Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đánh giá khả năng chống oxy hóa và ức chế enzym α glucosidase của hồng đảng sâm (codonopsis javanica (blume) hook f )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

NGÔ HÀ LINH TRANG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA VÀ
ỨC CHẾ ENZYM α-GLUCOSIDASE CỦA
HỒNG ĐẢNG SÂM
(Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

NGÔ HÀ LINH TRANG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA VÀ
ỨC CHẾ ENZYM α-GLUCOSIDASE CỦA
HỒNG ĐẢNG SÂM
(Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
KHÓA: QH2015.Y
Người hướng dẫn 1:

PGS.TS. BÙI THANH TÙNG


Người hướng dẫn 2:

ThS. ĐẶNG KIM THU

Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận với đề tài “Đánh giá khả
năng chống oxy hóa và ức chế enzym α-glucosidase của Hồng đảng sâm
(Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.)”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn
nhiệt tình của PGS.TS. Bùi Thanh Tùng và ThS. Đặng Kim Thu. Bên cạnh đó là
sự giảng dạy tâm huyết của các thầy cô giáo tại Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia
Hà Nội và sự khích lệ, cổ vũ của gia đình đã luôn bên cạnh động viên, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu cho việc hoàn thành khóa luận.
Với những tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm
ơn trân trọng nhất tới 2 thầy cô đã hướng dẫn tôi trong khóa luận này là PGS.TS. Bùi
Thanh Tùng và ThS. Đặng Kim Thu – Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng Khoa
Y Dược, người không chỉ tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này mà
còn định hướng cho tôi trên con đường sự nghiệp sắp tới.

Nhân dịp này, tôi cũng chân thành cảm ơn Khoa Y Dược đã trang bị cho tôi
cơ sở vật chất và cho phép tôi sử dụng các dụng cụ, phòng thí nghiệm để hoàn thành
khóa luận. Trong quá trình thực hiện tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô tại các bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng, Bào chế, Dược liệu – Dược cổ
truyền và Hóa dược – Kiểm nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên, khích lệ tôi trong lúc khó khăn cũng như trong quá trình thực hiện
khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực, cố gắng song khó tránh khỏi những hạn chế,

thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo đóng góp thêm ý kiến để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Tác giả khóa luận

Ngô Hà Linh Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................3
MỤC LỤC................................................................................................................4
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT........................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ...........................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................8
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường....................................................................3
1.1.1. Khái niệm...............................................................................................3
1.1.2. Phân loại đái tháo đường........................................................................3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường tuýp 2..........................................4
1.1.4. Dịch tễ học..............................................................................................4
1.1.5. Các biến chứng.......................................................................................5
1.1.6. Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường.............................................5
1.2. Enzym α-glucosidase và các chất ức chế enzym α-glucosidase.................5
1.2.1. Tổng quan về enzym và chất ức chế enzym............................................5
1.2.2. Enzym α-glucosidase..............................................................................6
1.2.3. Các chất ức chế enzym α-glucosidase.....................................................7
1.3. Quá trình oxy hóa trong cơ thể và các chất chống oxy hóa......................8
1.3.1. Khái niệm...............................................................................................8

1.3.2. Các chất chống oxy hóa..........................................................................9
1.4. Các phương pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym α-glucosidase và tác
dụng chống oxy hóa in vitro............................................................................. 11
1.4.1. Các phương pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym α-glucosidase in vitro
11

1.4.2. Các phương pháp đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro.................12
1.5. Tổng quan về Hồng đảng sâm................................................................... 13
1.5.1. Nguồn gốc, phân loại............................................................................ 13
1.5.2. Đặc điểm thực vật................................................................................. 14
1.5.3. Bộ phận dùng........................................................................................ 15
1.5.4. Thành phần hóa học.............................................................................. 15
1.5.5. Tác dụng và công dụng......................................................................... 16


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................18
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị......................................................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 18
2.1.2. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu..................................................................... 18
2.1.3. Hóa chất, dung môi............................................................................... 18
2.1.4. Thiết bị, dụng cụ................................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 19
2.3.1. Phương pháp chiết xuất......................................................................... 19
2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng chống oxy hóa của cao rễ Hồng đảng sâm
theo phương pháp DPPH................................................................................ 20

2.3.3. Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym α-glucosidase in vitro của
cao rễ Hồng đảng sâm..................................................................................... 21
2.4. Phương pháp xử lí số liệu.......................................................................... 22

Chương 3. KẾT QUẢ............................................................................................ 24
3.1. Quy trình chiết xuất và phân đoạn dịch chiết của cao rễ Hồng đảng sâm
24
3.2. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn dịch chiết rễ Hồng
đảng sâm theo phương pháp DPPH................................................................ 25
3.3. Đánh giá tác dụng ức chế enzym α-glucosidase in vitro của các phân đoạn
dịch chiết rễ Hồng đảng sâm............................................................................ 27

Chương 4. BÀN LUẬN......................................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1


DMSO

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Dimethyl sulfoxid

DPPH

2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl

ĐTĐ

Đái tháo đường

EtOAc

Ethyl acetat


EtOH

Ethanol

FDA

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(Food and Drug Administration)

IC50

Nồng độ ức chế 50%
(Inhibitory Concentration 50%)

iNOS

Nitric oxide synthase cảm ứng
(Inducible nitric oxide synthase)

IU
n-BuOH
pNP
pNPG

Đơn vị quốc tế (International Unit)
n-buthanol
p-nitrophenol
p-nitrophenyl-α-D-glucopyranosid

RNS


Nitrogen hoạt tính

ROS

Oxy hoạt tính

RSS

Sulfur hoạt tính

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
Giá trị trung bình


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình

Tên

Trang

1.1.

Cơ chế hoạt động của enzym α-glucosidase.

6


1.2.

Nguyên tắc khảo sát hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase.

12

1.3.

Hình ảnh cây Hồng đảng sâm

12

1.4.

Một số hợp chất được phân lập từ rễ Hồng đảng sâm.

16

2.1.

Mẫu dược liệu Hồng đảng sâm.

18

2.2.

Sơ đồ chiết phân đoạn rễ Hồng đảng sâm.

20


3.1.

Sơ đồ sản phẩm chiết phân đoạn rễ Hồng đảng sâm.

24

3.2.

Đồ thị biểu diễn khả năng chống oxy hóa của cao chiết toàn
phần và các phân đoạn cao rễ Hồng đảng sâm ở các nồng độ
khác nhau.

