Những vấn đề lý luận về dịch vụ quảng cáo trong kinh doanh lữ
hành
1.1. Giới thiệu chung về Du lịch và kinh doanh du lịch:
1.1.1. Khái niệm về du lịch:
Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Tùy theo góc độ,
phương diện tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau mà chúng ta có những
khái niệm về Du lịch khác nhau.
Dưới góc độ tiếp cận nhu cầu của con người: Theo Mili và Morrison Du
lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.
Cũng dưới góc độ này nhưng hai giáo sư Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krcepf lại
cho rằng: “ Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ
việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có
mục địch định cư và không liên quan đế bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”. Quan
niệm này được Hiệp hội quốc tế và các chuyên gia khoa học về Du lịch thừa
nhận.
Dưới góc độ là một ngành kinh tế: theo các học giả Mỹ Melntosh và
Goeldner, Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành,
khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng
cáo nhằm phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch.
Tiếp cận Du lịch một cách tổng hợp: Du lịch được hiểu là tổng hợp các
hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du
lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong
quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
1.1.2. Khái niệm về kinh doanh Du lịch:
Theo pháp lệnh Việt Nam 1999, kinh doanh du lịch là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của một chuyến đi du lịch nhằm mục đích sinh
lợi.
Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông, mua bán các
dịch vụ, hàng hoá du lịch trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế
và xã hội. Kinh doanh du lịch cũng như mọi loại hình kinh doanh khác diễn ra
theo một chu trình chặt chẽ gồm các nghiệp vụ kinh doanh trong các doanh
nghiệp.
- Kinh doanh khách sạn du lịch: là việc kinh doanh nhằm đáp ứng nhu
cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi và các hoạt động giải trí khác.
- Kinh doanh vận chuyển du lịch: giúp đỡ sự đi lại của khách du lịch từ
nơi ở thường xuyên của họ đến điạ điểm du lịch và các vận chuyển khác tại
điểm du lịch.
- Kinh doanh thông tin du lịch: cung cấp các dịch vụ tư vấn và các thông
tin cho khách du lịch.
- Kinh doanh lữ hành: là việc kinh doanh các chương trình du lịch, thực
hiện các dịch vụ cho chương trình du lịch.
1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh du lịch:
- Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh dịch vụ: nó khác với các
ngành kinh doanh khác ở tính chất riêng biệt của sản phẩm du lịch. Sản phẩm
du lịch là sự kết hợp giữa các dịch vụ: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, mua sắm,
vui chơi giải trí, dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.
- Kinh doanh du lịch mang tính thời vụ rõ rệt. Tính thời vụ của kinh
doanh du lịch hiện nay đã được khắc phục nhiều do cả yếu tố khách quan và chủ
quan:
+ Yếu tố khách quan là số người đi du lịch công vụ tăng, thời gian không
hạn chế, đặc biệt là đối với khách nước ngoài.
+ Yếu tố chủ quan là do các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tìm mọi
cách đa dạng hoá sản phẩm du lịch như kết hợp du lịch sinh thái với việc tham
quan các khu nhân tạo…điều này đã thu hút một lượng khách đáng kể.
- Kinh doanh du lịch phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, trình độ dân trí,
quỹ thời gian rảnh rỗi cũng như thu nhập của người dân. Điều kiện tự nhiên
thuận lợi sẽ làm cơ hội đi du lịch của khách tăng và đương nhiên các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch cũng có cơ hội đáp ứng nhu cầu của khách, nâng cao
hiệu quả kinh doanh của mình. Trình độ dân trí và thu nhập của người dân ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Trình độ dân trí cao, thu
nhập cao sẽ thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của khách. Đối với khách du lịch nội địa
họ đi du lịch với mong muốn tìm hiểu cái mới, để nghỉ dưỡng và đặc biệt là
thay đổi môi trường sinh thái của những người dân đô thị. Họ luôn phải sống
trong một môi trường ồn ào, náo nhiệt, bị ô nhiễm. Do vậy, họ đi du lịch để
hưởng không khí trong lành. Đối với khách quốc tế, ngoài mục đích thăm quan,
họ còn có mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh buôn bán…
- Yếu tố con người quyết định đến hoạt động kinh doanh: việc sản xuất ra
sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Khách hàng là yếu tố
quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm, là yếu tố
quan trọng cấu thành nên sản phẩm, do tính vô hình của sản phẩm du lịch mà
mỗi khách hàng có một cảm nhận về chất lượng khác nhau.
