Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÀ PHÊ NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.84 KB, 14 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ TỔ CHỨC
SẢN XUẤT CÀ PHÊ NƯỚC TA.
2.1 Những thuận lợi và khó khăn
2.1.1 Những thuận lợi
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Đất đai: Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà phê vối và cà
phê chè, trong đó, diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tích gieo
trồng. Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk
Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện
tích cà phê của khu vực này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng
cũng chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả nước. Cà phê chè trồng chủ yếu ở
vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc do các vùng này ở vùng cao hơn,
nhưng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn, tập trung nhiều ở các tỉnh
Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên.
 Khí hậu thời tiết: Việt Nam được chia thành hai vùng khí hậu
phù hợp cho sản xuất cà phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏ
bazan, rất thuận lợi để trồng cà phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phù
hợp (khoảng 6-800 m) phù hợp với cà phê chè.
Trước hết chúng ta có thể khẳng định một điểm là cà phê Robusta Việt
Nam có chất lượng cao, thậm chí cao hơn hẳn cà phê cùng chủng loại của nhiều
nước khác. Đó là vì cà phê Robusta vốn có nguồn gốc phát sinh từ những vùng
thấp nóng ẩm ở châu Phi, nay được đưa lên trồng ở các cao nguyên có độ cao
trên mặt biển như vậy, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn nên chất lượng sản phẩm
cà phê ở đây hơn hẳn ở các vùng thấp. Khi người ta ca ngợi cà phê vối Buôn Ma
Thuột chính là vì nó được trồng ở độ cao như thế cộng với đất badan có độ màu
mỡ lý tưởng cho cây cà phê.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
- Lực lượng lao động dồi dào
- Đảng quan tâm ngành
- Nước ta đã trồng cà phê từ hơn một thế kỷ qua


Hiện nay Việt Nam có gần 490 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu ở
các tỉnh Tây Nguyên (hơn 90% diện tích) là một điều kiện thuận lợi cho chúng
ta nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu.
Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Được hưởng sự
bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ
hội thị trường mở rộng, điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Tuy
nhiên các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta cũng cần nhận
thức rõ những khó khăn.
Khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa
trên bốn yếu tố sau:
 Thứ nhất là giá lao động rẻ, lực lượng lao động dồi dào.
 Thứ hai là năng suất cao dựa trên sử dụng nhiều nước tưới và
phân bón. Mặc dù là nước mới tham gia thị trường cà phê quốc tế nhưng Việt
Nam đã quản lý và đạt được mức năng suất cao bằng phương pháp canh tác
thâm canh mạnh với việc ứng dụng cao các loại đầu vào, phân bón và nước
tưới. Việt Nam có năng suất bình quân 1,30 tấn/ha, nhiều nơi đạt từ 4 đến 5
tấn/ha so sánh với 0,30-0,35 tấn/ha ở các nước Châu Phi và Indonesia. Brazil và
Ấn Độ đạt khoảng 0,8 tấn/ha. Chi phí lao động là một trong những nước trồng
cà phê thấp nhất và cùng với năng suất cao đã góp phần làm giá thành trên một
đơn vị sản phẩm ở Việt Nam thấp.
 Thứ ba là lợi thế về khoảng cách vận chuyển. Do Việt Nam có
chiều ngang hẹp nên vùng trồng cà phê gần với khu vực chế biến, điều này làm
giảm đáng kể vào chi phí sản xuất của sản phẩm. Hơn nữa, các vùng sản xuất
chính cà phê Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu. Việt nam nằm ở vị trí thuận
lợi cho cả giao thông đường thủy lẫn đường hàng không nên việc vận chuyển
sản phẩm xuất khẩu sang các nước cũng được dễ dàng. Hàng hóa của ta xuất
khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển mà ta lại có bờ biển dài với
nhiều cảng nước sâu cho thuyền lớn lưu thông được. Khi vận chuyển hàng xuất
khẩu của ta không phải đi qua nhiều lãnh hải các nước khác, điều này có thuận
lợi lớn.

