Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.58 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1 Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới
Về kim ngạch xuất khẩu:
Đạt 6 - 7 tỷ USD là mục tiêu xuất khẩu vào EU của ngành nông nghiệp nước
ta vào năm 2010. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế
hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà
phê, chè, rau quả, hạt có dầu...
Tiêu thụ cà phê của thế giới phụ thuộc vào mức sống và trình độ công nghiệp hoá ở
mỗi nước. Khoảng 25% sản lượng cà phê thế giới (tương đương 23 triệu bao) do các
nước trồng cà phê tự tiêu thụ; 75% được tiêu thụ tại các nước nhập khẩu (tương
đương 95 triệu bao).
Tổng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tục trong giai đoạn 1995, 1996 đến
1999, 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,05%/năm. Trong đó tốc độ tăng của
các nước nhập khẩu cà phê là 2,25%/năm trong thập niên 90; các nước xuất khẩu là
1,5%/năm.
Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người/năm dao động trong khoảng 4,5 –
4,7kg. Trong đó các nước EU: 5,2 - 5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất: 11 kg, Đan
Mạch và Thuỵ Điển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2 kg). Các nước sản xuất cà
phê, mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp chỉ 1 kg.
Dự báo, trong giai đoạn 2000 – 2010, mức tiêu thụ cà phê chỉ tăng khoảng
1,9%/năm (trong khi thập kỷ trước tốc độ tăng trưởng 2,05%). Như vậy, mức tăng
tiêu thụ cà phê đã giảm đi chủ yếu do sự suy giảm về mức tiêu thụ ở các thị trường
truyền thống Tây Âu và Bắc Mỹ. Đáng chú ý là tiêu thụ cà phê ở các nước đang phát
triển dự báo sẽ tăng 2,5%/năm. Tốc độ tăng tiêu thụ cà phê của các nước phát triển
đạt khoảng 1,3%/năm.
Trong chiến lược tiếp cận thị trường tiêu thụ của mình, ngành cà phê Việt Nam cần
hết sức lưu ý đến thị trường Nga. Theo dự đoán của ICO, tốc độ tăng tiêu thụ tại thị
Đặng Thị Quỳnh Lớp: Kinh Tế Quốc Tế K46


1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trường này sẽ là 10%/năm. Trung Quốc cũng là nước mà ICO chú ý đến trong chiến
lược khuyến khích tiêu thụ để có mức tăng đạt tới 30%/năm.
Nhập khẩu cà phê của các nước đang phát triển dự báo sẽ đạt 7,9 triệu bao năm 2005
và 10,2 triệu bao vào năm 2010, chiếm khoảng 9 và 10,2% tổng lượng nhập khẩu
toàn cầu. Tăng trưởng nhập khẩu của các nước phát triển sẽ giảm đi so với thập kỷ
trước; Bắc Mỹ và EU sẽ tăng 1,3%/năm; nhập khẩu của Nga và các nước Đông Âu
dự báo sẽ tăng khoảng 1 – 1,5%/năm trong thập kỷ tới.
Năm 2008, dự kiến xuất khẩu cà phê sang EU đạt 820 triệu USD, giảm nhẹ so với
năm 2007 do sản lượng sản xuất trong nước giảm.
Nhiều dự báo về tình hình buôn bán và cung cầu cà phê cho thấy: Trong những năm
tới, tình trạng cung vượt cầu vẫn là xu hướng chủ yếu và vì vậy giá cà phê khó có thể
phục hồi trở lại những thời điểm “huy hoàng”. Điều này cảnh báo các nhà sản xuất,
và xuất khẩu cà phê Việt Nam rằng ảnh hưởng của sức ép giá cả trong tương lai sẽ
còn lớn hơn trong giai đoạn vừa qua
Năm 2010 mới định hình 170.000 ha cà phê, với sản lượng mỗi năm đạt từ 375.000
tấn cà phê nhân trở lên, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắc Lắc…
Về thị trường xuất khẩu:
Về thị trường, Bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục khai thác triệt để các thị trường
trọng điểm có kim ngạch lớn như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ; kết hợp với đẩy mạnh
xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của khu vực EU như Cộng hòa Séc,
Hungary, Ba Lan.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần tận dụng khai thác lợi thế và mở rộng xuất
khẩu đối với các thành viên của thị trường EU trong đó 90% giá trị xuất khẩu sang
EU thuộc các nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,
Bỉ, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sỹ, Áo…
Về giá cả xuất khẩu cà phê:
Do dự báo nhu cầu cà phê thế giới cung không đủ cầu nên trong thời gian vừa qua,
việc đầu cơ cà phê rất lớn, do đó giá luôn biến động, trong tuần qua vừa giảm 500

