Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.7 KB, 11 trang )

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch I Ngân
hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam.
3.1 Mục tiêu và chính sách hỗ trợ đối với DNNVV của NHĐTPTVN
3.1.1 Mục tiêu
3.1.1.1 Mục tiêu dài hạn
Trở thành NHTM dẫn đầu trong cung ứng tín dụng, dịch vụ cho các
DNVVN nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước
cũng như quốc tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống người lao động, góp phần
phát triển kinh tế đất nước.
Để hỗ trợ các DNVVN trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
NHĐT&PTVN sẽ dành riêng nguồn vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ tín dụng
(tăng dư nợ ròng) đối với các DNVVN trong giai đoạn 2008 – 2010 là trên
30.000 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với khối
DNVVN đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của
NHĐT&PTVN.
NHĐT&PTVN phấn đấu vươn tới thành một tập đoàn đầu tư tài chính đa
năng vào năm 2020 mà mô hình hoạt động là gắn kết với các nhà đầu tư khác
như công nghiệp, bảo hiểm... để tạo nên một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế đất nước.
3.1.1.2 Mục tiêu ngắn hạn
Tài trợ vốn hỗ trợ duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của
các DNVVN, ưu tiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng
xuất khẩu và sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản, đầu tư thuỷ điện
vừa và nhỏ.
Tư vấn tái cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ, tăng năng lực tài chính đối với
các doanh nghiệp gặp khó khăn, đảm bảo hiệu quả cao nhất với mục đích duy trì
hoạt động và tạo nền tảng phát triển sau khi các doanh nghiệp vượt qua khó
khăn.


Xây dựng các giải pháp xử lý đối với các doanh nghiệp dự kiến sẽ mất
khả năng thanh toán và đứng trước nguy cơ phá sản.
3.1.2 Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: trên cơ sở lãi suất cơ bản từng
thời kỳ, áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các DNVVN, đảm bảo mức lãi
suất cho vay đối với các DNVVN thấp hơn từ 0,5% - 1%/năm so với mức lãi
suất cho vay thông thường.
Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng: Đặc biệt đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu, như chương trình hoán đổi tiền tệ chéo VND-USD, chiết
khấu bộ chứng từ…
Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: bảo đảm bằng tài sản hình thành từ
vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô hàng… phù hợp với từng lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh và xếp hạng doanh nghiệp.
Cho vay kết hợp với góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNVVN:
hình thức này vừa tạo điều kiện mở rộng tín dụng, vừa giúp ngân hàng có điều
kiện xâm nhập thị trường, trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay. Hình thức
này là rất hiệu quả và cũng nằm trong khả năng đầu tư, quản lý của ngân hàng
vì các DNVVN thường có quy mô về vốn và phạm vi hoạt động không lớn.
3.1.3 Chính sách ưu đãi về dịch vụ đối với các DNVVN
Ưu đãi phí dịch vụ đến mức tối đa trên cơ sở biểu phí từng thời kỳ của
NHĐT&PTVN.
Cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói cho các khách hàng nhóm này gồm:
Tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng điện tử
(homebanking, directbanking...), dịch vụ quản lý tài khoản trọn gói (dịch vụ
quản lý vốn tự động, quản lý các khoản phải thu, quản lý các khoản phải trả tự
động, dịch vụ quản lý dòng tiền, dịch vụ tiền gửi với mức lãi suất linh hoạt),
dịch vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ với tỷ giá ưu đãi, dịch vụ vấn tin
tài khoản, tra cứu thông tin tỷ giá, tiền gửi, tiền vay, lãi suất, tra soát...
Ngoài ra, NHĐT&PTVN sẽ xem xét góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết
đối với các DNNVV phù hợp với định hướng phát triển, quy chế đầu tư hiện

