Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lịch sử lớp 12: đề thi nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc mĩ xâm lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.84 KB, 9 trang )

THI ONLINE – NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ
XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)
CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 – 2000
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 12
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
- Ghi nhớ những kiến thức trọng tâm về cuộc chiến đấu trực tiếp của nhân dân hai miền Nam - Bắc với Mĩ. Miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
- Suy luận âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”, ý nghĩa
của Hiệp định Pari.
- Phân tích, so sánh các chiến lược chiến tranh của Mĩ (1961 - 1973), điều khoản có ý nghĩa quyết định của Hiệp định
Pari với cách mạng miền Nam.
- Liên hệ mối quan hệ đấu tranh quân sự và ngoại giao, thành cổ Quảng Trị.

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

20 (100%)

8 (40%)

6 (30%)

4 (20%)



2 (10%)

PHẦN I: NHẬN BIẾT
Câu 1. Chiến thắng nào được coi là “Ấp Bắc” đối với quân viễn chinh Mĩ, mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà
đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam
A. Núi Thành (Quảng Nam)

B. Trà Bồng (Quảng Ngãi)

C. Vạn Tường (Quảng Ngãi)

D. Tây Ninh

Câu 2. “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu nào
A. Quân đội Sài Gòn

B. Quân đội Mĩ

C. Quân đội đồng minh

D. Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh

Câu 3. Cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972
diễn ra chủ yếu ở
A. Hà Nội, Nam Định.

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hà Nội, Thanh Hóa.


D. Nam Định, Hải Phòng.

Câu 4. Trong cuô ̣c Tiế n công chiế n lươ ̣c năm 1972, quân ta đã cho ̣c thủng 3 phòng tuyế n ma ̣nh nhấ t của đich
̣ là
A. Đà Nẵng, tây Nguyên và Sài Gòn.

B. Quảng Tri,̣ Đà Nẵng và Tây Nguyên.

C. Huế , Đà Nẵng và Sài Gòn

D. Quảng Tri,̣ Tây Nguyên và Đông Nam Bô ̣.

Câu 5. Nixon mở cuộc tập kích bắn phá dữ dội Hà Nội, Hải Phòng bằng B52 trong 12 ngày đêm (từ
18/12/1972 đến 29/12/1972) nhằm
A. Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ.
B. Phá hoại nền nông nghiệp miền Bắc
C. Ngăn chặn viện trợ vào miền Nam
D. Mở rộng tấn công miền Bắc

>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

1


Câu 6. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm
lược?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

D. Vạn Tường (Quảng Ngãi)
Câu 7. Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
A. Đấu tranh quân sự-chính trị- ngoại giao
B. Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế
D. Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
Câu 8. Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm
lược?
A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968

B. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971

C. Tiến công chiến lược năm 1972

D. Điện Biên Phủ trên không năm 1972

PHẦN II: THÔNG HIỂU
Câu 9. Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
ở Việt Nam là
A. Thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thất bại trong cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B. Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận
“Điện Biên Phủ trên không”
C. Thất bại nặng nề của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến
tranh"
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch, buộc Mĩ phải
tuyên bố "Mĩ hóa trở lại".
Câu 10. Ý nào phản ánh không đúng về âm mưa của Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam

C. Làm lung lay ý chí chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta
D. Buộc ta phải khuất phục, đàm phán và kí hiệp định có lợi chp Mĩ.
Câu 11. Đâu không phải ý nghĩa của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá họai miền Bắc.
C. Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta
D. Mở ra bước ngoă ̣t trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng My.̃
Câu 12. Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” ở miền Nam?
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

2


A. Nhanh chóng tạo ưu thế mới về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân ta bằng các cuộc hành quân “tìm
diệt”.
B. Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về thế phòng ngự, phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên
giới.
C. Mở các cuộc hành quân “tìm, diệt” và “bình định” vào các vùng giải phóng của ta
D. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược
Câu 13. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
của nhân dân ta là
A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ
B. Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “nguỵ nhào”
C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “nguỵ nhào”
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “nguỵ nhào”
Câu 14. Vì sao trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” quân Mĩ lại rút bớt quân Mĩ và quân Đồng minh
dần khỏi chiến trường?
A. Quân Mĩ và quân đồng minh đã yếu
B. Quân Mĩ và quân đồng minh mâu thuẫn với nhau

