Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nghiên cứu bào chế dầu gội đầu chứa mật ong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.78 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
----



----

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
DẦU GỘI ĐẦU CHỨA MẬT ONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
----



----

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
DẦU GỘI ĐẦU CHỨA MẬT ONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


(NGÀNH DƯỢC HỌC)

Khóa

: QH2015.Y

Người hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN VĂN KHANH

Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô của khoa Y – Dược,
Đại học Quốc Gia Hà Nội nói chung và bộ môn Bào chế và Công nghiệp dược
phẩm nói riêng về sự tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho tôi trong 5 năm học tập tại trường.
Lời cảm ơn chân thành nhất tôi xin gửi đến ThS. Nguyễn Văn Khanh, người
thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong ban giám hiệu, các phòng
ban và cán bộ nhân viên khoa Y – Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong suốt 5 năm học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Yến



DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung

BP

Dược điển Anh (British Pharmacopoeia)

CaMB

Ricinoleylamidopropyl dimethyl
benzyl ammonium chlorid

cps

Centipoise

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DMB

Dilinoleylamidopropyl dimethyl
benzyl ammonium chlorid

DMG


Dilinoleylamidopropyldimethyl
glyceryl ammoniumchlorid

DMM

Dilinoleylamidopropyl
trimethyl ammonium chloridv

EP

Dược điển châu Âu (European Pharmacopoeia)

MMB

Dilinoleylamidopropyl dimethyl
benzyl ammonium chlorid

MMG

Cocamidopropyl dimethyl
glyceryl ammonium chlorid

MMM

Cocamidopropyl trimethyl
ammonium chlorid

NaCl


Natri clorid

NaOH

Natri hydroxit

NSX

Nhà sản xuất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SLES

Sodium lauryl ether sulfat

SLS

Sodium lauryl sulfat

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

USP

Dược điển Mỹ(United State Pharmacopoeia)


v/v

Thể tích trên thể tích

w/w

Khối lượng trên khối lượng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Cấu trúc của tóc người................................................................................................ ..6
Hình 1.2: Cấu trúc cắt ngang của sợi tóc................................................................................. ..7
Hình 1.3: Chu kì phát triển của tóc............................................................................................ ..7
Hình 1.4: Các liên kết hóa học trong sợi tóc.......................................................................... ..8
Hình 1.5: Quá trình nhũ hóa của chất diện hoạt.................................................................... 13
Hình 2.1: Mô tả thử nghiệm gây kích ứng của Hen trên màng mạch máu trứng gà
24
Hình 3.1: Tác dụng của mẫu chứng âm (dung dịch NaCl 0,9%) lên màng mạch máu
trứng gà trong khoảng thời gian 5 phút...................................................................................... 45
Hình 3.2: Tác dụng của mẫu chứng dương (dung dịch NaOH 0,1N) lên màng mạch
máu trứng gà trong khoảng thời gian 5 phút............................................................................ 45


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại chất diện hoạt............................................................................................. 13
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội................................................................ 16
Bảng 1.3: Công thức dầu gội chứa mật ong Manuka.......................................................... 17
Bảng 1.4: Công thức dầu gội giữ ẩm chứa mật ong............................................................. 17
Bảng 1.5: Một số sản phẩm dầu gội chứa mật ong............................................................... 18
Bảng 2.1: Nguyên liệu, hóa chất nghiên cứu.......................................................................... 20

Bảng 2.2: Thành phần công thức dầu gội chứa mật ong dự kiến.................................... 21
Bảng 2.3: Bảng điểm đánh giá khả năng gây kích ứng mắt.............................................. 25
Bảng 2.4: Bảng phân loại mức độ gây kích ứng mắt........................................................... 25
Bảng 3.1: Công thức khảo sát nồng độ natri lauryl sulfat.................................................. 27
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nồng độ natri lauryl sulfat....................................................... 28
Bảng 3.3: Công thức khảo sát nồng độ cocamidopropyl betain...................................... 30
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát nồng độ cocamidopropyl betain........................................... 31
Bảng 3.5: Công thức khảo sát nồng độ natri clorid.............................................................. 33
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát nồng độ natri clorid................................................................... 34
Bảng 3.7: Công thức khảo sát nồng độ axit citric................................................................. 35
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát nồng độ axit citric...................................................................... 36
Bảng 3.9: Công thức khảo sát nồng độ mật ong.................................................................... 38
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát nồng độ mật ong...................................................................... 39
Bảng 3.11: Công thức dầu gội chứa mật ong.......................................................................... 41
Bảng 3.12: So sánh dầu gội chứa mật ong với dầu gội trên thị trường......................... 42
Bảng 3.13: Kết quả phân loại kích ứng của dầu gội chứa mật ong................................ 46
Bảng 3.14: Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở cho dầu gội chứa mật ong.................................... 47
Bảng 3.15: Đánh giá độ ổn định của dầu gội chứa mật ong............................................. 48


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN..........................................................................2
1.1. Tổng quan về mật ong......................................................................................2
1.1.1. Khái niệm mật ong......................................................................................2
1.1.2. Thành phần hóa học của mật ong................................................................2
1.1.3. Tác dụng sinh học của mật ong...................................................................4
1.2. Cấu trúc và sinh lý của tóc...............................................................................5
1.2.1. Cấu trúc và chức năng của tóc người..........................................................6
1.2.2. Chu kì phát triển của tóc và rụng tóc..........................................................7

1.2.3. Thành phần hóa học của tóc........................................................................8
1.2.4. Một số đặc tính vật lý của tóc người...........................................................9
1.3. Tổng quan về dầu gội..................................................................................... 10
1.3.1. Định nghĩa dầu gội.................................................................................... 10
1.3.2. Lịch sử sử dụng các chế phẩm làm sạch tóc.............................................. 10
1.3.3. Lợi ích và tác động xấu của dầu gội đối với tóc và da đầu........................10
1.3.4. Đặc điểm của dầu gội................................................................................ 12
1.3.5. Thành phần của dầu gội............................................................................ 12
1.3.6. Yêu cầu chất lượng và một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội..................16
1.3.7. Một số nghiên cứu về dầu gội chứa mật ong............................................. 16
1.3.8. Một số sản phẩm dầu gội chứa mật ong trên thị trường............................18

