Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CÁC NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.39 KB, 16 trang )

TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CÁC NHTM.
1. Ngân Hàng Thương Mại
Khái niệm
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện cơ bản nhất của ngân
hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các
cá nhân và tổ chức hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Không những
thế NHTM còn là tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng,
nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền gửi của khách
hàng với các hình thức khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM rất phong phú và
đa dạng cùng với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội,
hoạt động của NHTM cũng có nhiều phương pháp mới nhưng các nghiệp vụ kinh
doanh cơ bản không thay đổi là nhận tiền gửi và hoạt động cho vay, đầu tư. Qua
NHTM các chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia sẽ được thực hiện một cách nhanh
chóng và cũng nhờ nó mà việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng
luật pháp được dễ
dàng hơn. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự
phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, các NHTM và
các tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp
đặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các NHTM đều phụ thuộc vào các
khách hàng. Mặt khác, hàng hóa mà các ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa
đặc biệt, nó rất nhạy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội.
Các chức năng của ngân hàng thương mại
a. Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng
Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của ngân hàng thương mại và có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện
chức năng này, một mặt ngân hàng thương mại huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm
thời nhàn rỗi trong nền kinh tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ
quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư để hình thành nguồn vốn cho vay, mặt khác
trên cơ sở nguồn vốn đã huy động ngân hàng đã sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu
vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng


thương mại đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi
thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy
quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã
thực sự là một cầu nối giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở ngân
hàng với những người thiếu vốn cần vay. Ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi
ích công bằng cho cả ba bên trong quan hệ: người gửi tiền, ngân hàng và người vay.
- Đối với người gửi tiền: Họ sinh lời được vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi suất
tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ hoặc họ được ngân hàng tạo ra cho họ các tiện ích
như sự an toàn hoặc cung cấp cho họ các phương tiện thanh toán.
- Đối với người vay: Sẽ thỏa mãn được nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu, thanh toán
mà khỏi phải tốn nhiều công sức, thời gian cho việc tìm kiếm nơi vay tiền tiện lợi,
chắc chắn và hợp pháp.
- Đối với ngân hàng thương mại: Sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ
chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lơi nhuận này chính là
cơ sở phát triển của ngân hàng thương mại. Ngày nay, có thể nói mọi quan hệ kinh tế
xã hội của loài người đều thông qua quan hệ tiền tệ và chủ yếu thông qua hoạt động
của ngân hàng bên cạnh hoạt động của tổ chức phi ngân hàng.
b. Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán.
- Theo Mác “ công việc của người thủ quỹ chính là ở chỗ làm trung gian để thanh
toán. Khi ngân hàng xuất hiện thì chức năng này được chuyển giao sang cho ngân
hàng”. Trong chức năng này, xuất phát từ việc ngân hàng là người thủ quỹ của các
doanh nghiệp,
khiến cho ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của
khách hàng. Trong quá trình thanh toán ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay
cho vàng trong quá trình lưu thông, và sau đó là sử dụng những công cụ lưu thông tín
dụng thay cho giấy bạc ngân hàng. Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được
đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và việc thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Trong khi làm trung gian thanh toán ngân hàng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng
và độc quyền quản lý các công cụ đó ( séc, giấy chuyển tiền, thẻ thanh toán…). Đã tiết