26

3.3.

Đồ thị biểu diễn khả năng chống oxy hóa in vitro của acid

27

ascorbic.
3.4.

Đồ thị biểu diễn khả năng ức chế enzym α-glucosidase in vitro
của cao toàn phần và các phân đoạn của rễ Hồng đảng sâm ở
các nồng độ khác nhau.

28

3.5.


Đồ thị biểu diễn khả năng ức chế enzym α-glucosidase in vitro

28

của Acarbose.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên

Trang

1.1.

Nguyên nhân ĐTĐ nguyên phát.

3

1.2.

Các hợp chất tự nhiên ức chế enzym α-glucosidase.

7

1.3.

Các chất chống oxy hóa nội sinh.


9

1.4.

Cấu trúc hóa học, ứng dụng của một số chất chống oxy hóa tổng
hợp.

10

3.1.

Khả năng chống oxy hóa in vitro của dịch chiết toàn phần và
các phân đoạn dịch chiết cao rễ Hồng đảng sâm và chất đối
chứng ở các nồng độ khác nhau.

25

3.2.

Khả năng ức chế enzym α-glucosidase in vitro của cao toàn
phần, các phân đoạn dịch chiết rễ Hồng đảng sâm và chất đối
chứng ở các nồng độ khác nhau.

27


MỞ ĐẦU
Trên toàn thế giới, đái tháo đường đang ngày một tăng về tỷ lệ, mức độ ảnh
hưởng lên các vấn đề sức khỏe khác, là một trong những nguyên nhân gây tử vong

hàng đầu, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc
sống. Số lượng người mắc đái tháo đường tăng gấp đôi trong vòng 3 thập kỉ gần
đây. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc
không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ tuýp 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ
em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều
biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy
thận, và cắt cụt chi [6].
Mặc dù có nhiều tiến bộ mới trong điều trị bệnh tiểu đường bằng các thuốc
tân dược đường uống, việc nghiên cứu và phát triển thuốc mới vẫn đang được tiếp
tục vì chi phí cao và tác dụng phụ gây ra cho người bệnh. Tại Việt Nam, khuynh
hướng quay về với thiên nhiên, tìm tòi, phát triển thuốc Đông y hoặc thuốc Y học cổ
truyền ngày càng được chú trọng nhiều hơn khi kết hợp với sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật và y học. Với lãnh thổ trải dài từ Bắc tới Nam, thuộc khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, nước ta có một nguồn tài nguyên thực vật phong phú, đa dạng. Việc sử
dụng thảo dược trong y học có nhiều mục đích như là cơ sở cho công nghiệp xanh
và công dụng của thảo dược được nhắm đến nhiều đích, hỗ trợ điều trị được nhiều
bệnh. Các nhà khoa học cũng tiến hành rất nhiều nghiên cứu chứng minh được các
loại thảo dược có tác dụng hạ glucose máu, mang lại nhiều kết quả khá khả quan, có
thể được đưa vào sử dụng lâm sàng. Những loài thảo dược này có đặc điểm là chứa
lượng lớn các hợp chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa và ức chế enzym αglucosidase. Đây là hai đích thường được sử dụng khi nghiên cứu các tác dụng của
thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Hồng đảng sâm (Codonopsis javanica) là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng
phổ biến tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản,… [45] Từ nhiều loài thuộc
chi Codonopsis như C.lanceolata, C.pilosula, C.ussuriesis, C. subglobosa người ta đã
chiết được các triterpen glycosid và các polysaccharid có tác dụng lên hệ miễn dịch
giúp điều trị ung nhọt, cải thiện trí nhớ. Ở Việt Nam, chi Codonopsis có 34 loài, trong đó loại Hồng đảng sâm Việt Nam Codonopsis javanica đã được sử dụng từ
lâu trong dân gian với nhiều công dụng quý như điều hòa huyết áp, tăng cường sinh
lực. Các nghiên cứu phân lập các thành phần hóa học của rễ Hồng đảng sâm cho kết
quả có nhiều nhóm chất quý từ tự nhiên như axit phenolic, flavonoid, alcaloid, ...


Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy Hồng đảng sâm có tác dụng
chống viêm, kháng khuẩn và hạ đường huyết nhưng qua tìm hiểu thì Việt Nam chưa
có nhiều nghiên cứu chứng minh nhằm phát triển loại thảo dược này thành các sản
phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học:
“Đánh giá khả năng chống oxy hóa và ức chế enzym α-glucosidase của Hồng đảng
sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.)” được thực hiện nhằm mục tiêu sau:

1


1. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro theo phương pháp DPPH của
các phân đoạn dịch chiết rễ Hồng đảng sâm (Codonopsis javanica
(Blume) Hook. f.).
2. Đánh giá tác dụng ức chế enzym anpha-glucosidase in vitro của các phân
đoạn dịch chiết rễ Hồng đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.
f.).

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường
1.1.1. Khái niệm
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [6].
1.1.2. Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường tuýp 1

Đái tháo đường tuýp 1 do tế bào beta bị phá hủy nên bệnh nhân không còn
hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (tuýp 1A), 5% vô căn (tuýp1 B).
Đái tháo đường tuýp 2
Đái tháo đường tuýp 2 do suy giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển
trên nền tảng đề kháng insulin.
Bảng 1.1. Nguyên nhân ĐTĐ nguyên phát.
Các nguyên nhân

ĐTĐ tuýp 1

Yếu tố nguy cơ

Kháng nguyên HLA-

Yếu tố khởi phát

DR3, HLA-DR4

Ăn nhiều, ít tập luyện thể lực
Nhiễm độc

Nhiễm virus
Stress chuyển hóa/

Béo phì

yêu cầu quá mức
Yếu tố bệnh sinh

ĐTĐ tuýp 2

Tiền sử gia đình
Đặc tính dân tộc

Phá hủy đảo tụy theo
cơ chế tự miễn

Stress chuyển hóa/ yêu cầu quá mức
Các tế bào tại đảo tụy thoái hóa/ suy
yếu dần
Giảm receptor insulin

Đái tháo đường thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối
của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ tuýp 1, tuýp 2 trước đó.
Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ - Đái tháo đường thứ phát
Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác như ĐTĐ do bệnh
lý nội tiết, do thuốc, hóa chất, bệnh lý tụy; khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính
3


insulin, khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen tại tế bào beta;
các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác, ... [3, 4, 6]
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường tuýp 2
Hai yếu tố cơ bản trong cơ chế bệnh sinh là kháng insulin và rối loạn tiết
insulin.
1.1.3.1. Cơ chế liên quan đến kháng insulin
Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích
với insulin.
Kháng insulin do nhiều nguyên nhân: tế bào beta tiết insulin bất thường, có chất
đối kháng insulin lưu thông trong máu như: glucagon, cortisol, catecholamine, hormon

GH, axit béo tự do (FFA), kháng thể kháng insulin, kháng thể kháng thụ thể insulin,
resistin, TNF alpha (Tumor Necrosis factor alpha), IL-6 (Interleukin-6) [20].

