Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI PJICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.08 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN
THẤT TRONG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI PJICO
1. Giới thiệu về Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO).
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được
thành lập theo Giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Vốn
điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ
tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27
tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy
phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ
sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy
phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ
sung vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng.
PJICO có số Vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng với bảy cổ đông lớn đăng ký
góp 80,5% tổng số vốn đầu tư. Sau khi Luật Kinh doanh Bảo hiểm được ban hành
năm 2000, kèm theo đó là Nghị định 43/2001/NĐ-CP ra đời ngày 1/8/2001 quy
định các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam phải có số
vốn pháp định tối thiểu là 70 tỷ đồng PJICO đã thực hiện phát hành thêm để nâng
vốn điều lệ đủ vốn pháp định. Số vốn của PJICO sau đợt phát hành tăng lên
72.796,2 triệu đồng với tổng số cổ phần lưu hành là 6.929.925 cổ phần và
3.496.950.000 đồng thặng dư vốn.
Năm 2006, để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
PJICO đã phát hành thêm 6.786.042 cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát
hành 1:1; giá phát hành 10.000 đ/Cp. Số vốn của PJICO sau đợt phát hành năm
2006 tăng lên 140.656.620.000 đồng với tổng số lượng cổ phiếu lưu hành là
13.715.967 cổ phần và 3.496.950.0000 đồng thặng dư vốn .
PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã
được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và
Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt


động kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo
hiểm và đầu tư tài chính.
Trải qua hơn 12 năm phát triển liên tục, công ty đã không ngừng lớn mạnh cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ lúc thành lập chỉ có 10 cán bộ và trang bị vật chất
thô sơ, một phòng nhỏ để làm trụ sở. Đến nay PJICO đã phát triển về mọi mặt và
thực sự trở thành một công ty bảo hiểm quốc gia, đã trở thành một trong những
đơn vị kinh tế hùng mạnh với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng động
và tận tụy với hệ thống phục vụ toàn quốc bao gồm 48 chi nhánh, hơn 1000 cán bộ,
4500 tổng đại lý và đại lý khắp cả nước.
Từ chỗ chỉ triển khai một vài loại hình bảo hiểm thuần túy như bảo hiểm tai
nạn hành khách, bảo hiểm hàng hóa…đến nay công ty đã sẵn sàng đáp ứng mọi
nhu cầu bảo hiểm về thương mại của các tổ chức kinh tế và nhân dân cả nước trong
quá trình phát triển. PJICO luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh số và tỷ lệ
tích lũy, xứng đáng là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành bảo hiểm Việt Nam.
Cơ cấu vốn điều lệ sở hữu trong PJICO tính tới thời điểm 31/12/2007 như
sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn điều lệ đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2007
STT Cổ đông Số lượng cổ phần Giá trị (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)
1 Cổ đông trong nước 13 715 967 137 159 670 100
2 Cổ đông nước ngoài 0 0 0
Tổng 13 715 967 137 159 670 100
1 Cổ đông pháp nhân 10 990 000 109 900 000 80,13
2 Cổ đông thể nhân 2 725 967 27 259 670 19,87
Tổng 13 715 967 137 159 670 100
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex)
PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam, do các
tổng công ty lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tống Công ty Thép Việt Nam (VSC),
Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty Vật tư và Thiết bị
Toàn bộ (Matexim), Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), Công ty Thiết bị An toàn AT

(AT) thành lập từ năm 1995. Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã
được bầu chọn Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
năm 2004.
Các cổ đông sáng lập Công ty đều là những tổ chức kinh tế lớn, có tiềm năng
và uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Sau này, cổ đông được bổ
sung thêm Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam.
Bảng 2.2: Danh sách sáng lập viên của PJICO
T
T
Đơn vị
Tỷ lệ
vốn góp (%)
Vốn góp
(Tr đồng)
1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 51 171 360
2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 10 33 600
3 Tổng công ty thép Việt Nam 8 26 880
4 Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam 6 20 160
5 Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ 3 10 080
6 Công ty điện tử Hà Nội 2 1 680
7 Công ty thiết bị An toàn AT 0,5 275
8 Các cổ đông thể nhân 19,5 65 423
9 Cán bộ công nhân viên 1,53 6 816
Tổng cộng 100 336 274
(Nguồn: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex)
Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, nghiệp vụ bảo hiểm
được mở rộng phù hợp với nhu cầu trên thị trường và xu hướng phát triển của nền
kinh tế. Bên cạnh đó, công ty cũng hết sức quan tâm phát triển trình độ nghiệp vụ,
nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ công nhân viên. Kết quả của những nỗ lực
đó đã mang lại cho PJICO sự uy tín và niềm tin từ phía khách hàng. Nhiều dự án