C. Giảm xương máu cho người Mĩ trên chiến trường
D. Chuyển sang chiến trường khác
PHẦN III: VẬN DỤNG
Câu 15. Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương và
Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Hiệp định có sự tham gia của 5 cường quốc trong hội đồng bảo an Liên Hợp quốc
B. Các bên thừa nhận miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị
C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam
D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực.
Câu 16. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh
Câu 17. Điể m mới trong phong trào đấ u tranh ở đô thi ̣ chố ng chiế n lươc̣ “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so
với phong trào đấ u tranh ở đô thi ̣chố ng chiế n lươc̣ “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mi ̃ là
A. Mu ̣c tiêu đấ u tranh đòi Mi ̃ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.
B. Sự tham gia đông đảo của tiń đồ Phâ ̣t tử và đô ̣i quân “tóc dài”.
C. Sự tham gia đông đảo của ho ̣c sinh, sinh viên, tín đồ Phâ ̣t giáo.
D. Kế t quả của các cuô ̣c đấ u tranh làm rung chuyể n chính quyề n Sài Gòn
Câu 18. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

3


A. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
B. Đều thực hiện ở ba nước Đông Dương.
C. Đều sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu.

D. Đều thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
PHẦN IV: VẬN DỤNG CAO
Câu 19. “Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ mang tên một Anh hùng!”
Câu nói trên nhắc đến địa danh lịch sử nào?
A. Hải Phòng

B. Dinh Độc Lập

C. Thành cổ Quảng Trị

D. Sài Gòn

Câu 20. Từ thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của
Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân
sự với đấu tranh ngoại giao?
A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện bởi Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

C

A

B

D

A

A

A

C

B


D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

C

C


C

D

A

A

C

A

Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 175.
Cách giải:
Chiến thắng Vạn Tường được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà
diệt”.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 180.
Cách giải:
“Việt Nam hóa chiến tranh” cũng giống như “Chiến tranh đặc biệt” đều tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài
Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố
vấn.
Chọn: A
Câu 3.
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

4



Phương pháp: sgk trang 184.
Cách giải:
Ngày 14-12-1972, gần hai tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, để
hỗ trợ cho mưu đồ chính trị - ngoại giao mới, Ních xơn đã phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược
bằng đường không vào Hà Nội, Hài Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục, bắt đầu từ tối ngày
18 đến hết ngày 29-12-1972, nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi
cho Mĩ.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 183.
Cách giải:
Tháng 6 – 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu gần 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông
dân.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 184.
Cách giải:
Nixon mở cuộc tập kích bắn phá dữ dội Hà Nội, Hải Phòng bằng B52 trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến
29/12/1972) nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí Hiệp định có lợi cho Mĩ.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 177.
Cách giải:
- Đáp án A: buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (sgk trang 177)
- Đáp án B: buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari.
- Đáp án C: Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
- Đáp án D: chiến thắng quân sự đầu tiên trong quá trình chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”, mở
đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Chọn: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 187.
Cách giải:
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao;
là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 183.
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

5


Cách giải:
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc
Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược- tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh”
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 185, suy luận.
Cách giải:
Với chiến thăng ở cuôc Tổng tiến công và nổi dây xuân Mậu thân 1968, Mĩ buộc phải ngồi vào bàm đàm phán
ở Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, Hội nghị diễn ra gay go,
quyết liệt và kéo dài do lập trường của hai bên khác nhau, mâu thuẫn nhau, nhiều lúc cuộc thương lượng bị gián
đoạn.
Phải đến khi quân ta đập tan cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên
Phủ trên không" thì Mĩ mới kí Hiệp định Pari.
=> Như vậy, chiến thắng quân sự “Điện Biên Phủ trên không" là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải
tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc, là lí do trực tiếp nhất khiến Mĩ mới kí Hiệp định Pari

(1973).
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 178, loại trừ.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1965 – 1969, Mĩ vừa thực hiện chiến lược chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam vừa
gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Âm mưu của Mĩ là:
- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
Chọn: D
Câu 11.
Phương pháp: sgk trang 177, suy luận.
Cách giải:
Cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh
xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và buộc phải ngồi vào bàn đàm phán
ở Pari.
Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” khi thất bại trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Chọn: A
Câu 12.
Phương pháp: sgk trang 173-174, suy luận.
Cách giải:
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

