Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.33 KB, 13 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN
VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
I. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nguồn nhân lực
Trước thực trạng và xu hướng phát triển nền kinh tế nước ta, nhà nước và
các doanh nghiệp cần có những giải pháp, phương hướng đầu tư để sử dụng
nguồn nhân lực một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, chú trọng hoạt động đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp.
Đào tạo và đào tạo lại cần được hiểu là sự đầu tư hợp lý chứ không phải là việc
làm tốn chi phí của doanh nghiệp. Yếu tố con người trong doanh nghiệp là yếu
tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong thương
trường. Để có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp thì phải đào
tạo liên tục để họ kịp thời cập nhập được thông tin và xu hướng công việc. Còn
đối với nhân viên mới được tuyển dụng, họ chưa ngay tức thời đáp ứng được
yêu cầu của công việc vì chưa thể hoà nhập với môi trường làm việc mới, và
không tránh khỏi lúng túng khi tham gia vào các công đoạn sản xuất kinh doanh
vốn được vận hành rất bài bản từ trước. Do đó cần đào tạo lại cho họ các thao
tác kỹ thuật trong công việc và giảm bớt áp lực làm việc
Thứ hai, đó là cơ chế đãi ngộ đối với nhân viên.
Cơ chế đãi ngộ bao gồm: lương, thưởng, các chế độ phúc lợi hữu hình cũng
như vô hình, mang tính vật chất hay phi vật chất, liên quan đến thể chất hoặc
tinh thần của người lao động do doanh nghiệp cung cấp. Như vậy cơ chế đãi
ngộ của doanh nghiệp bao gồm các hình thức cơ bản sau : lợi ích vật chất trực
tiếp, lợi ích vật chất gián tiếp và sự hài lòng về mặt tâm lý
Việc thực hiện các chế độ đãi ngộ cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp
lý và minh bạch
Thứ ba, phân tích công việc phù hợp cho các vị trí trong công ty, đúng
người đúng việc, lập kế hoạch công việc và đánh giá hiệu qủa công việc của
nhân viên một cách chính xác và khách quan nhất.
Thứ tư, xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc
bình đẳng, lành mạnh, học hỏi lẫn nhau và phối hợp làm việc một cách có hiệu


quả nhất
2. Những giải pháp về phía nhà nước
Thứ nhất, đổi mới chương trình và cơ cấu đào tạo trên cơ sở phân tích nhu
cầu của thị trường.
Loại bỏ kiểu đào tạo theo thị hiếu và tâm lý xã hội như hiện nay. Đào tạo
phải đáp ứng được nhu cầu trực tiếp của thị trường do đó phải dự báo được xu
hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế để có căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo đội
ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực. Thực hiện đào
tạo theo đơn đặt hàng từ phía các nhà sử dụng, gắn trách nhiệm của nhà trường
và doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng lao động. Hoàn thiện quy hoạch,
tính toán lại năng lực sản xuất hiện tại và tiềm năng của mỗi loại ngành nghề
làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp
cho người lao động. Lấy thị trường làm căn cứ, gắn với kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của đất nước để đưa ra quy hoạch phân bố, sử dụng và đào tạo nguồn
lao động và đặc điểm cho từng loại ngành nghề
Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tác
đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên. Khuyến khích các trung
tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh mời các chuyên gia, các nghệ
nhân trong và ngoài nước vào giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm.
Hỗ trợ về vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Khuyến khích cho vay vốn
đổi mới máy móc phục vụ cho công tác giáng dạy, trích ngân sách đầu tư, bổ
sung tay nghề cho chủ thợ
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Đa dạng hoá loại hình đào
tạo, phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghể
trình độ thấp sang trình độ cao theo 3 cấp ( sơ cấp, trung cấp và cao đẳng ), có
liên thông giữa các cấp. Đào tạo lý thuyết kết hợp với ứng dụng thực hành, thưc
tế
Thứ ba, quan tâm chăm sóc sức khoẻ, chất lượng dân số, cải thiện môi
trường sống cho người dân
Giảm tốc độ gia tăng dân số, hạ thấp tỷ lệ sinh nhằm giảm áp lực về việc

