Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.94 KB, 9 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT
NAM
I-/ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG Ở VIỆN - YHCT.
Trong công tác tổ chức hạch toán kế toán, Viện YHCT-VN đã thực hiện
nghiêm túc với quy định của chế độ về hệ thống chứng từ, sổ sách về tiền
lương, không ngừng kiện toàn bộ máy kế toán. Việc ghi sổ được kế toán tiến
hành thực hiện ngay sau mỗi khoảng thời gian quy định cho việc hạch toán, ghi
sổ. Việc tổ chức công tác kế toán tiền lương có thể nói đã được thống nhất từ
giám đốc quản lý (viện trưởng) cho tới các CBCNV. Các nội dung phần hành kế
toán được giao cho từng người cụ thể, kế toán viên đã hỗ trợ tích cực cho kế
toán tổng hợp hoàn tất sổ sách.
Viện đã lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ là rất phù hợp với đặc điểm
và điều kiện của 1 đơn vị hành chính sự nghiệp như Viện, với đội ngũ kế toán
có trình độ vừa phải, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối ít và với tính
chất hoạt động, kinh doanh không phức tạp.
Trong công tác tổ chức hạch toán lao động và tiền lương Viện đã có một
số kinh nghiệm và cố gắng trong việc xây dựng hình thức trả lương cho CBCNV
và người lao động. Là một Viện chuyên khoa đầu ngành về công tác nghiên cứu
và khám chữa bệnh, do đó việc khuyến khích động viên CBCNV ham mê, có
trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và coi trọng y đức của người thầy thuốc
đã được Viện thực hiện nghiêm túc thông qua các phương thức trả lương. Viện
đã quy định trả lương cho CBCNV ở các khoa phòng theo hình thức trả lương
thời gian mà đã được Nhà nước ban hành, song việc thực hiện hình thức này
không tạo cho ban lãnh đạo chủ động trong công việc, họ vẫn ỷ lại theo mức
lương cố định và số tiền phụ cấp thêm. Do đó công tác điều hành không đạt
hiệu quả cao nhất và CBCNV dưới quyền cũng không phát huy hết khả năng
tiềm tàng, để nâng cao hiệu quả làm việc (NSLĐ) của họ.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì nó phải là mặt tiêu cực cận
kề. Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán tiền lương nói riêng của


Viện còn có nhiều tồn tại phải giải quyết.
- Vấn đề 1: Về công tác quản lý lao động.
Trong vấn đề này, việc quản lý lao động ở Viện thực hiện hầu như là ở
phòng tổ chức cán bộ. Các chứng từ, sổ sách về sự biến động số lượng lao động
đều được cán bộ ở phòng TCCB lập và quản lý. Như vậy công tác quản lý lao
động dưới góc độ thời gian làm việc rất khó được xác định thông qua “Bảng
chấm công” chỉ theo dõi ngày công làm việc mà không theo dõi được số giờ làm
việc (có thể có trường hợp làm thêm giờ) để phòng kế toán tính lương phải
trả. Do đó việc trả lương chưa chính xác so với thời gian thực tế đi làm của
CNV.
Quản lý lao động dưới góc độ về số lượng và chất lượng công việc, hiệu
quả lao động chỉ được đánh giá trên tổng số doanh thu thu được của các
phòng ban, chứ không xác định được của từng CNV. Do đó rất khó xác định
lương chính xác để khuyến khích, động viên những CNV làm việc năng nổ, và
tiền lương được trả sẽ không xứng với sức lực mà họ đã bỏ ra. Do đó có nhiều
hạn chế trong cách sử dụng nguồn nhân lực.
- Vấn đề 2: Về quản lý bộ máy kế toán của Viện.
Như hiện nay bộ máy kế toán của Viện quá cồng kềnh, số lượng người
được sử dụng thủ công hơi nhiều so với một số đơn vị khác. Viện đã có xu
hướng chuyển sang hình thức kế toán máy vi tính, các thiết bị máy móc đã
được mua sắm và lắp đặt nhưng Viện vẫn chưa xác định được hướng thay đổi
sổ sách và sắp xếp lại lao động kế toán. Do đó không tận dụng được công suất
hoạt động của máy đồng thời lượng CNV làm thủ công nhiều và vất vả. Đây là
một tồn tại mà Viện cần giải quyết trước mắt nhằm không ngừng hoàn thiện
công tác kế toán của Viện nói chung và công tác kế toán tiền lương nói riêng.
- Vấn đề 3: Về công tác kế toán tiền lương của Viện.
Việc lập và luân chuyển một số chứng từ gốc liên quan đến tiền lương của
đơn vị chưa phù hợp. Các bảng thanh toánn lương mà kế toán lương đưa ra
chưa có tính thuyết phục. Trong bảng thanh toán, các cột tính lương cho từng
người chưa thể hiện được rõ nét vấn đề thu nhập của CNV. Chẳng hạn trong

