Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.12 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VIỆT NAM
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản Việt Nam nhưng năm gần đây.
1. Tổng mức vốn đầu tư và tốc độ phát triển qua các năm.
Giai đoạn 2005 - 2007, tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là 237.447
tỷ đồng, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó NSNN do
địa phương quản lý là 151.774 tỷ đồng và các Bộ, ngành T.Ư là 85.673
tỷ đồng.
Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ đã được giải ngân ở các địa
phương là 757,850 tỷ đồng. Tổng số vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đã được giải ngân là 4.876 triệu USD. Tính đến tháng 6/2008,
vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là 5.820 triệu USD, vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước là 384 nghìn tỷ đồng.
Từ năm 2005 đến 2007, vốn đầu tư ngân sách Nhà nước giao cho
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bao gồm cả Bộ Thủy sản cũ) là
6.587 tỷ đồng. Khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai
đoạn 2005-2007 đạt khoảng 8.000 tỷ đồng, bằng 121% kế hoạch vốn,
do nguồn vốn ngoài nước đã giải ngân vượt kế hoạch được giao.
Số dự án đầu tư giai đoạn 2005-2007 là 307 dự án, hoàn thành
khoảng 200 dự án, chiếm 65% dự án triển khai, trong đó: 95 dự án thủy
lợi, 46 dự án nông nghiệp, chín dự án lâm nghiệp, 20 dự án thủy sản,
13 dự án khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Trong ba năm 2005-2007, vốn đầu tư ngân sách Nhà nước giao
cho Bộ Giao thông vận tải khoảng 20 nghìn tỷ đồng (gồm cả vốn ODA)
và vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 33 nghìn tỷ đồng; đã triển khai thực
hiện và hoàn thành nhiều công trình đưa vào khai thác sử dụng, đóng
góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, vận tải hàng hóa, hành khách,
cải thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Ðã cơ bản hoàn thành
đưa vào sử dụng Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 từ Hòa Lạc (Hà
Nội) đến Tân Cành (Kon Tum) dài 1.432 km đường, 53 cầu lớn và 261
cầu trung. Hoàn thành đưa vào sử dụng gần 100 công trình, dự án xây


dựng mới, cải tạo, nâng cấp, trong đó có: 56 công trình giao thông
đường bộ, 42 cầu. Ðã triển khai một số dự án quy mô lớn như nam
sông Hậu, Quản Lộ-Phụng Hiệp, QL6 (giai đoạn 2), QL 279 (đoạn Tuần
Giáo-Ðiện Biên).
Tốc độ tăng bình quân năm (%) qua các giai đoạn.
Giai đoạn Nhà nước Ngoài quốc doanh Đầu tư nước ngoài
1991-1995 21,1 11,5 46,7
1996-2000 20,2 8,1 1
2001-2005 10,2 20,9 9,9
Ta có biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng từng nguồn vốn như sau;
Nguồn vốn Nhà nước.
2. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo nguồn vốn đầu tư.
2.1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Từ năm 2000 trở đi tổng vốn đầu tư xã hội liên tục tăng. Năm 2001
là 170,496 tỉ đồng, năm 2002 là 199.104 tỉ đồng,năm 2003 là 231,616 tỉ
đồng, năm 2004 là 275 tỉ đồng, năm 2005 là 335 tỉ đồng,…… trong đó:
Đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố cơ bản phát triển kinh tế xây
dựng, đặc biệt là trong một nước đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ
tầng còn kém như chúng ta. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn
ngân sách Nhà nước năm 2005 ước thực hiện 62,93 nghìn tỷ đồng,
bằng 121,2% kế hoạch cả năm, trong đó các đơn vị Trung ương 24,57
nghìn tỷ đồng bằng 123,5% kế hoạch năm; các đơn vị địa phương 38,36
nghìn tỷ đồng bằng 119,8%. Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân
sách Nhà nước năm 2006 ước tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng
114,1% kế hoạch cả năm, trong đó vốn đầu tư do trung ương quản lý
xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn do địa phương quản lý 46,1
nghìn tỷ đồng, bằng 119%. 540,15 tỉ đồng là số tiền huy động vốn đầu tư
xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước địa phương tháng 9.2008, tăng
9,56% so với tháng 8 và bằng 80,96% so với cùng kỳ năm 2007. Tính
bình quân năm, vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) của nước ta

