Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

BÀI DỰ THI 70 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN TAM ĐƯỜNG (010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 84 trang )

1


2


BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
ĐẢNG BỘ HUYỆN TAM ĐƯỜNG
I. PHẦN THI TRẮC NHIỆM
Câu 1. Tổ chức Đảng đầu tiên (Tiền thân của Đảng bộ huyện Phong Thổ,
huyện Tam Đường) được thành lập vào năm nào? Do cấp nào thành lập?
Đáp án đúng: Đáp án C. Năm 1950; Tỉnh ủy Lào Cai
Câu 2. Khu du kích Bình Lư và Tam Đường được thành lập vào thời gian
nào?
Đáp án đúng: Đáp án A. Ngày 07/11/1952
Câu 3. Đồng chí Nguyễn Chương – Trưởng ban cán sự Đảng đầu tiên của
huyện Phong Thổ hy sinh vào tháng, năm nào? Ở đâu?
Đáp án đúng: Đáp án B. Tháng 2/1951 – Bình Lư (nay thuộc huyện Tam Đường)
Câu 4. Huyện Phong Thổ được giải phóng hoàn toàn vào năm nào?
Đáp án đúng: Đáp án C. Năm 1954
Câu 5. Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ châu Phong Thổ được tổ chức vào thời
gian nào? Đồng chí nào được bầu làm bí thư Châu ủy?
Đáp án đúng: Đáp án B: 07-10/6/1961; Đồng chí Đàm Ngọc Côn được bầu làm
bí thư châu ủy
Câu 6. Phong Thổ là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh lai châu từ
năm nào?
Đáp án đúng: Đáp án C: Năm 1962
Câu 7. Cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang huyện Phong Thổ đã vinh dự
được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu gì?
Đáp án đúng: Đáp án C: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân


Câu 8. Huyện Tam Đường được chia tách thành lập năm nào? Khi mới
thành lập huyện Tam Đường có bao nhiêu xã, thị trấn?
Đáp án đúng: Đáp án B: 2002; có 14 xã và 01 thị trấn
Câu 9. Tính đến 31/3/2020 huyện Tam Đường có bao nhiêu xã (thị trấn),
bản?
Đáp án đúng: Đáp án C: 13 xã, thị trấn và 126 bản
Câu 10. Sau khi thành lập, huyện ủy lâm thời Tam Đường chính thức ra
mắt, đi vào hoạt động ngày, tháng, năm nào?
Đáp án đúng: Đáp án C: Ngày 21/9/2002
3


Câu 11: Từ khi chia tách thành lập huyện đến tháng 6 năm 2020, Đảng bộ
huyện Tam Đường có mấy lần tổ chức Đại hội?
Đáp án đúng: Đáp án B: 4 lần
Câu 12. Tính đến 31/3/2020 Đảng bộ huyện Tam Đường có bao nhiêu tổ
chức cơ sở Đảng, bao nhiêu tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ cơ sở?
Đáp án đúng: Đáp án A: 50 chi, Đảng bộ cơ sở; 198 chi bộ trực thuộc Đảng bộ
cơ sở
Câu 13. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đường lần thứ XIX, nhiệm
kỳ 2015 – 2020 đã đề ra những chương trình trọng điểm nào?
Đáp án đúng: Đáp án C: Cả hai phương án trên
Câu 14. Chủ đề: “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát
huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, dịch vụ, xây
dựng nông thôn mới; tăng cường quốc phòng – an ninh; đưa Tam Đường thành
huyện phát triển khá trong tỉnh” được Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ
mấy đề ra?
Đáp án đúng: Đáp án C: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX
Câu 15. Tính đến 31/3/2020, huyện Tam Đường có những xã nào được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới?

Đáp án đúng: Đáp án A: Bình Lư, Bản Bo, Bản Giang, Bản Hon, Nùng Nàng,
Hồ Thầu
II. PHẦN THI VIẾT
Câu 1. Ban Cán sự Đảng Phong Thổ được thành lập ngày, tháng, năm nào?
gồm bao nhiêu đồng chí, ai là Trưởng Ban Cán sự Đảng đầu tiên? Nêu bối cảnh
lịch sử và ý nghĩa ra đời của của Ban Cán sự Đảng Phong Thổ?
Trả lời

 Ban cán sự Đảng Phong thổ được thành lập:
Ngày 01/10/1950, Tỉnh ủy Lào Cai ra Quyết nghị số 005-QN/LKvề thành lập
Ban Cán sự đảng huyện Phong Thổ, gồm các đồng chí: Nguyễn Chương, Tô Vũ,
Tiến Phương (Văn phòng Tỉnh ủy), Đỗ Đức Lữ (huyện Bắc Hà), Đinh Hải (cán bộ Hoa
vận) làm ủy viên Ban cán sự.
- Đồng chí Nguyễn Chương (Tỉnh uỷ viên dự khuyết) làm Trưởng ban cán sự
đầu tiên

 Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa ra đời của Ban Cán sự Đảng Phong Thổ:
 Bối cảnh ra đời Ban Cán sự Đảng Phong Thổ
4


Sau khi chiếm được Lai Châu (tháng 4-1890), thực dân Pháp ra sức thiết lập bộ
máy cai trị, duy trì chế độ thổ ty, lập ra xứ Thái tự trị, xứ Nùng tự trị nhằm lừa bịp,
mua chuộc dân tộc Thái, gây mâu thuẫn hằn thù giữa các dân tộc; xây dựng hệ thống
đồn bốt, cứ điểm quân sự dày đặc trên đất Tam Đường. Cùng với đó, thực dân Pháp và
quan lại phong kiến tăng cường bóc lột Nhân dân, thi hành các chính sách sưu cao thuế
nặng, vơ vét của cải, thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích phát triển các tệ nạn
xã hội. Đời sống của Nhân dân Tam Đường lúc này vô cùng khổ cực, mâu thuẫn giữa
Nhân dân với thực dân Pháp và tay sai ngày càng gay gắt. Đồng bào các dân tộc với
lòng căm thù giặc sâu sắc, nóng lòng chờ đón cán bộ cách mạng đến giác ngộ, lãnh

đạo để đi theo cách mạng giải phóng quê hương.
Đêm 9-3-1945 Nhật tiến hành đảo chính Pháp, tháng 4-1945 quân Nhật từ Sa Pa
tiến vào Phong Thổ, vấp phải sự kháng cự của trung đội quân Pháp tại km 21 Bình Lư.
Quân Pháp bị đẩy gần xuống km 8, km 5 rồi đóng chốt tại các đồi xung quanh. Một
cánh quân Pháp chặn đường rừng cấm Nậm Xe nhưng quân Nhật chia làm hai mũi tiến
theo hướng Hồ Thầu - gần thác nước Bình Lư với lực lượng khoảng gần 1 tiểu đoàn.
Một trận kịch chiến đã diễn ra ở km 5. Viên sĩ quan Pháp là Ecuse bị giết tại trận. Được
tin, viên quan ba Pháp là Renesabônô dẫn một trung đội xuống Bình Lư ứng cứu nhưng
bộ phận quân Pháp ở đây bị đánh rệu rã, đã rút chạy. Toàn bộ quân Pháp ở Phong Thổ
chia làm hai mũi tháo lui. Mũi thứ nhất sang Pu Sam Cáp, tiếp tục bị quân Nhật truy
kích, phải theo đường Sình Hồ, Pa Tần qua Huổi Luông sang Trung Quốc. Mũi thứ hai
theo đường Bình Lư, bị quân Nhật bắt sống rất nhiều. Bọn tay sai trong đó có Đèo Văn
Ân, sang nương nhờ con rể Đào Gia Trụ ở Mường Là (Trung Quốc) để cùng quan thầy
chờ thời cơ quay lại địa phương.
Tàn quân Pháp chạy sang Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) đã lập ra Phái bộ
Pháp ở Côn Minh (gọi tắt là Phái đoàn 5) mà thực chất là một tổ chức tình báo, biệt
động tìm cách tung lực lượng hoạt động sát biên giới Việt - Trung điều tra tình hình
chuẩn bị trở lại Việt Nam khi có điều kiện. Trong số đó nhóm mang tên Gasenhơ lấy
địa bàn Pa Nậm Cúm (Phong Thổ) làm mục tiêu. Đèo Văn Ân được giao nhiệm vụ nội
ứng cho Pháp trong trường hợp Nhật vẫn mời ra giúp việc.
Sau khi chiếm được Phong Thổ, quân Nhật vẫn duy trì sự thống trị như cũ
nhưng bằng những tên mới như tỉnh trưởng, phủ trưởng, châu trưởng; tổ chức "Đoàn
thanh niên" được thành lập do Lý Ngọc Dung đứng đầu, thu hút hầu hết lực lượng tiểu
thương ở Phong Thổ tham gia, được trang bị vũ khí để bảo vệ. Nhật còn gọi Đèo Văn
Ân - nguyên tri châu về giao cho chức tri phủ. Tuy làm việc cho Nhật, nhưng Đèo Văn
Ân vẫn ngấm ngầm liên lạc với viên quan hai Pháp đang ở nhà Đào Gia Trụ - thổ ty
Mường Là (Trung Quốc). Nhật cũng nắm được tình hình, bố trí người giám sát và thu
dần quyền hành của tên tay sai này. Cuối tháng 6-1945, Đèo Văn Ân có cuộc họp kín
với các con cháu họ Đèo ở Phong Thổ để bàn tính loại trừ lực lượng của Nhật. Ân còn
cử trưởng bản Nậm Chom sang Mường Là liên hệ với con rể đem quân sang đánh