các bảng thanh toán lương ở mọi phòng ban thì cột tiền lương cơ bản và cột
hệ số không có, kế toán lương chỉ biểu thị thu nhập của họ qua cột tiền lương
chính là số tiền mà họ làm việc theo thời gian đi làm của mình.
Ngoài ra, công tác thanh toán lương cho CBCNV ở Viện còn có sự phức tạp,
cồng kềnh về các khoản thu nhập thêm của CBCNV như: tiền trợ cấp thường
trực chuyên môn, tiền làm thêm giờ,... Kế toán thanh toán đã tách các khoản thu
nhập này ra tiền lương chính. Như vậy ta thấy kế toán thanh toán lương sẽ phải
làm việc nhiều lần mới hoàn tất các khoản phải trả CNV và vào sổ chứng từ ghi
sổ.
Khi tính trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ thì tổng quỹ lương dùng để tính
trích của Viện là một số cố định qua nhiều kỳ hạch toán hoạt động của Viện.
Trên thực tế quỹ lương của Viện thay đổi theo từng tháng, do đó để theo đúng
chế độ hiện hành về tính trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ thì đơn vị cần có một
bảng trích lập từ các quỹ này riêng, ngoài bảng thanh toán lương, trong đó có
mức tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp để tính trích các quỹ.
Đó là một vấn đề bức thiết mà Viện cần có kế hoạch hoàn thiện và điều
chỉnh sao cho phù hợp với xu thế hiện đại.
II-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về thông tin kế toán kịp thời, chính
xác và đầy đủ là hết sức cần thiết. Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán có vai trò
rất quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho
công tác quản lý đơn vị ấy cho nên mỗi doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế
toán khoa học sử dụng phương pháp, kỹ thuật hạch toán phù hợp, áp dụng
hình thức kế toán tiên tiến,... sao cho thích ứng với đặc điểm, quy mô của đơn
vị, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.
Công tác kế toán tiền lương góp phần cung cấp những thông tin về việc sử
dụng lao động và phản ánh các khoản chi phí cho việc sử dụng lao động đó. Do
vậy việc hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tiền lương là một trong
những yếu tố tác động tích cực tới quá trình hoạt động của đơn vị.

- Về công tác quản lý lao động: Viện cần tổ chức hạch toán kịp thời, chính
xác và đầy đủ thu nhập của CNVC. Quản lý lao động dưới góc độ về số lượng và
chất lượng một cách chi tiết, phù hợp nhằm đem lại mức thu nhập của chính
năng lực CNV đó. Ngoài ra cần có các chính sách, biện pháp khen, thưởng, kỷ
luật với các CNV để từ đó thúc đẩy CB-CNV quan tâm, có trách nhiệm với công
việc hơn.
- Về vấn đề bộ máy kế toán của Viện nên tinh giảm số lượng người một
cách tối đa nếu có thể đồng thời trong điều kiện nếu Viện tổ chức công tác kế
toán bằng máy vi tính thì hệ thống chứng từ kế toán nói chung và kế toán tiền
lương nói riêng phải được thay đổi. Trong chế độ chứng từ kế toán hiện hành
chưa có những quy định về chứng từ trong điều kiện kế toán bằng máy vi tính.
Do đó việc tổ chức công tác kế toán bằng máy vi tính đặt ra những yêu cầu mới
đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong tổ chức công tác kế toán so với kế
toán thủ công về lập và luân chuyển chứng từ và hàng loạt các vấn đề khác có
liên quan. Tuy nhiên trong điều kiện Viện như hiện nay, việc thay đổi này không
khỏi dẫn đến những xáo trộn trong công tác quản lý. Viện nên mời các chuyên
gia trong lĩnh vực kế toán này để tìm hiểu và đào tạo lại đội ngũ kế toán trước
khi bắt tay vào chuyển đổi từ kế toán thủ công sang kế toán bằng máy vi tính.
- Về công tác kế toán tiền lương: Việc hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương là việc làm cần thiết và đòi hỏi được tiến hành ngay dựa trên những
phương hướng:
Phải đảm bảo công bằng cho người lao động bằng việc tính chính xác, đầy
đủ các khoản thu nhập của CNV. Việc xây dựng hình thức trả lương theo thời
gian và hệ số quy định cho các thành viên những để cho hình thức này phát huy
được hiệu quả Viện phải có quy định mức lao động, thưởng cụ thể cho từng đối
tượng, cấp, công việc. Ngoài tiền lương, phụ cấp khác của Viện được quy định
qua các đợt thi đua chấm điểm hoàn thành nhiệm vụ bao nhiêu, loại gì... để có
các phần thưởng xứng đáng với CNV làm tốt nhiệm vụ của mình.
Có như vậy mới kích thích được khả năng làm việc của CBCNV, đảm bảo
được tính chính xác, công bằng hợp lý.

Hơn nữa trong nghiệp vụ kế toán tiền lương, việc lập lên các bảng biểu là
vô cùng quan trọng. Như bảng thanh toán tiền lương việc bỏ bớt 2 cột hệ số và
mức lương là chưa được. Bởi vì đây là thông tin đầu tiên mà người lao động
(CNV) muốn biết về họ. Do đó cách thêm bớt cột dòng trong bảng thanh toán
cũng như các bảng biểu khác cần nghiên cứu, xem xét cho kỹ. Nên bỏ gì và
không nên bỏ cái gì, nên bỏ bớt một số nội dung tiêu đề không cần thiết, sự
thay đổi này nhằm tiết kiệm số dòng để tạo điều kiện mở thêm một phần thông
tin bổ xung. Đồng thời nên chuyển một số nội dung của phiếu từ dạng cột sang
dạng dòng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép.
Ngoài ra, phòng kế toán của Viện nên có công tác hạch toán báo sổ cần
được thực hiện nghiêm túc hơn trong mỗi nội dung cần phải lập sổ theo dõi (sổ
quỹ, sổ theo dõi thanh toán,...). Trong hạch toán tiền lương đơn vị cần mở sổ
theo dõi tổng hợp tiền lương theo mẫu dưới đây, nhằm theo dõi ghi chép đầy
đủ các số liệu phản ánh các nghiệp vụ về tiền lương phát sinh ở đơn vị.
SỔ THEO DÕI TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG
Đơn vị: Viện YHCT - Việt Nam
TT Diễn giải Số tiền
Số hiệu TK
Số Ngày Nợ Có
1 01
5/12/20
01
Trả lương kỳ II tháng 11 năm 2001 bằng tiền mặt 50.420.000 334 111
2
...
Tổng cộng

×