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........19
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu................................................................... 19
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 19
2.1.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 19
2.2. Hóa chất và thiết bị........................................................................................ 19


2.2.1. Nguyên liệu, hóa chất................................................................................ 19
2.2.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu..................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 20
2.3.1. Xây dựng công thức và quy trình bào chế dầu gội chứa mật ong..............21
2.3.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính của dầu gội................................... 21
2.3.3. Đánh giá độ ổn định của sản phẩm............................................................ 25
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 26

CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN................27
3.1. Bào chế dầu gội chứa mật ong....................................................................... 27
3.1.1. Khảo sát nồng độ natri lauryl sulfat.......................................................... 27

3.1.2. Khảo sát nồng độ cocamidopropyl betain................................................. 30
3.1.3. Khảo sát nồng độ natri clorid.................................................................... 32
3.1.4. Khảo sát nồng độ axit citric....................................................................... 35
3.1.5. Khảo sát nồng độ mật ong......................................................................... 37
3.2. So sánh dầu gội chứa mật ong bào chế được với một số dầu gội trên thị
trường................................................................................................................... 41
3.3. Đánh giá khả năng gây kích ứng mắt............................................................. 44
3.4. Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở cho dầu gội chứa mật ong......................................46
3.5. Đánh giá độ ổn định của dầu gội bào chế được.............................................. 47

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................................49
KẾT LUẬN........................................................................................................... 49
ĐỀ XUẤT............................................................................................................. 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân, trong đó có dầu gội, đang có
xu hướng sử dụng các thành phần có nguồn gốc tự nhiên để đáp ứng nhu cầu làm
đẹp và chăm sóc đồng thời tăng tính an toàn cho người tiêu dùng. Các sản phẩm này
cần được nghiên cứu bài bản về công thức cũng như mục đích, cách sử dụng để
nâng cao hiệu quả sử dụng của sản phẩm, giúp người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng
sản phẩm đúng cách.
Từ thời cổ đại, mật ong đã được đánh giá là một trong những sản phẩm tự
nhiên có giá trị nhất. Mật ong không chỉ được sử dụng như một sản phẩm dinh
dưỡng mà còn được dùng trong chăm sóc sức khỏe [57]. Tác dụng chữa lành vết
thương, kháng khuẩn và kháng nấm, dưỡng ẩm của mật ong có thể được ứng dụng
trong nuôi dưỡng da đầu và tóc. Đặc biệt, năm 2014 Việt Nam là nước xuất khẩu

mật ong lớn thứ hai châu Á, với tổng số xấp xỉ 48000 tấn phân phối trên toàn thế
giới [56]. Trong khi đó, dầu gội là sản phẩm chăm sóc cá nhân được sử dụng rộng
rãi ở cả nam giới và nữ giới vì tóc là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến ngoại hình của chúng ta [12]. Do đó, việc kết hợp mật ong vào công thức
dầu gội sẽ phát huy được tác dụng của mật ong đối với tóc và da đầu và tận dụng
được nguồn mật ong dồi dào sẵn có của nước ta.
Hiện nay, sản phẩm dầu gội chứa mật ong của các thương hiệu nước ngoài
được sử dụng rộng rãi như dầu gội chứa mật ong Garnier – Đức, dầu gội chứa mật
ong Oriflame – Thụy Điển, dầu gội chứa mật ong Obsidian – Hàn Quốc,... Tuy
nhiên, chưa có sản phẩm dầu gội chứa mật ong nào được nghiên cứu ở Việt Nam. Vì
vậy, việc bào chế một loại dầu gội chứa mật ong có tiềm năng ứng dụng rất cao. Với
mong muốn tận dụng nguồn mật ong dồi dào trong nước và phát triển sản phẩm dầu
gội từ mật ong Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bào chế dầu gội
đầu chứa mật ong”, với hai mục tiêu như sau:
1. Bào chế được dầu gội chứa mật ong và đánh giá một số đặc tính của dầu gội
bào chế được.
2. Đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá được độ ổn định của dầu gội bào
chế được.

1


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về mật ong
1.1.1. Khái niệm mật ong
Mật ong là chất lỏng đặc sánh, hơi trong và dính nhớt, có màu trắng đến màu
vàng nhạt hoặc vàng cam đến nâu hơi vàng. Khi để lâu hoặc để lạnh sẽ có những
tinh thể dạng hạt dần dần tách ra. Mùi thơm, vị rất ngọt [1, 2].
1.1.2. Thành phần hóa học của mật ong
Tính chất và thành phần của mật ong phụ thuộc vào loại hoa mà ong lấy mật,

điều kiện địa lý, khí hậu, và cả các điều kiện nuôi ong, bảo quản, cũng như chế biến
mật ong [23, 28, 45]. Tuy nhiên, thành phần cơ bản và giá trị dinh dưỡng của các
loại mật ong là tương tự nhau [72]. Mật ong chứa các thành phần cơ bản như:
1.1.2.1. Cacbohydrat
Mật ong chứa khoảng 80% cacbohydrat, 20% nước và hơn 180 hợp chất
khác với hàm lượng rất nhỏ [58].
Hầu hết cacbohydrat trong mật ong là monosaccarid, trong đó fructose nhiều
hơn glucose [13].
Bằng các phương pháp sắc kí và điện di, Siddiqui và Furgala (1967) đã phân
lập và định lượng gần đúng các disaccarid trong phần oligosaccarid (3,65%) của
mật ong như sau: maltose 29,4%; kojibiose 8,2%; turanose 4,7%; isomaltose 4,4%;
sucrose 3,9%; nhóm ketose (hỗn hợp của ít nhất 3 loại ketose bao gồm maltulose và
isomaltulose) 3,1%; nigerose 1,7%; neotrehalose 1,1%; gentiobiose 0,4% và
laminaribiose 0,09% [65].
Bên cạnh đó, hai tác giả trên cũng đã phân lập được 11 trisaccarid bao gồm:
1-kestose, melezitose, theanderose, panose, isomaltotriose, erlose, 3-αisomaltosylglucose, isopanose, isomaltotetraose, maltotriose, isomaltopentaose [67].
1.1.2.2. Enzym
Mật ong chứa các enzym như diastase, invertase, glucose oxidase, catalase,
và axit phosphatase có vai trò chuyển mật hoa và chất tiết của côn trùng thành mật
ong. Enzym quan trọng nhất là invertase, xác định hoạt độ enzym invertase giúp
đánh giá độ tươi của mật ong [71].
1.1.2.3. Vitamin và khoáng chất
2