Nhật, tìm cách phá bằng được tổ chức "Đoàn thanh niên". Âm mưu chống đối này bị
bại lộ, Đèo Văn Ân một lần nữa lại phải sang nương náu ở Mường Là để đón chờ cơ
hội mới.
Sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh (ngày 14-8-1945) và Cách
5


mạng Tháng Tám thắng lợi, quân Nhật đã rút khỏi Phong Thổ. Liền theo đó, ngày 288-1945 quân đội Tưởng Giới Thạch đã có mặt ở Phong Thổ dưới danh nghĩa quân
Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật. Đi tới đâu chúng cũng chia ra từng bộ phận
để bắt bớ, tra tấn, giết người, cướp của. Đèo Văn Ân được phong làm tổng đốc xứ
Thái, trực tiếp cai quản Phong Thổ và Than Uyên, được phép tổ chức quân đội riêng
tuyển từ các cựu binh, với quân số gần 200 tên, giao cho Đèo Văn Khâu và Đèo Văn
Hen chỉ huy đóng tại Phong Thổ.
Tháng 10-1945, lợi dụng việc thông tin liên lạc giữa Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa với vùng núi xa xôi bị gián đoạn, quân đội Tưởng Giới Thạch dùng thủ
đoạn để lừa bịp, tuyên truyền Việt Nam Quốc dân Đảng đã giành được chính quyền.
Mọi công việc tổ chức và xây dựng chính quyền mới đều do Việt Nam Quốc dân Đảng
đảm nhiệm. Chúng đã cho Nguyễn Xuân Tôn - một tên Việt Nam Quốc dân Đảng vào
Phong Thổ bắt tay với Đèo Văn Ân.
Tháng 11-1945, cấp trên đã cử hai cán bộ của Mặt trận Việt Minh là đồng chí
Thanh và Hồng vào Phong Thổ để tiếp xúc, gặp gỡ với Đèo Văn Ân, tuyên truyền về
đường lối của Mặt trận Việt Minh và thương lượng để lập chính quyền cách mạng. Do
thái độ không hợp tác của Đèo Văn Ân và thái độ thù nghịch của Việt Nam Quốc dân
Đảng nên cuộc tiếp xúc và thương lượng đã không thành công.
Cùng trong thời gian này, hai tiểu đoàn tàn quân Pháp ở Vân Nam (Trung Quốc)
kéo vào Lai Châu đem theo tên tay sai Đèo Văn Long, câu kết với quân đội Tưởng
Giới Thạch và lực lượng Việt Nam quốc dân đảng âm mưu chiếm đóng lâu dài Lai
Châu và Thượng Lào. Đèo Văn Ân đã cử Đèo Văn Khâu sang tận Mường Là đón quân
Pháp. Toán thứ nhất có khoảng 300 quân, chúng nghỉ lại Phong Thổ ba ngày rồi tiếp
tục tiến vào Lai Châu. Chúng tuyên bố chỉ mượn đường, không có ý định chiếm Phong

Thổ. Thực ra mọi mưu đồ đã được tính toán từ trước. Khi toán thứ hai với lực lượng
hơn 100 quân qua Phong Thổ vào tháng 1-1946, chúng đã gợi ý cho Đèo Văn Ân yêu
cầu quân Pháp đóng lại, liền chớp ngay thời cơ để chốt giữ các vị trí quan trọng. Trong
đội quân này có thiếu tá Puaxanchat, đại uý Đruniu đã từng có mặt ở Phong Thổ trước
đây. Hai tiểu đội Việt Nam quốc dân đảng đồn trú ở đây không đủ sức chống lại phải
rút về Sa Pa. Pháp chiếm được Phong Thổ, phong cho Đèo Văn Ân chức châu uý, hứa
hẹn khi nào chiếm xong Lào Cai sẽ cho giữ chức tỉnh trưởng. Quân Pháp tiếp tục tiến
ra Bình Lư, rồi dừng lại để củng cố lực lượng.
Tháng 9-1946, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Lào
Cai gồm ba đồng chí do đồng chí Ngô Minh Loan làm Trưởng ban (có lúc gọi là Bí
thư), hai đồng chí Lê Thanh và Đào Đình Bảng làm uỷ viên.
Ban cán sự Đảng tỉnh Lào Cai ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong
lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng ở địa phương, có tác dụng thúc đẩy
phong trào cách mạng, tăng thêm niềm tin của quần chúng nhân dân trong quá
trình đấu tranh.
Nhờ sự chỉ đạo kịp thời và trực tiếp của Ban cán sự Đảng tỉnh, hoạt động quân
sự ở Lào Cai đã có bước phát triển. Ngày 12-11-1946, bộ đội tiến vào giải phóng thị
xã, đánh đuổi lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng chạy sang Trung Quốc. Tuy nhiên,
6


Phong Thổ vẫn nằm trong tay quân Pháp.
Với bản chất hiếu chiến, phản động, thực dân Pháp ngang nhiên xóa bỏ Hiệp
định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, ngày càng lún sâu vào con
đường mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 19-10-1946, Nghị quyếtHội nghị
quân sự toàn quốccủa Đảng nhận định: "nhất định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh
mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp". Đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của
Người, cả nước bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, gian khổ và
tự lực cánh sinh.