- Khác với các ngành sản xuất khác, sản phẩm du lịch không thể dự trữ,
lưu kho, bảo quản được và giá cả của các sản phẩm du lịch có tính linh động
cao.
1.2. Dịch vụ quảng cáo trong kinh doanh du lịch:
1.2.1. Những khái niệm cơ bản:
Quảng cáo là một trong những công cụ chủ yếu mà các công ty sử dụng
để hướng thông tin vào người mua và công chúng mục tiêu. Ta có thể thấy rằng
quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và khuyếch trương ý tưởng về
hàng hoá dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền.
Hiện nay có khoảng 80 khái niệm khác nhau về quảng cáo, dưới đây là
những khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất.
Theo P.Kotler thì quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách
gián tiếp và đề cao những ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ được thực hiện theo
yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể quảng cáo phải chịu mọi chi phí.
Trong “Marketing – lý luận và nghệ thuật ứng xử”, quảng cáo được coi là
việc sử dụng các phương tiện thông tin về các sản phẩm đến các phần tử trung
gian hay khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và thời gian nhất định.
Trong “Nghệ thuật quảng cáo” thì quảng cáo là một phương tiện truyền
tin từ người thuê quảng cáo qua một phương tiện thông tin đại chúng đến người
nhận. Từ quảng cáo nguyên văn gốc tiếng Anh là “Advertisment” có nguồn gốc
Latinh là “Advertere” có nghĩa là “hướng về ý nghĩ”.
Còn trong cuốn “ Marketing tìm hiểu nghệ thuật kinh doanh”: Quảng cáo
được định nghĩa là việc sử dụng phương tiện trung gian để truyền tin định trước
về sản phẩm hay thị trường cho người bán lể hay người tiêu thụ.
Theo định nghĩa của hiệp hội quảng cáo Mỹ AAA: Quảng cáo là hình
thức dịch vụ kinh doanh thông tin mang tính phi cá nhân về sản phẩm hay ý
tưởng do một bên thuê mua thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
nhằm thuyết phục và ảnh hưởng tới hành vi của đối tượng nào đó.
Nghị định quảng cáo 194/CP đã định nghĩa quảng cáo trên lãnh thổ Việt
Nam: Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về
doanh nghiệp, hàng hoá - dịch vụ, nhãn hiệu, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu
hoạt động của các cơ sở kinh doanh.
Dịch vụ quảng cáo: là việc sử dụng các kỹ thuật yểm trợ bán hàng nhằm
mục đích làm cho cung và cầu về một loại sản phẩm nào đó gặp nhau. Quảng
cáo sẽ làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn, quyết định các kênh phân phối hợp
lý hơn và giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh, tăng thế
lực trên thị trường. Nội dung của chiến lược quảng cáo bao gồm hai vấn đề:
- Xác định nội dung của quảng cáo: là xác định đối tượng, nội dung, loại
hình, phương tiện và ngân sách dành cho quảng cáo. Mục tiêu của chiến lược
quảng cáo là đẩy mạnh bán hàng thông qua thói quen cho khách mua hàng của
doanh nghiệp, kích thích và lôi kéo đối tượng khách hàng còn thờ ơ với sản
phẩm của doanh nghiệp, tạo sức mua ban đầu.
- Nội dung thứ hai của quảng cáo là nhằm giải đáp các câu hỏi: đối tượng
của doanh nghiệp là ai, nội dung chủ yếu là gì, chọn loại hình phương tiện và
tiến hành quảng cáo vào lúc nào, chi phí bao nhiêu.
1.2.2.Vai trò và chức năng của quảng cáo:
1.2.2.1. Chức năng của quảng cáo:
- Làm phát sinh nhu cầu ban đầu:
Nó rất quan trọng cho những sản phẩm mới được tung ra thị trường lần
đầu hoặc những sản phẩm đang trong giai đoạn mở rộng sang thị trường mới.