USD/tấn, nhưng hôm qua lại tăng thêm 34 USD và tăng 46 USD cho giao hàng tháng
Đặng Thị Quỳnh Lớp: Kinh Tế Quốc Tế K46
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
7. Vì sự biến động rất lớn này, người trồng cà phê phải rất bình tĩnh, không được
nóng vội, cung ứng đều đặn cho thị trường. Đừng thấy xuống thì bán vội mà lên thì
lại muốn lên cao vót mới bán. Bán như thế, một là làm cho thị trường "lạnh" đi, hai là
làm cho thị trường "nóng" lên".
Theo dự báo, giá cà phê thế giới ở mức cao như hiện nay sẽ ổn định trong vài năm
tới. Điều này được tất cả các nhà nghiên cứu chính sách, nhà quản lý, DN xuất khẩu
khẳng định. Vì vậy đây chính là lý do để người dân ồ ạt phá các loại cây trồng khác
chuyển sang trồng mới cà phê
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê Việt Nam sang thị trường
EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
EU là thị trường mở chứa đựng các yếu tố cạnh tranh rất cao, đồng thời yêu
cầu cao về chất lượng hàng, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì... Khung pháp lý
về thị trường đã được mở hoàn toàn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam ngoài việc tiếp
tục được hưởng ưu đãi GSP. Do vậy, Bộ Công thương đã đưa ra các giải pháp để đẩy
mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.
3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước
Tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể là
cho doanh nghiệp vay vốn từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu với
lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập được thị trường EU.
Nghiên cứu khả năng thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
- Đổi mới cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích nước ngoài đầu tư vào
sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần giải quyết khâu yếu nhất hiện nay là không có
nhiều hàng để xuất khẩu, không đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường.
- Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt ổn định giá đất, điện, nước, cước
vận tải và các yếu tố khác liên quan đến giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng

lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Tiếp tục cấp tín dụng xuất khẩu.
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường nước ngoài. Xử lý tốt các
rào cản thương mại. Mở rộng liên doanh hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia để mở
Đặng Thị Quỳnh Lớp: Kinh Tế Quốc Tế K46
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
rộng thị trường xuất khẩu. Mạnh dạn mở cửa thị trường dịch vụ để giảm chi phí giao
dịch.
- Triệt để cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho xuất khẩu và
đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng nâng cao hiệu quả đồng thời
tập trung vào các thị trường và mặt hàng trọng điểm, thị trường và mặt hàng mới.
- Các cơ quan nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận
lợi tối đa cho xuất khẩu. Theo đó, tiến hành rà soát lại văn bản để điều chỉnh các quy
định không phù hợp với tinh thần Luật Thương mại, Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp mới.
- Cần nghiên cứu tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU nhằm làm
cân bằng cán cân thanh toán giữa Việt Nam và EU và cũng là để phía EU không còn
lý do cản trở xuất khẩu của Việt Nam vào EU; đồng thời Việt Nam lại nhập khẩu
được công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thu hút các nhà đầu
tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó các cấp Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế nhằm
vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường EU, Bộ Thương mại, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan cần phổ biến rộng rãi chính
sách kinh tế, thương mại của EU, thường xuyên thông tin về chính sách thị trường
của EU cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như tổ chức hội thảo, hội
nghị chuyên đề, xây dựng các trang thông tin điện tử về EU để giới thiệu thị trường
EU cho các doanh nghiệp; phổ biến các chính sách mới của EU về hóa chất, "Sách
Trắng", "Sách Xanh" để phổ biến cho các hiệp hội và các doanh nghiệp bảo đảm tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này; phổ biến và hướng dẫn