Một số vitamin có mặt trong mật ong bao gồm axit ascorbic, axit
pantothenic, niacin và riboflavin; cùng với các khoáng chất như canxi, đồng, sắt,
magie, mangan, photpho, kali, kẽm,... [3].
1.1.2.4. Axit amin
Năm 2004, Iglesias và cộng sự đã xác định được 23 axit amin có trong mật

ong và kết luận rằng các axit amin tự do là chỉ số tốt để xác định nguồn gốc thực vật
của mật ong, giúp tiết kiệm thời gian so với các phương pháp khác [35].
1.1.2.5. Axit hữu cơ
Axit gluconic, một sản phẩm của quá trình oxy hóa glucose, là axit hữu cơ
chính có trong mật ong. Ngoài ra, người ta đã tìm thấy một lượng nhỏ axit acetic,
axit formic, axit citric, và một số axit khác. Sự có mặt của các axit hữu cơ này làm
cho mật ong có tính axit (độ pH từ 3,2 đến 4,5) [51].
1.1.2.6. Polyphenol
Polyphenol, đặc biệt là flavonoid và axit phenolic, đóng vai trò như chất
chống oxy hóa trong mật ong [60].
Năm 2011, Khalil và cộng sự đã phân tích một số loại mật ong ở Malaysia và
xác định được 6 axit phenolic (gallic, syringic, benzoic, trans-cinnamic, p-coumaric
và caffeic) bằng phương pháp đo quang sử dụng thuốc thử Folin–Ciocalteu và 5
flavonoid (catechin, kaempferol, naringenin, luteolin và apigenin) bằng phương
pháp so màu [42, 66, 75]. Trong đó, hàm lượng phenolic (15,21 ± 0,51 - 42,23 ±
0,64 mg/kg) và hàm lượng flavonoid (11,52 ± 0,27 - 25,31 ± 0,37 mg/kg) chiếm tỷ
lệ khá cao [42].
Trong một nghiên cứu khác vào năm 2011, Petrus và cộng sự đã báo cáo rằng,
galangin, kaempferol, quercetin, isorhamnetin và luteolin được phát hiện trong tất cả

19 mẫu mật ong được nghiên cứu, trong khi hesperetin và naringenin chỉ có trong
một số mẫu nhất định [55].
1.1.2.7. Các hợp chất dễ bay hơi
34 hợp chất dễ bay hơi đã được xác định trong mật ong bằng phương pháp
sắc kí khối phổ gồm 10 rượu, 9 axit, 6 keton, 3 aldehyd, 2 furan, 2 terpen và 2
lacton. Ngoài ra, trong một số mẫu mật ong còn chứa 4 loại hợp chất dễ bay hơi mà
trước đây chưa từng được báo cáo là 1,3-propanodiol, axit 2-methyl butanoic, 3,4dimethyl-3-hexen-2-on, 6-methyl-5-octen-2-on [15, 53].
3



Mặc dù có nồng độ rất thấp, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ảnh hưởng đến
mùi hương và tham gia vào hoạt động y sinh của mật ong đặc biệt là tác dụng chống
oxy hóa do khả năng loại bỏ gốc tự do của chúng. Xác định các hợp chất này còn
giúp phân biệt nguồn gốc hoa của mật ong, từ đó giúp tiêu chuẩn hóa chất lượng
mật ong [50].
1.1.3. Tác dụng sinh học của mật ong
1.1.3.1. Tác dụng chống oxi hóa
Năm 2003, một nghiên cứu trên người của Schramm và cộng sự đã chứng tỏ
rằng chất chống oxy hóa phenolic trong mật ong có sẵn tác dụng sinh học. Do đó,
mật ong có thể được sử dụng thay thế cho một số chất làm ngọt truyền thống trong
thực phẩm để tạo một hệ thống phòng thủ chống oxi hóa ở người trưởng thành [60].
Cùng năm 2003, Gheldof và cộng sự cũng báo cáo về hoạt động chống oxi
hóa in vivo của mật ong nhờ khả năng hấp thụ gốc oxy (ORAC) [32].
1.1.3.2. Tác dụng kháng khuẩn
Mật ong có hoạt tính kháng khuẩn là do hydro peroxid được hình thành bởi
enzym glucose oxyase – enzym có nguồn gốc từ ong [14], sự có mặt của flavonoid
[22], kết hợp với áp suất thẩm thấu cao và tính axit tự nhiên của mật ong.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mật ong có khả năng ức chế nhiều loại vi
khuẩn, ví dụ như E. coli, S. typhimurium, P. aeruginosa, A. baumannii,... [11, 17,
68, 73].
Ngày nay, sử dụng mật ong trong băng bó vết thương đang ngày càng trở nên
phổ biến [36].
1.1.3.3. Tác dụng apoptoic
Ung thư đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào không kiểm soát. Hầu hết thuốc
dùng để điều trị ung thư là những chất có khả năng gây ra apoptosis – sự chết theo
chu trình của tế bào [27, 52]. Các đặc tính apoptotic của mật ong làm cho nó trở
thành một tác nhân chống ung thư tự nhiên như nhiều phương pháp hóa trị liệu cảm
ứng apoptosis hiện đang được sử dụng [57].
Mật ong tạo ra apoptosis trong nhiều loại tế bào ung thư thông qua quá trình
khử cực của màng ty thể [29].


