Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bí quyết nhãn hiệu 10C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.22 KB, 4 trang )

Bí quyết nhãn hiệu 10C
Theo ông, trong việc xây dựng và nuôi dưỡng một nhãn hiệu mạnh, bạn sẽ có nhiều thứ
phải làm hơn là bí quyết 10C này, tuy nhiên không một nhãn hiệu nào thực tế trở thành
một nhãn hiệu mạnh nếu nó không vượt qua Cuộc sát hạch 10C. Vì vậy, cho dù bạn đang
quản lý nhãn hiệu của công ty bạn hay đang xây dựng một nhãn hiệu cá nhân riêng mình,
hãy suy nghĩ về bí quyết 10C.
1. Competent - Đủ năng lực
Đây là yếu tố then chốt đưa bạn vào cuộc chơi. Bạn sẽ không thể đi quá xa với một nhãn hiệu,
nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có chất lượng kém hoặc không đáp ứng các nhu cầu của khách
hàng.
Khi lần đầu tiên xuất hiện tại Thụy Điển, các sản phẩm đồ gỗ của hãng IKEA được thiết kế khá
bắt mắt, nhưng chất lượng lại không cao, và do vậy mà hãng không có được một thương hiệu
vững chắc. Sau nhiều năm nỗ lực cải thiện, IKEA bắt đầu sản xuất các sản phẩm có chất lượng
cao hơn, đồng thời vẫn duy trì mức giá cạnh tranh. Giờ đây, các sản phẩm nội thất của IKEA
được cả thế giới biết đến với danh tiếng về chất lượng tốt, kiểu dáng thời trang và mức giá phải
chăng.
Đủ khả năng (Competence) là chữ cái C đầu tiên. Nếu bạn không có một sản phẩm/dịch vụ chất
lượng tốt, thì nghĩa là bạn đang lãng phí những nỗ lực xây dựng và quảng bá nhãn hiệu của
mình.
2. Credible - Đáng tin cậy
Không chỉ các sản phẩm/dịch vụ của bạn cần có chất lượng ổn định, mà ngay bản thân bạn cũng
cần chứng tỏ sự đáng tin cậy trong việc giao nhận. Bạn phải thành thật với những giá trị cốt lõi
của bạn và đảm bảo chúng trong tất cả những gì bạn làm.
Mặc dù hoàn toàn có khả năng sản xuất các bộ sưu tập quần áo sang trọng đắt tiền, song hãng
may mặc GAP có thể không có được sự đáng tin cậy khi mở rộng ra dòng sản phẩm mới này để
cạnh tranh với hai nhà mốt khác là Valentino và Dior tại các sàn diễn thời trang ở Paris. Hay
Starbucks hoàn toàn là một đối tác tin cậy khi tung ra thị trường những máy sản xuất cà phê
thượng hạng. Starbucks biết mọi thứ về cà phê, và do vậy đề xuất bán hàng này là có thể tin
tưởng.
3. Clear - Rõ ràng
Các nhãn hiệu mạnh luôn tỏ ra rõ ràng về một hình ảnh mà họ mong muốn thể hiện cũng như