hiệp hội, doanh nghiệp liên quan thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đúng các thỏa
thuận và cam kết với EU.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU
Hiện nay EU là Liên minh với 27 nước thành viên với gần 500 triệu người tiêu
dùng vì vậy nhu cầu nhập khẩu cà phê hàng năm là rất lớn. Việt Nam là nước xuất
Đặng Thị Quỳnh Lớp: Kinh Tế Quốc Tế K46
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khẩu chủ lực sang thị trường EU. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp cà phê của
Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trường EU chủ yếu thông qua khâu trung gian
điều này làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, nguyên nhân của hình thức xuất
khẩu chủ yếu thông qua khâu trung gian là do các doanh nghiệp có công tác xúc tiến
xuất khẩu còn yếu, cà phê Việt Nam chưa trực tiếp thâm nhập vào các kênh phân phối
của EU. Bên cạnh đó các doanh nghiệp chưa có các biện pháp về hoạt động xúc tiến
xuất khẩu thì Nhà nước chưa có các chiến lược dài hạn để đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến xuất khẩu, chưa thực sự hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập
và duy trì chỗ đứng cho sản phẩm cà phê xuất khẩu sang thị trường EU.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU cần tiếp cận
ngay các chính sách ưu đãi trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các cơ quan chủ
quan và các chương trình liên quan nhằm tìm ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xuất khẩu trong chiến lược xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU.
Chương trình xúc tiến xuất khẩu cần có chiến lược dài hạn, cần phân tích nên
tập trung vào thị trường nào, tránh dàn trải. Bên cạnh đó cần có các kế hoạch phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong và ngoài nước nhằm đạt được các hiệu quả kết
quả tối đa tránh hiện tượng lãng phí.
Nhà nước cần tài trợ một phần chi phí trong công tác xúc tiến xuất khẩu giúp
cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên
ngành, các chương trình về quảng bá thương hiệu… giúp cho các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê có thể dễ dàng thâm nhập và đứng vững được trên thị trường khó tính
EU này.

Để thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu đạt hiệu quả nhất Nhà nước cần tiến hành
các hoạt động như:
+ Tăng cường quan hệ với Ủy ban Châu Âu thúc đẩy các quan hệ đa phương
và song phương với EU. Đảm bảo là cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với thị
trường Liên minh EU trong việc tìm kiếm đối tác, dự báo xu hướng phát triển, tham
gia đàm phán ký kết hợp đồng…
Đặng Thị Quỳnh Lớp: Kinh Tế Quốc Tế K46
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Tăng cường công tác bồi dưỡng và nâng cao chất đào tạo năng lực cán bộ
thương mại, các chuyên gia về xuất khẩu am hiểu về thị trường EU để ngày càng mở
rộng ra các thành viên tiềm năng trong Liên minh EU.
Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhà nước cần đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng, hạng mục quan trọng như:
Xây dựng các trung tâm chế biến cà phê xuất khẩu có chất lượng cao, đầu tư máy
móc trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến, thu hoạch, các cơ sở cơ bản hệ thống
giao thông kho tàng bảo quản sản xuất…Bên cạnh các hoạt động nâng cao các cơ sở
hạ tầng cần xây dựng các trung tâm thương mại, mở rộng thêm và phát triển các sàn
giao dịch cà phê… Bên cạnh đó Ngân Hàng Nhà Nước đã cấp phép tổng cộng 4 ngân
hàng thương mại, được làm môi giới giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường
hàng hoá.
Trong số này Ngân Hàng Kỹ Thương Việt Nam và Ngân Hàng Đầu tư Phát
Triển Việt Nam đã thực tế mở dịch vụ cho doanh nhân buôn bán cà phê trên thị
trường kỳ hạn Luân Đôn với mặt hàng cà phê Robusta và thị trường New York với cà
phê Arabica, dù rằng ở Việt Nam lượng cà phê Arabica là không đáng kể.
Trong giai đoạn hiện nay mới chỉ có một mặt hàng cà phê của Việt Nam là
chính thức tham gia thị trường kỳ hạn quốc tế. Thực hiện được điều này và vận dụng
có hiệu quả, doanh nghiệp không bị rủi ro không ép giá nông dân và đôi bên đều có
lợi. Khi ấy nông sản Việt Nam sẽ bước vào ngôi chợ chung của thế giới, thay vì chỉ
chạy vòng ngoài lệ thuộc vào tất cả mọi biến động không lường trước.