1.1.3.2. Cơ chế liên quan đến rối loạn tiết insulin
Khi mới mắc tiểu đường tuýp 2, insulin có thể ở mức bình thường hoặc tăng
lên nhưng tốc độ tăng không tương ứng với mức tăng của glucose máu. Tế bào beta
đảo tụy đáp ứng lại việc nồng độ glucose trong máu tăng quá cao bằng cách sản
xuất nhiều hơn insulin. Quá trình này kéo dài khiến chức năng của tế bào beta bị suy
giảm [24].
Tăng insulin máu bù trừ, tăng tiền chất không có hoạt tính proinsulin, mất
tính chất tiết insulin theo từng đợt là các nguyên nhân gây rối loạn tiết insulin.
1.1.4. Dịch tễ học
Đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đáng báo động nhất trên
toàn thế giới ngay cả ở những nước phát triển và đang phát triển. Nó gây ra gánh
nặng lên xã hội, hệ thống tài chính, y tế một cách nghiêm trọng.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), trong năm 2019, trên toàn thế
giới có 463 triệu người trong độ tuổi 20-79 (chiếm 9,3% tổng số người trưởng thành
trong độ tuổi này) mắc bệnh tiểu đường, dự kiến sẽ tăng lên 578,4 triệu vào năm 2030
và 700,2 triệu vào năm 2045. Phân loại bệnh học của bệnh tiểu đường chủ yếu phân
tách thành tuýp 1 và tuýp 2, với ĐTĐ tuýp 2 chiếm phần lớn (> 85%) trong tổng tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ. Trong năm 2019, hơn một nửa trong số những người mắc tiểu đường
(231,9 triệu người) không biết họ đang mắc bệnh, có 4,2 triệu ca tử vong trên toàn thế
giới là do bệnh tiểu đường ở độ tuổi từ 20-99 và chi phí chăm sóc sức khỏe toàn cầu
cho người mắc bệnh tiểu đường được ước tính là 760.3 tỷ USD.

Tại Việt Nam, có 3,77 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường,
chiếm 5,7% dân số từ 20 – 79 tuổi. Trong đó, 53,4% người bệnh chưa được chẩn
đoán và 70% bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ tuýp 2 song chưa đạt mục tiêu
điều trị [40].


4


1.1.5. Các biến chứng
Một số biến chứng nguy hiểm và các bệnh cấp tính, mạn tính kèm theo xuất
hiện khi bệnh tiểu đường không được điều trị tốt và quá trình điều trị không chặt chẽ.
Biến chứng cấp tính giai đoạn đầu của đái tháo đường thường gặp: nhiễm toan ceton
– hay xảy ra đối với đái tháo đường tuýp 2, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu, hạ
đường huyết – hay gặp ở người bệnh dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc dùng
thuốc trong khi đói bỏ bữa. Một số biến chứng mạn tính như: biến chứng mạch máu
lớn (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, ...), bệnh lý mạch máu nhỏ
(bệnh lý thận, bệnh lý về võng mạc, bệnh lý thần kinh, ...) [4, 6].

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2 có liên quan đến quá trình
phát sinh và phát triển của bệnh. Do đó ngay khi phát hiện bệnh trên lâm sàng, bác
sĩ đã phải tìm được các biến chứng của bệnh.
1.1.6. Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường
Dựa vào tác dụng và cơ chế tác dụng, các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ được chia
thành 3 nhóm chính:
 Insulin và các thuốc kích thích bài tiết insulin như sulfonylurea,
nateglinid (starlix)
 Các thuốc làm tăng tính nhạy cảm của thụ thể với insulin, giảm đề kháng
insulin như: các biguanid (metformin), các thuốc nhóm thiazolidincdion.
 Các thuốc chống tăng glucose máu sau bữa ăn, thuốc ức chế enzyme αglucosidase như: acarbose, voglibose, miglitol, ... làm chất đường trong
ruột được hấp thụ chậm vào cơ thể và đường ngay sau khi ăn sẽ không
tăng cao trong máu.
Ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2, cần kết hợp điều trị bằng thuốc, chế độ ăn và
luyện tập thể chất để đạt hiệu quả quả tốt nhất. Ngoài ra, sẽ có một số đối tượng có
bệnh lý mắc kèm hay thể trạng khác nhau nên cần kết hợp các thuốc trong nhóm với
nhau và lưu ý tương tác thuốc nhằm giảm đường huyết an toàn và hữu hiệu.

1.2. Enzym α-glucosidase và các chất ức chế enzym α-glucosidase
1.2.1. Tổng quan về enzym và chất ức chế enzym
Enzym là chất xúc tác sinh học được hình thành trong mọi tế bào sinh vật
dưới dạng hợp chất protein có cấu trúc hóa học đặc thù. Nhờ có enzym mà nhiều
phản ứng hóa học xảy ra với hiệu suất cao mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt
độ, áp suất, pH. Các phần tử tham gia vào ngay lúc đầu của quá trình phản ứng được
gọi là chât nền và enzym biến đối chất nền thành các phân tử khác. Enzym có tính
đặc hiệu và chọn lọc rất cao đối với các chất nền của nó, đóng vai trò định hướng tất
cả mọi phản ứng xảy ra trong tế bào [16, 27].
Chất ức chế enzym có khả năng làm yếu hoặc chấm dứt hoàn toàn tác dụng
của enzym. Bản chất hóa học của các chất ức chế enzym rất khác nhau, có thể là các
protein, các hợp chất hữu cơ phân tử nhỏ, các anion hoặc các ion hóa kim loại, tạo
5