Trước những chuyển biến quan trọng của đất nước và nhằm tăng cường sự lãnh
đạo, tháng 1-1947, Khu uỷ Khu 10 quyết định thành lập Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Lào Cai
thay cho Ban cán sự Đảng tỉnh để nhận nhiệm vụ cách mạng nặng nề hơn trong giai
đoạn mới. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời gồm ba đồng chí: Lê Thanh - Bí thư
Tỉnh ủy, Đặng Châu Tuệ và Lý Bạch Luân - Tỉnh ủy viên. Ngày 5-3-1947, Hội nghị
toàn thể đảng viên của Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ
chính thức gồm bảy đồng chí, đồng chí Lê Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
Ngay từ đầu năm 1947, sau khi đánh chiếm xong Tây Bắc, thực dân Pháp ra sức
tuyển mộ thêm binh lính, xây dựng thêm đồn bốt, tổ chức các đơn vị ngụy binh người
Thái, liên lạc với thổ ty, phìa tạo và bọn tay sai phản động cũ chuẩn bị tiến công ra vùng
tự do, đánh chiếm Lào Cai làm bàn đạp bao vây và tấn công căn cứ địa Việt Bắc. Lực
lượng của địch ở Sơn La, Lai Châu, Phong Thổ, Than Uyên thường xuyên uy hiếp các
huyện thuộc vùng tự do Lào Cai.
Nhằm chống lại những âm mưu của địch, ta bố trí các Tiểu đoàn 272, 273,
274 thuộc Trung đoàn 171 ở Bát Xát, Sa Pa và thị xã Lào Cai vừa làm nhiệm vụ
huấn luyện, vừa sẵn sàng đánh địch, bảo vệ địa phương. Một đại đội được bố trí
đóng ở Ô Quy Hồ (Sa Pa) để án ngữ địch đóng tại Bình Lư. Một số đại đội khác
đóng ở Rừng Cấp (Mường Hum) đề phòng hướng Phong Thổ.
Trong tháng 6 và tháng 7-1947, quân Pháp đã có những cuộc hành quân thăm dò
lực lượng ta ở phía Bình Lư - Nậm Xe.
Trung tuần tháng 9-1947, Khu ủy 10 chủ trương mở mặt trận Tây Tiến chủ động
đánh địch để ngăn cản không cho chúng tiến ra vùng tự do. Thực hiện chỉ thị trên, Tỉnh
uỷ Lào Cai đề ra nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Trung đoàn 171 (trước là Trung đoàn
117) cùng dân quân du kích tiến đánh Phong Thổ bằng hai mũi: một mũi từ Sa Pa đánh
vào Bình Lư và một mũi từ đường Mường Hum tiến qua rừng Cấp, Nậm Xe đánh vào
Phong Thổ. Tại Sa Pa, quân ta đánh thắng một số trận và đã tiến đến cách Bình Lư 5
km. Tại Mường Hum, ta cũng đánh tan các vị trí địch ở dọc đường Nậm Xe cách
Phong Thổ 16 km. Có trận đánh, địch bị tiêu diệt tới 50 tên.
Ngày 29-9-1947, địch phản công ta ở Bình Lư, mở đầu cho chiến dịch đánh
chiếm Lào Cai. Bị bộ đội ta chặn đánh, chúng phải rút lui, nhưng lại chuyển quân lên

Phong Thổ để đề phòng ta ở Bát Xát, Mường Hum.
Ngày 6-10-1947, địch tập trung quân chia thành hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất
7


gồm 400 tên đánh qua Nậm Xe - Đèo Mây về Mường Hum. Bộ phận thứ hai gồm 300
tên theo đường Bình Lư tiến đánh Sa Pa. Đi tới đâu, quân Pháp cũng cố tranh thủ sự
ủng hộ của bọn thổ ty phản động để tiếp tế lương thực, đưa đường. Tiểu đoàn chủ lực
của ta chỉ còn hơn một đại đội, không chống giữ nổi đã phải lui dần. Ngày 16-10-1947,
địch chiếm Bát Xát. Ngày 17-10-1947, địch chiếm Sa Pa và đến ngày 28-10-1947,
chúng chiếm được thị xã Lào Cai.
Nhận định về thời kỳ này. Liên khu ủy 10 đã chỉ rõ:
"Thời kỳ thứ nhất: Địch tiến đánh, ta rút lui mất đất, mất dân (cuối năm 1946
đến tháng 10-1947).
Đầu năm 1947, ở Lào Cai địch tiến đánh Bình Lư, Phong Thổ. Riêng Lào Cai,
tháng 10-1947 địch tập trung lực lượng đánh mạnh ra Mường Hum rồi tiến thẳng ra
Bát Xát. Chiếm được Bát Xát địch dừng lại đợi cánh quân từ Bình Lư tiến ra phối hợp.
Sau đó chúng huy động thêm lực lượng từ Bình Lư vào phối hợp mở hai gọng kìm Bát
Xát - thị xã, đánh chiếm Cốc Lếu và thị xã Lào Cai (cuối tháng 10-1947).
Thời kỳ thứ hai: Chiến sự Thu Đông (từ tháng 10 đến tháng 12-1947).
Ở Lào Cai, sang tháng 11-1947 địch tiến xuống Gia Phú và Cam Đường. Cuối
tháng 11-1947, địch liên lạc được với thổ ty ở Bắc Hà (Hoàng A Tưởng) kéo các thổ ty
này công khai mang quân đánh lại ta ở Bắc Hà làm bộ đội phải rút về án ngữ căn cứ cuối
cùng của Lào Cai là xã Xuân Quang.
Về phía ta kỹ thuật chiến đấu còn rất non, bộ đội chưa được rèn luyện, kế hoạch
phòng ngự hầu như không có, giặc đến chỉ biết chia quân giữ đất, rải bộ đội theo lối mành
mành, hễ bị địch đánh gọng kìm là rút lui. Hơn nữa còn nặng tư tưởng trận địa chiến trong
lúc thực lực chưa đủ. Việc bảo tồn chủ lực không được hiểu thấu, lúc hành quân chỉ do
dự, địch đến thì tìm cách rút lui ngay.
Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là không chú ý nắm dân, coi thường lực

lượng của dân, không làm cho dân hiểu ta, chỉ chú ý lôi kéo mấy tên trùm thổ ty mà rút
cục chúng không theo ta. Bởi vậy khi chiến sự xảy ra là mất ngay dân. Bộ đội, cơ quan
không có chỗ nương tựa nên phải rút hoài.
Địch chú ý dân, nắm dân và đã lôi kéo được dân. Hơn nữa lại biết rõ địa thế cho
nên khi chúng đi tới đâu là hoàn thành bình định được vùng đó".
Liên khu uỷ 10 đã kịp thời có Chỉ thị số 49 về chủ trương đối với thổ ty và đồng
bào miền núi gửi các cấp bộ Đảng nhằm uốn nắn các lệch lạc và sai lầm trên:
"Đối với thổ ty: Các cấp bộ Đảng địa phương chưa có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ
nên chính sách đề ra lúc thì tả khuynh, khi thì hữu khuynh (đề cao để cho thổ ty
khinh nhờn, sao lãng làm cho họ bất mãn). Cán bộ công tác ở các vùng có thổ ty làm
công tác vận động quần chúng chưa tốt, quan liêu làm cho họ thiếu tin tưởng. Một số
nơi lại cho thổ ty độc quyền bán muối tạo điều kiện để họ bóc lột dân hoặc để họ tích
trữ chống lại ta. Những thổ ty bị kẹp trong vùng địch kiểm soát ta chưa tìm cách liên
lạc với họ hoặc với gia đình. Chỉ chú ý lôi kéo một vài thổ ty có tiếng tăm mà không
chú ý nâng đỡ những thổ ty nhỏ, những thổ ty kém thế lực cảm tình với ta. Một số
8


thổ ty làm việc cho ta nhưng vẫn muốn phản lại hoặc đồng tình với bọn phản động để
bắt cán bộ, tố cáo nhân viên Chính phủ, mưu sát vệ quốc đoàn, giết hại người Kinh,
cũng chưa có biện pháp kiên quyết trừng trị.
Muốn làm tốt công tác này, các cấp bộ Đảng phải đề ra một kế hoạch tỉ mỉ và
thống nhất nhằm hạn chế tác hại mà họ gây ra về chính trị, quân sự, tạo ra niềm tin và
sự trung thành của họ đối với Chính phủ, phải săn sóc, nâng đỡ các thổ ty nhỏ. Những
thổ ty lừng chừng, ít tín nhiệm thì liên lạc, lôi kéo bằng nhiều biện pháp thích hợp.
Trấn áp những thổ ty phản động, không cải tạo được.
Giữ gìn sự đoàn kết giữa các thổ ty với Chính phủ và công cuộc trường kỳ
kháng chiến là một chính sách quan trọng. Đội ngũ cán bộ được cử đi làm việc này cần
có kinh nghiệm và năng lực dân vận. Có kế hoạch đào tạo con cháu thổ ty, thân hào,
thân sĩ thành cán bộ cơ sở. Có thể đưa một số thổ ty ra vùng tự do hoặc những thổ ty