và các công trình, các nhà máy lớn…tham gia bảo hiểm tại công ty như: Dự án xây
dựng cầu Cần Thơ, Bãi Cháy… các dự án thủy, nhiệt điện Sông Hinh, Pleikrong,
Quảng Trị, Cao Ngạn…; các nhà máy xi măng lớn của Việt Nam đã triển khai như
Bút Sơn, Tam Điệp, Hải Phòng…; bảo hiểm cho các tòa nhà cao ốc, khách sạn lớn
ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như Sheraton Hanoi Hotel, Deawoo,
Vietcombank Tower, Saigon Diamon Plaza…; các hãng tàu lớn như Vosco,
Vinalines… và nhiều hệ thống kho bể, trạm xăng dầu Petrolimex trên toàn quốc và
đông đảo hành khách của Đường sắt Việt Nam.
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của PJICO.
Với mô hình là công ty cổ phần, ngay từ khi thành lập PJICO đã được tổ chức
hoạt động rất quy mô và bài bản. Đây là một trong những nhân tố đóng góp vào sự
thành công chung của công ty trong thời gian vừa qua. Dưới đây là sơ đồ khái quát
chung nhất về cách thức tổ chức hoạt động của công ty:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của PJICO
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
- CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
- CHI NHÁNH TP HCM
- CHI NHÁNH ĐÀ NĂNG
- CHI NHÁNH QUẢNG NINH
- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
- CHI NHÁNH HÀ TÂY
- CHI NHÁNH HUẾ
- CHI NHÁNH BÁC NINH
- CHI NHÁNH NGHỆ AN
- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
- CHI NHÁNH THANH HOÁ
- CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
- CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

- CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN
- ……….
- PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
- PHÒNG PHI HÀNG HẢI
- PHÒNG XE CƠ GIỚI
- PHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠN
- PHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ
- PHÒNG TÁI BẢO HIỂM
- PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG
- PHÒNG ĐẦU TƯ
- PHÒNG KẾ TOÁN
- PHÒNG TỔNG HỢP
- PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
- PHÒNG ĐÀO TẠO
- PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ
- PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ
PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10
- PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 11
CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 - 11
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BẢO HIỂM CHI NHÁNH
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ
đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ
sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng
phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền
nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích,
quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội
đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex,
5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim,
Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức
năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị,
hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp
hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên.
Ban Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành
PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc.
* Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức phát hành, những
công ty mà tổ chức phát hành đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ
phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi
phối đối với tổ chức phát hành
T
T
Cổ đông Số cổ phần
Giá trị

(Tr đồng)
Tỷ trọng trong tổng
vốn điều lệ (%)
1
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 7.140.000 71.400 52,06
Tổng cộng
7.140.000
71.400
52,06
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex)
Tổ chức phát hành không có quyền kiểm soát hoặc nắm cổ phiếu chi phối đối
với công ty khác.
* Danh sách cổ đông hiện đang nắm giữ từ 5% vốn cổ phần đang lưu hành
của PJICO.
TT Cổ đông
Số lượng cổ
phần
Giá trị
(triệu đồng)
Tỷ lệ
%
1.
Tổng công ty xăng dầu Việt nam 7.140.000 71.400 52,06
2. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 1.400.000 14.000 10,21
3.
Tổng công ty cổ phần TBH quốc gia 1.120.000 11.200 8,17
4. Tổng công ty thép Việt nam 840.000 8.400 6,12
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex)
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của PJICO.
a. Chức năng của PJICO.