phản ứng thuận nghịch hoặc không thuận nghịch với enzym. Thường sẽ có hai loại
ức chế thuận nghịch là ức chế cạnh tranh và ức chế không cạnh tranh [16, 27]. Đối
với chất ức chế cạnh tranh: chất kìm hãm có cấu trúc tương tự như cơ chất, gắn
thuận nghịch vào trung tâm phản ứng của enzym, làm chức năng xúc tác của enzym
chậm lại. Đối với chất ức chế không cạnh tranh: chất kìm hãm gắn thuận nghịch vào
vị trí khác trên enzym (gọi là vị trí dị lập thê) chứ không gắn vào vị trí xúc tác và
làm thay đối cấu hình, vị trí hoạt động của enzym khiến không phù hợp để cơ chất
gắn vào. Khi giải phóng các chất ức chế, hoạt tính xúc tác của enzym sẽ bình
thường trở lại [16].
1.2.2. Enzym α-glucosidase
Enzym α-glucosidase là enzym một thành phần, thuộc nhóm hydrolase
(nhóm enzym làm gãy các liên kết bằng thủy phân), có trong màng bề mặt đường
ruột, tham gia vào bước cuối của quá trình tiêu hóa carbohydrat [21, 44]. Enzym αglucosidase có những tên gọi khác như maltase, glucoinvertase, glucosidosucrase,
maltase glucoamylase, α-glucopyranosidase, glucosidoinvertase, α-D-glucosidase,
α-glucoside hydrolase, α-1,4-glucosidase, α-D-glucoside glucohydrolase.

Cơ chế hoạt động của enzym α-glucosidase: glucose được cung cấp bởi
carbohydrat chứa trong thức ăn. Sau khi vào cơ thể, carbohydrat được các enzym ở
tụy (α-amylase) và ruột non (α-glucosidase) tiết ra, thủy phân thành những phân tử
đường đơn rồi thẩm thấu vào máu, tỏa ra để nuôi các tế bào cơ thể. Enzym αglucosidase có chức năng xúc tác việc cắt đứt liên kết 1,4-α-D-glucosid của cơ chất
đề giải phóng α-D-glucose [49]. Có thể làm giảm sự thủy phân carbohydrat và chậm
sự thẩm thấu glucose vào máu bằng việc kiểm soát hoạt động của enzym αglucosidase [35].

Hình 1.1. Cơ chế hoạt động của enzym α-glucosidase.
6


1.2.3. Các chất ức chế enzym α-glucosidase
1.2.3.1. Chất ức chế enzym α-glucosidase tổng hợp
Các thuốc tân dược có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase tại ruột, làm
giảm sự hấp thu glucose vào máu sau ăn như Acarbose, Miglitol, Voglibose được sử
dụng rộng rãi trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 [3]. Acarbose là một
tetrasaccharid, ít hấp thu ở đường tiêu hóa và ức chế cạnh tranh với enzym αglucosidase mà không gây hạ đường huyết và không gây tăng tiết insulin. Tuy vậy,
nó lại để lại nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu
chảy, buồn nôn, ... nhất là khi ăn đường mía và thực phẩm có đường do carbohydrat
không được hấp thụ và lên men ở đại tràng [5].
1.2.3.2. Chất ức chế enzym α-glucosidase tự nhiên
Việc tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên đang rất được quan tâm để
khắc phục những nhược điểm của các hợp chất tổng hợp. Hiện nay, các nhà khoa
học đã tìm ra được một số nhóm hợp chất ức chế enzym α-glucosidase như
flavonoid, alcaloid, curcuminoid, phenolic, terpinoid, ...
Bảng 1.2. Các hợp chất tự nhiên ức chế enzym α-glucosidase [44].
STT

1


2

Nhóm hợp chất

Flavonoid

Alcaloid

Tên hoạt chất
Quercetin 3-O-β-d-xylopyranosyl (1’”→2”)-βdgalactopyranoside,
Luteolin,
Apigennin,
Hesperetin, (+)-catechin, Cyanidin-3-galactoside,
Cyanidin-3-galactoside
2R,3R.4R,5R)2,5bis(hydroxymethyl)-3,4-dihydroxypyrrolidine,1deoxynojirmycin ...
Piperumbellactam A
Piperumbellactam B
Piperumbellactam C

3

Axit 3b-Acetoxy-16b-hydroxybetulinic
Saponin-triterpenoid 28-O-α-larabinopyranosyl-(1→4)-a-larabinopyranosyl-(I→3)-β-d-xylopyranosyl-(1→4)α-Irhamnopyranosyl-(1→2)-β-d-fucopyranosyl
ester

4

Curcuminoid

Curcumin

Demethoxycurcumin
Bisdemethoxycurcumin

5

Phenolic

Chebulanin
Chebulagic axit
7


Chebulinic axit
(-)-3-O-galloylepicatechin
(-)-3-O-galloylcatechin
Bromophenols
6

Miscellaneous2,4,6-trbromophenol 2,4dibromophenol

1.3. Quá trình oxy hóa trong cơ thể và các chất chống oxy hóa
1.3.1. Khái niệm
Oxy hóa là quá trình xảy ra phản ứng hóa học, khi mà các electron chuyển
thành chất oxy hóa, hình thành nên gốc tự do. Sự gia tăng các gốc tự do sinh ra các
phản ứng dây chuyền, dẫn đến phá hủy tế bào cơ thể.
Các gốc tự do là trạng thái cấu trúc của phân thử có một điện tích lẻ ở quỹ
đạo điện tử ngoài cùng, bao gồm các nguyên tử, phân tử, ion, electron chưa ghép
gặp. Chúng rất không ổn định và tạo phản ứng hóa học với các phân tử khác. Các
dạng hoạt động của gốc tự do là ROS (Oxy hoạt tính), RNS (Nitrogen hoạt tính),
RSS (Sulfur hoạt tính) [2, 32]. Các gốc tự do rất kém ổn định, có khả năng phản ứng