lên đến hơn 15000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng đầu tư toàn xã hội,
trong đó vốn đầu tư ngân sách chiếm hơn 50%. Kết cấu hạ tầng phát
triển khá; hệ thống đường giao thông được cải thiện, bảo đảm giao
thông thông suốt trong cả nước; hệ thống đường sắt được nâng cấp
bảo đảm an toàn chạy tàu; một số cảng biển quan trong được mở rộng
và hiện đại hoá; sân bay quốc tế và một số sân bay nội địa được mở
rộng và nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận tải hành khác quốc tế .
Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp và phát triển ở tất cả các vùng,
đăc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, diện
tích được tưới nước và tiêu úng tăng đáng kể, góp phần tăng diện tích
canh tác và gieo trồng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
nông nghiệp.
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở cả thành phố, đô thị và nông thôn
được nâng cấp: tất cả các huyện và 85% xã, phường có điện; cung cấp
nước sạch cho nông thôn đạt 40%. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục
và đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, xã hội, du lịch, thể dục
thể thao được tăng cường. Tuy nhiên chất lượng ở một số công trình
còn thấp, gây lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư. Theo kết quả kiểm
tra năm 2002 của 995 dự án, với tổng số vốn đầu tư 20.736 tỷ đồng, đã
phát hiện sai phạm về tài chính và sử dụng vốn đầu tư là 1.151 tỷ đồng,
bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư các công trình được kiểm tra. Riêng
17 công trình do Thanh tra Nhà nước thực hiện kiểm tra, phát hiện sai
phạm về tài chính chiếm khoảng 13%. Đó là chưa kể tới các lãng phí
lớn do chậm triển khai công trình và nhất là do sai sót trong chủ trương
đầu tư mà hiện chưa có cách đánh giá thống nhất.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: Nếu như trước
1990, nguồn vốn này được xem là công cụ quản lí và điều tiết nền kinh
tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng
đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà
nước.Giai đoạn 1991-1995 nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà

nước chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 2001-2005
đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong những năm tới ,xu
hướng của nguồn vốn này là cải thiện về mặt chất lượng và phương
thức tài trợ nhưng tỉ trọng không có sự gia tăng đáng kể.
Nguồn vốn tín dụng nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà
nước tự đầu tư thông qua việc huy động khấu hao tài sản cố định, đất
đai, nhà xưởng chưa sử dụng, thì Nhà nước điều hành có mức độ; hai
nguồn vốn này chiếm khoảng 17% thời kỳ 1991-1995 và 31,72% thời kỳ
1996-2000. Như vậy chung cho cả 3 nguồn vốn mà Nhà nước có thể
điều hành với những mức độ khác nhau chiếm khoảng 49% so với tổng
nguồn, còn tất cả các nguồn vốn khác điều hành gián tiếp thông qua cơ
chế, chính sách.
Nguồn vốn đầu tư huy động để đưa vào cho vay các chương trình,
dự án đầu tư trong năm 2005 là 30.000 tỷ đồng chiếm 10% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội, trong đó nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước 25.000 tỷ đồng (bao gồm 18.000 tỷ đồng nguồn vốn trong
nước; 7.000 tỷ đồng vốn ODA cho vay lại) và Ngân hàng chính sách xã
hội cho vay 5.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: năm 2005 khoảng
59.000 tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn vốn tín dụng nhà nước mà các
DNNN vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển), trong đó vốn của một số Tổng công
ty lớn như sau: Tổng công ty Điện lực Việt Nam đạt 17.000 tỷ đồng,
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đạt 25.000 tỷ đồng, Tổng công Thép Việt
Nam là 2.200 tỷ đồng, Tổng công ty Than Việt Nam là 600 tỷ đồng, …
2.2. Nguồn vốn tư nhân.
Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và
các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khỏng 15% GDP, trong
đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng
3,7%GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư, phần tiết kiệm
của dân cư tham gia trực tiếp đầu tư khoảng 5% GDP và bằng 33%