làm trong tương lai.( Tuyên truyền, vận động người dân thưc hiện kế hoạch hoá
gia đình đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa; Đáp ứng đầy đủ, nhanh
chóng, an toàn và thuận tiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản ). Tăng
cường và đa dạng hoá nguồn vốn cho bảo vệ môi trường sống trước các nguy cơ
ô nhiễm do tăng trưởng kinh tế mang lại
Thứ tư, cải cách hệ thống tiền lương, tiền công cho phù hợp với trình độ
phát triển của nền kinh tế và điều kiện sống của người lao động trong cơ chế thị
trường. Tiền lương cơ bản phải đảm bảo đủ cho người lao động về chi phí nhà
ở, đi lại, ăn mặc, học tập, chữa bệnh, các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần
khác, chăm sóc con cái…Đảm bảo tính hợp lý và công bằng
Thứ năm, phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch trên thị trường lao động.
Có 3 hướng chính :
Quy hoạch và phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm ở các đia
phương và cả nước; tập trung đầu tư hiện đại hoá 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế
trọng điểm ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đạt tiêu chuẩn khu vực, sử dụng công
nghệ thông tin hiện đại để thực hiện giao dịch lành mạnh , hiệu quả và chuyên
nghiệp; tổ chức tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động
Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động ( thông tin, quảng
cáo, hội chợ việc làm…) tạo điều kiện giao dịch giữa người lao động và người
sử dụng lao động. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao
động quốc gia và nối mạng, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm, các thành
phố lớn, khu công nghiệp tập trung, bố trí các trạm quan sát thông tin thị trường
lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao
động đầy đủ , kịp thời tới người lao động và người sủ dụng lao động
Thứ sáu, tạo hành lang pháp lý, bảo đảm bình đẳng hài hoà lợi ích giữa
người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích chung. Hoàn thiện đồng bộ,
kịp thời hệ thống pháp luật về thị trường lao động, các văn bản pháp quy như
trình sửa đổi , bổ sung Luật tiền lương tối thiểu; Luật dạy nghề; Luật bảo hiểm
xã hội; Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, sửa đổi bổ
sung Bộ Luật lao động; phê chuẩn các công ước và khuyến nghị của Tổ chức

Lao động Quốc tế về việc làm và thị trường lao động; các thông lệ và cam kết
quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Điều chỉnh pháp luật và chính
sách về quan hệ lao động cho phù hợp với bối cảnh mới, hoàn thiện thiết chế về
quan hệ lao động ba bên và hai bên phát huy hiệu quả trong việc xây dựng quan
hệ lao động lành mạnh, tăng cường năng lực đối thoại xã hội của các tổ chức đại
diện cho các bên tham gia quan hệ lao động, nhất là ở cấp doanh nghiệp.
Điều chỉnh chính sách tiền lương trong hội nhập kinh tế. Điều chỉnh tiền
lương phù hợp với nguyên tắc thị trường và không phân biệt đối xử, cụ thể là
thực hiện đồng bộ 2nhiệm vụ sau: hoàn thiện cơ sở pháp luật và chính sách tiền
lương cho phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường ( mức lương là kết quả
thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng do sức lao
động không phải là hàng hoá thông thường nên nó phải được thoả thuận thông
qua thương lượng và thoả ước lao động tập thể ), và thứ nữa là, hoàn thiện cơ sở
pháp luật, thể chế, năng lực cho việc tiến hành thương lượng và thoả ước lao
động tập thể (phải xác định rõ vai trò của Nhà nước, người lao động và người sử
dụng lao động).
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hoạt động nghiên cứu triển
khai công nghệ
1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp.
Nói đến doanh nghiệp thì có nhiều loại doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn,
doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ... Thực tế qua khảo sát cho thấy nhiều
doanh nghiệp lớn đã bước đầu chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin
trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như trong bán hàng.
Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do chưa thực sự thấy được lợi ích lớn lao của
công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi
trường thương mại điện tử, chưa có am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm
nhìn chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết. Các vấn đề khác có liên
quan đến doanh nghiệp là họ thiếu kiến thức và thời gian để tiếp thu kiến thức,
thiếu kỹ năng quản lý, sợ tăng trưởng và ưa những triển vọng ngắn hạn, ít
hướng ra bên ngoài mà điều đó có nghĩa là họ không nhận thấy những tín hiệu

của môi trường, cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn; khả năng tài chính yếu
nên đầu tư thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Hơn
nữa, tại Việt Nam, môi trường công nghệ thông tin chưa thuận lợi để các doanh
nghiệp có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghệ thông tin còn
hạn chế.
Để khuyến khích phổ biến và áp dụng bất kỳ một đổi mới nào, điều đòi hỏi
trước tiên là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp.
Khía cạnh chiến lược: Giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh
doanh nhằm đạt được mục tiêu nhất định ở một giai đoạn cụ thể: nâng cao hiệu
suất, nâng cao hiệu quả, cải thiện mối quan hệ giữa sản phẩm và thị trường; đổi
mới quan hệ giữa sản phẩm và thị trường hoặc định hướng đi.
Kế hoạch công nghệ thông tin: Kế hoạch này đưa ra một tầm nhìn chiến
lược cho việc sử dụng công nghệ thông tin. Mức độ hoà hợp giữa kế hoạch công

×