cao với các chất, thời gian tồn tại ngắn phụ thuộc vào bản chất và điều kiện của hệ
mà nó tồn tại [23, 32].
Cơ chế hình thành các gốc tự do trong cơ thể:
 Từ chuỗi hô hấp tế bào trong ty thể.
 Từ quá trình peroxyd hóa lipid.
 Từ phản ứng tạo gốc khác trong cơ thể.
Đích phân tử chính của các gốc tự do gồm các aicd deoxyribonucleic (ADN),
acid ribonucleic (ARN), protein, lipid và đường. Một số bệnh nghiêm trọng liên
quan đến phản ứng của các gốc tự do như ung thư, tim mạch, tiểu đường, béo phì,
lupus ban đỏ, loét dạ dày, Parkinson, bệnh Alzheimer, viêm khớp dạng thấp, ung thư
... [23, 28, 50]
Các cơ chế chống oxy hóa [46]:
 Ức chế enzym xúc tác làm tăng sản xuất các ROS/ RNS.
 Tác động vào đường truyền tín hiệu oxy hóa khử, thúc đẩy quá trình
chống oxy hóa của tế bào.
 Phản ứng trực tiếp với các gốc tự do tạo ra các chất ít độc hoặc mất hoạt
tính.
Stress oxy hóa là sự mất cân bằng giữa các chất oxy hóa và chống oxy hóa,
dẫn đến gián đoạn tín hiệu và kiểm soát oxy hóa khử, làm ảnh hưởng xấu đến các
8


phân tử sinh học thông qua việc sản sinh các peroxid và các gốc tự do [31]. Vai trò của
stress oxy hóa trong sự phát triển các biến chứng đã được nghiên cứu nhằm bổ sung
thêm các phương pháp điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường [30]. Do đó, các
chất có khả năng chống oxy hóa và cân bằng chất oxy hóa sẽ là chất tiềm năng trong
điều trị bệnh đái tháo đường và các biến chứng của đái tháo đường gây ra.

1.3.2. Các chất chống oxy hóa
1.3.2.1. Các chất chống oxy hóa nội sinh

Các chất chống oxy hóa nội sinh gồm có 2 loại là các chất có bản chất là enzym
và các chất không phải enzym. Chúng đều có tác dụng ngăn chặn sự hình thành hoặc
trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa nội sinh không phải là
enzym được tổng hợp trong cơ thể nhưng rất ít, chủ yếu đến từ thực phẩm bổ sung
[32]. Các nhóm chất như flavonoid, carotenoid, ... đến từ thực vật có khả năng chống
oxy hóa rất tốt. Các chất chống oxy hóa nội sinh có thể tác dụng độc lập hoặc hiệp
đồng với nhau để chống lại các gốc tự do. Nhờ vậy mà quá trình oxy hóa trong cơ
thể chỉ xảy ra ở mức độ nhất định, duy trì được cân bằng trao đổi chất. Nghiên cứu
tìm kiếm các hợp chất chống oxy hóa mới trong thảo dược có thể hỗ trợ điều trị các
bệnh có liên quan đến sự oxy hóa trong cơ thể.

Bảng 1.3. Các chất chống oxy hóa nội sinh.
Bản chất là enzym

Không phải enzym

Catalase
Superoxid dismutase

Vitamin A, vitamin C, vitamin E
Coenzym Q10

Glutathion peroxidase

Hợp chất chứa nito (non-protein): axit

Glutathion reductase
Glucose – 6 phosphat dehydrogenase

uric

Hợp chất chứa lưu huỳnh: Glutathion

1.3.2.2. Các chất chống oxy hóa tổng hợp
Các chất chống oxy hóa tổng hợp đã được chiết xuất trong phòng thí nghiệm
để sử dụng trong hệ thống đo lường tiêu chuẩn chống oxy hóa so sánh với các chất
chống oxy hóa tự nhiên và sử dụng trong ngành thực phẩm. Bảng 1.4. báo cáo các
chất chống oxy hóa tổng hợp quan trọng nhất và có sẵn rộng rãi cũng như công
dụng của chúng, cho thấy trọng tâm chính của chất chống oxy hóa tổng hợp là ngăn
ngừa quá trình oxy hóa thực phẩm, đặc biệt là axit béo. BHT (butylated
hydroxytoluene) và BHA (butylated hydroxyanisole) là những chất chống oxy hóa
hóa học được sử dụng rộng rãi nhất [32].

9


Bảng 1.4. Cấu trúc hóa học, ứng dụng của một số chất chống oxy hóa tổng hợp.
Tên hợp chất

Công thức cấu tạo

Ứng dụng

BHA
(butylated

Chống oxy hóa thực phẩm

hydroxyanisole)
BHT
(butylated


Chống oxy hóa thực phẩm

hydroxytoluene)
TBHQ
(tert-

Chống oxy hóa thực phẩm
chế biến từ động vật

butylhydroquinone)
PG

Chống oxy hóa thực phẩm

(propyl gallate)

OG

Chống oxy hóa thực phẩm
và mỹ phẩm
Kháng nấm

(octyl gallate)
2,4,5-Trihydroxy

Chống oxy hóa thực phẩm

butyrophenone
NDGA

(nordihydroguaiaretic

Chống oxy hóa thực phẩm

acid)
4-Hexylresorcinol

Ngăn ngừa thực phẩm bị
thâm đen

10


1.3.2.3. Các chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật
Một số thực phẩm, đặc biệt là các thực vật, rất giàu chất chống oxy hóa thuộc
nhiều nhóm khác nhau. Trong đó, đáng chú ý nhất là các dẫn xuất của phenol và các
vitamin:
 Vitamin C (axit ascorbic): axit ascorbic bao gồm hai hợp chất có hoạt tính
chống oxy hóa (axit L-ascorbic, axit L-dehydroascorbic) được hấp thụ
qua đường tiêu hóa, loại bỏ các gốc tự do anion superoxide, hydro
peroxide, gốc hydroxyl, oxy nhóm đơn và oxit nitơ phản ứng ở pha nước
của tế bào, tái tạo lại vitamin E ở dạng oxy hóa thành dạng khử [32, 33].
 Vitamin E (tocopherol): vitamin E bao gồm tám đồng phân, với bốn
tocopherol (α-tocopherol, β-tocopherol, γ-tocopherol, δ-tocopherol) và
bốn tocotrienols (α-tocotrienol, β-tocotrienol, γ-tocotrienol, δtocotrienol). Nó ngăn chặn quá trình peroxy hóa lipid bằng cách liên kết
gốc hydro phenolic của nó với các gốc peroxyl, tạo thành các gốc
tocopheroxyl không thể tiếp tục phản ứng chuỗi oxy hóa [32].
 Vitamin K: hòa tan trong chất béo, cần thiết cho quá trình chuyển đổi
glutamate liên kết với protein thành γ-carboxyglutamate. Cấu trúc 1,4naphthoquinone có tác dụng chống oxy hóa. Hai đồng dạng tự nhiên của
vitamin này là K1 và K2 [32].