có uy tín hoặc đang làm việc trong cơ quan, chính quyền ta viết thư, viết hiệu triệu kêu
gọi thổ ty lầm đường và đồng bào các dân tộc trong vùng tạm chiếm, đấu tranh chống
địch, tham gia du kích ủng hộ bộ đội và du kích. Cần tổ chức các phái đoàn gồm các
thổ ty có tín nhiệm đi các địa phương vận động đồng bào tham gia kháng chiến.
Đối với đồng bào miền núi: Nhược điểm chung là các cấp bộ Đảng không chú ý
gây dựng cơ sở quần chúng, vận động đồng bào tham gia kháng chiến, chưa giải thích
về chính thể dân chủ cộng hoà, không chú ý đem lại quyền lợi dân chủ, nâng cao mức
sống. Khi chiến sự lan tới, không vạch kế hoạch để đồng bào cất giấu lương thực, làm
vườn không nhà trống, làm lán trên rừng để tản cư, tránh địch khủng bố cướp bóc. Chưa
lập ra được những tiểu tổ bí mật thu hút thanh niên trung kiên, do đó khi địch tràn đến
đã để quần chúng ở lại trong tình thế bỡ ngỡ, hoang mang. Ở vùng địch kiểm soát cán
bộ chưa có kế hoạch vận động đồng bào chống đi phu, đi lính và không tiếp tế cho
địch".
Từ những thực tế trên, bản chỉ thị đã đề ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện đời
sống cho đồng bào, xây dựng đời sống mới trên cơ sở coi trọng phong tục tập quán của
từng dân tộc, xây dựng các đoàn thể cứu quốc, đào tạo cán bộ người địa phương, đưa
cán bộ vũ trang tuyên truyền và cán bộ đảng vào hoạt động trong vùng địch.
Như vậy, trong khoảng thời gian gần ba năm, nhân dân các dân tộc huyện
Phong Thổ vẫn còn trong cảnh bị nhiều kẻ thù (quân đội Tưởng Giới Thạch, quân đội
Pháp, Việt Nam Quốc dân Đảng, thổ ty phản động và tay sai của chúng) áp bức bóc
lột. Nhân dân các dân tộc chưa được hưởng không khí độc lập và luôn sống trong
cảnh chiến sự do kẻ thù gây ra.
Cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947 với âm mưu chiến lược "đánh nhanh
thắng nhanh" của thực dân Pháp hoàn toàn bị phá sản. Địch lâm vào thế bị động phải
chuyển sang chiến lược chiến tranh lâu dài, thực thi chính sách "lấy chiến tranh nuôi
chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt".
Đầu năm 1948, địch xúc tiến âm mưu trên tại Tây Bắc, lập ra khu quân sự Tây
Bắc, phía dưới có phân khu và tiểu khu. Chúng ra sức bắt lính, xây dựng ngụy quân,
ngụy quyền, thành lập các tiểu đoàn người Thái, củng cố các vị trí chiếm đóng, đẩy
9



mạnh việc vơ vét nhân tài, vật lực để nuôi dưỡng cuộc chiến tranh xâm lược.
Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị với mức độ cao
hơn và quy mô lớn hơn. Tháng 3-1948, chúng thành lập "xứ Thái tự trị" và "xứ Nùng
tự trị"nhằm lừa bịp, mua chuộc dân tộc Thái, gây mâu thuẫn hằn thù giữa các dân tộc.
Tỉnh Phong Thổ gồm 5 châu: Mường So, Sình Hồ, Cốc Lếu - Bát Xát, Văn Bàn
(Mường Chăn), Mường Than (Than Uyên) do Đèo Văn Ân làm tỉnh trưởng, Đèo Văn
Ngảnh (con trai Đèo Văn Ân) làm phó tỉnh trưởng, cố vấn người Pháp là Đờlaven
(Delavel), phó cố vấn là Tusa (Touchard). Trụ sở của tỉnh trưởng Đèo Văn Ân được đặt
tại Mường So, có ba thư ký giúp việc (Lệnh Bá Cổn - phụ trách nhân sự và kế toán;
Đèo Văn Hiên - thư ký, đánh máy; Hoàng Bá Ma - tiếp phát công văn). Ngoài ra còn
có châu đoàn Phong Thổ do Nông Văn Kiếm trông coi lính dõng; hành chính do bang
tá Đèo Văn Lứn phụ trách; tư pháp do Đèo Văn Tư và Đèo Văn Thêm chịu trách
nhiệm giữ trật tự và thu thuế; giáo dục có một trường dạy chữ Thái và tiếng Pháp từ
lớp 3 đến lớp 5, có 3 giáo viên; phòng phát thuốc có 2 người; phòng thương mại làm
nhiệm vụ chuyển hàng hóa lên để đồn khố xanh bán cho binh lính và nhân dân.
Hệ thống quân sự còn phải kể tới đồn khố xanh thuộc đội Gfot do viên chánh
giám binh Wifinl chỉ huy với quân số một đại đội. Dưới quyền điều khiển của giám
binh còn có phòng thông tin do viên thư ký bàn giấy giám binh phụ trách, hàng ngày
có nhiệm vụ đi dán tranh ảnh để tuyên truyền.
Tham gia vào đội ngũ ngụy quyền ở Phong Thổ đa số là con cháu họ Đèo, tùy
theo địa vị lớn hay nhỏ mà được hưởng một số ruộng hay nương. Họ Đèo cha truyền
con nối làm thổ ty ở Phong Thổ nên có uy quyền và tạo ra ân huệ cho nhiều người.
Chúng bóc lột nhân dân một cách khéo léo làm cho họ nghĩ đó là bổn phận phải đóng
góp của mình. Nếu có kiện cáo về sự bóc lột nặng nề, Đèo Văn Ân đã vỗ về bằng cách
không cho một số thổ ty làm việc hoặc chuyển sang làm việc khác để mua chuộc lại tình
cảm của dân. Bên cạnh đó, Đèo Văn Ân không quên răn đe, làm cho dân chúng khiếp
sợ, không dám kêu ca hoặc chống lại chúng.
Xứ Thái tự trị được tổ chức như một nhà nước thu nhỏ bao gồm các cơ quan

hành chính, lập pháp, tư pháp, ngân hàng, hội đồng dân biểu toàn xứ Thái bao gồm
hơn 70 nghị viện đại diện cho các sắc tộc xuất thân từ tri châu, trưởng phìa, phó phìa
tạo ở các địa phương. Tuy nhiên, thực chất bên trong mọi quyền hành đều do thực dân
Pháp nắm giữ. Các thổ ty chỉ là bọn tay sai để thi hành mọi chính sách do quan thầy đề
ra.
Sau chiến thắng Việt Bắc, từ ngày 15 đến ngày 17-1-1948, Trung ương Đảng triệu
tập Hội nghị mở rộng nhằm kiểm điểm tình hình mọi mặt sau một năm kháng chiến và
đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn mới. Để kiện toàn bộ máy lãnh đạo, Trung ương Đảng
quyết định sáp nhập Khu 10 và Khu 14 thành Liên khu 10. Trên cơ sở đó, Bộ Tổng tư
lệnh đã chỉ thị cho Liên khu nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa là giải phóng đồng bào Tây
Bắc, coi đó là nhiệm vụ căn bản nhất của Liên khu 10.
Chỉ thị 114/BT của Bộ Tổng tư lệnh, ngày 20-1-1948 về xây dựng căn cứ địa
Tây Bắc đã được Ban Thường vụ Liên khu uỷ chấp hành một cách nghiêm túc và
10


khẩn trương. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 31-3-1948, Liên khu uỷ 10
đã ra Chỉ thị số 22-KU/CT về việc thành lập "Ban xung phong Quyết Thắng"(còn
gọi là Ban xung phong Tây Bắc ở Lào Cai) gồm các đồng chí: Hoàng Quy - Tỉnh uỷ
viên Lào Cai; Tiến Thanh - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 97; Trần Khánh - cán bộ
Việt Minh.
Hướng xung phong được ấn định từ vùng tự do Yên Bái tiến vào Phong Thổ
bằng hai đường:
- Qua Thuỷ Vĩ, Cam Đường, Sa Pa vào Bình Lư, Tam Đường, Phong Thổ.
- Hoặc từ Thuỷ Vĩ, Cam Đường hướng về Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Hum
sang Phong Thổ.
Sau khi cân nhắc kỹ, Liên khu uỷ 10 đã quyết định chọn đường thứ hai là đường
tiến quân của đội vũ trang tuyên truyền vì đường này đông dân, dễ nắm dân và tiếp tế
thuận lợi hơn.
Ban xung phong Quyết Thắng bao gồm:

