Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.88 KB, 20 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
I-/ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ VỀ LAO ĐỘNG SỐNG TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT.
Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố
quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu
thành nên giá trị sản phẩm do đơn vị sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong
quá trình sản xuất là tiết kiệm chi phí về lao động sống. Do đó góp phần làm hạ
thấp giá thành sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho đơn vị và là điều kiện cải thiện,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, người lao động trong
Viện.
Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp
hao phí lao động của công nhân viên, người lao động đã bỏ ra trong quá trình
sản xuất. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân
viên, người lao động đã thực hiện. Do đó tiền lương là một yếu tố quan trọng
kích thích vật chất đối với người lao động trong việc phấn đấu và hoàn thành
nhiệm vụ được giao và tăng năng suất lao động.
Ngoài tiền lương để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài
của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành. Viện còn phải trích vào chi
phí hoạt động một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT và kinh
phí công đoàn (KPCĐ), BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp công
nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu....
BHYT để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi
của người lao động. KPCĐ chủ yếu để cho hoạt động tổ chức của giới lao động
chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Cùng với tiền lương, các khoản trích lập quỹ nói trên hợp thành khoản chi
phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm. Việc tính toán chi phí về lao
động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động, sử dụng lao
động trong sản xuất kinh doanh, ngược lại việc tính đúng thù lao lao động
thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao


động, một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và
chất lượng của người lao động mặt khác thúc đẩy việc sử dụng lao động hợp
lý có hiệu quả.
II-/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN LIÊN QUAN.
Để tạo điều kiện cho quản lý, huy động, sử dụng lao động cần thiết phải
phân loại công nhân viên của doanh nghiệp. Lực lượng lao động tại doanh
nghiệp bao gồm công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh
nghiệp trực tiếp quản lý trả lương và CNV làm việc tại doanh nghiệp nhưng do
các ngành khác quản lý và trả lương như: CB - CNV chuyên trách làm công tác
đoàn thể, học sinh thực tập,... Lực lượng CNV trong danh sách thường chia làm
2 bộ phận chính theo tính chất công tác của họ là: CNV - SXKD, học nghề, nhân
viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.
Loại công nhân thuộc các loại hoạt động khác bao gồm: Số lao động hoạt
động trong các lĩnh vực khác của doanh nghiệp như dịch vụ, căng tin, nhà ăn...
Căn cứ vào đó để doanh nghiệp xác định mức tiền lương của người lao
động... Có thể căn cứ vào quan hệ cung cầu sức lao động hoặc căn cứ vào số lượng
và chất lượng lao động tiêu hao mà áp dụng các hình thức trả lương thích hợp.
1-/ Các hình thức tiền lương.
Thực chất hình thức trả lương là các quy phạm được thừa nhận để xác
định tiền lương phải trả cho người lao động dựa trên số lượng sức lao động đã
hao phí.
Theo Nghị định số 197/CP ngày 31/12 của Chính phủ có 3 hình thức tiền
lương sau đây:
a. Hình thức tiền lương thời gian.
Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo một thời
gian làm việc, theo ngành nghề, trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật,
chuyên môn và thăng lương của người lao động. Theo hình thức này thì:
= x
(áp dụng đối với từng bậc lương).
Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho các đơn vị hành chính sự