4


Theo Jaganathan và Mandal (2009), mật ong gây ra apoptosis thông qua điều
chỉnh sự biểu hiện của protein pro-apoptotic và protein anti-apoptotic trong ung thư
ruột kết. Cụ thể, mật ong làm tăng sự biểu hiện của p53, caspase 3, và protein proapoptotic Bax, đồng thời ức chế sự biểu hiện của protein anti-apoptotic Bcl2 [38].
Các nghiên cứu khác về mật ong dùng đường uống hay đường tiêm cũng đã cho kết
quả tương tự về khả năng tạo ra apoptosis của mật ong [31, 70].
1.1.3.4. Tác dụng kháng viêm và điều hòa miễn dịch
Nhiều tài liệu hiện nay cho thấy mật ong làm giảm phản ứng viêm trong mô
hình động vật, nuôi cấy tế bào và thử nghiệm lâm sàng [5, 16, 19, 47].
Mật ong có tác dụng kháng viêm là nhờ sự ức chế hoạt động gây viêm của
cyclooxygenase-2 (COX-2) và/hoặc nitric oxide synthase cảm ứng (iNOS) của các
phenolic và flavonoid [10, 21]. Năm 2012, Hussein và cộng sự đã báo cáo rằng mật
ong Gelam có thể ức chế sản xuất NO, PGE 2 , TNF- α và IL-6 trong huyết tương ở
mô chân chuột thí nghiệm, từ đó giảm sự hình thành phù nề. Các tác giả cho rằng cơ
chế của hoạt động này có liên quan đến sự ức chế COX-2 và iNOS [34].
Mật ong điều hòa miễn dịch bằng cách làm tăng tế bào lympho T và B,
kháng thể, bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính, tạo ra các tế bào tiêu diệt tự nhiên
trong các phản ứng miễn dịch nguyên phát và thứ phát trong nuôi cấy mô [6].
Dược tính của mật ong
Nhờ các tác dụng sinh học nói trên, mật ong không chỉ có lợi trong chữa lành
vết thương, điều trị đái tháo đường, chống ung thư, giảm triệu chứng hen suyễn,
giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và thần kinh, điều trị các bệnh đường tiêu hóa
[57], mà còn được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm dưỡng da và chăm sóc tóc
[18]. Năm 2001, một thử nghiệm kéo dài 6 tháng trên 30 người bệnh bị gàu và viêm
da tiết bã ở da đầu đã được tiến hành. Kết quả cho thấy việc bôi mật ong thô giúp
giảm ngứa và gàu trong vòng một tuần, các tổn thương da được chữa lành trong
vòng hai tuần, giảm rụng tóc và không tái phát trong vòng 2 – 4 tháng theo dõi thêm

sau khi ngưng điều trị [4]. Trong các sản phẩm mỹ phẩm, mật ong thường được sử
dụng với nồng độ từ 1 – 10% [44].
1.2. Cấu trúc và sinh lý của tóc
Ở người, tóc đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến ngoại hình của chúng ta.
Trong nhiều thế kỉ, kiểu tóc còn thể hiện bản sắc dân tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội. Bất
kể sự thay đổi nào về tóc, chẳng hạn như kiểu tóc, màu tóc, rụng tóc hay mọc quá

5


nhiều tóc, đều có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. Ngoài ra, tóc còn đóng
vai trò bảo vệ con người khỏi ánh nắng mặt trời và các tác hại khác từ môi trường
[12].
1.2.1. Cấu trúc và chức năng của tóc người
Tóc là một sợi keratin mỏng, linh hoạt và đàn hồi tốt. Mỗi sợi tóc gồm phần
chân tóc nằm trong lớp hạ bì của da đầu và phần thân tóc (sợi tóc) mọc nhô ra khỏi
da đầu. Chân tóc được bao quanh bởi một lớp vỏ cấu tạo từ các tế bào biểu mô gọi
là nang tóc. Phần đáy của chân tóc và nang tóc hơi phình ra gọi là bầu tóc. Một hệ
thống mạch máu nuôi tập trung trong bầu tóc tạo thành nhú tóc, cung cấp oxy và
chất dinh dưỡng cho các tế bào tóc trong bầu tóc phát triển. Những tế bào này là
nguồn tóc mới duy nhất. Cấu trúc của tóc người được thể hiện trong hình 1.1.

Hình 1.1: Cấu trúc của tóc người
Sự phát triển của tóc tương tự như tế bào da, khi các tế bào phân chia và phát
triển, chúng đẩy các tế bào cũ đi lên khỏi nguồn cung cấp máu, dẫn đến sự chết dần
dần của tế bào và keratin hóa. Các tế bào chết vẫn gắn với nhau bởi một chất gắn
kết nội bào và thành phần chủ yếu của sợi tóc là keratin.
Ngoài ra, nang tóc còn liên kết với một hoặc nhiều tuyến bã nhờn và một
mảng cơ nhỏ. Tuyến bã nhờn sản xuất bã nhờn bao phủ tóc và da đầu. Mảng cơ khi
co lại làm cho tóc dựng lên nên còn được gọi là cơ dựng lông.

Mặt cắt ngang của sợi tóc có 3 thành phần chính, từ ngoài vào trong: lớp biểu
bì (cuticle), lớp giữa (cortex) và tủy (medulla) (Hình 1.2).

6


Hình 1.2: Cấu trúc cắt ngang của sợi tóc
1.2.2.Chu kì phát triển của tóc và rụng tóc
Sự phát triển của tóc là một quá trình độc đáo và phức tạp, là sự tuần hoàn
của các giai đoạn: tăng trưởng và tái tạo liên tục (anagen), chuyển tiếp (catagen) và
nghỉ ngơi (telogen) (hình 1.3). Hoạt động tuần hoàn diễn ra liên tục suốt đời nhưng
mỗi giai đoạn thay đổi theo độ tuổi.