kiệm cho xã hội rất nhiều về lưu thông.
- Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép ngân hàng thương mại tạo ra bút
tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, vừa tiết kiệm được lượng tiền mặt
vừa đáp ứng được những biến động thường xuyên của hoạt động kinh tế.
- Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán, số lượng các khoản thanh toán
và khoáng cách giữa khách hàng với nhau ngày càng tăng lên nhanh chóng. Việc
thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng sẽ không thể nào thõa mãn được yêu cầu của
nền kinh tế nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại làm chức năng trung gian
thanh toán cho các chủ thể của nền kinh tế.
- Việc hệ thống ngân hàng thương mại làm chức năng trung gian
thanh toán mang một ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung.
+ Trước hết hệ thống ngân hàng thương mại sẽ cung cấp cho các chủ thể của nền kinh
tế nhiều công cụ thanh toán mang tiện ích cao như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút
tiền, ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
Tùy theo yêu cầu, khách hàng có quyền lựa chọn một trong các công cụ thanh
toán thích hợp. Nhờ các phương thức thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng thương
mại, các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền đến gặp chủ nợ,
gặp người được thụ hưởng dù xa mà họ có thể sử dụng một phương thức thanh toán
nào đó đơn giản, chẳng hạn như một tờ séc, một ủy nhiệm chi… để giao cho khách
hàng hoặc yêu cầu ngân hàng chi trả hộ, thu hộ các khoản tiền theo ý muốn của mình.
+ Thứ hai khi sử dụng các phương thức thanh toán bản thân các chủ thể kinh tế sẽ tiết
kiệm được rất nhiều các chi phí lao động, thời gian, lại an toàn. Hệ thống ngân hàng
thương mại lại tích tụ được nguồn vốn khổng lồ để có thể mở rộng khả năng tín dụng
của mình. Ngày nay, có thể nói rằng hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại
chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nó tạo điều
kiện cho nhiều dịch vụ ngân hàng khác phát triển dễ dàng hơn, đồng thời nó tiết kiệm
một khối lượng tiền mặt trong lưu thông.
- Nhìn vào hệ thống của ngân hàng thương mại, người ta có thể đánh giá ngay được
hoạt động của hệ thống ngân hàng có hiệu quả hay không… Chu chuyển tiền tệ hiện
nay có thể thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và do vậy chỉ khi chức năng

thanh toán
được hoàn thiện thì vai trò của ngân hàng thương mại sẽ được nâng cao hơn vơi tư
cách là người thủ quỹ của xã hội.
c. Ngân hàng thương mại làm trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế
quốc gia.
- Hệ thống ngân hàng thương mại mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn chịu
sự quản lý chặt chẽ của NHTW về mọi mặt. Đặc biệt ngân hàng thương mại phải
luôn tuân theo các quy định của NHTW về việc thực hiện chính sách tiền tệ. Để ổn
định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế
phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông, do đó NHTW sử dụng công cụ của chính
sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và bắt buộc các NHTM
chấp hành. Như vậy, các NHTM là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình
thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.
- Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các ngân hàng thương mại
phải đạt hiệu quả, việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các ngân hàng thương mại
cũng được sử dụng đúng mục
đích, yêu cầu của nền kinh tế…
- Tín dụng trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển nghành nghề, tạo ra công
ăn việc làm cho người lao động góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội
của đất nước
d. Ngân hàng thương mại tạo “ bút tê” hay tiền ghi sổ trong nền kinh tế.
NHTM là một trong những tổ chức trung gian tài chính làm trung gian giữa cung
và cầu về vốn tiền tệ. Ngoài việc thu hút vốn tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó,
NHTM còn tạo tiền khi phát tín dụng. Nghĩa là vốn phát qua tín dụng không nhất thiết
dựa trên vàng hay tiến giấy đã gửi vào ngân hàng, tiền vay không trên cơ sở số tiền
gửi, mà khoản tín dụng đó do ngân hàng tạo ra tiền để cho vay gọi là bút tệ, hay tiền
bút toán hay tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay người vay trả nợ ngân hàng, tiền vay rút khỏi
lưu thông quay trở lại ngân hàng là tiền bị hủy bỏ. Trong phạm vi là nền kinh tế hoạt
động cho vay và trả nợ diễn ra thường xuyên, hàng ngày có tiền tạo ra và tiền hủy đi.
Khối lượng tiền trong lưu thông tăng lên khi luồng tiền tạo ra ( phát tiền tệ ) lớn hơn