những gì không cần thiết truyền tải. Những công ty sở hữu các nhãn hiệu đó hiểu được giá trị lời
hứa của họ - và lời hứa này khiến họ trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, khiến cho
sản phẩm/dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn, thu hút và xây dựng lòng trung thành của các khách
hàng trên thị trường.
Ví dụ, tập đoàn sản xuất xe hơi Volvo luôn thể hiện rõ ràng lời hứa về độ an toàn và chất lượng
sản phẩm. Nhãn hiệu Volvo không gắn liền với hình ảnh những chiếc xe thể thao mạnh mẽ,
những chiếc xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu hay những chiếc xe sang trọng. Sự rõ ràng đã phân tách
Volvo ra khỏi nhiều đối thủ cạnh tranh khác kém thành công hơn - những công ty nỗ lực để trở
thành “tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người”.
4. Compelling - Hấp dẫn
Một nhãn hiệu mạnh luôn thích hợp - và hấp dẫn - các đối tượng khách hàng mục tiêu, bởi nó
thể hiện tính tương thích, biết rõ cần đặt trọng tâm vào đối tượng nào, cũng như cần đạt được
điều gì để các khách hàng thật sự có cảm giác thỏa mãn và lôi cuốn.
Ritz Carlton, chủ tịch khách sạn W Hotel, đã không theo đuổi một phong cách thiết kế trẻ trung,
hợp mốt, bởi ông biết rằng điều đó sẽ không hấp dẫn những khách hàng cao tuổi và những
người khá bảo thủ vốn là khách hàng thường xuyên của khách sạn. Một sỹ quan về hưu đã cho
biết cảm nhận của ông về khách sạn W Hotel: “Mọi thứ đều dịu nhẹ, ánh sáng không quá chói
khiến mọi người có cảm giác êm đềm, đồng thời màu sắc đơn giản, không lòe loẹt. Chính hình
ảnh này đã hấp dẫn tôi đến với khách sạn W Hotel thường xuyên”.
5. Consistent - Nhất quán
Bên cạnh sự rõ ràng của hình ảnh mong muốn truyền tải, các nhãn hiệu mạnh cũng rất nhất
quán trong việc thực hiện đúng những gì đã tuyên bố. Trong mọi việc làm của mình, họ đều dựa
trên những đặc tính nhãn hiệu xuyên suốt.
Ca sỹ Madonna là một nhãn hiệu luôn cách tân trong lĩnh vực giải trí, song sự thiên biến này lại
mang tính nhất quán. Cô luôn tự luôn thay đổi mình trong mỗi đĩa CD mà cô sản xuất. Ban đầu,
Madonna không có thay đổi gì trong 5 CD đầu tiên, nhưng từ CD thứ 6 trở đi, cô đã thể hiện một
sự cách tân đều đặn.
Và một điều mà chúng ta có thể chắc chắn về đĩa CD tiếp theo của Madonna là nó sẽ không
giống với bất cứ CD nào trước đó từng được phát hành. Khả năng không ngừng cách tân của
Madonna trong suốt sự nghiệp đã khiến cô trở nên khác biệt với các sao giải trí khác. Chính vì

thế, hình ảnh nhãn hiệu của Madonna luôn mạnh mẽ và cuốn hút.
6. Constant - Bền bỉ
Các nhãn hiệu mạnh chưa bao giờ thiếu tính bền bỉ cả. Chúng luôn hữu hình trong tâm trí các
khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Đối với Coke, toàn thể thế giới là thị trường mục tiêu của họ. Đó là lý do tại sao bạn không thể
tìm thấy một nơi nào mà không có màu đỏ tươi hay logo biểu tượng của nhãn hiệu Coca-Cola.
Các máy bán hàng tự động, thực đơn nhà hàng, sản phẩm được đặt trên các chương trình giải
trí trên truyền hình, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, ngay cả mọi người đi lại trên
phố,... tất cả đều mang biểu tượng COKE.
Cơ hội chính là ở chỗ thị trường mục tiêu của nhãn hiệu của bạn có thể nhỏ hơn nhiều so với
Coke. Và đó là điều tốt, bởi nó giúp bạn dễ dàng hơn (và cũng giảm đáng kể chi phí) trong việc
duy trì một hình ảnh nhãn hiệu kiên định, bền bỉ trong mắt các khách hàng mục tiêu.
7. Confident - Tự tin
Sự tự tin luôn mang tính lôi cuốn cao và đó là một đặc tính của tất cả các nhãn hiệu mạnh. Các
công ty sở hữu nhãn hiệu mạnh không bao giờ là một công ty yếu ớt. Họ ra các quyết định với
sự tự tin cao và không nghi ngờ về kết quả. Họ có một viễn cảnh và niềm tin rằng viễn cảnh sẽ
trở thành hiện thực.
Tập đoàn khách sạn Marriott hoàn toàn tự tin với quyết định “không hút thuốc lá” tại các khách
sạn của mình. Marriott thiết lập chính sách này trên toàn thế giới. Trái với dự đoán của nhiều
người, doanh thu của Marriot không hề bị ảnh hưởng, thậm chí khách sạn có thu hút được thêm
nhiều khách hàng hơn. Các nhãn hiệu mạnh không bao giờ e dè, mà thay vào đó là những thái
độ, tình cảm mạnh mẽ xuyên suốt toàn thể tổ chức.
8. Connected - Kết nối
Nhãn hiệu mạnh là một phần của những cộng đồng tương thích khác nhau. Điều này đồng nghĩa
với việc:
· Có một mạng lưới các đối tác, đồng nghiệp và khách hàng;
· Phát triển các mối quan hệ liên kết và đối tác chiến lược để củng cố nhãn hiệu;
· Hợp tác chặt chẽ với dây chuyền cung ứng;
· Có một chương trình trách nhiệm xã hội công ty (Corporate social responsibility - CSR) để kết
nối với các cơ hội thích hợp;