 Flavonoid: Flavonoid là một nhóm các hợp chất chống oxy hóa bao gồm
flavonol, flavanol, anthocyanin, isoflavonoid, flavanone và flavones. Các
nhóm hydroxyl phenolic của flavonoid có cấu trúc vòng, có đặc tính chống
oxy hóa hoạt động như các chất khử, cho hydro, chất khử oxy nhóm đơn, thu
dọn gốc superoxide và tạo phức chelat. Chúng cũng kích hoạt các enzyme
chống oxy hóa, giảm các gốc α-tocopherol (tocopheroxyls), ức chế các
enzyme xúc tác cho phản ứng oxy hóa-khử, giảm nitro hóa, tăng mức axit
uric và các phân tử trọng lượng phân tử thấp. Một số flavonoid có hoạt tính
chống oxy hóa cao là catechin, catechin-gallate, quercetin, kaempferol,
EGCG từ trà xanh, Genistein trong đậu nành [32, 39].
 Ngoài ra còn có nhiều dẫn chất khác thuộc nhóm các phenolic tự nhiên
cũng có tác dụng chống oxy hóa như axit phenolic, lingin, carotenoid,...
1.4. Các phương pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym α-glucosidase và tác
dụng chống oxy hóa in vitro
1.4.1. Các phương pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym α-glucosidase in vitro
Phương pháp nghiên cứu ức chế enzym α-glucosidase trong điều trị đái tháo
đường tuýp 2 có cơ chế đơn giản, an toàn, chỉ xảy ra trong bộ phận tiêu hóa chứ
không tham gia vào quá trình chuyển hóa đường hay cải thiện chức năng của insulin
hoặc kích thích sự sản sinh insulin của tế bào beta tuyến tụy... như các phương pháp
khác [37].

11


Phương pháp nghiên cứu in vitro để khảo sát hoạt tính ức chế enzym αglucosidase của một số hợp chất thiên nhiên dựa trên nguyên tắc:
 Enzym α-glucosidase khi gặp liên kết a-D-glucopyranosyl sẽ cắt đứt để
giải phóng đường D-glucose.
 Sử dụng chất nền có liên kết α với đường D-glucose như p-nitrophenyl-αD-glucopyranosid (pNPG), dưới tác dụng của enzym α-glucosidase sẽ bị
thủy phân cho ra đường α-D-glucose và p-nitrophenol (pNP).
 p-nitrophenol hấp thu trong ánh sáng nhìn thấy được, đo độ hấp thu ở

bước sóng λ = 405nm. Từ đó xác định được lượng D-glucose sinh ra.
 Khi sử dụng chất ức chế α-glucosidase sẽ làm cho phản ứng của enzym bị
ngừng lại, không tạo ra được sản phẩm D-glucose.

α-glucosidase

+

Hình 1.2. Nguyên tắc khảo sát hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase.
1.4.2. Các phương pháp đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro
Ngày nay, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều phương
pháp thử nghiệm để xác định hoạt tính chống oxy hóa, chia làm 2 loại là phương
pháp in vitro và phương pháp in vivo. Một số thử nghiệm đánh giá in vitro thường
được sử dụng: thu dọn gốc tự do DPPH, dọn gốc tự do superoxid O 2•, dọn gốc tự do
hydroxyl •OH, ... [19]
Thử tác dụng dọn gốc tự do DPPH
Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng giữa gốc tự do DPPH (màu tím đỏ) với chất
chống oxy hóa để tạo ra hợp chất của DPPH có màu vàng và không hấp thụ ánh
sáng tử ngoại tại bước sóng 517 nm. Đo độ hấp thụ tại bước sóng 517 nm của dung
dịch sau phản ứng để tính lượng DPPH còn lại sau phản ứng.
Ưu điểm: phổ biến nhất, nhanh, cho kết quả khá chính xác, dễ thực hiện và
không tốn kém. Tuy nhiên, phép thử này chí mang ý nghĩa xác định khả năng loại
bỏ gốc tự do của mẫu cần thử vì DPPH không tổn tại trong cơ thể sống. Dùng trong
sàng lọc các mẫu dược liệu.
Thử tác dụng dọn gốc tự do superoxid O2•
Nguyên tắc: Gốc tự do O2• được hình thành trong quá trình oxy hóa xanthin
thành acid uric được xúc tác bởi enzym xanthinoxidase. Gốc O 2• tạo thành phản ứng
với nitrobule tetrazolium sẽ tạo ra chất có màu xanh đậm, hấp thụ bước sóng tại 560

12



nm, đo hấp thụ quang của dung dịch phản ứng tại bước sóng này sẽ biết lượng O 2•
tham gia phản ứng.
Ưu điểm: Nhanh, dễ thực hiện, yêu cầu ít máy móc, kết quả thu được tương
đổi ổn định và chính xác.
Thử tác dụng dọn gốc tự do superoxid •OH
Nguyên tắc: Phương pháp dựa trên phản ứng đường 2 - deoxyribose của gốc
•OH. Khi hoạt động sẽ oxy hóa đường deoxyribose để tạo ra sản phẩm cuối cùng là
MDA (maloydialdehyd). Phân tử MDA khi phản ứng với acid thiobarbituric (TBA)
ở nhiệt độ cao sẽ màu hồng có hấp thụ ánh sáng cực đại ở bước sóng 532 nm. Đo
hấp thụ quang của dung dịch tại bước sóng này sẽ cho biết nồng độ MDA được tạo
ra sau quá trìnhoxy hóa. Từ đó tính được mức độ deoxyribose bị oxy hóa và mức độ
dọn gốc tự do •OH của mẫu thử.
Ưu điểm: Nhanh, dễ thực hiện, chi phí thấp. Tuy nhiên gốc •OH có hoạt tính
rất mạnh nên rất khó để đánh giá mức độ tác dụng và kết quá ít chính xác hơn các
thử nghiệm trên.
1.5. Tổng quan về Hồng đảng sâm
1.5.1. Nguồn gốc, phân loại
1.5.1.1. Tên khoa học của Hồng đảng sâm
 Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.
 Tên khác: đảng sâm Việt Nam, ngân đằng, cây đùi gà, mằn rày cáy (Tày),
co nhả dòi (Thái), cang hô (H’Mông) [22].
 Theo hệ thống của Armen Takhtajan, loài Codonopsis javanica có vị trí
phân loại như sau:
 Liên giới: Eukaryota (Sinh vật nhân thực)
 Giới: Plantae (Thực vật)
 Phân giới: Viridaeplantae (Thực vật xanh)
 Ngành: Magnoliophyta (Thực vật có hoa; Mộc lan; Hạt kín)
 Lớp: Magnoliopsida (Thực vật hai lá mầm)