Hình 1.3: Chu kì phát triển của tóc
Rụng tóc là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình thay thế tóc cũ
bằng tóc mới. Trong khi một số sợi tóc đang phát triển thì một số khác đang nghỉ ngơi
hoặc bị rụng. Do đó, mật độ và tổng số sợi tóc vẫn ổn định. Việc rụng 100 đến 150 sợi
tóc telogen mỗi ngày là bình thường. Tuy nhiên, rụng tóc anagen là hiện tượng bất
thường. Để phân biệt rụng tóc anagen hay telogen, cần quan sát màu sắc và hình

7


dáng bầu tóc. Không giống bầu tóc anagen, bầu tóc telogen có hình dùi cui và
không có sắc tố. Ngoài các yếu tố như nội tiết tố (androgen, estrogen, tuyến giáp),
yếu tố tăng trưởng và cytokin, các yếu tố môi trường như độc tố, thiếu hụt dinh
dưỡng, vitamin và năng lượng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.
1.2.3. Thành phần hóa học của tóc
Sợi tóc chủ yếu chứa nhiều loại keratin (protein). Các sợi keratin bao gồm
các chuỗi phân tử dài đan xen và gắn chặt thông qua các liên kết khác nhau. Ngoài

ra, thành phần của tóc còn có nước, lipit, melanin, và một lượng nguyên tố như
nhôm, crom, canxi, đồng, sắt, mangan, magiê và kẽm.
Trong sợi tóc có hai loại liên kết: liên kết mạnh bao gồm các liên kết disulfit
và liên kết yếu bao gồm lực tương tác van der Waals, liên kết ion và liên kết hydro
(hình 1.4).

Hình 1.4: Các liên kết hóa học trong sợi tóc
- Liên kết mạnh: keratin tóc được tạo thành từ các axit amin, trong đó cystein
là một trong những chất quan trọng nhất. Các nguyên tử lưu huỳnh trong cystein tạo
thành liên kết disulfit rất mạnh. Liên kết disulfit không bị ảnh hưởng bởi nước hay
nhiệt độ, mà chỉ bị phá vỡ bởi hóa chất.
- Liên kết yếu:

8


+ Liên kết hydro: tương đối yếu, dễ dàng bị phá vỡ bởi nước và nhiệt. Mặc
dù yếu, nhưng liên kết hydro chiếm số lượng nhiều nhất trong các liên kết, nên
chúng góp phần đáng kể vào độ bền của sợi tóc.
+ Liên kết ion: được hình thành giữa đầu dương và đầu âm của hai chuỗi axit
amin liền kề. Liên kết ion nhạy cảm với pH nên chúng dễ dàng bị phá vỡ bởi các
dung dịch axit và kiềm. Mặc dù là liên kết yếu, nhưng chúng cũng đóng góp đáng
kể vào độ bền của sợi tóc.
+ Lực Van der Waals: là lực tương tác yếu giữa các phân tử nằm gần nhau.
Chúng dễ dàng bị phá vỡ bởi nước và nhiệt.
Điện tích của tóc: điểm đẳng điện (pI) của tóc là 3,7, có nghĩa là ở pH 3,7 tổng
điện tích của tóc là trung tính. Ở bất kỳ độ pH nào dưới pI, tóc tích điện dương và ở pH
trên pI, tóc tích điện âm. Thông thường, các sản phẩm chăm sóc tóc có độ pH lớn hơn
3,7 nên tóc tích điện âm. Do đó, các thành phần cation dễ dàng bị hút vào tóc hơn các
thành phần anion và các phân tử cation được sử dụng trong dầu gội như một chất cân

bằng cho tóc. Trong các sản phẩn chăm sóc da và tóc, các chất diện hoạt cation có thể
không tương thích với các chất diện hoạt anion do sự tương tác giữa chúng tạo thành
muối khó tan lắng đọng trên bề mặt da và tóc [12]. Tương tự như tương tác giữa axit và
bazo, các anion “mạnh” liên kết mạnh với các cation “mạnh” và các anion “yếu” liên
kết yếu với các cation “yếu”. Những thay đổi cấu trúc trong các phân tử cation có thể
“làm yếu” chúng và làm chúng tương thích hơn với các phân tử anion. O’lenick (2011)
đã thực hiện một nghiên cứu để xác định tính tương thích của các chất diện hoạt cation
cụ thể với hai chất diện hoạt anion phổ biến là SLS và SLES. Kết quả cho thấy các chất
diện hoạt cation chứa nhóm amido có đặc tính tạo gel và tương thích tốt nhất với SLS,
ví dụ như MMB, MMM, DMM, CaMB, MMG, DMG, ngoại trừ một chất diện hoạt
amido cation có chứa một nhóm thơm là DMB; và SLES tương thích với các chất diện
hoạt cation hơn SLS [54].

1.2.4. Một số đặc tính vật lý của tóc người
- Độ bền và chắc khỏe của sợi tóc là nhờ vào thành phần keratin ở lớp giữa. Một
sợi tóc có sức căng tương tự như một sợi dây đồng có cùng đường kính. Tuy nhiên,

để chống lại các lực tác dụng từ bên ngoài, sợi tóc cũng cần có một lớp biểu bì khỏe
mạnh. Tổn thương lớp biểu bì có thể làm tóc bị chẻ ngọn và gãy rụng.
- Độ đàn hồi là một tính chất quan trọng khác của sợi tóc. Đặc tính này cho phép
tóc trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo căng, chẳng hạn như chải, mà không bị

9


hư hại. Một sợi tóc khỏe khi được làm ướt và duỗi, nó có thể tăng 30% chiều dài và
vẫn trở về độ dài ban đầu khi được sấy khô. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức độ này,
tóc không thể trở về trạng thái ban đầu được nữa, thậm chí có thể bị đứt gãy.
- Hàm lượng nước của tóc thay đổi tùy theo độ ẩm tương đối của không khí xung
quanh. Để có vẻ ngoài khỏe mạnh, các sợi tóc cần duy trì độ ẩm khoảng 17%, tuy

nhiên, tóc có khả năng giữ nước lên tới 35%. Khi tóc ướt, lớp giữa phồng lên, làm cho
lớp biểu bì cũng bị phồng lên. Bề mặt tóc ướt tạm thời mất đi sự mượt mà và tạo ra
nhiều ma sát hơn khi cọ xát. Điều này có thể dẫn đến rối tóc trong quá trình gội