6


Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam bao gồm:
- Âm mưu:
+Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và chủ lực để áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược

quân sự mới “tìm diệt”.
+ Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự. buộc ta phải
phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh lui tàn dần.
- Thủ đoạn (Hành động) của Mĩ:
+ Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)
+ Mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966 và 1966 - 1967) bằng hàng loạt các cuộc hành quân
“tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.
Việc tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” và coi đó là “xương sống” của chiến tranh là âm mưu và thủ đoạn
của Mĩ ở chiến lược “Chiến tranh đặc biêt”.
Chọn: D
Câu 13.
Phương pháp: sgk trang 187, suy luận.
Cách giải:
Hiệp định Pari được kí kết nă 1973, Mĩ và quân đồng minh đã buộc phải rút quân khởi nước ta => Hoàn thành
nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”. Ở miền Nam lúc này chỉ còn quân đội Sài Gòn, thay đổi so sánh lực lượng có lợi
cho ta => tạo điều kiện để ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.
Chọn: C
Câu 14.
Phương pháp: sgk trang 180, suy luận.
Cách giải:
Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi chiến tranh để giảm xương
máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng
xương máu người Việt Nam.
Chọn: C
Câu 15.
Phương pháp: So sánh, nhận xét.
Cách giải:
Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) có những điểm tương đồng sau:
- Hoàn cảnh: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có trận thắng quyết định là Điện Biên
Phủ (1954) và “Điện Biên Phủ trên không: năm 1972.

- Nội dung:
+ Đều buộc các nước Đế quốc công nhân các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam bào gồm: độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Đều đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
+ Đều đưa đến việc Đế quốc xâm lược phải rút quân về nước.
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

7


- Ý nghĩa:
+ Đều là sự phản ánh, sự ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường.
+ Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình; là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu
tranh.
Chọn: C
Câu 16.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
- Ngày 21-7-1973, Mĩ kí Hiệp định Pari, trong đó bao gồm nội dung: “Hoa Kì rút hết quân đôi của mình và các
nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiết tục dính líu quân sự hoặc can thiếp vào công
việc nôi bộ của Việt Nam.”
- Mĩ và quân đồng minh rút khỏi nước ta sẽ làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.
Miền Bắc vừa trờ lại hòa bình có thể tiếp tục khác phục hậu quả chiến tranh, khôi phục vá phát triển kinh tế - xã
hội, vừa tiếp tục chi viện cho miền Nam.
=> Lúc này ở miền Nam chỉ còn lực lượng của quân đôi Sài Gòn, tạo thuận lợi cho ta tiến lên giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Chọn: D
Câu 17.
Phương pháp: So sánh, nhận xét.
Cách giải:

Về phong trào đấu tranh ở các đô thị:
- Giai đoạn 1961 - 1965: (chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, sgk trang 171). Phong trào đấu
tranh chính trị của nhân dân trong các đô thị phát triển mang mẽ, nổi bật là các tín độ Phật giáo, “đội quân tóc
dài” chống lại sự đàn áp của chính quyên Diệm.
- Giai đoạn 1965 - 1968: (chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, sgk trang 175). Trong hầu khắp các
thành thị, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, một số bĩnh sĩ quân
đội Sài Gòn,…đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
Chọn: A
Câu 18.
Phương pháp: So sánh, nhận xét.
Cách giải:
- “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, dựa vào quân Mĩ và quân
đồng minh là chủ yếu.
- “Việt Nam hóa chiến tranh” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, dựa vào quân đội
Sài Gòn là chủ yếu.
=> Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” đều là loại hình chiến tranh xâm lược
thực dân kiểu mới của Mĩ.
Chọn: A
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

8


Câu 19.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Cuộc chiến tại Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử như những trang bi tráng nhất, 81 ngày đêm thấm đẫm "máu
và hoa" với những ký ức không thể nào quên.
Sự dữ dội, quyết liệt của trận "quyết chiến chiến lược" này đã trở thành kinh điển khắc khoải, đau nhói: “Mỗi
tấc đất Thành Cổ đều thẫm đẫm máu hồng, sự hy sinh của các anh đã trở thành bất tử. Trong 81 ngày đêm, từ

28/6 - 16/9/1972, địch đã ném xuống Thành Cổ Quảng Trị 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải
hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo”.
Trong giai đoạn ác liệt nhất, mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, mỗi đại đội có từ
90 đến 120 chiến sỹ, 81 ngày đêm ta phải bổ sung 81 đại đội như vậy. Nhưng cứ đêm nay một đại đội tiến vào
thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót.
Chiến thắng của ở Thành Cổ đã góp một phần quan trọng vào thắng lợi trên bàn hội nghị Pari tạo đà cho công
cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những câu thơ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân - người
thầy của tôi và cũng là người trực tiếp cầm súng trong chiến trường Thành Cổ viết cho đồng đội khi thăm lại
chiến trường xưa.
Thành cổ Quảng Trị: Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ mang tên một Anh hùng
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây.
Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi
Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào.”
Chọn: C
Câu 20.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh
cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân sự với đấu
tranh ngoại giao là: thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Ngược lai
thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự
Chọn: A

----HẾT----


>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa - GDCD tốt nhất!

9



×