Quảng cáo cần làm cho người tiêu dùng ở thị trường thấy được những đặc tính
công dụng của sản phẩm. Khêu gợi lên những nhu cầu mong muốn được sử
dụng, sở hữu sản phẩm của khách hàng
- Phát triển nhu cầu ban đầu thành nhu cầu thứ yếu:
Quảng cáo cần làm sao đẩy nhu cầu theo hướng đi lên do tạo ra sức tiêu
dùng ngày một tăng. Từ việc gợi lên những nhu cầu ban đầu cho khách hàng
đến sau khi khách hàng dùng thử. Quảng cáo cần làm cho khách hàng nhận thấy
đó là nhu cầu cần thiết thứ yếu của mình và tiêu dùng thường xuyên hơn
- Gĩư lòng tin của khách hàng:
Khi khách hàng đã chấp nhận sản phẩm, quảng cáo phải làm thế nào để
giữ được lòng tin của khách hàng vào sản phẩm. Phải thể hiện được sản phẩm
luôn có sự cải tiến đề đáp ứng như cầu ngày càng cao của khách hàng. Cần giữ
lòng tin với khách hàng để tránh sự tụt giảm về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm,
khách hàng đi tìm hoặc để tạo nhu cầu khác. Có được lòng tin đã khó nhưng giữ
được lòng tin đó còn khó hơn nhiều lần.
- Khuếch trương thương hiệu:
Quảng cáo phải thể hiện được những ưu việt vượt trội của sản phẩm, của doanh
nghiệp với các đối thủ khác. Ví dụ như cùng một sản phẩm nhưng có thể doanh
nghiệp có giá rẻ hơn hoặc chất lượng tốt hơn. Quảng cáo phải làm tăng uy tín
thương hiệu cho doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong cạnh
tranh hơn, khả năng mở rộng thị trường lớn hơn.
1.2.2.2. Vai trò của quảng cáo:
Có hai cách cơ bản để đạt được khách hàng tiềm năng trong kinh doanh
du lịch đó là bán hàng trực tiếp và quảng cáo. Trong khi bán hàng trực tiếp là
xương sống của ngành kinh doanh khách sạng du lịch thì ta cũng phải thừa nhận
tầm quan trọng của quảng cáo như là một phần bổ sung cho những nỗ lực kinh
doanh. Quảng cáo có thể giúp ta nhận thức được đặc tính sản phẩm trước khi ta
thực hiện việc mua bán nó. Những đặc tính quảng cáo có thể tạo ra một hình
ảnh rõ ràng về khách sạn, nhà hàng, một địa điểm du lịch hay một tour tuyến
trong tâm trí khách hàng tiềm năng và nó có thể lôi cuốn sự quan tâm của khách
hàng đối với dịch vụ đó cũng như những xúc tiến thương mại.
- Vai trò của quảng cáo đối với doanh nghiệp:
Với nền kinh tế kinh tế thị trường, để có thể đứng vững được đòi hỏi
doanh nghiệp phải cạnh tranh được với các đối thủ khác. Tính cạnh tranh của
doanh nghiệp thể hiện ở sự ưu việt trong sản phẩm, đặc tính sản phẩm, nội lực
của doanh nghiệp. Mà một trong những cách giúp doanh nghiệp thể hiện điều
này rõ nhất, hiệu quả nhất là quảng cáo. Quảng cáo giúp danh tiếng của công ty
được nhiều người biết đến hơn, quảng cáo khách hang tự tìm đến với doanh
nghiệp, giúp khách hang thấy được sự ưu việt hơn của doanh nghiệp so với các
doanh nghiệp khác. Nếu không có quảng cáo thì khách hang sẽ không biết công
ty kinh doanh cái gì, có gì đáp ứng nhu cầu của mình không.
Nói chung quảng cáo giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp như: tăng
doanh số bán hang, dễ ràng tiếp cận thị trường mới thị trường tiềm năng. Hơn
nữa nó còn giúpdn tạo dựng hình ảnh, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh
nghiệp , giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững lâu dài.