 Phân lớp: Asteridaes
 Bộ: Asterales (Bộ Cúc)
 Họ: Campanulaceae (Họ Hoa Chuông; Cát kiến)
 Chi: Codonopsis
 Loài: C. javanica

13


Hình 1.3. Hình ảnh cây Hồng đảng sâm.
1.5.1.2. Phân bố, sinh thái
Chi Codonopsis. Blume có 44 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở cùng cận
nhiệt đới và ôn đới ấm châu Á và châu Âu. Ở Việt Nam, có 3 – 4 loài, trong đó một
loài là cây nhập nội, các loài còn lại là cây mọc tự nhiên. Trong số các loài mọc tự
nhiên, cây thuốc được gọi là “đảng sâm” thực tế chỉ có 2 loài C. javanica và một số
loài mới phát hiện ở Hà Giang.
Hồng đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc,
Mianma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây được phân bố rộng
rãi và tập trung nhiều ở vùng núi phía Bắc, giảm dần ở phía Nam, gồm 14 tỉnh miền
núi, nhưng tập trung nhất ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… Ở các tỉnh phía nam,
Hồng đảng sâm có ở núi Ngọc Linh và vùng Đà Lạt. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể
hơi chịu nóng, thường mọc tương đối tập trung ở vùng nương rẫy cũ, ven rừng nhất
là loại hình rừng núi đá vôi sau khi đã bị khai phá để lấy đất canh tác. Trong tự
nhiên, số cây trưởng thành có hoa quả chiếm tỷ lệ 30 – 40%. Do rễ củ cắm sâu dưới
đất, nên sau khi bị đốt nương, cây vẫn có khả năng tái sinh [22].
1.5.2. Đặc điểm thực vật
Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng dây quấn. Rễ củ nạc, hình trụ dài, đường kính
có thể đạt 1,2 – 2 cm, phân nhánh, dầu rễ phình to, có nhiều vết sẹo lồi của thân cũ.
Màu trắng ngà, ở giữa có lõi gỗ màu vàng. Thân tròn, có chỗ bị bóp méo do quấn vào
giá thể hoặc cây khác, màu lục nhạt hoặc hơi pha tím. Đường kính thân từ 1,5 – 3,0

mm. Thân non thường có lông, lớn lên thì nhẵn. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
Lá mọc đối, ít mọc so le, gốc hình tim hoặc hình thận, đầu nhọn, phiến mỏng,
hình trứng rộng, dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 4 cm, mép nguyên lượn sóng hoặc hơi khía
răng, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu trắng xám, nhẵn hoặc có lông rải rác.

14


Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá hoặc đối diện với lá ở phần ngọn, có cuống dài 2 –
6 cm, đài có 5 phiến hẹp, tràng hình chuông màu trắng hoặc hơi vàng, có vân tím ở
họng, chia 5 thùy; nhị 5, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn đính gốc, bầu hình cầu có 5 ô.
Quả nang, hình gần cầu, có 5 cạnh mờ, đầu quả hơi phẳng, phía trên có một
núm nhỏ hình nón, đường kính 1 – 2 cm, có đài tồn tại, khi chín màu tím hoặc tím
đỏ, hạt nhiều màu vàng nhạt, bề mặt bóng, có vân dạng lưới.
Mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 7, mùa quả từ tháng 7 đến tháng 9 [13, 18, 22].
1.5.3. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng là rễ phơi hoặc sấy khô của cây Hồng đảng sâm (Codonopsis
javanica). Rễ cây được thu hái vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu rễ và
rễ con, phân loại rễ to nhỏ để riêng, phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở nhiệt độ thấp cho đến
hơi khô, lăn cho mềm, rồi tiếp tục phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khi khô hẳn.
Rễ hình trụ, có khi phân nhánh, đường kính 0,5 – 2 cm, mặt ngoài màu vàng
nâu nhạt, trên có những rạch dọc, ngang. Loại to có thịt trắng ngà, vị ngọt dịu. Khi
dùng thái mỏng tẩm nước gừng, sao qua. Dược liệu dễ bị sâu mọt cần được bảo
quản ở nơi khô ráo [22].
1.5.4. Thành phần hóa học
Loài Codonopsis javanica cho đến nay mới có ít công trình nghiên cứu về
thành phần hóa học. Theo các đánh giá sơ bộ, lá cây non chứa nước 77,5%, protid
4,2%, glucid 13,1%, xơ 3,3%, caroten 3,6mg%, vitamin C 85,5mg%. Sơ bộ thấy
trong rễ cây có đường, chất béo, không có saponin. Còn có tinh dầu, glucosid
sentellarin và vết alcaloid [11].

Theo Zheng-Tao Wang, trong C.javanica có taraxerol, β-sitosterol, αspinasterol [37]. Theo tài liệu Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
trong rễ Hồng đảng sâm không chứa saponin.
Ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Hoàng Minh Chung và cộng sự đã có những
nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học của Hồng đảng sâm thu hái tại Sapa
à phát hiện được trong C.javanica có chứa saponin, đường khử và 17 acid amin toàn
phần; 6 chất khoáng Ca, Fe, Mg, Cu, Mn, Zn, một sesquiterpen là 8βhydroxyasterolid; một dẫn xuất glycosid với phần khung là stigmasta-7,25-dien-3-ol
[7-10].

Nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Hà cho thấy, trong rễ C.javanica có chứa
ampelopsin, β-D-fructopyranosyl (2→1) β-D-fructofuranosyl (2→1) β-Dfructofuranose, henicosyl trimethylsilane, galactitol, 2-(methoxymethyl)-3-(3,4dimethoxyphenyl)propanal, acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-enecarboxylic, 2’hydroxy-N-((E,2R)-1,3,4-trihydroxyoctadec-8-en-2yl) hexacosanamid, α-spinasterol
3-O- β-D-glucopyranosid, đây đều là những hợp chất lần đầu tiên được công bố
phân lập. Ngoài ra còn có hesperidin, adenosin, β-D-fructofuranose (2→1) β-Dfructofuranose (2→1) β-D-fructofuranose (2→1) α-D-glucopyranose (4←1) α-L-(6acetyl-rhamnopyranose) [11, 12].
15


Stigmasta-7,25-dien-3-ol

α-spinasterol 3-O- β-D-glucopyranosid

Hình 1.4. Một số hợp chất được phân lập từ rễ Hồng đảng sâm.
1.5.5. Tác dụng và công dụng
1.5.5.1. Tác dụng dược lý
Các tác dụng dược lý về tác dụng ức chế enzym α-glucosidse và chống oxy
hóa của C.Javanica hiện chưa được nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới và tại Việt
Nam. Do đó trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu
nghiên cứu tác dụng dược lý của các loài thuộc cùng chi Codonopsis. Y học cổ
truyền Trung Quốc dùng 2 loài Đảng sâm: Codonopsis tangshen (Xuyên đảng sâm)
và Codonopsis pilosula (Đảng sâm) [7].
Năm 1934, Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao đã dùng Đảng sâm ngâm
với cồn 70o trong 1 tháng. Lọc và đem bã còn lại sắc với nước: 1kg rễ dược liệu cho

200g cao cồn và 260g cao nước. Chế 2 loại trên thành dung dịch 20%, 1 phần sau
khi hấp tiệt trùng thì đem tiêm, 1 phần cho lên men để loại hết các hợp chất
carbohydrat (như đường) rồi mới tiêm, đồng thời chế thành thuốc cho uống [15].
Kết quả thu được như sau:
 Đối với đường huyết: Tiêm Đảng sâm vào thỏ bình thường thấy lượng
đường huyết tăng lên. Tác giả cho rằng sở dĩ Đảng sâm làm tăng lượng
đường huyết là do thành phần hydratcarbon trong Đảng sâm vì khi tiêm hoặc
cho uống Đảng sâm đã cho lên men để loại chất đường thì đều không làm
lượng đường huyết tăng lên. Tiêm thuốc Đảng sâm chưa lên men và đã lên
men đều không thấy ức chế được hiện tượng đường huyết tăng lên do tiêm
dưới da dung dịch 10% diuretin (4 ml/ kg cơ thể). Dựa vào quan
điểm của Richter, Rose, Nishi và Pollak cho rằng Diuretin gây đường là
do thần kinh giao cảm nên Kinh Lợi Bân cho rằng Đảng sâm không ức
chế được đường huyết cao do nguồn gốc thần kinh.
 Đối với huyết áp: Tiêm mạch máu dung dịch Xuyên đảng sâm 20% (chiết
bằng rượu và bằng nước) cho thỏ và chó đã gây mê đều thấy hạ huyết áp.
Tác giả có tiêm dung dịch 4,8% glucosa và đối chứng thì không thấy hạ
huyết áp, do tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp không liên quan đến
phần đường trong Đảng sâm. Tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp là
do giãn mạch ngoại vi. Đảng sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao
16


huyết áp do adrenalin gây ra: nếu lượng adrenalin tiêm cao thì hiện tượng
ức chế kém, nếu lượng adrenalin tiêm thấp thì hiện tượng ức chế càng
mạnh.
Theo nghiên cứu của Chen và cộng sự, ở những con chuột kháng insulin khi
được cho ăn fructose, cao chiết nước rễ C.javanica có tác dụng làm giảm sự tăng
tiết insulin và peroxyd hóa lipid. Theo đó, C.javanica cải thiện đáng kể các hoạt
động enzym chống oxy hóa, bao gồm glutathion peroxidae, superoxide dismutase và

glutathione reductase trong gan [25].
1.5.5.2. Công dụng theo y học cổ truyền
Sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật trong phòng và chữa bệnh là thói quen,
kinh nghiệm và truyền thống của người dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Có rất nhiều loài cây đã được dùng theo kinh nghiệm dân gian để làm giảm nhẹ
triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh ĐTĐ: Cải xoong (Nasturium officinale
Brassicaceae); Mướp đắng (Mormordica charantia Cucurbitaceae); Bồ công anh
(Taraxacum officinale Asteraceae); Dứa (Ananas sativus); Bạch truật (Atractiloides
macrocephala Asteraceae); Ngò tàu (Eryngium foetidum Apiaceae); Quỷ trâm thảo
(Bidens pilosa Asteraceae); Cam thảo nam (Scoparia ducis Scrophulariaceae); Dừa
cạn (Catharanthus roseus Apocynaceae); Hoài sơn (Dioscorea persimilis
Dioscoreaceae); Ngọc trúc (Polygotanum officinale Liliaceae); Củ cải trắng
(Ravanus sativus); Ổi (Psidium guajava); Chuối hột (Musra barjoo Sieb); Rau má
(Celltela asiatica) [29].
Theo Y học cổ truyền, rễ Hồng đảng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ
tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát. Rễ được dùng chữa tỳ vị suy kém, phế khí
hụt nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu cơ thể suy nhược, lòi
dom, sa tử cung, băng huyết, rong huyết, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận,
nước tiểu có albumin, chân phù đau. Ngoài ra nó còn được dùng làm thuốc bổ dạ dày,
lợi tiểu, chữa ho, tiêu đờm [6], [7]. Tuy nhiên còn chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử
dụng Hồng đảng sâm C.javanica trong điều trị bệnh tiểu đường.

Một số bài thuốc có Hồng đảng sâm dùng ở Việt Nam:
 Bồi đưỡng cơ thể, chữa thận suy, đau lưng, mỏi gối, đái rắt: hồng đảng
sâm 20g, tắc kè 5g, huyết giác 1g, trần bì 1g, tiểu hồi 0,5g, rượu 40o 250
ml, đường đủ ngọt. Các vị thuốc cắt nhỏ, ngâm rượu trong khoảng một
tháng. Mỗi lần uống 30 ml, ngày 1 – 2 lần.
 Chữa cơ thể suy nhược mệt mỏi, ăn không ngon, đại tiện lỏng: hồng đảng
sâm 20g, bạch truật sao, đương quy, ba kích mỗi vị 12g. Sắc uống, hoặc
tán bột viên với mật ong, uống mỗi ngày 12 – 20g.

 Chữa bệnh suy yếu của người gia hay người ốm lâu: hồng đảng sâm 40g,
long nhãn, đương quy, ngưu tất, mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một
thang. Hoặc thêm nhân sâm 4-8 g uống riêng, nếu bệnh nặng nguy cấp.

17


×