- Tổ xung phong phát triển tiến vào trước có nhiệm vụ điều tra tình hình địa dư,
tình hình địch, bọn việt gian, hội tề cũng như đời sống, nguyện vọng của nhân dân
nhằm gây cơ sở, tiếp tế cho dân cải thiện sinh hoạt của họ. Đối với thổ ty, kỳ hào thì
tìm cách thuyết phục.
- Đội võ trang tuyên truyền tổ chức các cuộc mít tinh, giải thích, triển lãm để
tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng; phá ngụy quyền, quét hội tề để lập chính quyền
của ta; lôi kéo lính dõng, thổ ty và đánh địch khi cần thiết.
- Tổ xung phong củng cố tìm cách bắt liên lạc với những cơ sở do đội võ trang
tuyên truyền giới thiệu để đào tạo cán bộ địa phương; nắm vững thổ ty, kỳ hào; phát
triển dân quân du kích. Sau khi đã củng cố vững chắc các cơ sở, đại đội độc lập mới
vào hoạt động, đặt kế hoạch tiêu diệt địch để thu lại đất đai, bảo vệ dân chúng.
- Liên lạc, giao thông dùng một số quần chúng ở địa phương để lập các trạm
liên lạc giữa các tổ với cơ quan chỉ đạo (liên lạc với Ban Thường vụ Liên khu uỷ, với
Tỉnh uỷ để nhận chỉ thị, tài liệu và giới thiệu cơ sở quần chúng cho cấp bộ ở vùng tự
do).
Đồng chí Phạm Văn Học - Khu uỷ viên được Liên khu uỷ trực tiếp phụ trách
Ban xung phong Quyết Thắng, đồng thời là Bí thư chi bộ của Ban.
Liên khu uỷ còn đề ra phương châm hoạt động cho Ban là nhằm thẳng hướng
chính, củng cố vững chắc chỗ đứng chân, khi cần mở đường nhanh chóng có thể nhảy
cách quãng. Trên đường tiến quân, cứ vài ba chục cây số đặt trạm thu dung một trung
đội vũ trang tuyên truyền và chú ý công tác vận động đồng bào Dao, Mông. Các đội
xung phong cần phải tiến sâu, len lỏi vào vùng sau lưng địch và những nơi chúng ít
hoặc không chú ý đến.
Bản chỉ thị đặc biệt nhấn mạnh: "Khu Tây Bắc là căn cứ hết sức quan trọng về
mặt chiến lược đối với Liên khu 10 và đối với cục diện kháng chiến toàn quốc. Xây
dựng căn cứ địa Tây Bắc là một nhiệm vụ quân sự cơ bản. Công tác xung phong tiến
11


nhanh hay chậm sẽ quyết định một phần thắng lợi nhanh hay chậm của ta ở Bắc Bộ".

Ngày 10-4-1948, Ban xung phong Quyết Thắng được lệnh xuất phát. Trên
đường tiến quân, các đội công tác gặp muôn vàn khó khăn nhưng nhờ ý chí tiến công
không sợ hy sinh, gian khổ nên đã hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản. Để uốn
nắn những thiếu sót và khuyết điểm, ngày 2-8-1948, Liên khu uỷ 10 ra Chỉ thị số 68KU/CT gửi Ban xung phong Quyết Thắng, nêu rõ các điểm cần phải sửa chữa sau:
- Thiếu sự bĩnh tĩnh, nhất là lúc Lào Cai bị mất đã tỏ ra chán nản, bi quan, không
có kế hoạch trở về. Khi quay trở lại hoạt động, thấy nhân dân ta, lại quá lạc quan.
- Chủ quan khinh địch, khi gây được một số cơ sở quần chúng, không đề phòng
địch, vội vàng tổ chức việc trừ gian mà không chuẩn bị đối phó với tình thế bị khủng
bố nên có chỗ như ở Xuân Giao bị thiệt hại nặng nề.
- Chủ trương tranh đấu không hợp thời, cơ sở chưa vững chắc đã dùng quân sự
diệt tề để địch khủng bố, phá cơ sở làm cho quần chúng hoang mang không dám tham
gia phong trào và nuôi giấu cán bộ.
- Giữ gìn bí mật kém nên bị Pháp càn quét ở Thái Vu, lý trưởng bắt được giao
thông viên nộp cho địch.
Liên khu uỷ 10 đã nhắc nhở phải kiên quyết tẩy bỏ những bệnh chủ quan, coi
thường và đánh giá thấp lực lượng địch, chủ trương tranh đấu bừa bãi. Khi đã gây
được cơ sở phải có kế hoạch chống càn, nắm quần chúng trung kiên, tùy hoàn cảnh mà
ấn định hình thức đấu tranh. Phải áp dụng nguyên tắc bí mật trong từng bước công tác.
Để hoàn thành nhiệm vụ tiến vào Phong Thổ, Ban xung phong Quyết Thắngphải
củng cố bàn đạp Xuân Giao, nối với Cam Đường để củng cố Cốc Lếu, Bát Xát và tiến
sang gây cơ sở ở phía nam Mường Hum như Tà Lềnh, Tam Lô, Tả Áng Phình. Cũng
có thể tiến theo đường Ngòi Hum, Bản Lênh, Sai Na ở
Sa Pa. Tránh tiến theo đường Thái Bô thẳng đến Bình Lư như dự định. Chỉ khi nào
những căn cứ bàn đạp Bát Xát, Mường Hum, Sa Pa đã ổn định thì mới vào Phong Thổ,
Bình Lư, tránh địch chia cắt làm cho cán bộ, bộ đội không có chỗ đứng chân.
Nhờ có sự uốn nắn kịp thời của Liên khu uỷ 10, công tác vũ trang tuyên truyền
mở đường vào Phong Thổ đã có những chuyển biến quan trọng. Trong việc bắt mối đã
tận dụng lợi thế của sự quen thuộc và đội ngũ quần chúng trung kiên. Ngay cả đối với
những tên hội tề bất mãn nhất cũng là đối tượng để liên lạc. Một vài địa bàn xa lạ đã
kết hợp hình thức vũ trang xung phong để hỗ trợ. Nguyên tắc bí mật được quán triệt

hơn, nên cũng hạn chế sự tổn thất của phong trào.
Đối với việc gây cơ sở đã bám sát và nắm chắc địa bàn hơn nên kế hoạch công
tác đề ra khá phù hợp. Một vài nơi còn lập được tổ trung kiên. Những khu vực dân cư
đông đúc được chú trọng gây cơ sở để từ đó tỏa ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.
Hạn chế được tư tưởng phát triển tràn lan, chỉ chú trọng đến diện rộng. Có kế hoạch về
thành lập dân quân du kích, chống khủng bố đã được quán triệt và tuân thủ chặt chẽ.
Nhìn trên đại thể, lực lượng quân sự của Pháp lúc này khá mạnh và Lào Cai đã
trở thành mặt trận chính của Liên khu 10. Sau khi chuyển vận binh lực từ Yên Bái, Sơn
12


