Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.87 KB, 10 trang )

Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong
Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương
1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
• Về quản trị - quản lý
Phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo từ bên trong và bên
ngoài Công ty, có chính sách tuyển dụng thích hợp đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng
được tiêu chuẩn chức danh của các cấp quản lý các vị trí công tác.
Xây dựng và áp dụng Quy chế trả lương và thưởng phạt hợp lý tương ứng với
các lao động của cán bộ nhân viên để động viên và phát huy tối đa hiệu quả, năng lực
làm việc.
Tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO
14001.
• Về thị truờng - sản phẩm
- Thị trường: Đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm, thông qua các chi nhánh, các
đại lý và các đơn vị bao tiêu sản phẩm.
-Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Công ty tiếp tục đầu tư vào công nghệ,
thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng nghiên cứu để cho ra đời các sản
phẩm công nghệ cao đáp ứng thị trường theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao
chất lượng với phương châm : “Sự hài lòng của khách hàng và sự phát triển của Công
ty”.
-Thâm nhập thị trường xuất khẩu: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng ưu thế
của thương hiệu với mục tiêu nâng cao tỷ trọng xuất khẩu.
-Chính sách giá cả: Công ty được tự chủ có chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt với
mỗi sản phẩm và đối tượng cung cấp, phù hợp với thị trường trên cơ sở một hệ thống
quản lý giá thành bằng các định mức, các tiêu chuẩn tối ưu và chi phí hợp lý.
-Phát triển thương hiệu – nhãn hiệu sản phẩm: Chú trọng các hoạt động xúc tiến
hỗn hợp với mục đích hỗ trợ người bán hàng và người tiêu dùng thông qua việc quảng
bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thực hiện các chương trình Marketing, giữ vững,
củng cố và phát triển vị thế các nhãn hiệu sản phẩm.
• Triển vọng phát triển của ngành
Sản xuất sản phẩm bơm, van, quạt của Công ty với khả năng kỹ thuật và công


nghệ hiện có và có xu hướng đầu tư phát triển mới sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu về sản
phẩm cả về số lượng và chất lượng nhất là các sản phẩm kỹ thuật cao dùng cho các lĩnh
vực : khai thác mỏ, dầu khí, các nhà máy hoá chất, chế biến, các nhà máy điện, đóng
tàu,… Đây là cơ hội tốt để Công ty đầu tư và phát triển trong những năm tới.
Công ty đang đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ tạo phôi, đang hoàn thiện xây
dựng Xưởng đúc Furan với công nghệ tiên tiến đáp ứng được nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
Nền kinh tế xã hội tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam đã đặt mỗi doanh nghiệp trước những
thách thức ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đảm bảo sự phát
triển lâu dài và ổn định, Công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên tác
nghiệp năng động, được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc
hiệu quả nhất. Và quan trọng hơn nữa Công ty hiểu rằng cần phải tạo điều kiện lao
động thuận lợi cho người lao động có được môi trường lao động đảm bảo để người lao
động có sức khỏe tốt khi tham gia vào quá trình lao động, từ đó tăng năng suất lao
động, tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp nên hiện nay Công ty đã đưa ra phương
hướng cải thiện điều kiện lao động trong năm 2010 và được phổ biến tới từng người lao
động trong Công ty.
2. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty cổ phần chế tạo Bơm
Hải Dương
Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đồng thời để phù
hợp hình thức quản lý kinh doanh. Công ty đề ra các mục tiêu, phương thức cụ thể
trong hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong năm 2010 với hướng chính như sau :
- Cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị góp phần nâng cao điều kiện
lao động và môi trường lao động cho người lao động.
- Bố trí các nơi làm việc độc hại một cách hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của nó
trong phạm vi hẹp.
- Thường xuyên củng cố lạo hệ thống cải thiện điều kiện lao động, tìm ra mô
hình và các hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh của
Công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Cải thiện điều kiện lao động không mang tính hình