- Vai trò của quảng cáo đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dung khi đã có nhu cầu họ sẽ tim kiếm sản phẩm, nhà cung
ứng sản phẩm đó tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của họ một cách tối ưu nhất.
Chính vì thế họ tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp.
Một trong những kênh thông tin hiệu quả nhất là quảng cáo, Nhờ quảng cáo họ
biết được đặc tính của sản phẩm, gía cả sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, thông tin
về nhà cung cấp. Sau khi có quảng cáo họ thấy rằng cần lựa chọn lại nhà cung
ứng.
Không chỉ có vậy quảng cáo còn làm phát sinh những nhu cầu mới trong
khách hàng. Có thể trước đó khách hàng chưa có nhu cầu về sản phẩm nhưng
sau khi tiếp xúc với chương trình quảng cáo đã làm phát sinh nhu cầu, họ cảm
thấy cần có sản phẩm.
- Vai trò của quảng cáo đối với sản phẩm
Một sản phẩm khi mới được tung ra thị trường nếu không có quảng cáo
thì thật khó để khách hàng biết về nó, về tính năng, cách sử dụng, hiểu quả sự
vượt trội của nó so với các sản phẩm khác. Khi mới đựơc tung ra thị trường,
sản phẩm sẽ rất lạ so với khách hàng, do vậy cần có thời gian để khách hàng
làm quen với sản phẩm nêu quảng cáo tốt sẽ rút ngắn khoảng thời gian này do
đó rút ngắn chu kì sống sản phẩm, tránh được ứ đọng tồn kho, giúp quay vòng
vốn nhanh hiệu quả kinh doanh tăng.
- Vai trò quảng cáo đối với nền kinh tế:
+ Quảng cáo giúp rút ngắn khoảng cách giữa cung cầu trong nền kinh tế,
xúc tiến việc kí kết thoả thuận giữa bên mua và bên bán. Rút ngắn thời gian thoả
thuận giữa các bên. Do đó quảng cáo giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn, đạt
hiệu quả hơn.
+ Cùng với sự phát triển kinh tê, ngày nay quảng cáo đang trở thành một
lĩnh vực kinh doanh khá hiệu quả và thu hút được nhiều nhà kinh doanh, góp
phần tạo công ăn việc làm.
+ Quảng cáo không chỉ giúp doanh nghiệp không chỉ bán được sản phẩm
mà điều quan trọng hơn là nó tác động vào việc thay đổi cơ cấu, tập quán tiêu
dùng, tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, từ đó góp phần
nâng cao trình độ của nền kinh tế.
1.3. Nội dung Quảng Cáo trong kinh doanh lữ hành.
1.3.1. Quảng cáo Tour:
Trong kinh doanh lữ hành, quảng cáo Tuor là quan trọng nhất. Khi
quảng cáo về Tuor cần thể hiện cho khách hàng thấy được tất cả các
yếu tố sau:
- Quảng cáo Lịch trình Tuor:
Lịch trình Tour là rất quang trọng, lịch trình bao gồm danh sách các
điểm đến và thời gian đến, đi ở mỗi điểm. Phải thông báo cho khách
hàng biết tổng thời gian của chuyến đi. Tuor qua những điểm nào, bắt
đầu đi từ đâu và kết thúc ở đâu Tuor kéo dài mấy ngày mấy đêm, khi
nào bắt đầu đi, khi nào về. Nó là cơ sở để du khách lựa chọn đi tour này
hay tour khác, tour nào có những điểm họ ưa thích hơn. Và cũng là cơ
sở để du khách tính toán thời gian lên kế họch, cân đối thời gian cho
mình. Họ sẽ phải đối chiếu với lịch công tác, làm việc của mình xem có
phù hợp hay không, nó sẽ tạo cho du khách một sự chủ động về thời
gian.
- Quảng cáo điểm đến:
Một Tuor Du lịch không bao giờ chỉ qua, đến một điểm. Mà là một chuỗi
các điểm. Khi tiến hành quảng cáo cáo phải thể hiện co khách hàng thấy được
đặc điểm, sự khác biệt của điểm đến này so với các điểm khác. Làm thế nào để