La, Lai Châu sang chiếm được thị xã Lào Cai, được sự hỗ trợ của thổ ty, thổ phỉ ở Bắc
Hà, Mường Khương, Pha Long địch đã mở đợt tấn công xuống phía nam và chiếm
nhiều vùng thuộc biên giới. Bước sang đầu năm 1949, ở những vùng tạm chiếm, địch
chú trọng dùng quân sự thực hiện kế hoạch kinh tế, qua đó để gây ảnh hưởng và củng
cố địa vị chính trị của mình. Hàng hóa được vận chuyển lên và đưa tới nhiều bản làng
xa xôi.
Nhằm hỗ trợ cho phong trào đấu tranh ở cơ sở, một phân đội vũ trang tuyên
truyền từ vùng tự do Yên Bái hoạt động lên phía đông nam Phong Thổ, tiến vào Tam
Đường. Thu hút nhiều quần chúng trung kiên tham gia vào đội vũ trang tuyên truyền
và làm chủ địa phương trong vòng nửa tháng. Khi lực lượng quân đội rút khỏi Tam
Đường, một số người dân đã đi theo hoặc rút vào rừng để tránh sự khủng bố của địch.
Cuối năm 1949, đại đội độc lập Kim Sơntừ Than Uyên được điều động lên hoạt
động ở phía đông nam huyện Phong Thổ, được nhân dân hưởng ứng và ủng hộ. Đội du
kích Tả Lèng, Hồ Thầu đã được thành lập phối hợp cùng đại đội đánh địch ở Giang Ma,
Bình Lư và hoạt động xung quanh thị trấn Phong Thổ, bắt mối với nhiều cơ sở ở các bản
xung quanh thị trấn. Chưa đầy một năm, nhiều cơ sở đã hình thành từ Bình Lư qua Tam
Đường đến thị trấn Phong Thổ.
Kết quả hoạt động của Ban xung phong Quyết Thắng và đại đội độc lập Kim
Sơn đã có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra được một vùng ảnh hưởng cách mạng rộng

lớn. Đó là tiền đề quan trọng để tổ chức Đảng đầu tiên của huyện Phong Thổ ra đời.
Ngày 6-1-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về mở chiến dịch
Tây Bắcvà chuẩn bị chiến trường Đông Bắcvới mục tiêu là: "Làm tan rã khối ngụy
binh và phá ngụy quyền... Tiêu diệt một số vị trí địch... Khôi phục lại Lào Kay mở
thông đường quốc tế".
Phương hướng tác chiến và mục tiêu trên đã chọn Lào Cai là hướng chính của
chiến dịch. Xác định rõ nhiệm vụ của mình, Tỉnh uỷ Lào Cai đã đề ra nhiệm vụ cho
tỉnh là: "huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch Lê Hồng Phong ..., mở rộng
khu tự do, phá tan hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền của địch". Nhiều đồng chí trong
cấp uỷ được phân công đi sát mặt trận để chỉ đạo các mặt công tác ở địa phương.
Tham gia vào chiến dịch này có lực lượng của Trung đoàn 102 của Bộ, Trung
đoàn 165 của khu và sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương.
Mở đầu chiến dịch là trận tấn công tiêu diệt vị trí Phố Lu (từ ngày 8 đến ngày
13-2-1950). Phát huy thắng lợi, các đơn vị bộ đội nhanh chóng giải phóng Bản Lầu,
Chợ Châu, lập khu du kích, bức địch rút chạy khỏi vị trí Bến Đền, Làng Cù, giải phóng
hai xã Gia Phú, Xuân Giao và một phần các xã Phong Dụ, Võ Lao cùng thôn Cam Cọ
(Kim Sơn). Cuối tháng 3-1950, màn một của chiến dịch Lê Hồng Phongkết thúc, bộ
đội được lệnh rút ra ngoài. Quân Pháp tái chiếm Than Uyên, thiết lập hệ thống phòng
thủ mới. Từ tháng 4 đến tháng 8-1950, chúng tăng cường càn quét các khu du kích.
Trước âm mưu và những hoạt động đối phó của kẻ thù, Tỉnh ủy Lào Cai một
mặt chủ trương phối hợp với lực lượng quân sự mở rộng vùng giải phóng, củng cố các
chi bộ đảng, các cấp ủy và chính quyền ở các huyện, mở rộng khu du kích và cơ sở
13


cách mạng, mặt khác kịp thời đề ra các biện pháp chống địch càn quét, tích cực chuẩn
bị cho màn hai chiến dịch.
Tháng 6-1950, Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịchBiên giới thu đông.
Căn cứ vào thực tế chiến trường, Bộ chỉ huy chiến dịch chọn hướng chính là Đông Bắc
(Cao - Bắc - Lạng), hướng phụ là Tây Bắc (Lào - Yên)đây chính là màn hai của chiến

dịch Lê Hồng Phong với nhiệm vụ:
- Kiềm chế, thu hút lực lượng ứng chiếm và phối hợp mặt trận Đông Bắc.
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- Phá vỡ khối ngụy quân, ngụy quyền.
Đêm 16-9-1950, quân ta nổ súng đánh vị trí Đông Khê (Cao Bằng). Sau hai
ngày chiến đấu ác liệt, quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.
Trong không khí chiến thắng và sự chuẩn bị màn hai của chiến dịch Lê Hồng
Phong, ngày 24-9-1950, Tỉnh uỷ Lào Cai ra Quyết nghị số 005-QN/LK về thành lập
Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ gồm các đồng chí: Nguyễn Chương (Tỉnh uỷ viên
dự khuyết) trực tiếp làm Trưởng ban; Tô Vũ, Tiến Phương (Văn phòng Tỉnh uỷ), Đỗ
Đức Lữ (huyện Bắc Hà), Đinh Hải (cán bộ Hoa vận) làm Uỷ viên Ban cán sự.
Ngày 1-10-1950, Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ ra đời, khẳng định sự
trưởng thành của phong trào cách mạng ở địa phương đã đến lúc đòi hỏi phải có một tổ
chức đảng thì mới đủ sức đảm đương vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp sát sao đối với
cơ sở.

 Ý nghĩa ra đời Ban Cán sự Đảng Phong Thổ:
Việc ra đời của Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ (tổ chức tiền thân của Đảng
Bộ huyện Phong Thổ) là một sự kiện lịch sử chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt
quan trọng đối với đồng bào và nhân dân các dân tộc huyện Phong Thổ; thể hiện sự
trưởng thành trong phong trào cách mạng của huyện; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ
trong phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc trong huyện, đưa cuộc
đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của huyện từ tự phát lên tự giác; từ đây mỗi bước
đi, mỗi thắng lợi giành được của huyện đều gắn liền với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban
cán sự Đảng huyện, tiền thân của Đảng bộ ngày nay; đưa phong trào đấu tranh cách
mạng của đồng bào các dân tộc Phong thổ trở thành một bộ phận quan trọng trong
công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện công cuộc đổi mới.
Huyện Tam Đường ngày nay là tiền thân huyện Phong Thổ trước đây. Trong
suốt quá trình lịch sử cách mạng, Phong Thổ là mảnh đất có truyền thống yêu nước,
văn hóa lâu đời, là địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng và an ninh. Tháng

11/1945, Pháp tái chiếm Phong Thổ và tăng cường củng cố chính quyền tay sai, áp
bức, bóc lột Nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu cách mạng, ngày 01/10/1950, Tỉnh ủy Lào
Cai quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng Châu Phong Thổ (tiền thân của Đảng bộ
huyện Tam Đường ngày nay) gồm 5 đồng chí. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, quân và dân Phong Thổ đã đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ,
14


góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hoàn thành thắng lợi cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, bước vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ban Cán sự Đảng Phong Thổ ra đời thể hiện truyền thống đoàn kết, yêu nước và
truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc trong huyện, đồng thời
qua đó, động viên nhân dân, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong toàn huyện đẩy mạnh
các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Câu 2.Tên huyện Tam Đường có từ khi nào? Nêu những điều chỉnh về địa
giới, đơn vị hành chính của huyện Tam Đường từ khi thành lập đến nay? Giới
thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện?
Trả lời