đầu hoặc chải quá mạnh khi tóc còn ướt.
- Tóc có điện trở suất cao và hằng số điện môi khá thấp, có nghĩa là nó dễ

dàng tạo ra các điện tích tĩnh điện bằng cách chà hoặc chải tóc, đặc biệt trong thời
tiết nóng khô.
1.3. Tổng quan về dầu gội
1.3.1. Định nghĩa dầu gội
Dầu gội là sản phẩm được sử dụng để loại bỏ tất cả các loại chất bẩn như bã
nhờn, mồ hôi, bụi bẩn môi trường và các sản phẩm khác dùng trên tóc, giúp làm đẹp
tóc và dễ chải tóc [12].
1.3.2. Lịch sử sử dụng các chế phẩm làm sạch tóc
Từ thời cổ đại, chăm sóc tóc đã là một việc rất quan trọng đối với cả phụ nữ
và đàn ông. Bằng chứng là các dụng cụ như lược, bàn chải, gương, dao cạo làm
bằng đồng được tìm thấy trong các ngôi mộ Ai Cập. Người Ai Cập thời kỳ đầu đã
gội đầu bằng hỗn hợp nước ép chanh và một lượng nhỏ xà phòng để giúp loại bỏ
dầu ra khỏi tóc. Vào thời trung cổ, xà phòng được kết hợp với soda. Thuật ngữ “dầu
gội đầu” thực chất có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào cuối thế kỷ 18, thuật nhữ này bắt
đầu được sử dụng nhiều tại các thẩm mỹ viện ở Anh để mô tả một dịch vụ massage
gội đầu. Khi đó, dầu gội đầu thường chứa kiềm, dầu tự nhiên và hương thơm là các
loại thảo mộc thơm. Tuy nhiên, xà phòng kết hợp với nước cứng đã để lại một lớp
váng trên bề mặt sợi tóc, khiến mái tóc trở nên khô và rối. Đầu thế kỉ 20, chất tẩy
rửa “không xà phòng” được phát minh và giải quyết vấn đề kể trên. Sau đó, sản
phẩm dầu gội chứa chất tẩy rửa dần trở nên phổ biến từ sau Thế chiến thứ hai [12].
1.3.3. Lợi ích và tác động xấu của dầu gội đối với tóc và da đầu

10



Khi lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sử dụng đúng cách, dầu
gội mang lại các lợi ích sau [12]:
- Lợi ích chính của việc sử dụng dầu gội là loại bỏ bụi bẩn trên tóc, bao gồm:
mồ hôi, bã nhờn, tế bào da chết, cặn của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá
nhân, bụi và các tạp chất môi trường khác có trong không khí. Hầu hết các hợp chất
này không hòa tan trong nước, do đó, gội đầu bằng nước sẽ không đủ để loại bỏ
chúng. Dầu gội có chứa chất hoạt động bề mặt (chất tẩy rửa) có khả năng loại bỏ
các hạt dầu trên tóc.
- Dầu gội có chứa hoạt chất chống gàu được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị
gàu.
- Các hoạt động uốn, nhuộm tóc có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng
cho tóc, làm cho mái tóc trở nên khô, rối, trẻ ngọn và gãy rụng. Dầu gội có chứa các
thành phần dưỡng tóc có thể khắc phục tạm thời hư tổn và tăng độ bóng cho tóc.
Tác động xấu do dầu gội gây ra thường rất hiếm, tuy nhiên, chúng vẫn có thể
xảy ra trong một số trường hợp:
- Dầu gội thường không phải nguyên nhân gây kích ứng da, vì chúng chỉ tiếp
xúc với da trong thời gian ngắn [25]. Tuy nhiên, một số thành phần trong dầu gội có
thể gây dị ứng như: tinh dầu thơm, triclosan, propylen glycol, benzophenon,
paraben và chất bảo quản [41, 76].
- Các chất diện hoạt chính được sử dụng trong dầu gội (ví dụ như SLS) có thể
gây kích ứng mắt. Để giảm kích ứng, dầu gội thường chứa nhiều loại thành phần
như chất diện hoạt lưỡng tính, dẫn xuất silicon, dẫn xuất protein.
- Ngoài kích ứng mắt, các chất diện hoạt anion có thể phá hủy lớp sừng, loại bỏ
lớp lipid và các yếu tố giữ ẩm tự nhiên khỏi lớp sừng, dẫn đến khô và thay đổi hoạt
động của enzym của lớp sừng [9, 59]. Những thay đổi này làm suy giảm chức năng
hàng rào bảo vệ, gây bong tróc. Giải pháp cho vấn đề này là kết hợp chất diện hoạt
anion với chất diện hoạt lưỡng tính để tạo một hệ thống làm sạch nhẹ dịu hơn [48].
- Chất diện hoạt là thành phần đóng vai trò loại bỏ bã nhơn và bụi bẩn cho tóc,

tuy nhiên, lạm dụng chúng có thể làm cho tóc bị xỉn màu, dễ bị tĩnh điện, khó chải.
Tác dụng loại bỏ bã nhờn mạnh là lợi thế đối với tóc dầu, nhưng lại khiến tóc khô
trở nên càng khô hơn. Do đó, lựa chọn loại dầu gội phù hợp là rất quan trọng trong
việc duy trì một mái tóc khỏe đẹp.

