóng. (Vì thế trở thành nguồn tài nguyên cho con người khai
thác).
- Vi sinh vật có khả năng tổng hợp được các thành phần chủ yếu của tế bào: Axit nucleic, protein, polisaccarit,
lipit,…
- Sử dụng năng lượng và các enzim nội bào để tổng hợp các chất.
2. Quá trình tổng hợp các thành phần chủ yếu của tế bào
a. Sự tổng hợp axit nucleic và protein
- Diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật, là quá trình truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra tế bào chất:
ADN → (phiên mã) → ARN → (Dịch mã) → Protein
ADN có khả năng tự sao chép, ARN được tổng hợp trên đoạn mạch ADN, thông qua quá trình dịch mã để tạo
thành protein.
Phần lớn vi sinh vật tổng hợp được 20 loại axit amin, các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit để tạo
thành phân tử protein.
b. Tổng hợp polisaccarit:
Hình thành nên phân tử polisaccarit từ các phân tử đường đơn, cần hợp chất mở đầu là ADP – Glucozo
c. Tổng hợp lipit:
Liên kết glixerol và các axit béo, trong đo, glixerol là dẫn xuất từ dihroxiaxeton–P trong đường phân, axit béo được
tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục của các phân tử axetyl – CoA.
3. Ứng dụng:


a. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào): Sử dụng vi sinh vật để làm giàu chất dinh dưỡng trong thức ăn, phục vụ
chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.
b. Sản xuất axit amin: Nhờ hoạt động lên men vi sinh vật, tạo ra được các axit amin không thay thế có trong thức
ăn có nguồn gốc thực vật, sử dụng làm gia vị (mì chính)
1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


c. Sản xuất các chất khác: Enzim amilaza, proteaza, Xenlulaza, … dụng trong chế biến thực phẩm, chế tạo hóa
chất, xử lí chất thải, sản xuất Insulin của người, phụ gia,…
II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI:
1. Đặc điểm
Khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng có phân tử lớn như axit nuclêic, prôtêin, tinh bột, lipit,... chứa trong
xác của động thực vật không thể được vận chuyển qua màng sinh chất của tế bào vi sinh vật, các vi sinh vật phải
tiết vào môi trường các enzim thủy phân các cơ chất trên thành các chất đơn giản.
2. Các quá trình phân giải
a. Phân giải axit nucleic và protein:
Quá trình phân giải protein thành axit amin diễn ra ngoài tế bào, vi sinh vật tiết ra enzim proteaza, axit amin
sau đó được hấp thụ và phân giải tiếp để tạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
Tương tự với axit nucleic, vi sinh vật tiết vào môi trường enzim nucleaza, phân giải axit nucleic thành các
nucleotit sau đó hấp thụ và phân giải tiếp trong tế bào.
b. Phân giải polisaccarit:
Vi sinh vật tiết enzim phân giải ngoại bào các loại pôlisaccarit khác nhau: amilaza phân giải tinh bột thành
glucôzơ, xenlulaza phân giải xenlulôzơ thành glucôzơ, kitinaza phân giải kitin thành N-axetyl-glucôzamin.
c. Phân giải lipit
Vi sinh vật tiết vào môi trường enzim lipaza, phân giải lipit thành axit béo và glixerol, sau đó hấp thụ và
tiếp tục phân giải.
3. Ứng dụng
- Sản xuất thực phẩm, thức ăn cho người và gia xúc: Làm nước mắm, làm tương, thức ăn hữu cơ cho gia xúc.

- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng: Xác động thực vật, rác thải hữu cơ được phân giải tạo thành các chất
dinh dưỡng trong đất mà cây có thể hấp thụ được.
-Phân giải các chất độc: Vi khuẩn, nấm phân giải các hoá chất độc (thuốc trừ sâu, diệt cỏ...) tồn đọng trong đất làm
giảm mức độ ô nhiễm đất, vi sinh vật tiết ra enzim phân giải dầu để xử lí các vụ tràn dầu trên biển.
- Bột giặt sinh học: là bột giặt được cho thêm vào một số enzim vsv như: amilaza, prôtêaza,... để tẩy sạch các vết
bẩn.
- Cải thiện công nghiệp thuộc da: Dùng enzim prôtêaza và lipaza để tẩy sạch bộ da động vật, không ô nhiễm môi
trường, đạt hiệu quả cao hơn.
Tác hại:
+ Gây hư hỏng thực phẩm
+ Làm hỏng đồ dùng, lương thực, hàng hóa.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI
- Tổng hợp (đồng hóa) và Phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất trong hoạt động
sống của tế bào.
- Đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp cho quá trình dị hóa, còn dị hóa phân giải các chất cung cấp năng lượng và
nguyên liệu cho đồng hóa.

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×