 Huyện Tam Đường có từ khi:
Bước vào thời kỳ phát triển mới, thể theo nguyện vọng của Nhân dân huyện
Phong Thổ, ngày 14/01/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2002/NĐ-CP về
chia tách huyện Phong Thổ thành hai huyện Phong Thổ và Tam Đường. Ngày
20/9/2002 huyện Tam Đường ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.
Theo quyết định này huyện Tam Đường được thành lập với 82.843,7Ha diện
tích tự nhiên 52.567 nhân khẩu, 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Lản Nhì
Thàng, Thèn Sin, Sùng Phài, Nậm Loỏng, Nùng Nàng, San Thàng, Tà Lèng, Bản Hon,
Bản Giang, Hồ Thầu, Bình Lư, Bản Bo, Khun Há, Nà Tăm, và thị trấn Phong Thổ.
Tam Đường là huyện cửa ngõ của tỉnh, có vị trí địa kinh tế kết nối giao thông

khá thuận lợi, giáp với Thị xã Sa Pa – tỉnh Lào Cai; có tiềm năng, lợi thế về khí hậu,
đất đai, nguồn lao động, cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nông - lâm
nghiệp, du lịch, giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền.Thực hiện Nghị định 176/CP
ngày 10/10/2004 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Lai
Châu và thị trấn Tam Đường. Trung tâm hành chính của huyện chuyển về xã Bình Lư.
Huyện Tam Đường đã vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế, nỗ lực phấn
đấu đạt nhiều thành tựu to lớn: kinh tế phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích
cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 17,5 triệu đồng/năm; 96% số hộ được sử dụng
điện lưới quốc gia, 100% đường liên xã, 87,2% số bản có đường đến bản được cứng
hóa. Sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng;
người dân được quan tâm chăm sóc sức khỏe; an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội
được giữ vững…
Tại buổi lễ kỉ niệm 10 năm chia tách thành lập huyện Tam ĐườngThừa ủy
quyền của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao Cờ thi đua - Đơn vị
dẫn đầu phong trào thi đua năm 2011 cho thị trấn Tam Đường (huyện Tam Đường);
trao Bằng khen cho UBND huyện Tam Đường và 2 cá nhân đã có thành tích tiêu biểu
xuất sắc trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
15


Nhân dịp này, UBND tỉnh cũng tặng Cờ thi đua cho Văn phòng HĐND - UBND
huyện; Bằng khen cho 11 tập thể, 22 cá nhân; UBND huyện tặng Giấy khen cho 72 tập
thể, 161 cá nhân…
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm:

Văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm.

Quang cảnh Lễ kỷ niệm.
16



Đồng chí Tô Như Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, thừa ủy quyền của Thủ tướng
Chính phủ trao Cờ thi đua cho Đảng bộ, nhân dân thị trấn Tam Đường.

Đồng chí Giàng Páo Mỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính
phủ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho UBND huyện Tam Đường.
17


Đồng chí Lê Xuân Phùng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng
khen của UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Tam Đường.
Năm 2017 huyện Tam Đường lại long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm chia tách
thành lập huyện

18


Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Khắc Chử - Bí thư Tỉnh ủy; Vũ Văn
Hoàn - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Ngọc An - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành;
Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tam Đường; nguyên lãnh đạo huyện
Tam Đường, Phong Thổ qua các thời kỳ.
Sau 15 năm chia tách thành lập, huyện Tam Đường có bước phát triển khá ổn
định, kinh tế tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 21 triệu
đồng, tăng 17 triệu đồng so với năm 2002; bình quân lương thực đầu
người 727kg/năm, tăng 415kg so với năm 2002. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng và phát triển toàn diện. Tổng giá trị sản xuất đến nay đạt 1.997,6 tỷ đồng, trong

đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản 37,4%; công nghiệp, xây dựng 26,9%; thương mại,
dịch vụ 35,7%. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 12,23 tiêu chí/xã. Các
phong trào điện sáng nông thôn, nông thôn xanh, sạch, đẹp được Nhân dân các dân tộc
tích cực triển khai thực hiện, đã có 30 bản, 13 xã có điện chiếu sáng công cộng đường
trục bản, liên bản, trung tâm xã, với tổng chiều dài 21,6km. Các hoạt động dịch vụ, du
lịch có bước phát triển mạnh từ đầu năm đến nay, lượt khách du lịch đến địa bàn huyện
ước đạt trên 33.000 người, doanh thu trên 9 tỷ đồng. Sự nghiệp giáo dục phát triển khá
toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ
Nhân dân luôn được quan tâm, hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố...
Tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Đỗ Ngọc An - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND
tỉnh ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những thành tích mà Đảng bộ, Nhân dân các
dân tộc huyện Tam Đường đạt được trong 15 năm qua. Với quyết tâm đến năm 2020
đưa huyện Tam Đường trở thành huyện phát triển khá của tỉnh, đồng chí Chủ tịch
UBND tỉnh đề nghị Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc huyện Tam Đường đoàn kết, sáng
tạo, tập trung thực hiện tốt các giải pháp: đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp gắn
với phát triển cây chè, mắc ca; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tập đoàn kinh tế
như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Him Lam và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp; tăng cường quảng bá, thu hút phát triển du lịch gắn với giữ gìn phát huy các
bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý tốt các công trình hạ tầng sau đầu tư; nâng cao chất
lượng giáo dục, y tế đáp ứng nhu cầu của Nhân dân; tăng cường công tác đảm bảo an
ninh trật tự, nhất là an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo; đổi mới nội dung sinh hoạt chi
bộ, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở…

19


Văn nghệ chào mừng tại Lễ kỷ niệm.
Tại buổi Lễ, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho Nhân dân và cán bộ huyện Tam
Đường có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển huyện

(giai đoạn 2002 – 2017); tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho 10 tập thể, 20 cá nhân, 8
hộ gia đình có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển huyện (giai đoạn
2002 – 2017). Huyện Tam Đường tặng Giấy khen cho 25 tập thể, 163 cá nhân, 24 hộ
gia đình có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển huyện (2002 –
2017).

 Những điều chỉnh về địa giới, đơn vị hành chính của huyện Tam Đường
từ khi thành lập đến nay:
Ngày 14/01/2002 chính phủ ban hành nghị định số 08/2002/NĐ-CP, về việc điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Tè, Huyện Mường Lay để thành lập huyện
Mường Nhé và chia tách huyện Phong Thổ để thành lập huyện Tam Đường, tỉnh Lai
Châu. Theo nghị định này, huyện Phong Thổ được chia thành hai huyện: Tam Đường
và Phong Thổ ngày nay.
Theo quyết định này huyện Tam Đường được thành lập với 82.843,7Ha diện
tích tự nhiên 52.567 nhân khẩu, 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Lản Nhì
Thàng, Thèn Sin, Sùng Phài, Nậm Loỏng, Nùng Nàng, San Thàng, Tà Lèng, Bản Hon,
Bản Giang, Hồ Thầu, Bình Lư, Bản Bo, Khun Há, Nà Tăm, và thị trấn Phong Thổ.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc và điều chỉnh
địa giới một số tỉnh. Trong đó có Lai Châu Thực hiện Nghị quyết trên tỉnh Lai Châu cũ
được chia thành hai tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên, huyện Tam Đường trở
thành một trong năm huyện thuộc tỉnh Lai Châu mới. Đồng thời, tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu
đặt tại thị trấn Phong Thổ thuộc huyện Tam Đường.
20


Ngày 10 tháng 10 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2004/NĐ-CP
về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Lai Châu và thành lập thị trấn
Tam Đường Toàng huyện Tam Đường lúc này có 13 xã, thị trấn với tổng diện tích đất
tự nhiên là 756,7Km2, dân số 4,3 vạn người, gồm 12 dân tộc anh em cùng chung sống.