tổng tiết kiệm. Trong giai đoạn 2001-2005 nguồn vốn này chiếm khoảng
26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2005 đầu tư ngoài quốc doanh là
khoảng 105 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôi vốn đầu tư của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài. Có được thành tựu trên là nhờ 38 nghìn doanh
nghiệp mới đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 103,5 nghìn
tỷ đồng cùng với sự ra đời của Luật doanh nghiệp và luật đầu tư khuyến
khích đầu tư phát triển của Nhà nước.
2.3. Theo nguồn vốn nước ngoài.
Nguồn vốn ODA.
Kể từ khi nối lại viện trợ cho Việt Nam năm 1993 đến năm 2006,
các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam trên 33,5 tỷ USD.
nguồn vốn ODA cam kết giải ngân vào việt nam không ngừng tăng. Năm
2004, tổng ODA cam kết đạt trên 28,78 tỷ USD (trong đó có khoảng trên
15% là viện trợ không hoàn lại) và năm 2004 đạt mức kỉ lục 3,44 tỷ
USD. Riêng năm 2007, mức cam kết đã lên tới gần 4,45 tỷ USD, tăng
trên 700 triệu USD so với năm 2006 và là mức cao nhất trong các kỳ hội
nghị CG.
- Huy động ODA vào cơ sở hạ tầng kinh tế.
Các dự án hạ tầng kinh tế được lập và kêu gọi vốn theo các dự án,
các dự án hạ tầng kinh tế chú trọng theo thứ tự vào lãnh vực năng
lượng (chủ yếu đập thủy điện và nhà máy nhiệt điện) giao thông (chủ
yếu đường bộ và cầu), hải cảng, phi cảng, viễn thông, cấp thoát nước
đô thị, thủy lợi... là những lãnh vực có truyền thống được ưu tiên vay
vốn ODA.
Các dự án năng lượng điện: các dự án này có tính khẩn cấp, có vai
trò rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh
tế. Chính phủ đã vận dụng rất nhiều hình thức nguồn vốn và hình thức
đầu tư để xây dựng đường dây để tạo mạng lưới điện quốc gia thống
nhất (500kv, 220kv, 66kv) và nhất là các nhà máy điện.
Tuy vốn đầu tư của các hình thức khác cũng rất quan trọng, nhưng

vốn ODA vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn với các công trình nhà máy điện như
nhiệt điện Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, thủy điện Yaly, Hàm Thuận - Đami (650
triệu USD, 85% vốn ODA Nhật Bản)...
Các dự án giao thông: trên 20 dự án xây dựng cơ sơ hạ tầng cho
giao thông vận tải từ nguồn ODA đã triển khai có tổng giá trị trên 1 tỉ
USD, và hơn 10 dự án khác cũng được cam kết tài trợ với ngân khoản
trên 1 tỉ USD.
Một số công trình cơ sở hạ tầng về giao thông nông thôn và các
công trình điện lực, thủy điện, điện khí hóa nông thôn, mơ rộng mạng
điện thoại về nông thôn là những dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
nhưng lại mang ý nghĩa phát triển xã hội một cách sâu sắc, không chỉ
thuần túy có ý nghĩa về kinh tế mà còn có tác dụng rất lớn về xã hội,
hạn chế bất bình đẳng trong phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và
không đồng đều...
Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng XHCN nên
các dự án của VN chú ý việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, quan tâm
thích đáng đến vấn đề mất quân bình và chênh lệch trình độ phát triển,
chênh lệch thu nhập trong phát triển giữa các vùng, các ngành và các
tầng lớp để bảo đảm ổn định xã hội và giử vững tiến trình phát triển.
Bộ kế hoạch và đầu tư đã xác định trong cơ sở hạ tầng thì các công
trình giao thông vẫn là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu vì các công trình giao
thông có tác dụng rất lớn và trước tiên đối với sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của một vùng.
Ba nguồn tài trợ lớn nhất cho tới nay là Nhật Bản, WB và ADB, 3
nguồn tài trợ này chiếm đến 70% tổng vốn ODA đã được cam kết. Các
dự án kinh tế có tỉ lệ phân bổ vốn ODA trong tổng nguồn vốn ODA như
sau:
- Hạ tầng công nghiệp (chủ yếu năng lượng điện): 25%
- Hạ tầng giao thông (chủ yếu đường bộ): 15%
- Nông lâm thủy lợi: 12%