hành của NHĐT&PTVN .
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh
nghiệp và nhỏ tại SGDI NHĐT&PTVN
* Quản lý nguồn vốn
SGDI cần tìm kiếm và thực hiện các biện pháp gia tăng quy mô nguồn
vốn với lãi suất thấp, kỳ hạn dài và ổn định vì dựa vào nguồn huy động ngắn
hạn là không đủ và thường có rủi ro rất lớn đến khả năng thanh toán của ngân
hàng.
Việc tính toán và luân chuyển giữa nguồn huy động ngắn hạn sang trung
và dài hạn cần tính toán kỹ, đảm bảo an toán cho ngân hàng
Ngân hàng cần tăng cường phát hành giấy nợ trung và dài hạn so tính an
toàn cao, dễ chuyển đổi, lãi xuất hấp dẫn.
Ngân hàng cũng tài trợ dự án dựa trên sự liên kết với các tổ chức tín dụng
trong và ngoài nước nhằm giảm bớt rủi ro mà vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp phát
triển, kích thích phát triển kinh tế đất nước.
* Thẩm định dự án
Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án
vay, thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín
dụng.
Thẩm định dự án nhằm kiểm tra khẳng định lại những chi tiết kinh tế kỹ
thuật của dự án đầu tư như: qui mô đầu tư, thiết bị công nghệ, năng lực công
suất máy móc, khối lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ...trên cơ
sở đó để đi đến đầu tư.
SGDI NHĐT&PTVN trong thẩm định đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Nhưng để hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần chú ý, ngoài việc kiểm tra tính
đầy đủ, tính hợp pháp của văn bản hồ sơ pháp lý về kinh doanh, về dự án vay,
thẩm định tính hiện thực, tính khả thi của các dự án tạo tiền đề từ đó có dự báo
về hiệu quả, khả năng vay trả.
Thông thường khi đi vay vốn người đi vay đã tính toán hiệu quả kinh tế,
tính toàn nguồn vốn và khả năng vay trả của dự án. Với giác độ là người cho

vay vốn, Ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở của việc luận lý, tính
toán của người vay vốn. Không chỉ dừng lại ở tính toán của người vay mà ngân
hàng luôn luôn phải đặt các vấn đề phản biện lại các cơ sở lập luận và cơ sở tính
toán của người vay để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án. Hiệu qủa kinh tế
cao hay thấp của dự án vay có quan hệ hữu cơ khăng khít và thường quyết định
khả năng vay tốt hay xấu của dự án. Nhưng nếu ngân hàng chỉ dừng lại ở các
chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưa đủ mà điều kiện quan trọng là: Trả nợ
bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có bảo đảm không, trả nợ trong bao
nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào?
Vì vậy, ngoài việc thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án vay, ngân
hàng cần phải chú trọng kiểm tra các nguồn vốn đã trả nợ, thời hạn trả nợ, hiện
thực khả thi, lịch trả nợ trả lãi cụ thể.
* Dự báo rủi ro xảy ra
Sở giao dịch cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung
dài hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất luôn đe doạ các ngân hàng bởi cấp độ
của khoản vay trung và dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Sự
quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản vay trung dài hạn không
chỉ đòi hỏi đối với ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý tiền tệ,
bởi mức độ của khoản vay trung dài hạn là rất lớn, gây đột biến và kéo dài cho
cả bên vay. Ngân hàng tài trợ và các bên có liên quan. Chính vì vậy, biện pháp
xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức cần
thiết đối với Ngân hàng. Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện phấp
phòng ngừa càng tốt thì hiệu quả tín dụng ngay từ khâu phán quyết càng cao.
Việc phát hiện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa
phải là việc làm liên tục, thường xuyên không phải chỉ trước khi phán quyết mà
cả trong suốt quá trình đưa vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay.
* Tài sản thế chấp
Thế chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là chìa khoá an toàn cuối cùng
cho việc vay vốn. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này đối với

các DNVVN, Ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, bảo đảm nguyên tắc và chấp
hành nghiêm chỉnh chính sách của nhà nước, áp dụng một cách linh hoạt, sáng
tạo nhưng không tuỳ tiện. Tuyệt đối không coi thế chấp cầm cố là “bùa hộ
mệnh“ trong cho vay, không thể coi là chìa khoá an toàn đặc biệt mà chỉ coi là
chiếc chìa khoá an toàn cuối cùng trong việc bảo đảm tín dụng. Thực hiện việc
thế chấp, bảo lãnh đúng quy định và cho vay lãi phải dựa trên những cơ sở thực
sự từ phía doanh nghiệp chứ không phải dựa vào duy nhất tài sản thế chấp.
Ngoài ra, khi cho vay nếu khách hàng không có tài sản thế chấp thì ngân
hàng cũng không nên từ chối ngay yêu cầu vay vốn của khách hàng. Vì thực tế
cho thấy, nhiều doanh nghiệp tuy không có tài sản đảm bảo nhưng lại có
phương án kinh doanh hiệu quả, uy tín tốt thì vẫn có thể là một trong những đối
tượng được sử dụng vốn vay ngân hàng.
* Kiểm tra, kiểm soát khoản tín dụng
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo
dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi.
Quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém
phần quan trọng. Khi một dự án trung và dài hạn được cho vay theo đúng mục
đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc
quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần

×