luồng tiền hủy đi ( trả nợ ngân hàng).
Các hoạt động cơ bản của NHTM.
Nói chung các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán những nguồn vốn có một
số đặc tính ( một sự kết hợp cụ thể giữa tính rủi ro và lợi tức ) và dùng tiền để mua
được những tài sản một số đặc tính khác. Như thế các ngân hàng cung cấp dịch vụ
chuyển một số loại tài
sản thành một loại tài sản khác cho công chúng. Qúa trình chuyển các tài sản và cung
cấp một loại dịch vụ ( thanh toán séc, ghi chép sổ sách phân tích tín dụng...). Giống
bất cứ quá trình sản xuất khác trong một hãng kinh doanh. Nếu một ngân hàng tạo ra
những dịch vụ hữu
ích với chi phí thấp và có được doanh thu cao nhờ vào tài sản của mình thì ngân hàng
đó thu được lợi nhuận nếu không thì ngân hàng này chịu nhiều tổn thất. Tóm lại, các
NHTM tạo ra lợi nhuận qua quá trình chuyển đổi tài sản: Họ vay ngắn hạn( huy động
các khoản tiền gửi) và cho vay( thực hiện các khoản cho vay).
Trong kinh doanh các NHTM không chỉ có mục tiêu lợi nhuận là duy nhất, sự rủi
ro luôn xuất hiện bất ngờ đe dọa sự đổ vỡ trong kinh doanh từ đó tạo ra tổn thất tài sản
cho ngân hàng. Để hạn chế được rủi ro các NHTM nắm giữ các tài sản, khả năng
chuyển đổi ra tiền mặt với cho phí thấp cho dù các tài sản này có mức lợi tức thấp,
Đặc biệt, các ngân hàng còn duy trì dự trữ quá mức hay dự trữ thứ cấp bởi vì chúng
tạo ra sự bảo hiểm đề phòng thiệt hại do dòng tiền gửi rút ra khỏi ngân hàng. Các ngân
hàng quản lý tài sản của họ để làm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức
cao nhất có thể có ở các món tiền cho vay và chứng khoán, đồng thời cố gắng giảm
thiểu rủi ro và tạo ra những dự trữ thanh khoản. Quản lý vốn là một công việc quan
trọng, các ngân hàng lớn ngày nay ráo riết tìm kiếm những nguồn vốn bằng phát hành
những công cụ nợ - VD như giấy chứng nhận tiền gửi chuyển nhượng được hoặc bằng
các nỗ lực vay từ các ngân hàng và các công ty khác.
Với sự tăng thêm tính chất bất định của lãi suất xuất hiện trong những năm 1980
các ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến việc họ phải đối mặt với rủi ro lãi suất là
rủi ro về thu nhập và lợi tức, tính
chất rủi ro này gắn liền với những thay đổi trong lãi suất. Sự chênh lệch giữa nguồn

vốn nhạy cảm với lãi suất và tài sản nhạy cảm với lãi suất là nguyên nhân tạo ra sự
thay đổi thu nhập của ngân hàng mỗi khi lãi suất thay đổi.
Việc phân tích khoảng cách và khoảng thời gian tồn tại làm cho một ngân hàng
biết được liệu nó có nhiều nguồn vốn loại nhạy cảm với lãi suất hơn so với tài sản
nhạy cảm với lãi suất hay không các ngân hàng quản lí rủi ro lãi suất của họ không chỉ
bằng cách biến đổi bảng quyết toán tài sản của họ mà còn bằng cách kinh doanh
những vụ đổi chéo lãi suất các hợp đồng tài chính kì hạn, các hợp đồng quyền chọn
các công cụ tài chính.
Cho nên tín dụng thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp liên quan đến khả năng cho trả
các món nợ cho vay của các ngân hàng. Việc ứng dụng các khái niệm lựa chọn đối
nghịch và rủi ro đạo đức giúp giải thích nhiều nguyên tắc quản lí ngân hàng liên quan
đến hoạt động cho vay: sàng lọc, giám sát, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài,
các mức tín dụng, vật thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng. Với những nguyên tắc
như vậy các ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro vỡ nợ.
Làm chức năng tạo cầu nối giữa người cho vay( người gửi tiết kiệm) với người đi
vay trong quá trình chu chuyển vốn ngân hàng thương mại được nhìn nhận như là
ngân hàng trung gian tài chính. Bằng việc đặt lãi suất cho các món cho vay cao hơn so
với lãi họ thanh toán cho vốn mà họ vay từ người cho vay( người gửi tiết kiệm)
những trung gian tài chính luôn luôn thu được lợi nhuận. Ưu thế của các ngân hàng
thương mại trong việc thực hiện chức năng trung gian tài chính thể hiện ở chỗ: có
những chi phí thông tin và chi phí giao dịch lớn trong nền kinh tế. Để những người

×