thức mà đi sâu về chất lượng.
- Bổ sung các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của
các yếu tố độc hại đến người lao động.
- Chú trọng và tăng cường công tác tự kiểm tra ở các cấp để nhắc nhở, giáo dục
ý thức trách nhiệm trong quá trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả
năng phát hiện nguy cơ gây tai nạn thương tích. Đồng thời cũng phải có biện pháp, chế
tài cụ thể để tạo ý thức tự giác và nghiêm túc trong chủ động phòng, chống tai nạn
thương tích, giữ gìn an toàn lao động và vệ sinh môi trường, từ đó tăng nâng suất lao
động, đạt hiệu quả sản xuất cao.
- Duy trì thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật.
- Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 ( Bảng 12)
Bảng 12 : Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010
TT Tên công việc Số
người
tham
gia
Đơn vị thực hiện Thời gian
thực hiện
Số tiền
(1000đ)
I Các biện pháp về kỹ thuật an toàn – phòng chống cháy nổ 90.000
1 Kiểm định KTAT các thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động
3 Chuyên trách
ATLĐ – phòng
Kỹ thuật cơ điện
Tháng 8 8.000
2 Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống
điện trong toàn Công ty

5 Phòng Kỹ thuật
cơ điện
Tháng 4 10.000
3 Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng
các thiết bị trong Công ty
5 Phòng Kỹ thuật
cơ điện
Các tháng 65.000
4 Mua sắm, bảo dưỡng các dụng
cụ PCCC trong Công ty
2 Phòng Tổ chức
lao động
Tháng 5 7.000
II Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại,
cải thiện điều kiện lao động
168.000
5 Sửa chữa, bảo dưỡng, chăm sóc
nạo vét toàn bộ hệ thống cây
xanh, cấp thoát nước trong
Công ty
2 Văn phòng Công
ty
Các tháng 8.000
6 Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng
các quạt mát trong các xưởng
5 Phòng Kỹ thuật
cơ điện
Tháng 4 10.000
7 Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng
hệ thống chiếu sáng trong các

xưởng
5 Phòng Kỹ thuật
cơ điện
Các tháng 10.000
8 Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng
hệ thống các nhà xưởng
4 Thuê đơn vị làm
ngoài
Tháng 3
Tháng 7
140.000
III Chăm sóc sức khỏe người lao động 143.000
IV Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động 21.000
V Trang bị bảo vệ cá nhân 50.000
Tổng chi phí : 472.000 (bốn trăm bảy mươi hai triệu đồng)
Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng
3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế
tạo Bơm Hải Dương
3.1. Cải thiện hệ thống chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống chiếu sáng tự nhiên cho xưởng sản xuất là chọn
hình dáng, vị trí, kích thước của các cửa tạo điều kiện tiện nghi về ánh sáng trong
phòng, đảm bảo cho mắt làm việc trong điều kiện thích hợp nhất. Muốn vậy Công ty
cần phải đảm bảo :
- Hướng ánh sáng không gây ra bóng đổ ở người, thiết bị và các kết cấu lên
tường nhà của người lao động.
- Bề mặt làm việc của người lao động có độ rọi sáng cao hơn các bề mặt khác
trong phòng.
Chiếu sáng nhân tạo
Tại một số khu vực làm việc của Công ty như khu vực làm khuôn và nấu rót chủ

yếu dùng hệ thống chiếu sáng tự nhiên vì vậy trên thực tế có lúc tại đây ánh sáng không
đủ để người lao động làm việc nên dễ dẫn đến các bệnh về mắt, gây mỏi mắt, hoa mắt
dẫn đến giảm năng suất lao động, tỷ lệ phế phẩm cao. Vì vậy, Công ty cần tăng cường
thêm hệ thống chiếu sáng chung để đảm bảo yêu cầu sản xuất như lắp thêm đèn ở giữa
các xưởng, chia không gian thành các không gian nhỏ, mỗi không gian có một độ chiếu
sáng khác nhau đảm bảo yêu cầu.
Hệ thống cửa sổ, cửa trời, hệ thống đèn phải thường xuyên được lau chùi, bảo
quản ( 2 tuần 1 lần) để đảm bảo đủ độ sáng trong không gian làm việc.
3.2. Cải thiện hệ thống thông hút gió chung
Công ty có thể tham khảo hệ thống thông hút gió chung sau:

×