PJICO nhận bảo hiểm cho các rủi ro xảy ra trong các hoạt động trọng yếu của
nền kinh tế bao gồm các nghiệp vụ cơ bản sau:
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường
bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm
TNDS của chủ tàu; Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu; Bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm kết hợp con
người; Bảo hiểm học sinh, giáo viên; Bảo hiểm bồi thường cho người lao động;
Bảo hiểm khách du lịch; Bảo hiểm hành khách.
Nghiệp vụ bảo hiểm kĩ thuật và tài sản: Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng, lắp
đặt; Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm rủi ro công nghiệp; Bảo
hiểm máy móc; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm hỗn hợp tái sản cho thuê mướn.
Nghiệp vụ tái bảo hiểm: Nhượng và nhận tái các nghiệp vụ bảo hiểm.
Các hoạt động khác:
+ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm: Giám định, điều tra, tính
toán, phân bố tổn thất, đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường và
yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
+ Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, tín dụng, liên doanh liên kết với các bạn hàng
trong và ngoài nước.
Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác nhau của nền
kinh tế nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và đóng gớp vào tăng
trưởng của nền kinh tế nói chung.
b. Nhiệm vụ của PIJICO.
Kể từ khi thành lập đến nay, PJICO không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhằm thực hiện tốt nhất những
cam kết với khách hàng và tạo mọi điều kiện để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng
với những sản phẩm mà công ty cung ứng. Cụ thể:
- Không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu ngày một cao của đông đảo khách hàng.
- Phục vụ khách hàng theo phong cách tận tâm, chuyên nghiệp, đưa sản phẩm
tới tận nơi theo yêu cầu. Đồng thời tư vấn khách hàng lựa chọn được sản

phẩm bảo hiểm thích hợp với biểu phí và điều kiện bảo hiểm tối ưu; đảm bảo
thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết.
- Thực hiện chiến lược tập trung và tăng trưởng nhanh nhằm mở rộng thị phần
nhưng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản, nguồn nhân lực đem lại
lợi ích cho Nhà nước, các bộ công nhân viên, các cổ đông.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO trong những năm vừa qua.
PJICO, công ty được thành lập ngay từ những năm đầu khi Việt Nam tiếp cận
với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử
thách. Nhưng sau khi gia nhập vào thị trường, PJICO đã tạo một luồng khí mới cho
ngành bảo hiểm bởi tính năng động của mô hình và một tư duy kinh doanh mới mà
trước đó chưa từng có ở công ty bảo hiểm nhà nước. Trong thời gian vừa qua,
PJICO đã gây được tiếng vang và tạo được niềm tin trong lòng khách hàng bởi một
dịch vụ bảo hiểm có chất lượng tốt, cạnh tranh lành mạnh.
Giai đoạn 2003-2007 là giai đoạn thị trường bảo hiểm Việt Nam hoạt động sôi
động nhất từ trước đến nay, với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào ngày
7/11/2006 và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên
Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 ngày 16/10/2007. Những dấu mốc đó đã góp
phần giúp thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Bảo hiểm nói riêng ngày
càng phát triển. Cùng với đó là sự ra đời hàng loạt các công ty BH, các công ty môi
giới BH dưới nhiều hình thức như công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty liên
doanh với nước ngoài….Trong bối cảnh đó, PJICO đã hoạch định cho mình những
chiến lược cụ thể như đa dạng hoá các loại sản phẩm bảo hiểm, tập trung nỗ lực
vào một số sản phẩm bảo hiểm được xác định là chiến lược lâu dài. Nổi bật là sản
phẩm bảo hiểm XCG, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản - kỹ thuật…
Với sự phát triển nhóm nghiệp vụ trọng tâm nêu trên và triển khai đồng loạt
của tất cả các nghiệp vụ còn lại, kết quả kinh doanh chung của PJICO trong giai
đoạn từ 2003-2007 đã cho thấy những thành công nhất định, thể hiện:
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của PJICO (2003-2007)
Năm

Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu phí bảo hiểm gốc 335 643 599 726 729 107 669 907 880 000
(triệu đồng)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
(%)
- 78,68 21,57 (8,1) 31,36
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh BH (triệu đồng)
10 419 14 429 (11 436) 354 17 230
Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính (triệu đồng)
13 574 19 632 23 833 28 252 62 260
Lợi nhuận từ hoạt động khác
79 715 446 405 500
Lợi nhuận trước thuế (tr đồng)
24 072 34 776 12 843 29 011 79 990
Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
16 533 25 045 9 630 22 535 62 134
Tỷ lệ tăng lợi nhuận (%)
- 151 38 234 275
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO qua các năm)
Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2003 đến 2007, doanh thu phí bảo hiểm gốc có
xu hướng tăng lên. Riêng giai đoạn 2003-2005, PJICO được đánh giá là công ty
bảo hiểm phát triển nhanh nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
60%/năm. Từ thị phần khiêm tốn 8,4% năm 2003 thì đến năm 2005, con số này đã
tăng lên tới 12,95%, đứng vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Thể
hiện trong biểu đồ dưới đây:

Bước sang năm 2006, PJICO thực hiện chiến lược kinh doanh ổn định, hiệu

quả và phát triển bền vững thay cho định hướng phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị
trường như những năm trước, do đó, PJICO đã tập trung vào những nghiệp vụ kinh
doanh có hiệu quả, giảm bớt khai thác những nghiệp vụ mang lại ít lợi nhuận và có
tỷ lệ bồi thường cao như bảo hiểm vật chất xe taxi, xe đã sử dụng lâu năm…làm
doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm 8,1%, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 234%
so với năm 2005.
Năm 2007 vừa qua, do có những thay đổi hợp lý, bắt nhịp với thị trường
doanh thu công ty đã tăng trở lại. Sự khởi sắc này đưa doanh thu của công ty tăng
từ 669.907 triệu đồng lên tới 880.000 triệu đồng, tăng 31,4% so với doanh thu năm
2006 và tăng 20,69% so với năm 2005. Có được kết quả này là do công ty đã đưa
ra cho mình được giải pháp khai thác hiệu quả hơn, hợp lý hơn, phù hợp với môi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường bảo hiểm nói chung hay thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.
Cùng với việc gia tăng doanh thu bảo hiểm gốc năm 2007, lợi nhuận sau thuế
năm này cũng gia tăng tỷ lệ thuận với nó đạt 62 134 tỷ đồng, tăng 175% so với lợi
nhuận sau thuế của năm 2006, đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Số liệu
trong bảng trên cũng cho thấy, lợi nhuận chung của công ty thu được từ hai nguồn
cơ bản là lợi nhuận do kinh doanh bảo hiểm gốc và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư
tài chính. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2007, mặc dù lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh bảo hiểm có những biến động đáng kể (kết quả âm vào năm 2005)
nhưng lợi nhuận từ đầu tư tài chính của công ty tăng đều và luôn chiếm đa phần so
với lợi nhuận từ kinh doanh phí bảo hiểm gốc nên lợi nhuận trước thuế và sau thuế
trong giai đoạn này vẫn có xu hướng tăng.
Ngoài các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, kết quả hoạt động của một công ty
không thể không nói đến chỉ tiêu thu nhập của người lao động.
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân của người lao động ở PJICO (2003-2007)
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
Số lao động (Người)

537 748 912 938 950
Thu nhập bình quân một tháng (Tr đồng)
3 3,2 3,5 3,8 5
(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán, PJICO)
Thu nhập bình quân đầu người năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi số
lượng nhân viên toàn Công ty không ngừng tăng lên chứng tỏ Công ty đã có sự
quan tâm rất lớn đến đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Trong năm
vừa qua, thu nhập bình quân/người đã được cải thiện đáng kể, lên tới 5 triệu
đồng/người. Mục tiêu phấn đầu đến năm 2008, sẽ đạt mức thu nhập bình quân 6-8
triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Công ty dành một phần quỹ phúc lợi, quỹ khen
thưởng nhằm động viên kịp thời cán bộ nhân viên có những thành tích xuất sắc hay
hỗ trợ thăm hỏi lúc khó khăn ốm đau. Công đoàn Công ty tổ chức đều đặn hàng
năm các cuộc thăm quan nghỉ mát phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của cán bộ, 100%
cán bộ nhân viên được hưởng chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn 24/24h…
Với sự phát triển ngày một nhanh của thị trường bảo hiểm Việt Nam cả về
chất và lượng, hoạt động kinh doanh của PJICO nói chung trong đó có hoạt động
kinh doanh của nghiệp vụ BH xe cơ giới đã và đang ngày càng phát triển, khẳng
định chiến lược kinh doanh của công ty đã đi đúng hướng. Trong thời gian tới, với
sự hội nhập của kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam đang
đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài. Với những cam
kết trong WTO, từng bước thị trường bảo hiểm được mở ra để các nhà đầu tư nước
ngoài được tham gia thị trường một cách bình đẳng. Đó sẽ là những cơ hội mới và
đồng thời cũng là những thách thức to lớn cho PJICO trên con đường phát triển.
Trước sự cạnh tranh gay gắt và bình đẳng của thị trường, các doanh nghiệp phải tự
đổi mới, nâng cao năng lực, cải thiện dịch vụ, đưa ra các sản phẩm ưu việt hơn.
Với tất cả những tín hiệu trên, hy vọng thị trường bảo hiểm thời gian tới sẽ khởi
sắc và người được lợi nhất chính là khách hàng.
2. Tình hình triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO.
Hiện nay, việc triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PJICO chỉ áp dụng
đối với xe ôtô mà không áp dụng đối với xe máy. Bởi vì, thường thì xe máy có giá