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu
hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD,
tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000;
năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm
2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng
nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước;
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt
20,8 tỷ USD vượt 73% so với kế hoạch, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD
tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn đầu
tư nước ngoài cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước
(tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô
vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta
đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô
lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử,
sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công
nghệ thông tin, du lịch- dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu
hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam. Năm 2005 tăng 50,8%;
năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua
20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với
năm 1996. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn
đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn
đầu tư đăng ký cấp mới.
+ Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại quốc tế.
Nguồn vốn này có đặc điểm là không có gắn với các ràng buộc về
chính trị, xã hội, thủ tục cho vay thường tương đối khắt khe, thời gian trả
nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cho vay cao. Do được đánh giá là mức lãi
suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng
(tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất
quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường

được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu trong ngắn
hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này dùng để đầu tư phát triển.
3. Qúa trình sử dụng vốn trong các giai đoạn đầu tư.
Quá trình sử dụng vốn trong giai đoạn đầu tư vẫn còn nhiều yếu
kém được thể hiện qua việc sử dụng các nguồn vốn không hiệu quả.
Quá trình thất thoát và lãng phí liên tục diễn ra trong qúa trình thự hiện
đầu tư, các dự án liên tục bi chậm tiến độ như:
Năm 2005 có 2.280 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,2% tổng số dự án
thực hiện đầu tư trong năm. Năm 2006 có 3.595 dự án chậm tiến độ,
chiếm 13,1%. Năm 2007 có 3.979 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,9%.
Nhà máy xử lý nước thải khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì hoàn
thành bàn giao từ tháng 10-2005 với giá trị 65,55 tỷ đồng và 1.255 triệu
yên nhưng không thể vận hành do chưa được cung cấp nguồn điện,
nhà máy cấp nước giai đoạn 1 khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì thực
tế công suất mới đạt 22,32% làm chậm phát huy hiệu quả và lãng phí
vốn đầu tư... Dự án cầu Thanh Trì và tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội
với số vốn đầu tư 7.660 tỷ đồng chậm trễ nhiều tháng, tính toán sơ bộ
mỗi ngày chậm phải trả 1,5 tỷ đồng tiền lãi vay...
3.1. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
a. Trong khâu khảo sát thiết kế
Theo điều tra của bộ xây dựng, rất nhiều các công trình xây dựng
xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí và sử dụng vốn không hiệu quả.
Trong 31 dự án đã được thanh tra, kiểm tra thì có tới 40% dự án sai sót
ở khâu thiết kế, riêng tại Hòa Bình 100% dự án được thanh tra kiểm tra
đều có biểu hiện sai phạm về thực tế, về thiết kế. Điển hình có thể kể
đến dự án khôi phục và cải tạo quốc lộ 1 đoạn đường Hà Nội - Lạng
Sơn do khâu khảo sát không kỹ dẫn đến tình trạng phải thay đổi thiết kế,
dẫn đến thất thoát, lãng phí. Các dự án xây dựng cầu Non Nước (Ninh
Bình), cầu Tân Đệ (Thái Bình) do tài liệu kỹ thuật về địa chất nền móng
không đúng thực tế khiến cho các nhà thầu phải khoan thăm dò lại, lập