· Có những đại sứ nhãn hiệu trung thành – những người mà sẽ tạo ra đội ngũ bán hàng mở rộng.
Tập đoàn Apple được kết nối với tất cả các cộng đồng tương thích, và hãng đã thiết lập những
mối liên kết tình cảm với các nhân viên, khách hàng và đối tác kinh doanh. Bạn chỉ cần nói
chuyện với một ai đó sở hữu một chiếc máy Mac hay iPod là sẽ có thể biết được độ sâu của mối
quan hệ này.
9. Committed - Gắn kết
Nhãn hiệu mạnh không phải là cái gì đó có thể được xây dựng trong một sớm một chiều, không
phải là sự kiện một lần và cũng không phải là sở thích nhất thời. Các nhãn hiệu mạnh được xây
dựng cùng với thời gian và đòi hỏi một sự gắn kết trước sau như một để đảm bảo cho thành
công lâu dài. Nếu để ý, bạn sẽ thấy các nhãn hiệu mạnh nhất trên thế giới đều có một tuổi thọ
khá lớn (Coke, GE) hay trải qua một thời gian hoạch định, chuẩn bị khá dài trước khi xuất hiện
(Google, Amazon, Microsoft).
IBM đã có được lòng tin của khách hàng nhờ một sự gắn kết không ngừng đối với các lời hứa
nhãn hiệu trong hàng thập kỷ qua. McDonald’s cũng làm tương tự như vậy.
Giá trị nhãn hiệu được xây dựng qua thời gian nhờ sức sống mãnh liệt của lời hứa nhãn hiệu.
Những nhãn hiệu mạnh luôn có thời gian hoạch định và chuẩn bị kỹ lưỡng, để rồi sau đó ra
những quyết định chiến lược chuẩn xác nhất.
10. Current - Hiện thực
Các nhãn hiệu mạnh xây dựng nền móng ngày hôm nay và dành sẵn khoảng không để phát triển
cho ngày mai. Mặc dù luôn phải tư duy một cách thực tế, song bạn vẫn có thể mơ mộng trong
việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu. Giống như Starbucks với viễn cảnh trở thành “nơi thứ ba”
để mọi người có mặt, sau “nhà” và “công sở” và luôn nỗ lực để biến viễn cảnh đó thành hiện
thực, bạn cũng hoàn toàn có thể làm cho nhãn hiệu của bạn hướng tới tương lai.
Song, dù viễn cảnh tương lai có như thế nào, bạn vẫn phải duy trì mối liên hệ giữa nhãn hiệu với
các khách hàng mục tiêu, đồng thời biến đổi để ngày càng trở nên thích hợp hơn với các khách
hàng mục tiêu tiềm năng, khi mà cả thế giới không ngừng thay đổi. Ở đây, hằng số duy nhất là
sự thay đổi. Đừng để nhãn hiệu của bạn gắn chặt với quá khứ, mà hãy làm cho nó luôn tươi mới
và lôi cuốn.
Cho dù bạn đang chuẩn bị cho một chiến dịch nhãn hiệu cá nhân hay tập trung giúp nhãn hiệu
của công ty trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thì bạn vẫn phải

không ngừng tự hỏi bản thân: Liệu nhãn hiệu của mình có đang thể hiện đầy đủ 10 chữ cái C
trên hay chưa?
Nguồn : Lantabrand

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×