trị thấp hơn, hơn nữa việc giám định bồi thường khi có rủi tai nạn thường trải qua
nhiều bước; trong khi đó, chi phí sửa chữa xe máy khi có thiệt hại nhìn chung là
nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể. Do vậy, khách hàng ít có nhu cầu tham
gia bảo hiểm vật chất cho xe máy.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bảo hiểm tự nguyện nên kết quả triển khai bảo
hiểm này phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách hàng tham gia. Với dân số chừng
84 triệu người, trong đó mới chỉ có khoảng 7 triệu người mua bảo hiểm. Nhận thức
được điều đó, PJICO đã rất nỗ lực tìm kiếm khách hàng để cạnh tranh với hàng
loạt các doanh nghiệp bảo hiểm khác như: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI…
Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới của PJICO từ năm 2003 đến
năm 2007 được thể hiện trong dưới đây:
Bảng 2.5: Tình hình khai thác bảo BHVC xe ôtô tại PJICO (2003-2007)
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
Số xe ô tô thực tế lưu hành
675 000 774 824 891 104 1 026 512 1 183 260
Tốc độ tăng trưởng của xe
thực tế lưu hành (%)
- 14,8 15 15,2 15,27
Số xe ô tô tham gia bảo hiểm
vật chất tại PJICO
15 131 36 896 45 657 41 765 54 712
Tốc độ tăng trưởng của xe
tham gia bảo hiểm (%)
- 143,84 23,75 (8,5) 31
Tỷ lệ khai thác (%)
2,24 4,76 5,12 3,88 5,33
Doanh thu phí bảo hiểm (Tr
đồng)

59 000 123 000 151 000 141 000 285 736
Mức tăng tuyệt đối doanh thu
phí bảo hiểm (Tr đồng)
27 300 64 000 28 000 (10 000) 144 736
(Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO.)
Theo bảng số liệu trên, số xe ô tô thực tế lưu hành tăng dần từ năm 2003 đến
năm 2007. Sau 5 năm, số lượng xe ô tô lưu hành đã tăng lên 1,75 lần, từ 675000 xe
năm 2003 lên đến 1.183.260 xe năm 2007. Tuy nhiên, số xe ô tô tham gia bảo hiểm
vật chất ở PJICO tăng dần chỉ từ 2003 đến 2005. Mức khai thác bảo hiểm đạt cao
nhất là năm 2007 với 54 712 xe. Số xe tham gia bảo hiểm này ở PJICO sang năm
2006 lại bị giảm xuống còn có 41.765 xe. Điều này được lý giải bởi tình hình cạnh
tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trở nên gay gắt hơn với sự phát triển của
nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Một nguyên nhân nữa không kém
phần quan trọng là PJICO chưa tìm ra phương án phù hợp để đạt được mức độ tăng
trưởng như những năm trước. Nhưng năm vừa qua, số lượng xe tham gia bảo hiểm
đã tăng trở lại, đạt 54 712 xe. Trong năm này, công ty đã tìm được cho mình
phương pháp khai thác hợp lý và hiệu quả, thích ứng với thị trường hơn.
Trong năm 2007, thị trường bảo hiểm xe cơ giới trên toàn quốc đạt doanh thu
khá cao, riêng PJICO doanh thu lên tới 285 736 triệu đồng, so với tổng doanh thu
1650 tỷ đồng trong cả nước tăng trưởng 3% so với năm 2006. Doanh thu phí và tỷ
lệ bồi thường của từng công ty BH cụ thể như sau:

×