lại bản vẽ thi công, thời gian thi công phần ngầm bị kéo dài gấp đôi thời
gian đã xác định ban đầu.
Như vậy, việc sủ dụng vốn không hiệu quả trong khâu khảo sát chủ
yếu là do chất lượng của công tác khảo sát, khảo sát sơ sài, khảo sát
sai sót không đúng quy chuẩn tiêu chuẩn… dẫn đến thiết kế sai, chất
lượng thiết kế không đảm bảo an toàn, phương án thiết kế không hợp
lý, sử dụng tiêu chuẩn thiết kế không phù hợp làm cho chất lượng công
trình không đảm bảo, phải khắc phục, sửa chữa, trong nhiều trường hợp
phải thay đổi cả thiết kế làm phát sinh chi phí.
b. Trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng và chậm tiến độ thi công
trong khâu này thường biểu hiện dưới dạng bớt xén tiền đền bù của
dân, đền bù không thỏa đáng, khai khống số lượng hộ được đền bù, và
chi phí đền bù để rút tiền của Nhà nước hoặc móc ngoặc với người
được đền bù, nâng giá trị đền bù cho dân, khai khống diện tích, khối
lượng cần được giải tỏa để ăn chia chênh lệch, điển hình như công trình
dự án khôi phục và cải tạo quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn: ban giải
phóng mặt bằng tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh để xảy ra 3 vụ án
tham nhũng với số tiền thất thoát (khoảng 0.09% tổng mức đầu tư).
Trong khi đó, do tài sản đền bù trên mặt đất là cây cối, hoa màu, nhà
của khi giải tỏa phải phá bỏ hoặc dỡ bỏ không còn cơ sở để kiểm tra
nên giữa hai bên (bên đền bù và bên được đền bù) thường móc ngoặc
khai khống, định giá đền bù khống để tham ô tiền của Nhà nước. Do đó,
cần có biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên, có như thế mới có thể
sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Hay như ở dự án ở Dung Quất, do thiếu một tầm nhìn mang tính
chiến lược, lại không dứt khoát trong khâu đền bù nên mới có chuyện
dân thì cù cưa, còn tỉnh thì lúng túng, trong khi các nhà đầu tư lại thúc
bên lưng, phải giao mặt bằng để họ triển khai dự án. Việc thiếu dứt
khoát trong công tác đền bù này đã dẫn đến một tiền lệ xấu mà tỉnh
Quảng Ngãi đang "gánh". Dự án Nhà máy thép Tycoons (thuộc khu