nghiệp hoặc các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản
xuất hoặc các nhân viên gián tiếp ở các đơn vị sản xuất như: Nhân viên QLXN,
QLPX... Những nhân viên này không có điều kiện xác định được khối lượng
công việc hoàn thành, lương thời gian có 2 loại đó là: Lương thời gian giản
đơn và lương thời gian có thưởng.
- Hình thức lương thời gian giản đơn: Doanh nghiệp trả CNV theo mức
lương và thời gian làm việc của họ.
= +
Các khoản phụ cấp khác có thể là phụ cấp trách nhiệm, độc hại, phụ cấp
khu vực. Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp mà tính các loại phụ cấp phù hợp theo quy định của nhà nước.
=
Lương ngày thường được áp dụng để tính lương trong những ngày hội
họp, học tập hoặc làm nhiệm vụ khác hoặc để trả lương cho người lao động
làm theo hợp đồng.
=
Lương giờ áp dụng cho những công việc mang lại kết quả trong khoảng
thời gian ngắn và đòi hỏi chất lượng cao.
Nhìn chung hình thức tiền lương này đơn giản, dễ theo dõi nhưng lại
không khuyến khích được người lao động có trình độ tay nghề, chưa phát huy
hết khả năng tiềm tàng của họ.
- Hình thức lương thời gian có thưởng.
= + Tiền thưởng
Đây là tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho CNV căn cứ vào mức
lương và thời gian làm việc có kết hợp khen thưởng khi đạt và vượt mức các
chỉ tiêu đã quy định như: Tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật
liệu, tăng năng xuất lao động, đảm bảo nhu cầu sản xuất... Hình thức trả lương
này là một trong những biện pháp kích thích vật chất đối với người lao động,
tạo cho họ gắn bó với công việc.
Việc tính trả lương theo thời gian chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân

phối theo lao động vì nó chưa tính đến một cách đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh
tế của tiền lương trong việc kích thích phát triển sản xuất, chưa phát huy khả
năng sẵn có của người lao động để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Vì vậy khi
áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cần phải thực hiện một số biện pháp
phối hợp như khuyến khích sản xuất kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động, nhằm
tạo cho người lao động thực sự tự giác làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật và năng
suất cao.
b. Hình thức tiền lương sản phẩm.
Hình thức tiền lương sản phẩm là hình thức tính theo khối lượng (số
luợng) sản phẩm, công việc đã hoàn thành, đảm bảo yêu cầu chất lượng quy
định và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm, công việc đó.
Tuỳ theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động, với yêu
cầu kích thích và tăng nhanh sản lượng chất lượng sản phẩm mà thực hiện
hình thức trả lương theo sản phẩm dưới đây.
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Theo hình thức này
tiền lương phải trả cho người lao động được tính:
= x
Hình thức trả lương này được áp dụng đối với những lao động trực tiếp sản
xuất hàng loạt sản phẩm, đã đánh giá đúng nhất kết quả lao động của người lao
động.
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Đây là tiền lương trả cho công nhân viên phụ cùng tham gia sản xuất với
công nhân chính đã hưởng lương theo sản phẩm, được xác định căn cứ vào hệ
số giữa mức lương của công nhân phụ sản xuất ra với sản lượng sản phẩm đã
định mức công nhân chính và nhân với SPCN chính sản xuất ra. Hoặc trên cơ
sở thang lương và bậc lương của công nhân phụ trả theo tỉ lệ phần trăm (%)
hoàn thành các định mức sản xuất quy định cho công nhân chính.
- Trả lương theo sản phẩm có thưởng, phạt:
Hình thức này thực chất là một trong hai hình thức trên nhưng có sử dụng
trong chế độ thưởng phạt cho người lao động. Có thể thưởng về chất lượng sản

phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động, thưởng về tiết kiệm vật tư... Và
phạt trong những trường hợp người lao động làm ra những sản phẩm hỏng hao
phí vật tư, không đảm bảo đúng ngày công quy định không hoàn thành kế hoạch
được giao...
Theo hình thức này tiền lương của người lao động được tính:
= + -
- Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.
Tiền lương trả theo hình thức này gồm 2phần:
+ Phần thứ nhất, căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động tính
ra tiền lương trả theo sản phẩm trong định mức.
+ Phần thứ hai, căn cứ vào mức độ vượt định mức tính ra tiền lương phải
trả cho người lao động theo tỷ lệ luỹ tiến. Tỷ lệ hoàn thành vượt định mức
càng cao thì hiệu xuất luỹ tiến càng nhiều.
Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng xuất lao
động và thường được áp dụng đối với những nơi sản xuất còn chậm, nhằm
tăng sản lượng sản phẩm đó.
c. Hình thức tiền lương khoán.
Hình thức này áp dụng đối với những công việc nếu giao cho từng chi tiết,
từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho cả
nhóm hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng là hình thức trả lương theo
sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phẩm hoàn
thành đến công việc cuối cùng. Hình thức này áp dụng cho những doanh nghiệp
mà quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến khích
người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Song tuỳ vào từng doanh
nghiệp mà vận dụng cách tính chia lương phù hợp là chia theo thời gian làm
việc, cấp bậc kỹ thuật kết hợp với bình điểm hoặc là phân loại A,B,C... Trong đó,
các ngành thương nghiệp dịch vụ có thể chia lương theo khoán tỷ lệ doanh thu
bán hàng.
* Các thủ tục, chứng từ thanh toán.