Chuyển dịch cơ cấu trồng cây cà phê
Hiện nay diện tích trồng cà phê của Việt Nam chủ yếu là trồng cà phê Robusta
còn diện tích trồng cà phê Arabica không đáng kể trong khi đó giá trị xuất khẩu của
cà phê Arabica chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cà phê Robusta nên mặc dù diện tích
trồng cà phê Robusta cho sản lượng cao hơn tuy nhiên giá cả thường thấp hơn cà phê
Arabica nên giá trị xuất khẩu không cao. Các thành viên của Liên minh Eu hiện nay
có xu hương tiêu dùng lượng cà phê Arabica ngày càng nhiều hơn so với các loại cà
phê khác do chất lượng tốt hơn. Chính vì vậy để cà phê Việt Nam chiếm được vị thế
Đặng Thị Quỳnh Lớp: Kinh Tế Quốc Tế K46
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
là nước xuất khẩu chủ lực cà phê sang thị trường Eu không còn cách nào khác là phải
chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với yêu cầu thị trường này.
Do đó cần có chủ trương chuyển đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo
hướng: giảm bớt diện tích trồng cà phê Robusta và tăng diện tích Arabica những nơi
có khí hậu đất đai thích hợp nhằm chú trọng phát triển cà phê Arabia cho giá trị kinh
tế cao hơn.
Tăng cường các biện pháp quản lý xuất khẩu cà phê
Để mặt hàng cà phê Việt Nam xuât khẩu sang thị trường EU cần phải tập trung
cải thiện tất cả mọi mặt từ khâu thu mua cho đến chất lượng. Về khâu thu mua cần
phải xác định được đầu mối thu mua, đảm bảo được mức giá cả tránh hiện tượng
tranh mua gây tổn thất do hiện tượng dìm giá và đảm bảo uy tín của sản phẩm cà phê
Việt Nam, chất lượng cà phê, cần xây dựng được một hệ thống có điều kiện về vốn,
có khả năng chế biến đúng thời vụ…Cần đưa ra và xem xét lại các đơn vị doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp để biết nên khai thác vào thị trường nào với khối
lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào…
Về chất lượng cà phê xuất khẩu: Nâng cao tiêu chuẩn xuất khẩu và kiểm tra
chặt chẽ chất lượng cà phê xuất khẩu.Thống nhất quản lý chất lượng theo các tiêu
chuẩn đã đề ra
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ trong ngành cà phê

Hiện nay ngành cà phê Việt Nam bên cạnh việc phát triển các yếu tố về công
nghệ, thiết bị, máy móc, thì vấn đề đào tạo con người trong ngành cà phê là điều
không thể không làm. Ngành cà phê là ngành mà cần khá nhiều nhân công, mỗi công
đọan lại cần những đội ngũ lao động có trình độ khác nhau. Với đội ngũ hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu còn thiếu các cán bộ am hiểu về tiêu chuẩn chất lượng cà
phê, am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương để tham gia vào các cuộc đàm phán ký kết
hợp đồng, tham gia các thị trường kỳ hạn. Đội ngũ tham gia vào công tác theo dõi,
kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu còn chưa nhiều. Việc đào tạo này các doanh
nghiệp không thể tự làm được vì đòi hỏi phải có kinh phí và cơ sở vật chất để đào
tạo. Nhà nước cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển
Đặng Thị Quỳnh Lớp: Kinh Tế Quốc Tế K46
7

×