 Thứ tư là hệ thống chính sách của nhà nước đối với ngành cà
phê thông thoáng, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các tác nhân tham gia
sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê.
So sánh với các nước khác, nông dân Việt Nam là người nhận được tỷ lệ
mức giá cao nhất nếu so với mức giá xuất khẩu. Mức giá tại hộ năm 2002 chiếm
tới 94% so với giá xuất khẩu ở Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước
xuất khẩu cà phê khác thấp hơn rất nhiêu như Indonesia (83%), ấn Độ (83%),
Uganda (75%) và Ivory (63%).
Nhờ lợi thế từ 4 yếu tố trên nên cà phê Việt Nam đã nhanh chóng chiếm
lĩnh được thị trường cà phê thế giới, đặc biệt là các nước Châu Phi. Trong khảng
5 năm lại đây có bước tiến vượt bậc trong sản xuất, trở thành nước đứng đầu thế
giới về sản xuất cà phê vối.
2.1.2. Khó khăn
2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Cũng như nhiều loại cây trồng khác thì việc sản xuất cà phê cũng phụ
thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, gặp năm thời tiết không thuận lợi thì không thể
đủ lượng cà phê xuất khẩu, khó duy trì mức sản lượng xuất khẩu ổn định. Tuy
nhiên năm được mùa thì cà phê xuất khẩu lại phải đối mặt với một thực trạng là
giá cà phê xuống thấp do cung lớn hơn cầu. Một số khó khăn nổi bật ở Việt
Nam là:
- Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mùa khô kéo dài
- Mùa mưa có lượng mưa quá lớn
- Gió mạnh ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- Một số nơi mưa đến muộn, kéo dài
- Khí hậu nóng ẩm, chế độ nhiệt ít thay đổi dễ dẫn đến sâu bệnh
2.1.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
 Khó khăn trước hết về chính sách thuế. Việt Nam không nằm
trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hòa
tan khi tham gia các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU…Các
nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với các sản phẩm xuất

khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong đó mức thuế này hiện áp dụng với Việt Nam là
2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như
biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến trong nước. Đây là những rào cản
rất lớn với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị
trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được
hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.
 Thứ hai là chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn
thiếu tính linh hoạt. Mặc dù hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với các
tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp,
khoanh nợ, giãn nợ…nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều
chưa tốt. Đầu tiên là những quy định về vay vốn hiện nay chủ yếu quan tâm đến
giá trị thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định tỷ lệ tiền
vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây khó khăn
cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với
những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Hơn nữa các
thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn
cho người vay.
 Thứ ba, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh chưa
tương xứng, mặc dù trong mười năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng
như giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện…đã có những chuyển biến đáng kể.
Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề
kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hóa. Trong
khi đó ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ
sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà
phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên
những bất lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí
bảo vệ thương hiệu vượt quá sức của họ.
Các xu hướng gần đây trên thị trường cà phê thế giới cho thấy khả năng
cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam khó duy trì trong thời gian tới bởi:

- Thứ nhất, xu hướng tiêu dùng sẽ tiếp cận với các sản phẩm chất
lượng cao, sản phẩm hữu cơ và sản phẩm sạch.
- Hệ thống kiểm tra giám sát quốc tế với nguồn gốc xuất xứ của sản
phẩm sẽ buộc người trồng cà phê giảm dần phân bón và qua đó năng suất sẽ có
xu hướng giảm
- Tăng trưởng cà phê trong quá khứ chủ yếu dựa trên tăng diện tích
trồng đặc biệt là phá rừng và khai thác nguồn nước ngầm không phải trả thuế.
Hiện nay nhiều nơi đã bắt đầu gặp xu hướng môi trường suy thoái, cản trở tăng
năng suất và giá thành bị đẩy lên cao.
2.1.3 Đánh giá chung
Tóm lại, Việt Nam có lợi thế về:
+ Điều kiện tự nhiên: phù hợp với cà phê vối.
+ Lao động: lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
+ Cảng biển nên vận chuyển dễ dàng, thuận tiện xuất khẩu cà phê đi
các nước trên thế giới.
2.2 Những thành tựu và thực trạng
2.2.1 Những thành tựu đạt được
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1870. Người Pháp đã
mang cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon sang trồng ở phía Bắc Việt Nam sau
đó mở rộng sang các vùng khác. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 5900 ha cà
phê
1
. Đến năm 1990, Việt Nam có khoảng 119300 ha. Giữa thập kỷ 90, giá tăng
1

×