Việc chia tách địa giới hành chính của huyện
Phong Thổ cũ thành hai huyện Phong Thổ và Tam Đường, thành lập thị xã Lai
Châu mới đồng thời thị trấn Tam Đường cũng được thành lập. Theo đó:
+ Thành lập thị xã Lai Châu, thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu trên cơ sở toàn bộ diện
tích và dân số của thị trấn Phong Thổ và 2 xã: Nậm Loỏng, Tam Đường và một phần
diện tích, dân số của xã Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường.
+ Thành lập thị trấn Tam Đường trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã
Bình Lư (nguyên là một phần của xã Bình Lư trước kia).
Huyện Tam Đường còn lại 75.760,70 ha diện tích tự nhiên và 42.131 người.
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ ra Nghị định số 156/2006/NĐ-CP, về
việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, huyện; Thành lập xã thuộc các huyện Phong
Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ và Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Chia xã Bình Lư thành hai xã
Bình Lư và Sơn Bình; chuyển xã Lản Nhì Thàng về huyện Phong Thổ quản lý. Huyện
Tam Đường thời điểm này có 68.656,56ha diện tích tự nhiên và 40.685 nhân khẩu có
13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang,
Bản Hon, Thèn sin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há
và Thị trấn Tam Đường
Ngày 8 tháng 4 năm 2008, chính phủ ra Nghị định số 41/2008/NĐ-CP, về việc
điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Than Uyên,
huyện Tam Đường, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Theo Nghị định này thành lập xã
Giang Ma thuộc huyện Tam Đường trên cơ sở điều chỉnh 3.671,60 ha diện tích tự
nhiên và 2877 nhân khẩu của xã Hồ Thầu. Huyện Tam Đường lúc này có 68.472,56 ha
diện tích tự nhiên và 46.271 nhân khẩu có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị
trấn và 13 xã (Thị trấn Tam Đường, Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon,
Thèn sin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há, Giang
Ma.
Ngày 10 tháng 01 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14 ban hành
Nghị quyết số 866/NQ – UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lai Châu. Theo đó điều chỉnh toàn bộ 21,60km2 diện tích tự
nhiên, 1898 người của xã Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường vào thành phố Lai Châu.

Chuyển xã Sùng Phài về thành phố Lai Châu quản lý.
Sau khi điều chỉnh, huyện Tam Đường còn lại 662,92 km2 diện tích tự nhiên và
52.470 người, có 13 đơn vị hành chính cấp xã 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
1. Thị Trấn Tam Đường
1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của xã
21


- Vị trí địa lý: Thị trấn Tam Đường là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của
huyện, diện tích tự nhiên 1.772,86ha. Dân số: 6.008 khẩu, có 11 dân tộc sinh sống gồm
Dân tộc Thái, Kinh, Giấy, Hoa, Mông, Dao, Lào, Lự, Kháng, Lô Lô và dân tộc khác.
Mật độ dân số 399 người/km2
+ Phía Đông Bắc giáp xã Bình Lư huyện Tam Đường
+ Phía Nam giáp với xã Bình Lư huyện Tam Đường.
+ Phía Đông giáp với xã Bình Lư huyện Tam Đường.
+ Phía Tây Nam giáp với xã Bản Hon huyện Tam Đường.
+ Phía Tây Bắc giáp xã Hồ Thầu huyện Tam Đường
- Địa hình: Chủ yếu thung lũng và đồi núi thấp đã hình thành cánh đồng Bình
Lư với diện tích lớn, đất đai mầu mỡ để chuyên canh lúa nước.
- Khí hậu: Chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa miền bắc Việt
Nam.
- Sông suối: Trên địa bàn có 1 hệ thống sông suối chính, phân bố đồng đều,
nguồn nước dồi dào phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp theo hướng tập trung
với đa dạng các sản phẩm chất lượng cao.
2. Tiềm năng phát triển
- Tiềm năng đất đai: Đất đai mầu mỡ thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp.
Thị trấn nằm tiếp giáp với xã Bình Lư cùng có cánh đồng Bình Lư bằng phẳng, diện
tích lớn thuận lợi để tạo vùng chuyên canh lúa nước.
- Tiềm năng nguồn nước: Trên địa bàn có 1 hệ thống sông suối chính, nguồn
nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thuỷ sản

- Tiềm năng về du lịch: Là trung tâm huyện nhưng thị trấn có Thác Thác Tình đã
được công nhận là thắng cảnh du lịch cấp tỉnh với cảnh quan đẹp, được mệnh danh là
thác nước đẹp nhất vùng Tây Bắc tạo điều kiện để phát triển du lịch và khám phá.

22


Thác Tác Tình được mệnh danh là thác nước đẹp nhất khu vực Tây Bắc
Tác Tình” từ xưa đến nay vẫn được người dân gọi bằng cái tên thân thương như
vậy, nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như văn hoá bản địa thường ngày của đồng
bào. “Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết
mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau
Không biết từ bao giờ tên gọi “Tác Tình” đã hình thành và tồn tại trong tiềm
thức của từng cư dân người Dao nói riêng và tất cả mọi người dân nơi đây nói
chung.Theo tiếng Dao thì tác có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống, tình có nghĩa là
nước từ trên thác đổ xuống tạo thành một vũng nước trên mặt đất (giống như một hồ
nhỏ).
Truyền thuyết kể lại rằng “Xưa kia, từ lâu lắm rồi không ai còn nhớ vào thời
gian nào, tại một bản người dân tộc Dao dưới chân thác có một nàng Lở Lan xinh
đẹp, vẻ đẹp của nàng được ví như những đoá Lan rừng – đẹp và ngào ngạt hương
thơm. Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong bản, cả hai thương nhau và quấn quýt
như con hươu, con nai trên rừng bên nhau sớm tối. Nhưng hạnh phúc không được bao
lâu thì tai hoạ đã ập xuống đầu hai người, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở,
trông gai vì bị kẻ gian âm mưu hãm hại chia cách, không thể nên duyên chồng vợ. Để
giữ trọn tình yêu thuỷ chung của mình và lời thề ước giữa hai người, nàng Lở Lan đã
23


trẫm mình xuồng dòng thác. Cảm phục trước hành động của cô gái trẻ, người dân nơi
đây đã đặt tên cho ngọn thác là thác Tác Tình để tưởng nhớ đến cô cùng với mong

ước tác hợp cho chuyện tình của hai người”
- Tiềm năng dịch vụ: Nằm ở trung tâm huyện nơi có điều kiện giao thông thuận
lợi có trục quốc lộ 4D đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ, thương mại
cũng như phát triển đồng bộ về cơ sở vật chất hạ tầng, kinh tế - văn hoá - xã hội
- Tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp: Nhân dân của thị trấn có truyền
thống phát triển các ngành nghề như: dệt thổ cẩm và sản xuất các ngành nghề truyền
thống …….

Nghề dệt thổ cẩm của người thái ở thị trấn Tam Đường
cần phải được bảo tồn và phát huy
Tháng 10 năm 2004, thị trấn Tam Đường - thị trấn huyện lỵ huyện Tam Đường
được thành lập trên cơ sở 2.300 ha diện tích tự nhiên và 4.456 người của xã Bình Lư.

24


Tam Đường ngày càng vươn mình phát triển

Trung tâm hành chính huyện Tam Đường
2. Xã Bình Lư
Bình Lư là một xã thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, nước Việt Nam.
Lịch sử hành chính: Tháng 1 năm 2002, xã Bình Lư chuyển từ huyện Phong Thổ về
huyện Tam Đường mới thành lập. Tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong
đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên; huyện Tam Đường
thuộc tỉnh Lai Châu mới. Tháng 10 năm 2004, 2.300 ha diện tích tự nhiên và 4.456
người của xã Bình Lư được tách ra để thành lập thị trấn Tam Đường. Xã Bình Lư còn
lại 14.839 ha diện tích tự nhiên và 6.208 người. Năm 2006, một phần diện tích và dân
số, bao gồm 10.936,6 ha diện tích tự nhiên và 2.292 người của xã Bình Lư được tách
ra để thành lập xã Sơn Bình.
1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của xã

25


×