Thủ tục chứng từ thanh toán lương thời gian, chứng từ ban đầu làm cơ
sở cho việc trả lương là bảng chấm công, dùng để theo dõi ngày công thực tế,
công phí sản xuất như ốm đau, thai sản, nghỉ phép,... Bảng chấm công này do
cán bộ phụ trách hoặc tổ trưởng ghi theo quy định chấm công vào cuối tháng
căn cứ vào thời gian làm việc thực tế quy ra công và những ngày nghỉ được
hưởng lương theo chế độ quy định để trả lương.
Thời gian làm thêm giờ, phụ cấp ca đêm ghi vào bảng thanh toán thêm
giờ và phụ cấp ca đêm để thanh toán.
- Thủ tục chứng từ để thanh toán lương sản phẩm: là bảng kê khối lượng
sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, doanh số bán hàng, bảng này phải được
ghi chi tiết theo từng đối tượng tính trả lương theo sản phẩm có xác nhận của
người kiểm tra nghiệm thu trên cơ sở bảng chấm công và bảng kê khai sản
lượng sản phẩm, kế toán lập bảng thanh toán lương theo từng nhóm, sau đó
kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho toàn xí nghiệp và làm thủ
tục rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để trả lương cho CNVC.
Việc tính toán lương được thực hiện hàng tháng và thường được chia làm 2
kỳ.
- Kỳ 1: Tạm ứng lương.
- Kỳ 2: Thanh toán phần còn lại sau khi đã khấu trừ các khoản phải trừ
vào lương của người lao động là những khoản theo chế độ cho phép hoặc
những khoản nợ đã được cơ quan pháp lý quyết định cho khấu trừ vào lương
như tiền nhà, điện nước,...
2-/ Quỹ tiền lương.
Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả
cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng, bao gồm
các khoản sau:
- Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương
khoán.
- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ quy định.

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa
vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học,...
- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ,...
- Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên.
Ngoài ra trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả các khoản tiền
chi trợ cấp BHXH cho CNV trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,...
Về phương tiện hạch toán, tiền lương CNV trong doanh nghiệp được chia
làm 2 loại:
Tiền lương chính: là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực
hiện nhiệm vụ chính của họ, bao gồm: tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản
phụ kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực,...
Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện
nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ, và thời gian CNV nghỉ được
hưởng lương theo quy định của chế độ như: nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất.
Cách phân loại như trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và
phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất
và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền
lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm, nên
được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.
3-/ Quỹ BHXH, BHYT, và KPCĐ.
a. Quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất
của doanh nghiệp, khoản chi phí BHXH theo quy định của Nhà nước. Theo chế
độ quy định, việc trích lập quỹ BHXH được thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ quy
định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNV trong tháng.
Quỹ BHXH được thiết lập để tạo ra nguồn còn để tài trợ cho CNV trong
trường hợp ốm đau, thai sản, nghỉ hưu,...
Quỹ BHXH được phân cấp quản lý sử dụng. Một bộ phận được nộp lên cơ

quan quản lý chuyên môn để chi phí cho các trường hợp quy định. Một bộ phận
được để lại để chi tiêu trực tiếp tại doanh nghiệp cho những trường hợp nhất
định.
Việc sử dụng chi quỹ BHXH dù ở cấp quản lý nào vẫn phải thực hiện theo
chế độ quy định.

×