11


- Việc sử dụng bánh xà phòng truyền thống đã giảm dần trong những thập kỉ
qua bởi sự xuất hiện của các chất tẩy rửa không xà phòng nhẹ dịu hơn. Tuy nhiên,
một số người vẫn giữ thói quen làm sạch cơ thể và tóc bằng bánh xà phòng. Khi kết
hợp với nước cứng, bánh xà phòng để lại một lớp váng rất khó rửa sạch khỏi tóc và
da đầu. Đây cũng là một trong những yếu tố làm nặng thêm tình trạng viêm da tiết
bã [25].
1.3.4. Đặc điểm của dầu gội
Từ góc độ người tiêu dùng, dầu gội phải có các đặc tính sau [12]:
- Nhẹ dịu cho tóc và da đầu, không làm khô hoặc làm hỏng tóc.
- Mùi và màu tự nhiên, dễ chịu.
- Hiệu quả lâu dài.
- Dễ tán trên tóc.
- Dễ dàng xả sạch khỏi tóc.
- Tăng cường độ bóng cho tóc và giúp dễ chải tóc.
- Không gây dị ứng.
- Loại bỏ bã nhờn và các chất bẩn khác trên tóc và da đầu, đặc tính tạo bọt tốt,
không gây kích ứng mắt, lắng đọng các chất có lợi lên tóc và da đầu.
1.3.5. Thành phần của dầu gội
Dầu gội có nhiều dạng: lỏng, gel, nhũ tương,... Thông thường, dầu gội là hỗn
hợp của các chất diện hoạt khác nhau hòa tan hoặc phân tán trong nước.
Thành phần cơ bản của dầu gội là chất làm sạch, chất làm đặc và nước.
Ngoài ra, dầu gội cũng chứa các chất phụ gia khác nhau để hỗ trợ quá trình làm

sạch, tăng tạo bọt, tăng tính thẩm mỹ, hay làm tóc bóng mượt hơn.
Mỗi loại dầu gội có một công thức khác nhau, tuy nhiên, chúng đều chứa các
thành phần cơ bản sau đây:
1.3.5.1. Chất diện hoạt
Chất diện hoạt (hay chất hoạt động bề mặt) đóng vai trò là chất làm sạch và
tạo bọt.
Nguyên tắc làm sạch là nhũ hóa. Chất diện hoạt là các phân tử hữu cơ có một
đầu ưa nước và một đầu kị nước [69]. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm sức căng

12


bề mặt phân cách giữa 2 pha dầu và nước, tức là nhũ hóa các thành phần dầu. Quá
trình này được mô tả trong hình 1.5.

Hình 1.5: Quá trình nhũ hóa của chất diện hoạt
Chất diện hoạt càng mạnh, lớp lipid tự nhiên càng dễ bị loại bỏ, gây tổn
thương da đầu. Vì vậy, cần lựa chọn cẩn thận và chính xác các chất diện hoạt để
đảm bảo độ nhẹ dịu phù hợp. Ví dụ, dầu gội dành cho tóc dầu có chứa chất diện
hoạt có khả năng loại bỏ bã nhờn mạnh, trong khi dầu gội dành cho tóc nhuộm cần
chất diện hoạt dịu nhẹ hơn. Thông thường, trong một sản phẩm thường kết hợp
nhiều loại chất diện hoạt để đạt được hiệu quả mong muốn.
Các chất diện hoạt khác nhau có các đặc điểm và tác động khác nhau trên tóc
và da đầu [12]. Dựa vào đặc tính tích điện của đầu ưa nước, có 4 loại chất diện hoạt:
Bảng 1.1: Phân loại chất diện hoạt [26]
Loại chất
diện hoạt
Anion

Cation

Không ion
Lưỡng tính

Các nhóm hóa học

Đặc điểm

Lauryl sulfat, laureth sulfat, Làm sạch rất tốt
sarcosin, sulfosuccinat

Có thể làm cho tóc bị khô

Các este amino chuỗi dài,

Làm sạch kém hơn nhóm anion, khả
năng tạo bọt kém
Giúp tóc mềm mượt và dễ chải
Làm sạch kém nhất trong các nhóm

ammonioeste
Polyoxyethylen,
polyoxyethylene sorbitol
este, alkanolamid
Betain, sultain, dẫn xuất

Giúp tóc mềm mại
Không gây ích ứng mắt
Làm sạch nhẹ
Giúp tóc mềm mại


imidazol

Chất diện hoạt anion có khả năng làm sạch và tạo bọt tốt nhất nên được sử
dụng rất phổ biến, hầu như chúng xuất hiện trong mọi loại dầu gội. Chất diện hoạt
cation ít phổ biến hơn do khả năng làm sạch và tạo bọt kém hơn nhóm anion. Ngoài
13


ra, chất diện hoạt cation thường không tương thích với nhóm anion, nên cần cân
nhắc lựa chọn loại phù hợp khi kết hợp hai nhóm chất diện hoạt này trong dầu gội.
Chất diện hoạt cation thường được sử dụng trong các loại dầu gội chỉ cần khả năng
làm sạch nhẹ, ví dụ như dầu gội dùng hàng ngày, dầu gội dành cho tóc nhuộm,...
Chất diện hoạt lưỡng tính tương thích với tất cả nhóm khác, chúng thường được sử
dụng kết hợp với nhóm anion. Chất diện hoạt không ion cũng được sử dụng rất phổ
biến, chúng thường được kết hợp với chất diện hoạt ion như chất đồng diện hoạt, cố
định độ lưu biến, và làm dung môi cho các thành phần không tan trong nước như
dầu thơm [12, 54].
1.3.5.2. Chất làm đặc
Hai lý do chính mà công thức dầu gội cần có chất làm đặc là:
- Chất làm đặc cung cấp độ đặc (hay độ nhớt) phù hợp cho sản phẩm. Một loại
dầu gội có độ nhớt thấp, tương tự như nước, sẽ không chỉ nhanh chóng bị chảy khỏi
tay, không bám dính được trên tóc và da đầu mà còn có nguy cơ cao chảy vào mắt,
gây khó chịu cho người sử dụng.
- Người tiêu dùng có xu hướng cho rằng sản phẩm có độ đặc (nhớt) cao thì
giàu dưỡng chất hơn.
Một số chất làm đặc phổ biến như: NaCl, gôm, cellulose và các polyme khác,
chẳng hạn như polyvinyl alcohol và acrylat copolyme [12, 39].
1.3.5.3. Nước
Nước là thành phần cơ bản, có vai trò làm dung môi.
1.3.5.4. Chất bảo quản