công nghiệp Dung Quất) chiếm trên 300ha, số vốn lên đến 3,3 tỉ USD,
nhưng chỉ "đụng" có trên 70 hộ dân tại hai xã Bình Thuận và Bình Đông.
Sau nhiều lần ra "trát" buộc tháo dỡ, đa số hộ dân thuộc hai xã nói trên
cũng phải ra đi. Chỉ riêng 7 hộ dân ở thôn Tân Hy, xã Bình Đông thì vẫn
cố thủ. Tỉnh Quảng Ngãi đành "nhún" một bước nữa là chi thêm tiền! 7
hộ này, do "cù cưa" nên được nhận thêm hàng chục triệu đồng. Thấy
các hộ kia ở ráng thì được thêm tiền, 69 hộ đã di dời trước đó lục tục
kéo về dựng lều ở tạm để đòi thêm đền bù!
Tại xã Bình Trị, nơi có dự án nhà máy polypropylen 200 triệu USD
đang triển khai, việc "cù cưa" của dân ngày càng phức tạp hơn. Cứ
tưởng "bài học Tycoons" nói trên sẽ giúp những nhà quản lý ở Quảng
Ngãi "tỉnh ra", ai ngờ lại lặp y chang như ở Bình Đông. Giải phóng mặt
bằng có 19ha, chuyển 69 hộ dân, nhưng ông Chủ tịch tỉnh đã hứa với
Thủ tướng đến lần thứ 6 mà vẫn chưa "xeo" được 21 trường hợp còn lại
tại đây!
Những ngày áp Tết, tỉnh lại "nhún" một nước: Ai dỡ dọn nhà, ngoài
tiền đền bù theo quy định sẽ được hỗ trợ thêm (tránh dùng từ "thưởng")
6 triệu đồng. Một số hộ đã dỡ dọn để được 6 triệu đồng, dù Tết cận kề.
Thấy "đi sau mà được thêm 6 triệu", hàng chục hộ dân đã đi trước bèn
quay về và đòi thêm tiền!
Dự án nhà máy polypropylen đã có phương án cách nay đã 10
năm, địa điểm thì cũng đã chọn. Nếu lúc giải phóng mặt bằng cho nhà
máy lọc dầu (NMLD) hiện nay mà làm luôn cho nhà máy polypropylen
này thì dân hết khiếu kiện. Đằng này, đất mỗi ngày một giá, giá đất vọt
lên thì tỉnh mới... triển khai đền bù! Nếu đền bù ngay thời điểm áp giá
năm 2006 thì toàn bộ 19ha của nhà máy polypropylen này chỉ mất có 11
tỉ, năm 2007 đã lên 22 tỉ và tiền đền cho dân vẫn chưa xong. Giờ đất
năm 2008 đã khác trước rồi mà đền theo giá 2007 là dân không chịu dỡ
dọn!
Như vậy, bàn giao mặt băng xây dựng không đúng thời hạn quy

định làm chậm tiến độ thi công của công trình gây lãng phí trong xây
dựng.
Dự án đầu tư xây dựng số 5 sử dụng vốn JBIC của Nhật Bản do
bàn giao mặt bằng chậm so với tiến độ của hợp đồng nên Nhà nước đã
phải đền bù cho nhà thầu 570.595.797 yên Nhật. Tiến độ xây dựng
chậm công trình diễn ra phổ biến ở rất nhiều dự án. Một nửa các dự án
thanh tra bị chậm tiến độ, thậm chí có tỉnh 100% dự án được thanh tra
đều bị chậm tiến độ xây dựng (tỉnh Vĩnh Long).
Các Bộ có nhiều công trình có thời gian thi công kéo dài là: Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 60/135 dự án nhóm B kéo dài
trên 4 năm, (chiếm 44.4), có 171/197 dự án nhóm C (chiếm 87.0%) kéo
dài hơn 2 năm, trong đó có 86 dự án nhóm C kéo dài hơn 3 năm, một số
công trình nhóm B kéo dài trên 6 năm, 10 năm…
c. Trong công tác quy hoạch
Quy hoạch là một trong những khâu quan trọng để đảm bảo đầu tư
có hiệu quả và phát triển bền vững. Nó là căn cứ để định hướng phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, kế hoạch sử dụng đất đai
trong cả nước, đồng thời là căn cứ kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI và hỗ trợ phát triển ODA.
Tuy nhiên công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, cần nhanh chóng
khắc phục như quy hoạch đi trước một bước, tầm nhìn ngắn thiếu tính
chiến lược, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chất lượng quy hoạch
thấp thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
vùng, lãnh thổ; ý thức chấp hành quy hoạch chưa nghiêm.
3.2. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn thực hiện đầu tư gồm các khâu khảo sát, thiết kế, thi
công xây dựng và tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, kí kết hợp
đồng giữa các bên, thanh toán quyết toán công trình. Thì ở đây, thất
thoát, lãng phí cũng xảy ra ở tất cẩ các khâu trên.
Trong việc bố trí và sử dụng vốn:

×