Chất bảo quản giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong sản phẩm.
Một số chất bảo quản thường được sử dụng như parabens; dẫn xuất urea;
isothiazolon, chẳng hạn như methylcloroisothiazolinon; benzalkonium clorid, một
chất diện hoạt cation.
1.3.5.5. Chất làm đẹp
Chất làm đẹp giữ vai trò tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, làm cho dầu gội
có màu sắc và hiệu ứng sáng lấp lánh như ngọc trai, hoặc tạo dạng kem cho dầu gội.
Ví dụ cho thành phần này bao gồm este polyglycol, opac latex và chất phụ
gia màu ngọc trai.
14


1.3.5.6. Chất cân bằng
Chất cân bằng giúp tóc mềm mại, bóng và dễ chải hơn. Mặc dù mục đích
chính của dầu gội là làm sạch, nhưng một mái tóc được làm sạch quá mức sẽ bị khô
và xỉn màu. Vì vậy, các sản phẩm dầu gội thường có thêm thành phần này, và chúng
được gọi là dầu gội 2 trong 1.
Thành phần này đặc biệt quan trọng đối với tóc khô và tóc nhuộm hoặc tẩy.
Các chất cân bằng thường được sử dụng như quats (chất diện hoạt cation);
chất giữ ẩm, chẳng hạn như glycerin; protein; silicon, chẳng hạn như dimethicon.
1.3.5.7. Chất điều chỉnh pH
Các chất diện hoạt thường làm cho công thức dầu gội có pH kiềm. Điều này
có thể làm cho lớp biểu bì của sợi tóc phồng lên. Do đó, thay đổi pH tới gần phạm
vi trung tính sẽ giúp giảm thiểu tổn thương cho tóc.
Ví dụ: axit citric, axit glycolic.
1.3.5.8. Tác nhân chelat-hóa
Các tác nhân chelat-hóa, còn được gọi là các tác nhân cô lập, góp phần vào sự
ổn định của sản phẩm bằng cách liên kết với các ion kim loại. Các ion kim loại, chẳng
hạn như ion magiê và canxi, có trong nước máy có thể tạo thành các hợp chất không
tan khi kết hợp với dầu gội. Chúng đọng lại trên tóc làm cho tóc xỉn màu, khô và rối.


Ví dụ: EDTA và các dẫn xuất.
1.3.5.9. Thành phần bổ sung
Bao gồm các hợp chất mang lại cảm giác hoặc diện mạo độc đáo cho sản
phẩm nhưng không ảnh hưởng đến đặc tính chức năng (làm sạch) của chúng. Các
thành phần như vậy bao gồm các chất tạo màu; nước hoa; chiết xuất thực vật, như
dầu cây trà; và vitamin, chẳng hạn như vitamin B5 (panthenol).
1.3.5.10. Thành phần có hoạt tính
Dầu gội có thể được coi là thuốc nếu có chứa các thành phần có hoạt tính.
Thông thường nhất là các thành phần ngăn ngừa và/hoặc điều trị gàu được kết hợp
vào dầu gội.
Một số thành phần thường được sử dụng để phòng và/hoặc điều trị gàu như:
zinc pyrithion, ketoconazol, coal tar, axit salicylic, selenium sulfit, và sulfua [12].

15


1.3.6. Yêu cầu chất lượng và một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội
Dầu gội tốt phải đáp ứng các yêu cầu:
- Tạo bọt nhanh, tẩy rửa tóc sạch.
- Không gây ra tác dụng có hại như làm viêm da và niêm mạc khi các chế
phẩm gội đầu dính vào.
- Làm cho tóc trơn, mượt, dễ chải.
- Không làm khô và xơ tóc.
- Sau khi gội đầu và sấy, tóc phải óng, mượt.
- Mùi thơm dễ chịu trong và sau khi sử dụng.
Dầu gội tốt phải đạt các chỉ tiêu chất lượng sau [8, 49]: Bảng
1.2: Một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội

STT

1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
Khả năng tẩy rửa (% chất nhầy được loại bỏ)
Thể tích bọt (ml)
Loại bọt
Thời gian thấm ướt (giây)
Sức căng bề mặt (dyn/cm)
Tỷ lệ phần trăm chất rắn (%)
Độ nhớt (cps)
pH

Đánh giá
60-80
153 - 168
Bọt mịn
< 227
32,7– 37,7
20– 30
910 – 9593,67
5,1– 7,6

1.3.7. Một số nghiên cứu về dầu gội chứa mật ong

Ở Hàn Quốc, một loại dầu gội chứa mật ong Manuka có thành phần như
trong bảng 1.3 đã được thử nghiệm trên 20 người tình nguyện và cho thấy hiệu quả
trong việc loại bỏ gàu và ngứa da đầu [20].

16


Bảng 1.3: Công thức dầu gội chứa mật ong Manuka
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Thành phần
Nước tinh khiết
1,3-butylen glycol

Ammonium lauryl sulfat
Natri laureth sulfat
Disodium cocoamphipseetat
PQ10
Cetyl alcohol
Glycollostat
Cocamidophyllin betain
Coco peptimacic acid monoethanolamid
Kẽm
Tetranatri ethylendiamintetraacetat
DL-Panthenol
Dimethicon, laureth-23, laureth-3
Mật ong Manuka
Axit salicylic
Hương, chất bảo quản
Tổng

Tỷ lệ (% w/w)
17,35
1,00
30,00
25,00
8,00
0,30
0,50
1,20
6,00
2,50
2,00
0,05

0,10
2,00
3,00
0,20
0,80
100,00

Trong một sản phẩm dầu gội thảo dược ở Trung Quốc, mật ong được sử dụng
như một chất giữa ẩm. Công thức dầu gội giữ ẩm chứa mật ong được trình bày như
trong bảng 1.4 [74].
Bảng 1.4: Công thức dầu gội giữ ẩm chứa mật ong
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Thành phần
Rhizoma Zingiberis Recens
Radix Polygoni Multiflori
Herba Ecliptae
Semen Sesami Nigrum
Radix Ginseng

Flos Impatientis
Mật ong
Glycerin
Cocamid DEA
Axit citric
Nước tinh khiết
Tổng

Tỷ lệ (% w/w)
5
5
3
3
8
12
12
7
4
3
38
100

17


×